- 1 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 2 Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5 Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 6 Quyết định 478/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin qua Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Bình Phước
- 7 Quyết định 03/2021/QĐ-UBND về Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh Bình Phước
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 244/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 31 tháng 01 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 17/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án thành lập Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Phước; Quyết định số 1327/QĐ-UBND ngày 18/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Phước; Quyết định số 478/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin qua Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Bình Phước; Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 12/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 08/TTr-STTTT ngày 14/01/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, khai thác, vận hành Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh và Trung tâm Điều hành thông minh cấp huyện.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý, khai thác và vận hành của Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUẢN LÝ, KHAI THÁC, VẬN HÀNH TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG MINH TỈNH VÀ TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG MINH CẤP HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy chế này quy định về nguyên tắc và trách nhiệm phối hợp giữa Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) tỉnh với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị; giữa IOC tỉnh với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện); giữa IOC tỉnh với IOC huyện; giữa IOC huyện với các phòng, đơn vị thuộc UBND cấp huyện; UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) trong việc phối hợp cung cấp, cập nhật, xử lý, hướng dẫn, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động của IOC.
1. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, IOC tỉnh; UBND cấp huyện, IOC huyện; UBND cấp xã.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ làm việc tại IOC tỉnh và IOC huyện; cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn tham gia quản trị, vận hành và sử dụng các dịch vụ của IOC tỉnh và IOC huyện.
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dữ liệu số là dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được biểu diễn bằng tín hiệu số. Dữ liệu số mang thông tin số và được chia sẻ dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong Quy chế này, dữ liệu được hiểu là dữ liệu số.
2. Cấu trúc dữ liệu trao đổi là cấu trúc của thông điệp dữ liệu được trao đổi giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
3. Dịch vụ chia sẻ dữ liệu là các dịch vụ cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác hoặc thu nhận dữ liệu từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân qua các hệ thống thông tin. Trong hệ thống thông tin, dịch vụ chia sẻ dữ liệu là giao diện tương tác của phần mềm phục vụ tiếp nhận kết nối và trao đổi các thông điệp dữ liệu với các hệ thống bên ngoài.
4. Chia sẻ dữ liệu mặc định là hình thức chia sẻ các dữ liệu thường xuyên trong cơ quan nhà nước theo quy trình đơn giản, trong đó cơ quan nhà nước chuẩn bị sẵn các dịch vụ chia sẻ dữ liệu và cung cấp dữ liệu đã được chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu trao đổi thông qua dịch vụ chia sẻ dữ liệu cho nhiều cơ quan nhà nước sử dụng.
5. Chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù là hình thức chia sẻ dữ liệu cho cơ quan nhà nước khác sử dụng theo yêu cầu riêng đối với dữ liệu không được sử dụng thông dụng bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau; việc chia sẻ dữ liệu theo hình thức này cần thực hiện các hoạt động phối hợp của các bên về mặt kỹ thuật để chuẩn bị về mặt hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ để xử lý hoặc tạo ra dữ liệu phục vụ chia sẻ dữ liệu.
6. Các đơn vị xử lý là các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan ở địa phương tham gia xử lý thông tin trên hệ thống.
1. Tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, trung thực và chính xác.
3. Bảo đảm an toàn thông tin trong việc gửi, chuyển, lưu trữ dữ liệu và phân phối dữ liệu.
4. Đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của IOC tỉnh, IOC huyện; nâng cao chất lượng phục vụ chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy; UBND tỉnh; các sở, ban, ngành; Huyện, Thị, Thành ủy; UBND cấp huyện.
5. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phối hợp chặt chẽ, đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ trong quản lý và thực thi công vụ giữa các sở, ban, ngành, địa phương, IOC tỉnh, IOC huyện.
6. Sở Thông tin và Truyền thông đảm bảo vai trò là đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong việc đào tạo, hướng dẫn vận hành phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
7. Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện đảm bảo vai trò là đầu mối phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong việc đào tạo, hướng dẫn vận hành phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước ở địa phương.
8. Người đứng đầu các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND tỉnh về cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định; đồng thời có trách nhiệm trả lời, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị về thông tin, dữ liệu cung cấp.
9. Người đứng đầu các phòng, đơn vị thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND cấp huyện về cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định; đồng thời có trách nhiệm trả lời, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị về thông tin, dữ liệu cung cấp.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG MINH TỈNH
IOC tỉnh thực hiện theo chỉ đạo, điều hành của Sở Thông tin và Truyền thông về chức năng quản lý, khai thác, vận hành và thu thập, xử lý thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
1. Triển khai thực hiện vận hành IOC tỉnh theo quy định.
2. Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo kết nối, cập nhật dữ liệu thường xuyên, định kỳ, liên tục, chính xác phục vụ vận hành IOC tỉnh và phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
3. Kết nối, liên thông tổng hợp cơ sở dữ liệu của IOC huyện; chia sẻ cơ sở dữ liệu với IOC huyện (khi cần thiết).
4. Tổ chức quản lý, khai thác hệ thống dữ liệu dùng chung được tích hợp, kết nối từ hệ thống thông tin của các cơ quan trên địa bàn tỉnh.
5. Quản lý tài sản, thiết bị được giao tại IOC tỉnh theo quy định.
6. Tổng hợp, báo cáo định kỳ (tháng, quý) tình hình hoạt động, vận hành IOC tỉnh, IOC huyện gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; thực hiện báo cáo chuyên đề, đột xuất (nếu có).
7. Chủ động nghiên cứu, kịp thời báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo nhằm triển khai có hiệu quả mô hình IOC tỉnh.
8. Tổ chức truyền thông toàn diện các nội dung, kết quả liên quan đến IOC tỉnh.
Điều 7. Công tác quản trị, vận hành Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh
1. IOC tỉnh hoạt động theo cơ chế của tổ chức phối hợp liên ngành cấp tỉnh; do công chức, viên chức của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (đơn vị trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông) và của các sở, ngành liên quan khác kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành; đảm bảo không tăng biên chế đã được UBND tỉnh giao cho Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị.
2. Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực tiếp quản lý tài sản, thiết bị và vận hành hệ thống phần mềm và các thiết bị phụ trợ khác, cụ thể:
- Tiếp nhận và tham gia đào tạo chuyển giao công nghệ để thực hiện vận hành IOC tỉnh.
- Thực hiện tổng hợp, thu thập, tích hợp, kết nối thông tin, dữ liệu của các sở, ban, ngành và IOC huyện đảm bảo cung cấp tối đa các thông tin, dữ liệu phục vụ vận hành hiệu quả IOC tỉnh.
3. Công chức, viên chức phụ trách công tác tại IOC tỉnh có trách nhiệm tham mưu lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ban, ngành để tổng hợp, phân tích, cung cấp các thông tin liên quan phục vụ vận hành IOC tỉnh.
Điều 8. Cơ cấu nhân sự tại Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh
Cơ cấu nhân sự làm việc tại IOC tỉnh do công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành khác có liên quan kiêm nhiệm, cụ thể như sau:
1. Sở Thông tin và Truyền thông: 03 nhân sự (01 lãnh đạo phụ trách quản lý IOC tỉnh; 02 chuyên viên, chuyên môn nghiệp vụ: cử nhân công nghệ thông tin).
2. Hệ thống ứng cứu khẩn cấp tỉnh Bình Phước (EOC): Lĩnh vực 115: 03 người (trực luân phiên 03 ca trực/ngày); lĩnh vực 114: 06 người (2 người/ca trực); lĩnh vực 113: 06 người (2 người/ca trực).
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 01 người (thực hiện nhiệm vụ của IOC tỉnh nhưng không trực tiếp làm việc tại IOC tỉnh)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG MINH CẤP HUYỆN
IOC huyện thực hiện theo chỉ đạo, điều hành của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện về chức năng quản lý, khai thác, vận hành và thu thập, xử lý thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của Huyện, Thị, Thành ủy, UBND cấp huyện.
1. Triển khai thực hiện vận hành IOC huyện theo quy định.
2. Xây dựng Quy chế, quản lý khai thác IOC huyện.
3. Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo kết nối, cập nhật dữ liệu thường xuyên, định kỳ, liên tục, chính xác phục vụ vận hành IOC huyện; phân tích, cung cấp thông tin và tham mưu lãnh đạo huyện khai thác hiệu quả thông tin trên IOC huyện.
4. Kết nối, liên thông chia sẻ dữ liệu cần thiết của IOC huyện với IOC tỉnh.
5. Quản lý tài sản, thiết bị được giao tại IOC huyện theo quy định.
6. Tổng hợp, báo cáo định kỳ (tháng, quý) tình hình hoạt động, vận hành IOC huyện gửi về Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện; thực hiện báo cáo chuyên đề, đột xuất (nếu có).
7. Là đầu mối tổng hợp các nội dung xử lý gồm: Dịch vụ công, phản ánh hiện trường, camera... báo cáo kịp thời, đầy đủ, kịp thời cho lãnh đạo huyện.
8. Tổ chức truyền thông toàn diện các nội dung, kết quả liên quan đến IOC huyện.
7. Chủ động nghiên cứu, kịp thời báo cáo Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện đề xuất UBND cấp huyện xem xét, chỉ đạo nhằm triển khai có hiệu quả mô hình IOC huyện.
Điều 11. Công tác quản trị, vận hành Trung tâm Điều hành thông minh cấp huyện
1. IOC huyện hoạt động theo cơ chế của tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện. Công chức, viên chức công tác tại IOC huyện do công chức, viên chức của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện (hoặc Văn phòng cấp ủy - HĐND và UBND cấp huyện) và của các phòng, ban, đơn vị liên quan khác kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo không tăng biên chế đã được UBND tỉnh giao cho UBND cấp huyện.
2. Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện trực tiếp quản lý tài sản, thiết bị và vận hành hệ thống phần mềm và các thiết bị phụ trợ khác, cụ thể:
- Tiếp nhận và tham gia đào tạo chuyển giao công nghệ để thực hiện vận hành IOC huyện.
- Thực hiện tổng hợp, thu thập, tích hợp, kết nối thông tin, dữ liệu của các phòng, đơn vị thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã; đảm bảo cung cấp tối đa các thông tin, dữ liệu phục vụ vận hành hiệu quả IOC huyện.
3. Công chức, viên chức phụ trách công tác tại IOC huyện có trách nhiệm tham mưu lãnh đạo UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc để tổng hợp, phân tích, cung cấp các thông tin liên quan phục vụ vận hành IOC huyện.
Điều 12. Cơ cấu nhân sự tại IOC huyện
1. Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện: 03 nhân sự (01 lãnh đạo phụ trách quản lý IOC; 02 chuyên viên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân công nghệ thông tin, trường hợp không có chuyên viên có trình độ cử nhân công nghệ thông tin thì phải được đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin).
2. Công an cấp huyện: 03 nhân sự (trực hệ thống Camera và phối hợp với IOC huyện).
3. Các đơn vị khác liên quan: Không làm việc trực tiếp tại IOC huyện, địa phương phân công thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để cập nhật thông tin về IOC huyện (khi cần thiết).
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 13. Trách nhiệm phối hợp giữa các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện với IOC tỉnh
1. Chịu trách nhiệm cập nhật, chia sẻ dữ liệu mặc định và chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù, đảm bảo tính chính xác của thông tin, dữ liệu thuộc đơn vị quản lý.
2. Chịu trách nhiệm đảm bảo các hệ thống phần mềm, dữ liệu tích hợp chia sẻ được với hệ thống phần mềm của IOC tỉnh theo cấu trúc dữ liệu trao đổi.
3. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan khắc phục và xử lý thông tin theo chức năng nhiệm vụ được giao.
4. Khi tiếp nhận thông tin từ IOC tỉnh trong phạm vi xử lý của đơn vị mình, nhanh chóng tiến hành xử lý thông tin và thông báo tình trạng xử lý về IOC tỉnh.
5. Cung cấp đầu mối tiếp nhận xử lý thông tin về Sở Thông tin và Truyền thông.
6. Tăng cường đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.
7. Phối hợp với IOC tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của IOC tỉnh, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của IOC tỉnh, thực hiện việc giải quyết các nhiệm vụ được giao theo quy định.
8. Thường xuyên tổng hợp, trao đổi với IOC tỉnh các thông tin, kịp thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ được giao theo quy định.
9. Cử cán bộ, công chức, viên chức phụ trách tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về giải pháp Trung tâm điều hành do IOC tỉnh tổ chức. Phối hợp với IOC tỉnh tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về hoạt động của đơn vị mình phụ trách.
10. Phối hợp trong việc tổ chức khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị...
11. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn,vướng mắc phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để giải quyết.
Điều 14. Trách nhiệm IOC huyện
Phối hợp kết nối, liên thông chia sẻ cơ sở dữ liệu cần thiết của IOC huyện về IOC tỉnh.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chịu trách nhiệm tổ chức quản trị, vận hành IOC tỉnh.
2. Thống nhất với các ngành, tổ chức quản lý phân quyền chia sẻ dữ liệu, kết nối về IOC tỉnh.
3. Đảm bảo an toàn thông tin hệ thống đường truyền, dữ liệu và IOC tỉnh.
4. Hằng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán nguồn kinh phí để triển khai quản lý, vận hành IOC tỉnh và quy trình phối hợp, xử lý thông tin phục vụ việc hoạt động của IOC tỉnh.
5. Chịu trách nhiệm về tính xác thực trước UBND tỉnh đối với các thông tin chuyển cho các cơ quan đơn vị theo lĩnh vực xử lý. Tổng hợp báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh tình hình hoạt động của IOC tỉnh, IOC huyện (báo cáo tháng trước ngày 30 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 30 của tháng cuối quý); thực hiện báo cáo chuyên đề, đột xuất (nếu có).
6. Đôn đốc, giám sát các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện.
Điều 16. Trách nhiệm các phòng, đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã với IOC huyện
1. Chịu trách nhiệm cập nhật, chia sẻ dữ liệu mặc định và chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù, đảm bảo tính chính xác của thông tin, dữ liệu thuộc đơn vị quản lý.
2. Khi tiếp nhận thông tin từ IOC huyện trong phạm vi xử lý của đơn vị mình, nhanh chóng tiến hành xử lý thông tin và thông báo tình trạng xử lý về IOC huyện.
3. Thường xuyên tổng hợp, trao đổi với IOC huyện các thông tin, kịp thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ được giao theo quy định.
4. Cử cán bộ, công chức, viên chức phụ trách cập nhật số liệu về IOC huyện và tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về giải pháp IOC.
5. Phối hợp trong việc tổ chức khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị...
6. Tăng cường đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.
7. Phối hợp với IOC huyện trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của IOC huyện, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của IOC huyện, thực hiện việc giải quyết các nhiệm vụ được giao theo quy định.
8. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc khó khăn, có trách nhiệm báo cáo UBND cấp huyện (qua Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện).
Điều 17. Trách nhiệm của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm tổ chức quản trị, vận hành IOC huyện.
2. Thống nhất với các phòng, đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức quản lý phân quyền chia sẻ dữ liệu, kết nối về IOC huyện;
3. Phối hợp kết nối, chia sẻ liên thông hệ thống IOC huyện với IOC tỉnh.
4. Đảm bảo an toàn thông tin hệ thống đường truyền, dữ liệu của IOC huyện.
5. Hằng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán nguồn kinh phí để triển khai quản lý, vận hành IOC huyện và quy trình phối hợp, xử lý thông tin phục vụ việc hoạt động của IOC huyện.
6. Chịu trách nhiệm về tính xác thực trước UBND cấp huyện đối với các thông tin chuyển cho các cơ quan đơn vị theo lĩnh vực xử lý. Tổng hợp báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của IOC huyện cho UBND cấp huyện và Sở Thông tin và Truyền thông (báo cáo tháng trước ngày 25 hằng tháng; báo cáo quy trước ngày 25 của tháng cuối quý); thực hiện báo cáo chuyên đề, đột xuất (nếu có).
7. Đôn đốc, giám sát các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện.
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định vận hành tại IOC tỉnh hoặc IOC huyện.
2. Khi tiếp nhận thông tin phải xác minh tính xác thực; thực hiện đúng theo quy trình xử lý thông tin hiện hành; chịu trách nhiệm đối với thông tin và tính xác thực thông tin trước lãnh đạo phụ trách IOC tỉnh hoặc IOC huyện và lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế này.
- Định kỳ 6 tháng, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp giao ban với sở, ban, ngành, địa phương để trao đổi về việc quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ của IOC tỉnh và việc giải quyết các nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, địa phương; hằng năm, tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế và thống nhất chương trình, kế hoạch hành động cho năm sau.
2. UBND cấp huyện:
- Chủ trì, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của IOC huyện theo Quy chế này.
- Định kỳ 6 tháng, giao Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện tổ chức họp giao ban tại địa phương để trao đổi về việc quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ của IOC huyện và việc giải quyết các nhiệm vụ của các phòng, đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã; hằng năm, tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế và thống nhất chương trình, kế hoạch hành động cho năm sau.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp với IOC tỉnh, IOC huyện thực hiện các nội dung quy định trong Quy chế này và chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện trong việc phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh hoặc quy định chưa phù hợp, các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện kịp thời báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 3205/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý, khai thác và vận hành của Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 496/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tỉnh Quảng Trị
- 3 Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2021 triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh (IOC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4 Quyết định 2668/QĐ-UBND năm 2021 quy định tạm thời về tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh hiện trường tại Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên
- 5 Quyết định 151/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý, vận hành thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Quảng Ngãi
- 6 Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2022 triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC - Intelligent Operations Center) của tỉnh Hưng Yên