THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2434/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại;
Căn cứ Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung sau:
a) Báo chí đối ngoại là một trong những lực lượng quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, là một bộ phận trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị; tập trung xây dựng, phát triển lực lượng báo chí đối ngoại chuyên trách làm nòng cốt, phù hợp với sự phát triển của hệ thống báo chí nói chung;
b) Báo chí đối ngoại cần xác định đối tượng thông tin đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm nhất, đặc biệt là các nước láng giềng, các nước lớn, các nước trong khối ASEAN, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, các nước khu vực Mỹ Latinh, đồng bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là giới trẻ; chủ động cung cấp đầy đủ thông tin từ trong nước và tiếp nhận kịp thời thông tin từ bên ngoài để phục vụ triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, an ninh, quốc phòng bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo;
c) Đầu tư có hiệu quả về tài chính, con người, cơ sở vật chất cho cơ quan báo chí phục vụ nhiệm vụ đối ngoại, đặc biệt ứng dụng các phương thức truyền thông điện tử mới để xây dựng và phát triển báo điện tử phục vụ mục tiêu đối ngoại.
2. Phạm vi, đối tượng Quy hoạch
Quy hoạch nhằm điều chỉnh báo in, tạp chí in, báo điện tử đối ngoại phục vụ cho các đối tượng thông tin đối ngoại.
Đối với phát thanh, truyền hình đối ngoại được điều chỉnh bởi Quyết định số 1209/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020.
- Phát triển một báo điện từ đối ngoại chuyên biệt, chủ lực với các thứ tiếng chính (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga) nằm trong nhóm 10 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất từ Việt Nam và nhóm 05 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất từ nước ngoài đối với tờ báo điện tử của Việt Nam;
- Phát triển một số tờ báo in, tạp chí in đối ngoại chuyên biệt, chủ lực với các ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga mang tầm khu vực và thế giới, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí có các chuyên mục, bài viết phục vụ nhiệm vụ đối ngoại;
- Xác định cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia là Thông tấn xã Việt Nam với các sản phẩm truyền thông chủ lực gồm: Báo in, tạp chí in, báo điện tử; cơ quan hỗ trợ là các cơ quan báo chí khác ở trung ương, địa phương và nước ngoài, trong đó, các bài viết, chuyên mục trên các báo và tạp chí của các cơ quan báo chí này phục vụ từng đối tượng, địa bàn cụ thể.
4. Định hướng Quy hoạch đến năm 2020
a) Phát triển báo chí đối ngoại
- Trước năm 2020, Thông tấn xã Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở các cơ quan báo chí đối ngoại hiện có, đề xuất phát triển một số tờ báo, tạp chí in và báo điện tử đối ngoại quốc gia có tầm cỡ khu vực và thế giới;
- Hỗ trợ các báo, tạp chí in, báo điện tử đối ngoại khác để làm lực lượng bổ sung cho các cơ quan báo chí đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam;
- Thí điểm hỗ trợ phát triển một tờ báo (tạp chí) in, một báo điện tử của người Việt Nam khu vực trọng điểm ở nước ngoài.
b) Định hướng phát triển cải tiến và nâng cao hiệu quả, chất lượng báo chí đối ngoại
- Xây dựng các ấn phẩm, chuyên mục, chuyên đề, bài viết, phóng sự,... đối ngoại bằng tiếng nước ngoài: Bên cạnh những ngôn ngữ chủ lực, tiếp tục sản xuất các bản tin, tin bài bằng các thứ tiếng khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ả Rập,...;
- Không ngừng cải tiến nội dung tuyên truyền, thay thế một số chuyên mục không còn phù hợp và xây dựng một số chuyên mục mới phù hợp với tình hình và đáp ứng nhu cầu thông tin đối ngoại;
- Khuyến khích các cơ quan báo chí sử dụng các phương thức truyền thông mới, mạng xã hội để đưa các thông tin đến các đối tượng thông tin đối ngoại.
c) Định hướng nội dung báo chí đối ngoại
- Thông tin về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Giới thiệu, quảng bá đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, tiềm năng và hiệu quả trong hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các đối tác;
- Thông tin về tình hình quốc tế cho nhân dân trong nước, chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới;
- Phản hồi kịp thời những thông tin sai trái, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phá hoại sự nghiệp đổi mới, độc lập, thống nhất, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Cung cấp thông tin phục vụ, hỗ trợ những đơn vị và đối tượng làm công tác thông tin đối ngoại.
a) Tiếp tục mở rộng khu vực phát hành của báo chí đối ngoại Việt Nam, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm là các nước láng giềng, các nước lớn, các nước trong khối ASEAN, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, các nước khu vực Mỹ Latinh, đồng bào ta ở nước ngoài. Kết hợp có hiệu quả các phương thức báo chí, tận dụng các thế mạnh về công nghệ để đảm bảo tính kinh tế, hợp lý, tiết kiệm trong đầu tư phát triển báo chí đối ngoại;
b) Tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống báo chí đối ngoại với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở dữ liệu phục vụ báo chí đối ngoại. Mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm đạt được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại.
6. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch
a) Giải pháp cơ chế chính sách
- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện huy động các nguồn lực từ xã hội phục vụ hoạt động báo chí đối ngoại; cung cấp thông tin đối ngoại lên mạng xã hội; khuyến khích đầu tư cho các sáng kiến, dự án nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại;
- Xây dựng chính sách để khuyến khích, hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài xuất bản báo, tạp chí cho người Việt bảo đảm trao đổi nội dung thông tin, phù hợp với định hướng thông tin đối ngoại;
- Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân có chuyên mục, có bài viết hay phục vụ công tác thông tin đối ngoại;
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách để từng bước sang hình thức đặt hàng dịch vụ công của Nhà nước đối với hoạt động báo chí đối ngoại;
- Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng chế độ chi trả nhuận bút và thù lao đặc thù cho người nước ngoài để thu hút người nước ngoài tham gia thực hiện công tác thông tin đối ngoại, trong đó có các chuyên gia nước ngoài tham gia công tác hiệu đính cho các cơ quan báo chí bằng tiếng nước ngoài.
b) Giải pháp nguồn nhân lực
- Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, các phóng viên của các cơ quan báo chí đối ngoại, đặc biệt là các chuyên gia viết bài đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực cơ hội, thù địch;
- Tăng cường ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng, thuê chuyên gia nước ngoài hiệu đính, có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho những người làm công tác thông tin đối ngoại.
c) Giải pháp hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài triển khai các hoạt động báo chí đối ngoại như: Mời phóng viên báo chí nước ngoài vào Việt Nam để đưa tin viết, bài, thuê khoán cộng tác viên nước ngoài làm phóng viên và biên tập tin phù hợp với các đối tượng; hợp tác với các cơ quan báo chí nước ngoài để xây dựng các bài viết, phóng sự quảng bá hình ảnh Việt Nam;
- Đẩy mạnh cung cấp thông tin quốc tế đến nhân dân trong nước, giúp nhân dân ta hiểu rõ hơn về tình hình thế giới, tiếp thu những kinh nghiệm, tinh hoa văn hóa của nhân loại, đồng thời chủ động tạo điều kiện tiếp xúc, giao lưu, hợp tác quốc tế, phát huy thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động báo chí đối ngoại.
d) Giải pháp về đổi mới, tăng cường xây dựng nội dung
- Tích cực, chủ động kịp thời thông tin tuyên truyền về thành tựu của công cuộc đổi mới, về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tiềm năng phát triển và hợp tác của Việt Nam, về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa và những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc;
- Tăng cường thông tin về kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài, xúc tiến thương mại, du lịch, hội nhập quốc tế của Việt Nam;
- Tăng cường bài viết, chuyên mục có sức thuyết phục về các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, các vấn đề môi trường phát triển bền vững;
- Nghiên cứu hình thức, cách thức phù hợp để tăng cường việc cung cấp thông tin chính thống, thông tin của các tờ báo chí phục vụ đối ngoại thông qua hình thức truyền thông xã hội;
- Khuyến khích đầu tư cho các ý tưởng sáng tạo trong công tác xây dựng hình thức, nội dung báo chí đối ngoại để thông tin đối ngoại dễ dàng đến được với độc giả trẻ ở trong và ngoài nước. Sử dụng hiệu quả các mối quan hệ với các tập đoàn truyền thông, tập đoàn công nghệ trên thế giới để đưa nội dung lên các nền tảng mới như các ứng dụng mạng xã hội.
đ) Giải pháp về tài chính
- Tăng cường đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng báo chí đối ngoại, tăng cường đầu tư, đổi mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ quan báo chí đối ngoại, đặc biệt là các cơ quan báo chí đối ngoại chuyên biệt;
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính phục vụ hoạt động báo chí đối ngoại, trong đó bao gồm chính sách đối với người nước ngoài hỗ trợ cho nhiệm vụ thông tin đối ngoại; miễn thuế, giảm thuế đối với cơ quan báo chí đối ngoại có nguồn thu ngoài ngân sách để tái đầu tư cho nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thông tin đối ngoại;
- Từng bước chuyển đổi cơ chế cấp phát kinh phí sang hình thức đặt hàng trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình báo chí.
a) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung thực hiện Quy hoạch; thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện, báo cáo Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại;
- Phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển báo chí đối ngoại; từng bước chuyển từ đổi cơ chế cấp phát kinh phí sang hình thức đặt hàng trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn đối với từng loại hình báo chí đối ngoại;
- Chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài đánh giá về chất lượng và nội dung hoạt động báo chí đối ngoại;
- Thẩm định kế hoạch của các đơn vị theo hình thức đặt hàng của Nhà nước đối với các chuyên mục, nội dung báo chí phục vụ đối ngoại;
- Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng đối với các chuyên mục, nội dung báo chí phục vụ đối ngoại;
- Đề xuất hình thức, tiêu chí, chính sách để thí điểm hỗ trợ phát triển một tờ báo (tạp chí) in, một báo điện tử của người Việt Nam tại khu vực trọng điểm ở nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, tiếp tục đề xuất hỗ trợ một số tờ báo, báo điện tử khác tại nước ngoài.
b) Bộ Tài chính
Tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến báo chí đối ngoại trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính huy động các nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển báo chí đối ngoại. Xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho các đơn vị làm thông tin đối ngoại chủ động huy động các nguồn lực bổ sung cho hoạt động thông tin đối ngoại.
d) Bộ Ngoại giao
- Phối hợp cung cấp thông tin về các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, các sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước, phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương trong định hướng các cơ quan báo chí Việt Nam đưa tin về tình hình quốc tế, tin trong nước liên quan đến đối ngoại;
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan giúp đỡ, hỗ trợ các cơ quan báo chí đối ngoại phát hành, hoạt động tại địa bàn nước ngoài.
đ) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực và địa bàn quản lý theo quy định;
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí trực thuộc xây dựng các chuyên mục phục vụ đối ngoại tại chỗ và cung cấp nội dung cho các tờ báo đối ngoại quốc gia.
e) Thông tấn xã Việt Nam
- Là cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia được Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên và đầu tư phát triển theo nhiệm vụ thông tin đối ngoại Nhà nước giao. Căn cứ vào nội dung Quy hoạch đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí và triển khai hoạt động thông tin đối ngoại hàng năm theo quy định để bảo đảm thực hiện các nội dung của Quy hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ban, ngành, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc triển khai xây dựng, phát triển một số tờ báo in, tạp chí in và báo điện tử đối ngoại quốc gia.
g) Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương
- Căn cứ vào nội dung Quy hoạch đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí và triển khai hoạt động thông tin đối ngoại hàng năm theo quy định để bảo đảm thực hiện các nội dung của Quy hoạch;
- Tăng cường đẩy mạnh việc dùng chung cơ sở hạ tầng, dữ liệu trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ thông tin đối ngoại, tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng Giám đốc và Giám đốc các cơ quan thông tấn, báo chí có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Công văn 3709/VPCP-KGVX năm 2016 về đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hệ thống Hội nghị trực tuyến của Hội Nhà báo Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 72/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại
- 3 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4 Nghị định 132/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 5 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư 15/2013/TT-BTC hướng dẫn về Hệ thống chỉ tiêu và Mẫu biểu báo cáo thống kê sử dụng tại Sở Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Quyết định 1209/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 601/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 601/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 15/2013/TT-BTC hướng dẫn về Hệ thống chỉ tiêu và Mẫu biểu báo cáo thống kê sử dụng tại Sở Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn 3709/VPCP-KGVX năm 2016 về đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hệ thống Hội nghị trực tuyến của Hội Nhà báo Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành