Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 248/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ

                        BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;

Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tổ chức việc rà soát thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương tại công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ, Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ (phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao các ban, cục, vụ, đơn vị có liên quan dự thảo văn bản thực thi ngay các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được Chính phủ thông qua.

Điều 3. Giao Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ Nội vụ kiểm tra đôn đốc các ban, cục, vụ, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, các Trưởng Ban, Cục trưởng, các Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Tổ CTCT CCTTHC của TTg CP;
- Lưu: VT, VP (TH-TK).

BỘ TRƯỞNG




Trần Văn Tuấn

 

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ NỘI VỤ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 248/QĐ-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

I. Các thủ tục hành chính cấp trung ương:

1. Thủ tục tuyển dụng viên chức-094090

1.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Tên của thủ tục

Khoản 1 điều 6 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định: “Việc tuyển dụng viên chức quy định tại Nghị định này thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển”. Tuy nhiên, nội dung của thủ tục và toàn bộ các yêu cầu và quá trình thực hiện việc thi tuyển. Do vậy, cần thay đổi tên của thủ tục để phù hợp.

b) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định sau đây về thành phần hồ sơ: “Có đủ bản sao có công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền các văn bằng, chứng chỉ và bảng kết quả học tập...”

Lý do: Quy định về hồ sơ này là không cần thiết, vì để xác thực bản sao thì công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản gốc với bản sao là đủ. Trong khi đó, nếu đặt ra yêu cầu này sẽ làm cho cá nhân mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực bằng cấp chuyên môn.

c) Về phí và lệ phí

Cần điều chỉnh mức phí và lệ phí cho phù hợp.

Lý do: Với mức phí thu quy định tại Thông tư liên tịch số 101/2003/TTLT- BTC-BNV ngày 29/10/2003 của liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức thì trong nhiều trường hợp, phí thu được không đủ để phục vụ cho kỳ thi.

d) Về Mẫu đơn đăng ký dự tuyển viên chức:

- Sửa tên “Mẫu đơn đăng ký dự tuyển viên chức” thành “Đơn đăng ký dự tuyển viên chức” cho phù hợp với mục đích của đối tượng thực hiện thủ tục và nội dung thủ tục.

- Bỏ mục “Quê quán” của người đăng ký dự tuyển vì trong Bản khai lý lịch đã thể hiện đầy đủ các thông tin của người đăng ký dự tuyển.

- Sửa mục “Hộ khẩu thường trú” thành “Nơi đăng ký địa chỉ thường trú”.

- Thay cụm từ “cán bộ, công chức” thành cụm từ “viên chức” cho phù hợp với tên gọi của đơn.

đ) Về yêu cầu, điều kiện:

- Sửa quy định “Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ” thành “Có đủ năng lực hành vi dân sự từ đủ 18 tuổi trở lên”.

Lý do: Để phù hợp với quy định tại Khoản 1 điều 21 Pháp lệnh về người tàn tật số 06/1998/PL-UBTVQH10 ngày 30/7/1998: “Cơ quan hành chính, sự nghiệp không được từ chối nhận người tàn tật vào làm việc khi người tàn tật đó đủ tiêu chuẩn để được tuyển chọn làm công việc phù hợp mà cơ quan có nhu cầu tuyển dụng”.

- Bãi bỏ quy định: “Cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên” được cộng điểm ưu tiên khi tuyển dụng.

Lý do: Khoản 1 điều 63 Luật cán bộ, công chức năm 2009 quy định: “Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, điều lệ của tổ chức có liên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”.

Khoản 2 điều 63 Luật cán bộ, công chức năm 2009 quy định: “Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển”.

Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Luật cán bộ, công chức là những người đã được tuyển dụng và nếu cán bộ, công chức cấp xã có nguyện vọng chuyển sang làm việc tại đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì không phải tham gia thi tuyển. Nếu vẫn giữ quy định như tại khoản 1 điều 1 Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì cán bộ, công chức cấp xã chỉ là đối tượng được ưu tiên cộng 10 điểm trong thi tuyển hoặc xét tuyển vào các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

1.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung):

a) Đổi tên thủ tục thành Thi tuyển viên chức cho phù hợp với nội dung thống kê, rà soát của thủ tục.

b) Bãi bỏ quy định tại điểm 3.3 khoản 3 mục 1 phần II Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

(Chỉ thực hiện theo quy định tại Điểm a khoản 1 mục I Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước: “Các bản chụp văn bằng, chứng chỉ và bản chụp các giấy tờ liên quan khác trong hồ sơ dự tuyển không phải công chức hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền”).

c) Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 101/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 29/10/2003 của liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức và đề nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể, phù hợp.

d) Sửa đổi các nội dung Mẫu đơn đăng ký dự tuyển viên chức hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

đ) Thay nội dung quy định của điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước từ “Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ” thành “Có đủ năng lực hành vi dân sự từ đủ 18 tuổi trở lên”.

Bãi bỏ nội dung “Cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên” được quy định tại khoản 1 điều 1 Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 951.667.084 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 787.848.522 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 163.818.562.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17%.

2. Thủ tục tuyển dụng công chức dự bị-028252

2.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Bãi bỏ thủ tục Tuyển dụng công chức dự bị do hiện nay Luật Cán bộ, công chức năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 không có quy định về công chức dự bị.

Do đó, nội dung của thủ tục này không còn phù hợp và cần bãi bỏ.

2.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung):

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính này là các văn bản: Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003; Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; Thông tư số 08/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; Thông tư số 06/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị và hướng dẫn bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị đã hết hiệu lực thi hành sau khi Luật Cán bộ, công chức năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.

Do đó, không có văn bản cần hủy bỏ hay sửa đổi, bổ sung.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 755.891 đồng/

năm.

(Chỉ tiêu biên chế để thực hiện chế độ công chức dự bị được giao trong một vài năm gần đây và tính đến thời điểm hiện tại số liệu này vẫn chưa được giải mật nên Bộ Nội vụ chưa có số liệu để có thể tính toán được chi phí. Vì vậy, Bộ Nội vụ giả định đối tượng thực hiện thủ tục là 01.)

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/ năm.

- Chi phí tiết kiệm: 755.891 đồng/ năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100 %.

3. Thủ tục Công nhận Tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - 028714

3.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bỏ các yêu cầu phải có các văn bản sau đây trong thành phần hồ sơ: “Bản đăng ký hoạt động tôn giáo của tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp” và “Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của tổ chức xác nhận hoạt động tôn giáo ổn định.”

Lý do: Hai nội dung này thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước trong việc phối hợp quản lý hoạt động tôn giáo.

b) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính

Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn “60 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “90 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

3.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung):

a) Bãi bỏ nội dung điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP “Bản đăng ký hoạt động tôn giáo của tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp” và điểm đ khoản 2 Điều 8 “Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của tổ chức xác nhận hoạt động tôn giáo ổn định.”

b) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 8 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“1. Tổ chức đã đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”.

c) Sửa đổi nội dung điểm a, khoản 3 Điều 8 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ra quyết định công nhận tổ chức tôn giáo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 8.500.300 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 4.297.100 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 4.203.200 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 49 %.

4. Thủ tục chấp thuận thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc - 028720

4.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn 45 ngày làm việc (quy định hiện tại là 60 ngày), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

4.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“1. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có văn bản (01 văn bản) đề nghị của tổ chức tôn giáo”...

b) Sửa đổi nội dung điểm a, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”.

4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.046.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.696.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 349.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17 %.

5. Thủ tục chấp thuận chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc-093044.

5.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời gian giải quyết:

Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn 45 ngày làm việc (quy định hiện tại là 60 ngày), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

5.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“1. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có văn bản (01 văn bản) đề nghị của tổ chức tôn giáo”...

b) Sửa đổi nội dung điểm a, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo quy định tại khoản 3 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;”.

5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 862.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 743.505 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 118.495 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14%.

6. Thủ tục chấp thuận sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc- 093053.

6.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn 45 ngày làm việc (quy định hiện tại là 60 ngày), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

6.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“1. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có văn bản (01 văn bản) đề nghị của tổ chức tôn giáo”...

b) Sửa đổi nội dung điểm a, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo quy định tại khoản 3 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;”.

6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 862.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 745.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 116.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14%.

7. Thủ tục chấp thuận thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo-028728.

7.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bỏ văn bản “Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa điểm đặt trường” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Bởi vì đây là thủ tục thuộc trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

b) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn 45 ngày làm việc (quy định hiện tại là 60 ngày), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

7.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bãi bỏ nội dung điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 “Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa điểm đặt trường”.

b) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 13 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“1. Tổ chức tôn giáo thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo gửi 01 bộ hồ sơ đến Thủ tướng Chính phủ...”

c) Sửa đổi nội dung điểm a, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo quy định tại khoản 3 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;”.

7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.022.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.850.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.172.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 39 %.

8. Thủ tục tiếp nhận thông báo việc giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo-028736.

8.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Bổ sung nội dung quy định thời hạn trả lời là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Thủ tục chưa quy định về thời hạn trả kết quả.

8.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 văn bản” vào khoản 1 Điều 14 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“1. Tổ chức tôn giáo khi tự giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo gửi 01 văn bản đến Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ lý do, phương thức giải thể.”...

b) Bổ sung nội dung khoản 3 vào Điều 14 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét và trả lời tổ chức tôn giáo;”. Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 13 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

8.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Chưa có cơ sở tính toán chi phí cụ thể vì thủ tục chưa phát sinh hồ sơ trên thực tế.

9. Thủ tục Cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương-028742

9.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bỏ quy định bắt buộc phải có “bản tóm tắt giáo lý, giáo luật” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Bởi vì tổ chức tôn giáo đã gửi giáo lý, giáo luật rồi, việc tóm tắt nội giáo lý, giáo luật là không cần thiết.

b) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục là 45 ngày làm việc (quy định hiện tại là 60 ngày), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

9.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bãi bỏ nội dung “bản tóm tắt giáo lý, giáo luật” tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005.

b) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 6 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“1. Để được hoạt động tôn giáo, tổ chức có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.”...

c) Sửa đổi nội dung điểm a, khoản 4 Điều 6 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

9.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.215.050 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.027.550 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.187.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 54 %.

10. Thủ tục Đăng ký hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương-028743.

10.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục là 30 ngày làm việc (quy định hiện tại là “45 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

10.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 2 Điều 11 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Những hội đoàn tôn giáo không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, thì tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”.

b) Sửa đổi nội dung khoản 4 Điều 11 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Sau 30 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có ý kiến khác, thì hội đoàn được hoạt động theo nội dung đã đăng ký”.

10.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.873.100 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.317.100 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 556.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30 %.

11. Thủ tục Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương -028744.

11.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục là “45 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “60 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

11.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 12 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“1. Người đứng đầu dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.”...

b) Sửa đổi nội dung điểm a, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác, trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

11.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 19.504.450 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 14.222.450 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 5.282.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27 %.

12. Thủ tục Chấp thuận trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc nhà tu hành có yếu tố nước ngoài-028745.

12.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Đề nghị bỏ văn bản “Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đăng ký” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Quy định này là không cần thiết vì trong sơ yếu lí lịch đã thể hiện nội dung này.

b) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Quy định bổ sung thời hạn trả lời là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về thời hạn giải quyết của thủ tục.

12.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bãi bỏ điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 “Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đăng ký”. Bởi vì nội dung này đã được thể hiện trong Sơ yếu lý lịch.

b) Bổ sung nội dung “gửi 01 bộ hồ sơ” vào khoản 4 Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử chức sắc, nhà tu hành có yếu tố nước ngoài, tổ chức tôn giáo gửi 01 bộ hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ và phải được sự đồng ý của Ban Tôn giáo Chính phủ”.

c) Bổ sung điểm c khoản 5 vào Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“c. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét và trả lời tổ chức tôn giáo”.

12.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 8.507.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 5.045.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 3.462.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 41 %.

13. Thủ tục Đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử-028746.

13.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định bắt buộc phải có “bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Bởi vì nội dung này đã được thể hiện đầy đủ trong Sơ yếu lí lịch.

b) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Rút ngắn thời hạn xuống còn “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “45 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

13.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bãi bỏ điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 “Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đăng ký”.

b) Bổ sung nội dung “gửi 01 bộ hồ sơ” vào khoản 1 Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“1. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký với Ban Tôn giáo Chính phủ việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư của đạo Phật; thành viên Ban Thường vụ, Chủ tịch các Ủy ban Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hồng y, Tổng giám mục, Tổng Giám mục phó, Giám mục, Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Giám quản, người đứng đầu các dòng tu của đạo Công giáo; thành viên Ban Trị sự Trung ương của đạo Tin lành; thành viên Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Hội thánh, Ban Thường trực Hội thánh, Phối sư và chức sắc tương đương trở lên của đạo Cao đài; thành viên Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo; người đứng đầu các trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo và những chức vụ, phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác..”...

c) Sửa đổi nội dung điểm a, khoản 5 Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Sau 30 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ và Ban Tôn giáo Chính phủ không có ý kiến khác, thì chức sắc, nhà tu hành được hoạt động tôn giáo theo chức danh đã được đăng ký”.

13.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 7.220.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 4.565.025 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.654.975 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37 %.

14. Thủ tục Tiếp nhận thông báo việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo-028747.

14.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Quy định là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Chưa có quy định về thời hạn giải quyết thủ tục.

14.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 6 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo khi cách chức, bãi nhiệm chức sắc thuộc quyền quản lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (01 văn bản) đến cơ quan quản lý nhà nước đã đăng ký quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do cách chức, bãi nhiệm, kèm theo văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm và các giấy tờ có liên quan”.

b) Bổ sung nội dung vào Điều 17 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo khi cách chức, bãi nhiệm chức sắc thuộc quyền quản lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (01 văn bản) đến cơ quan quản lý nhà nước đã đăng ký quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do cách chức, bãi nhiệm, kèm theo văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm và các giấy tờ có liên quan. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trả lời tổ chức tôn giáo”.

14.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Chưa có cơ sở tính toán chi phí cụ thể vì thủ tục chưa phát sinh hồ sơ trên thực tế.

15. Thủ tục chấp thuận hội nghị, đại hội cấp trung ương hoặc toàn đạo - 028748.

15.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định bắt buộc phải có “Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức hội nghị đại hội” và “Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo” trong thành phần hồ sơ.

Lý do:

Việc xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh nơi tổ chức hội nghị, đại hội không phải là công việc của tổ chức tôn giáo mà là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương; trung ương và địa phương phải có trách nhiệm phối hợp với nhau để giải quyết thủ tục hành chính này.

Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo là công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo, cần phải tôn trọng công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo; nhà nước yêu cầu báo cáo này không để làm gì, bởi vì cơ quan nhà nước luôn thực hiện vai trò quản lý của mình và nắm bắt được các hoạt động quản lý. Đây là công việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, không phải là công việc của tổ chức tôn giáo

b) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

15.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) bỏ điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 “Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức hội nghị đại hội” và điểm c khoản 2 Điều 24 “Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo”.

b) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 24 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo tổ chức hội nghị thường niên, đại hội cấp trung ương hoặc toàn đạo có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ.”

c) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 24 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.

15.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 6.715.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.867.520  đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 3.847.480 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 57 %.

16. Thủ tục Chấp thuận mời tổ chức tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo -028750.

16.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Quy định lại là “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

16.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 31 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo khi mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế có liên quan đến tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 24 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.”

16.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.586.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.458.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.128.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31 %.

17. Thủ tục Chấp thuận cho tổ chức tôn giáo tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài -028751.

17.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Quy định lại là “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

17.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 32 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo khi tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ”

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 32 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.

17.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.694.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.463.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.231.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33%.

18. Thủ tục chấp thuận cho chức sắc, nhà tu hành tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài-028752.

18.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Rút ngắn xuống còn “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “45 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

18.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 33 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Chức sắc, nhà tu hành khi tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 33 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.

18.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 152.400.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 91.100.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 61.300.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40%.

19. Thủ tục chấp thuận cho chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo tại Việt Nam-028753.

19.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Quy định lại “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

19.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01” vào khoản 1 Điều 35 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam có trách nhiệm gửi 01 văn bản đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ, trong đó nêu rõ tên chức sắc, nhà tu hành, quốc tịch, tên tổ chức tôn giáo nước ngoài, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, người tổ chức, thành phần tham dự”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 2 Điều 35 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.

19.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.287.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 839.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 447.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35 %.

20. Thủ tục phục vụ độc giả tại phòng đọc-092248

20.1 Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng và tên gọi của thủ tục hành chính

Nhập thủ tục hành chính này và thủ tục Cấp bản sao, chứng thực lưu trữ tại mục số 21 dưới đây thành một thủ tục hành chính và lấy tên gọi là thủ tục Phục vụ độc giả tại Phòng đọc.

Lý do: Quy trình cấp bản sao, chứng thực lưu trữ thực chất chỉ là một công đoạn trong Quy trình khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ. Vì vậy, có thể nhập 02 thủ tục nêu trên thành 01 thủ tục.

b) Về thành phần hồ sơ

- Bãi bỏ quy định Mẫu đơn xin khai thác sử dụng tài liệu.

Lý do: Đây là quy định không cần thiết. Trong Mẫu đơn xin khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ có nhiều thông tin trùng lặp với Phiếu yêu cầu khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, chỉ cần bổ sung thêm các nội dung thông tin từ mẫu đơn vào Phiếu yêu cầu.

- Bổ sung các nội dung sau vào Phiếu yêu cầu khai thác sử dụng tài liệu:

* Số CMTND hoặc Hộ chiếu;

Lý do: Hiện tại chưa có, cần đề nghị kê khai để đối chiếu, theo dõi.

* Địa chỉ, số điện thoại liên lạc

Lý do: Để liên hệ khi cần thiết.

* Phần song ngữ tiếng Anh;

Lý do: Trong Phiếu yêu cầu mới chỉ có 1 ngôn ngữ tiếng Việt trong khi đó có cả độc giả người nước ngoài không biết tiếng Việt, vì vậy nên bổ sung thêm phần song ngữ tiếng Anh là thông dụng và hợp lý hơn cả.

* Hình thức khai thác sử dụng tài liệu;

Lý do: Để chủ động phục vụ độc giả.

c) Về thời gian thực hiện thủ tục

Đối với tài liệu được sử dụng rộng rãi thời hạn giải quyết thủ tục trong 3 ngày làm việc;

Đối với tài liệu hạn chế sử dụng thời hạn giải quyết thủ tục trong 5 ngày làm việc.

Lý do: Để độc giả biết rõ thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan quản lý và chủ động trong công việc.

d) Về thời gian có hiệu lực của thủ tục

Đối với tài liệu được sử dụng rộng rãi thời hạn hiệu lực của thủ tục hành chính trong 5 ngày làm việc kể từ ngày được phép khai thác sử dụng phải trả lại tài liệu;

Đối với tài liệu hạn chế sử dụng thời hạn thời hạn hiệu lực của thủ tục hành chính trong 3 ngày làm việc kể từ ngày được phép khai thác sử dụng phải trả lại tài liệu.

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về thời gian thực hiện thủ tục. Quy định này nhằm vừa phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước về công tác văn thư lưu trữ, vừa đảm bảo phục vụ công dân có nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu.

đ) Về điều kiện của thủ tục

Cá nhân đến khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ chỉ cần xuất trình một trong các giấy tờ sau: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi công tác, học tập, cư trú....

Bãi bỏ điều kiện bắt buộc phải có Công văn, Giấy giới thiệu, Đề cương nghiên cứu khi nghiên cứu chuyên đề nếu cá nhân, tổ chức có nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.

Lý do:

- Để phát huy tốt hơn nữa giá trị tài liệu lưu trữ đối với xã hội vì những tài liệu được sử dụng rộng rãi càng được khai thác sử dụng càng nhiều càng tốt, còn đối với những tài liệu thuộc danh mục hạn chế sử dụng thì đã có quy trình quản lý khai thác riêng.

- Trong thực tế có trường hợp độc giả bị mất hoặc chưa được cấp Chứng minh thư nhân dân (CMTND), lại có nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Vì vậy, cần bổ sung trong điều kiện thực hiện thủ tục quy định giấy tờ có giá trị thay thế CMTND theo quy định của pháp luật thì vẫn được khai thác sử dụng tài liệu.

- Việc yêu cầu độc giả khi nghiên cứu chuyên đề phải có thêm Đề cương nghiên cứu (nếu có) là vi phạm Điều 18 Khoản 3 Luật Khoa học và công nghệ: Để giữ bí mật khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội. Hơn nữa, quy định này cũng không cần thiết, không phù hợp và không kiểm chứng được vì độc giả có thể nói là không có Đề cương nghiên cứu.

20.2 Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

a) Bãi bỏ Mẫu đơn, sửa Mẫu Phiếu yêu cầu được ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-VTLTNN ngày 22/4/2009 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước ban hành Quy trình Phục vụ độc giả tại Phòng đọc và Quy trình cấp bản sao, chứng thực lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia theo TCVN ISO 9001:2000.

- Sửa Điều 17 Khoản 2 Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ:

Quy định thẩm quyền cho phép khai thác sử dụng tài liệu thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng (bao gồm tài liệu quý hiếm, tài liệu có dấu chỉ Mật. Tối mật, Tuyệt mật, tài liệu có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia) đang lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia. Bởi vì trên thực tế, tài liệu ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia hiện nay được chia ra tài liệu được sử dụng rộng rãi và tài liệu thuộc Danh mục hạn chế sử dụng, tài liệu thuộc Danh mục hạn chế sử dụng với thành phần tài liệu đa dạng và số lượng khá lớn (bao gồm tài liệu quý hiếm, tài liệu chưa giải mật, tài liệu có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia), trong khi đó nhu cầu khai thác sử dụng của độc giả lại nhiều, nếu việc cho phép khai thác sử dụng loại tài liệu này phải xin ý kiến của cấp trên thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian thực hiện thủ tục hành chính và hiệu quả của việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia.

- Sửa đổi Điều 18 Khoản 1 Điểm a Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định về thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam như sau:

Người đến khai thác, sử dụng tài liệu tại lưu trữ lịch sử cần có một trong các giấy tờ sau: CMTND, Hộ chiếu, giấy giới thiệu của nơi đang công tác học tập cư trú ...

- Ban hành Thông tư của Bộ Nội vụ quy định về các nội dung thực hiện thủ tục hành chính nêu trên.

20.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 85.391.400 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 50.864.400 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 34.527.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40 %.

21. Thủ tục cấp bản sao, chứng thực lưu trữ-092286

21.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Sau khi rà soát thấy thủ tục này không nên tách ra thành 1 thủ tục riêng. Bởi lẽ Quy trình cấp bản sao, chứng thực lưu trữ là 1 công đoạn trong Quy trình khai thác sử dụng tài liệu. Vì vậy, có thể nhập thủ tục cấp bản sao, chứng thực lưu trữ vào thủ tục Phục vụ độc giả tại phòng đọc thành 01 thủ tục như đã nêu ở mục 20.

21.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung)

21.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 257.426.600 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 174.598.600 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 82.828.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32%.

22. Thủ tục công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh-028251

22.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính) mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội. Thời gian quy định là không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong quy định hiện hành không quy định thời hạn giải quyết do vậy dẫn đến việc tùy tiện, kéo dài thời gian khi tiến hành xem xét, quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội.

b) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng bộ hồ sơ của việc xin phép công nhận Ban vận động thành lập hội trong Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (đề xuất 02 bộ hồ sơ).

Lý do: trong quy định hiện hành đã có quy định về thành phần và nội dung hồ sơ, tuy nhiên chưa quy định về số lượng bộ hồ sơ mà Ban vận động thành lập hội cần phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban vận động là bao nhiêu bộ.

c) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ yêu cầu bắt buộc phải có dự thảo Điều lệ Hội trong thành phần hồ sơ. Bởi vì dự thảo Điều lệ không trực tiếp phục vụ cho mục tiêu của thủ tục này. Thực tế hiện nay, sau khi được công nhận Ban Vận động thành lập Hội, Ban Vận động lại tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để xin phép thành lập Hội. Trong cả hai hồ sơ này đều có quy định dự thảo Điều lệ hội.

Lý do: Nội dung này đã được nêu đầy đủ, chi tiết trong dự thảo Điều lệ Hội, là một yếu tố trong thành phần hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

22.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

- Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

- Quy định về mẫu Đơn đề nghị công nhận Ban vận động thành lập hội trong Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

22.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 135.100.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 89.750.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 45.350.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34%.

23. Thủ tục Phê duyệt Điều lệ hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh-228087

23.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng bộ hồ sơ của việc xin phép công nhận Ban vận động thành lập hội trong Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (đề xuất 02 bộ hồ sơ).

Lý do: Trong quy định hiện hành đã có quy định về thành phần và nội dung hồ sơ, tuy nhiên chưa quy định về số lượng bộ hồ sơ mà Hội phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều lệ là bao nhiêu bộ hồ sơ.

23.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

23.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 39.986.225 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 28.962.350 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 11.023.875 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28%.

24. Thủ tục Cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh -028407

24.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng bộ hồ sơ của việc xin phép thành lập hội trong Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (đề xuất 02 bộ hồ sơ).

Lý do: Trong quy định hiện hành đã có quy định về thành phần và nội dung hồ sơ, tuy nhiên chưa quy định về số lượng bộ hồ sơ mà Hội phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hội là bao nhiêu bộ hồ sơ.

b) Về thời gian xin gia hạn tổ chức đại hội

Cần quy định cụ thể về thủ tục, thời gian xin gia hạn tổ chức đại hội.

Lý do: Hiện nay việc quy định về thời gian xin gia hạn tổ chức đại hội là chưa có, dẫn đến khó xử lý trách nhiệm của hội. Do vậy, để đảm bảo chặt chẽ sẽ quy định cụ thể thời gian xin gia hạn tổ chức đại hội.

c) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định bắt buộc phải có Sơ yếu lý lịch của Trưởng Ban vận động thành lập Hội.

Lý do: Thành phần hồ sơ này đã có trong thủ tục công nhận Ban vận động thành lập hội.

24.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

24.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 171.100.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 142.400.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 28.700.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17 %.

25. Thủ tục Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh-093749

25.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thời gian giải quyết thủ tục

Cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh nói riêng và hội nói chung (đề xuất 60 ngày).

Lý do: Hiện nay, Nghị định số 88/2003/NĐ-CP chưa quy định cụ thể thời gian giải quyết đối với những nội dung trên là bao lâu, do vậy, thời gian xử lý dài hay ngắn rất tùy nghi, khó xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc trong thực hiện thủ tục này. Do đó, cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết thủ tục này.

b) Về thành phần, số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể thành phần, nội dung và số lượng hồ sơ (02 bộ).

Lý do: Thành phần và số lượng hồ sơ chưa được quy định cụ thể.

25.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

25.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.845.432 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.573.095 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 272.337 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10%.

26. Thủ tục Hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh bị giải thể- 093750

26.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng bộ hồ sơ trong Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (đề xuất 02 bộ hồ sơ).

Lý do: Trong quy định hiện hành đã có quy định về thành phần và nội dung hồ sơ, tuy nhiên chưa quy định về số lượng bộ hồ sơ mà Hội phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu bộ hồ sơ.

26.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

26.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

27. Thủ tục Tự giải thể đối với hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh-093751

27.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần, số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể về thành phần, số lượng hồ sơ.

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định về nội dung này.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định giải thể hội. Đề xuất 60 ngày kể từ khi thụ lý giải quyết.

Lý do: Hiện nay, Nghị định số 88/2003/NĐ-CP chưa quy định cụ thể thời gian giải quyết đối với nội dung trên về phía cơ quan nhà nước là bao lâu mà chỉ quy định sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của hội khi xin giải thể mà không có đơn khiếu nại. Do đó, cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết thủ tục này.

27.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

27.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.533.471 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.157.943 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 375.528 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%.

28. Thủ tục Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ đối với quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh hoặc quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động-093752

28.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Chưa có quy định cụ thể về số lượng hồ sơ, gây khó khăn cho các quỹ trong quá trình thực hiện.

28.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

28.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.970.432 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.623.095

đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 347.337 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12%.

29. Thủ tục Cho phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh hoặc quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động-027922

29.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ.

29.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện

29.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 12.162.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 10.512.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.650.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14%.

30. Thủ tục Đình chỉ, thu hồi giấy phép thành lập quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh hoặc quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động-028150

30.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể về thành phần, số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Chưa có quy định thống nhất về thành phần, số lượng hồ sơ.

30.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện

30.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

31. Thủ tục Đổi tên đối với quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh hoặc quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động-093753

31.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ.

31.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện

31.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 12.162.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 10.512.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.650.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14%.

32. Thủ tục Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh hoặc quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động bị giải thể-028468

32.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ.

32.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện

32.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

33. Thủ tục Tự giải thể đối với quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh hoặc quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động-093740

33.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ.

33.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

33.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2. 533.471 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.157.943 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 375.528 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%.

34. Thủ tục Thay đổi giấy phép thành lập hoặc công nhận điều lệ quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh hoặc quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động- 028433

34.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ.

34.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

34.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 12.162.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 10.512.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.650.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14%.

35. Thủ tục Vận động quyên góp, vận động tài trợ của quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh hoặc quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động-093754

35.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định cơ quan nhà nước phải giải quyết trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về thời hạn giải quyết thủ tục. Để tạo điều kiện cho quỹ hoạt động, việc quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan có thẩm quyền là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp các quỹ chủ động xây dựng và triển khai hoạt động của quỹ trong thực tế.

35.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

35.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 9.462.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 7.812.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.650.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17%.

36. Thủ tục Tạm đình chỉ quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh hoặc quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động-028293

36.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định cơ quan nhà nước phải giải quyết trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về thời hạn giải quyết thủ tục. Để tạo điều kiện cho quỹ hoạt động, việc quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan có thẩm quyền là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp các quỹ chủ động xây dựng và triển khai hoạt động của quỹ trong thực tế.

36.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện

36.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

37. Thủ tục khen thưởng Huân chương Sao vàng cho tập thể về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị - 028457

37.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Quy định tại Thông tư 01/2007/TT-VPCP yêu cầu phải nộp 04 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện nay là 30 ngày), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

- Pháp lý hóa mẫu Báo cáo thành tích.

Lý do: Hiện tại, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức đề nghị khen thưởng.

37.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương sửa lại 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

37.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.030.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1,940,000

đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.090.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36%.

38. Thủ tục khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho tập thể về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị - 028556

38.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ từ 04 bộ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Quy định tại Thông tư 01/2007/TT-VPCP yêu cầu phải nộp 04 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện nay là 30 ngày), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

- Pháp lý hóa mẫu Báo cáo thành tích.

Lý do: Hiện tại, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích của tập thể: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức đề nghị khen thưởng.

38.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương sửa lại 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

38.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa; 12,220,000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa; 8.940.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 3.280.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27%.

39. Thủ tục khen thưởng Huân chương Lao động cho tập thể, cá nhân về thực hiện thành tích nhiệm vụ chính trị-028556

39.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

- Bổ sung quy định có xác nhận môi trường và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của tập thể, cá nhân (nếu có), đưa vào Mẫu báo cáo thành tích.

Trong quá trình thực hiện, bãi bỏ yêu cầu phải xin xác nhận này đối với các tập thể, cá nhân để đưa vào thành phần hồ sơ.

Lý do: Xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu có), xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế là cần thiết. Nội dung này vẫn được Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương yêu cầu thực hiện trên thực tế, nhưng nội dung này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

b) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Quy định tại Thông tư 01/2007/TT-VPCP yêu cầu cá nhân, tổ chức phải nộp 03 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

c) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện nay là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ xin hiệp y), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

d) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện tại, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích của tập thể: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ và bỏ nội dung “Những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ” đối với Báo cáo thành tích cá nhân.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị khen thưởng.

39.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung quy định đưa nội dung có xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu có) và đưa vào Mẫu báo cáo thành tích vào Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng.

b) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương sửa lại 01 bộ hồ sơ;

c) Sửa khoản 5, Điều 53 của Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định.

d) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu Báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

39.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 4.326.945.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.884.246.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.442.699.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 56%.

40. Thủ tục Huân chương Chiến Công cho tập thể, cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị - 028560

40.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Quy định tại Thông tư 01/2007/TT-VPCP yêu cầu cá nhân, tổ chức phải nộp 3 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện nay là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ xin hiệp y), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

- Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện tại, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ và bỏ nội dung “Những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ” đối với Báo cáo thành tích cá nhân.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị khen thưởng.

40.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương sửa lại 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

40.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 4.326.945.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.884.246.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.442.699.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 56%.

41. Thủ tục khen thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc về thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị - 028596

41.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Quy định tại Thông tư 01/2007/TT-VPCP yêu cầu cá nhân, tổ chức phải nộp 3 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện nay là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ xin hiệp y), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

- Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện tại, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức đề nghị khen thưởng.

41.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương sửa lại 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

41.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 36.966.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 26.962.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm 10.004.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27%.

42. Thủ tục tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị - 028607

42.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bổ sung quy định có xác nhận môi trường và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) đưa vào Mẫu báo cáo thành tích.

Trong quá trình thực hiện, bãi bỏ yêu cầu phải xin xác nhận này đối với các tập thể, cá nhân để đưa vào thành phần hồ sơ.

Lý do: Xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) là cần thiết. Nội dung này vẫn được Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương yêu cầu thực hiện trên thực tế, nhưng nội dung này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

b) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Quy định tại Thông tư 01/2007/TT-VPCP yêu cầu cá nhân, tổ chức phải nộp 03 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

c) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện nay là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ xin hiệp y), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

d) Về Mẫu Báo cáo thành tích

- Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện tại, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức đề nghị khen thưởng.

42.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung quy định đưa nội dung có xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu có) và đưa vào Mẫu báo cáo thành tích vào Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng.

b) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị tặng thưởng Cờ Thi đua của Chính phủ 01 bộ hồ sơ;

c) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

d) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu Báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

42.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.207.986.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 402.662,000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 805.324.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 67%.

43. Thủ tục tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị-028617

43.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bổ sung quy định có xác nhận môi trường và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của tập thể, cá nhân (nếu có), đưa vào Mẫu báo cáo thành tích.

Trong quá trình thực hiện, bãi bỏ yêu cầu phải xin xác nhận này đối với các tập thể, cá nhân để đưa vào thành phần hồ sơ.

Lý do: Xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) là cần thiết. Nội dung này vẫn được Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương yêu cầu thực hiện trên thực tế, nhưng nội dung này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

b) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Quy định tại Thông tư 01/2007/TT-VPCP yêu cầu cá nhân, tổ chức phải nộp 03 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

c) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện nay là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ xin hiệp y), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

d) Về Mẫu Báo cáo thành tích

- Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện tại, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ và bỏ nội dung “Những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ” đối với Báo cáo thành tích cá nhân.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị khen thưởng.

43.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung quy định đưa nội dung có xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu có) và đưa vào Mẫu báo cáo thành tích vào Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng.

b) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị khen thưởng Bằng khen sửa lại 01 bộ hồ sơ;

c) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định (trường hợp trình khen số lượng từ 50 cá nhân, tập thể trở lên thì thời gian là 20 ngày). Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

d) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

43.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 10.752.534.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.400.056.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 7.352.478.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 68%.

44. Thủ tục tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc - 028630.

44.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện đề thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bổ sung quy định có xác nhận môi trường và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) đưa vào Mẫu báo cáo thành tích.

Trong quá trình thực hiện, bãi bỏ yêu cầu phải xin xác nhận này đối với các tập thể, cá nhân để đưa vào thành phần hồ sơ.

Lý do: Xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) là cần thiết. Nội dung này vẫn được Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương yêu cầu thực hiện trên thực tế, nhưng nội dung này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

b) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Quy định tại Thông tư 01/2007/TT-VPCP yêu cầu cá nhân, tổ chức phải nộp 03 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

c) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện nay là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ xin hiệp y), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

d) Về Mẫu Báo cáo thành tích

- Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện tại, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung “Những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ” đối với Báo cáo thành tích cá nhân.

Lý do: Nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cá nhân đề nghị khen thưởng.

44.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung quy định đưa nội dung có xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu có) và đưa vào Mẫu báo cáo thành tích vào Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng.

b) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc sửa lại 01 bộ hồ sơ;

c) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

d) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

44.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 572.064.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 195.408.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 376.656.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66%.

45. Thủ tục tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động - 028656

45.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bổ sung quy định có xác nhận môi trường và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có), đưa vào Mẫu báo cáo thành tích.

Trong quá trình thực hiện, bãi bỏ yêu cầu phải xin xác nhận này đối với các tập thể, cá nhân để đưa vào thành phần hồ sơ.

Lý do: Xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) là cần thiết. Nội dung này vẫn được Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương yêu cầu thực hiện trên thực tế, nhưng nội dung này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

b) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ và 20 bản tóm tắt thành tích;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ gốc và 20 bộ phôtô là không cần thiết.

c) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 15 ngày làm việc (quy định hiện tại là 45 ngày) sau khi Hội đồng đã bỏ phiếu và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

d) Về Mẫu Báo cáo thành tích

- Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện tại, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức đề nghị khen thưởng.

45.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung quy định đưa nội dung có xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu có) và đưa vào Mẫu báo cáo thành tích vào Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng.

b) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị phong tặng Anh hùng Lao động sửa lại 01 bộ hồ sơ và 20 bản tóm tắt thành tích;

c) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 15 ngày làm việc sau khi Hội đồng đã bỏ phiếu. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

d) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

45.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 64.974.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 20.776.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 44.198.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 68%.

46. Thủ tục tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - 092980

46.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ và 20 bản tóm tắt thành tích;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ gốc và 20 bộ phôtô là không cần thiết.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 15 ngày làm việc (quy định hiện tại là 45 ngày) sau khi Hội đồng đã bỏ phiếu và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện tại, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

46.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân sửa lại 01 bộ hồ sơ và 20 bản tóm tắt thành tích;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 15 ngày làm việc sau khi Hội đồng đã bỏ phiếu. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

46.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.469.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 11.583.000

đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 5.886.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34%.

47. Thủ tục phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng - 093111

47.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Quy định tại Thông tư 01/2007/TT-VPCP yêu cầu phải nộp 3 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày và 30 ngày đối với hiệp y) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

47.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi, Bổ sung Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ quy định về hồ sơ đề nghị phong tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

47.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 74.524.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 60.264.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 14.260.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19%.

48. Thủ tục tặng Danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú - 093117

48.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;

Lý do: Chưa có quy định về số lượng hồ sơ.

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

48.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Đưa nội dung quy định số lượng hồ sơ đề nghị khen là 01 bộ hồ sơ gốc vào Thông tư số 01/2007/TT-VPCP.

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

48.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 555.702.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 388.808.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 166.894.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.

49. Thủ tục tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú - 097400

49.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;

Lý do: Chưa có quy định về số lượng hồ sơ.

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

49.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Đưa nội dung quy định số lượng hồ sơ đề nghị khen là 01 bộ hồ sơ gốc vào Thông tư số 01/2007/TT-VPCP.

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

49.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 226.644.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 158.576.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 68.068.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.

50. Thủ tục tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú - 097416

50.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;

Lý do: Chưa có quy định về số lượng hồ sơ..

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

50.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Đưa nội dung quy định số lượng hồ sơ đề nghị khen là 01 bộ hồ sơ gốc vào Thông tư số 01/2007/TT-VPCP.

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

50.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 569.640.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 398.560.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 569.640.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.

51. Thủ tục tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú - 097428

51.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;

Lý do: Chưa có quy định về số lượng hồ sơ.

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

51.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Đưa nội dung quy định số lượng hồ sơ đề nghị khen là 01 bộ hồ sơ gốc vào Thông tư số 01/2007/TT-VPCP.

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

51.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 606.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 424.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 182.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.

52. Thủ tục tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước - 097438

52.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;

Lý do: Chưa có quy định về số lượng hồ sơ.

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

52.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Đưa nội dung quy định số lượng hồ sơ đề nghị khen là 01 bộ hồ sơ gốc vào Thông tư số 01/2007/TT-VPCP.

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

52.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 99.990.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 69.960.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 30.030.000đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.

53. Thủ tục khen thưởng Huân chương Lao động cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất - 097698

53.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 05 ngày làm việc và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

a) Về Mẫu báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

53.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Đưa nội dung quy định số lượng hồ sơ đề nghị khen là 01 bộ hồ sơ gốc vào Thông tư số 01/2007/TT-VPCP.

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 05 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

53.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 5.010.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.650.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.360.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27%.

54. Thủ tục tặng Huân chương Chiến Công cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất - 097729

54.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 05 ngày làm việc và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

54.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị sửa lại 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 05 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

54.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.032.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 740.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 292.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28%.

55. Thủ tục tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc đột xuất - 097758

55.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 05 ngày làm việc và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

55.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị sửa lại 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 05 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

55.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 39.360.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 27.388.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 11.972.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.

56. Thủ tục khen thưởng Huân chương Lao động cho tập thể, cá nhân về phong trào thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề - 097764

56.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc (trường hợp trình khen với số lượng từ 50 cá nhân, tập thể trở lên thì thời gian là 20 ngày) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

56.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương sửa lại 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 05 ngày làm việc (trường hợp trình khen với số lượng từ 50 cá nhân, tập thể trở lên thì thời gian là 20 ngày) đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

56.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 162.192.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 54.808.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 107.384.000đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66%.

57. Thủ tục khen thưởng Huân chương Chiến công cho tập thể, cá nhân có thành tích thi đua theo đợt hoặc chuyên đề - 097982

57.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ gốc là không cần thiết và không hợp lý.

b) Về thời gian thực hiện thủ tục

Quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho đối tượng trình khen. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ...) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

57.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương sửa lại 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 05 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

57.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.764.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.272.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 492.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28%.

58. Thủ tục tặng Cờ thi đua của Chính phủ về thành tích thi đua theo đợt hoặc chuyên đề - 098054

58.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bổ sung quy định có xác nhận môi trường và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) đưa vào Mẫu báo cáo thành tích.

Trong quá trình thực hiện, bãi bỏ yêu cầu phải xin xác nhận này đối với các tập thể, cá nhân để đưa vào thành phần hồ sơ.

Lý do: Xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) là cần thiết. Nội dung này vẫn được Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương yêu cầu thực hiện trên thực tế, nhưng nội dung này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

b) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

c) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ xin hiệp y) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

d) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

58.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung quy định đưa nội dung có xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu có) và đưa vào Mẫu báo cáo thành tích vào Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng.

b) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị tặng thưởng Cờ Thi đua của Chính phủ 01 bộ hồ sơ;

c) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

d) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

58.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 18.300.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 8.350.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 9.950.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 54%.

59. Thủ tục tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích thi đua theo đợt hoặc chuyên đề - 098071

59.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bổ sung quy định có xác nhận môi trường và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) đưa vào Mẫu báo cáo thành tích.

Trong quá trình thực hiện, bãi bỏ yêu cầu phải xin xác nhận này đối với các tập thể, cá nhân để đưa vào thành phần hồ sơ.

Lý do: Xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) là cần thiết. Nội dung này vẫn được Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương yêu cầu thực hiện trên thực tế, nhưng nội dung này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

b) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

c) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (trường hợp trình khen với số lượng từ 50 cá nhân, tập thể trở lên thì thời gian là 20 ngày) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tồn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

d) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

59.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị tặng thưởng Bằng khen 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định (trường hợp trình khen số lượng từ 50 cá nhân, tập thể trở lên thời gian kéo dài 20 ngày). Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

59.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa 476.532.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 229.152.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 247.3 80.000đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52%.

60. Thủ tục tặng Huân chương Sao Vàng cho cá nhân có quá trình cống hiến - 098083

60.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 30 ngày) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

60.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ tặng Huân chương 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

60.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.208.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.768.000

đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 440.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.

61. Thủ tục tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho cá nhân có quá trình cống hiến - 098098

61.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 30 ngày) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

61.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ tặng Huân chương 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

61.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 34.542.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 25.194.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 9.348.000đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27%.

62. Thủ tục tặng thưởng Huân chương độc lập cho cá nhân có quá trình cống hiến - 098111

62.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ xin hiệp y) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

62.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ tặng Huân chương 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

62.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 296.940.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 218.412.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 78.527.500đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26%.

63. Thủ tục khen thưởng Huân chương Lao động cho cá nhân có quá trình cống hiến - 098132

63.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ xin hiệp y) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

63.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ tặng Huân chương 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

63.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 943.152.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 708.968.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 234.184.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%.

64. Thủ tục khen thưởng Huân chương Lao động cho tập thể, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài - 098159

64.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bổ sung quy định có xác nhận môi trường và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) đưa vào Mẫu báo cáo thành tích.

Trong quá trình thực hiện, bãi bỏ yêu cầu phải xin xác nhận này đối với các tập thể, cá nhân để đưa vào thành phần hồ sơ.

Lý do: Xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) là cần thiết. Nội dung này vẫn được Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương yêu cầu thực hiện trên thực tế, nhưng nội dung này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

b) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

c) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ hiệp y) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

d) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương), Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

64.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung quy định đưa nội dung có xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có )và đưa vào Mẫu báo cáo thành tích vào Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng.

b) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương 01 bộ hồ sơ;

c) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

d) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

64.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.924.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.326.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.598.000đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66%.

65. Thủ tục khen thưởng Huân chương Hữu nghị cho tập thể, cá nhân người nước ngoài - 098169

65.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ hiệp y) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

65.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ tặng Huân chương 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

65.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 81.144.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 58.512.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 22.632.000đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28 %.

66. Thủ tục khen thưởng Huy chương Hữu nghị cho cá nhân người nước ngoài - 098463

66.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ hiệp y) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan,

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

c) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

66.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ Huy chương là 01 bộ hồ sơ;

b) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

c) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

66.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 65.856.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 47.488.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 18.368.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28%.

67. Thủ tục tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể, cá nhân người nước ngoài - 098471

67.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bổ sung quy định có xác nhận môi trường và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) đưa vào Mẫu báo cáo thành tích.

Trong quá trình thực hiện, bãi bỏ yêu cầu phải xin xác nhận này đối với các tập thể, cá nhân để đưa vào thành phần hồ sơ.

Lý do: Xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) là cần thiết. Nội dung này vẫn được Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương yêu cầu thực hiện trên thực tế, nhưng nội dung này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

b) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

c) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ hiệp y) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

d) Về Mẫu Báo cáo thành tích

Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

67.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung quy định đưa nội dung có xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) và đưa vào Mẫu báo cáo thành tích vào Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng.

b) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị tặng thưởng Bằng khen 01 bộ hồ sơ;

c) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

d) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

67.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 323.076.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 109.174.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 213.902.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66%.

68. Thủ tục khen thưởng Huân chương Độc lập cho tập thể về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị - 028558

68.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện đề thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bổ sung quy định có xác nhận môi trường và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) đưa vào Mẫu báo cáo thành tích.

Trong quá trình thực hiện, bãi bỏ yêu cầu phải xin xác nhận này đối với các tập thể, cá nhân để đưa vào thành phần hồ sơ.

Lý do: Xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) là cần thiết. Nội dung này vẫn được Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương yêu cầu thực hiện trên thực tế, nhưng nội dung này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

b) Về số lượng hồ sơ

Giảm số lượng hồ sơ xuống còn 01 bộ;

Lý do: Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007, yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết.

c) Về thời gian giải quyết thủ tục

Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 10 ngày làm việc (quy định hiện tại là 15 ngày và 30 ngày đối với hồ sơ hiệp y) và xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan.

Lý do: Để thống nhất các quy định về ngày làm việc và giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Việc không quy định thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan (như thời gian xin ý kiến hiệp y hay thời gian trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước) dẫn đến tình trạng thủ tục trình khen kéo dài, tốn thời gian chờ đợi của đối tượng. Do đó, xác định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan là rất cần thiết và phải có sự phối hợp thống nhất, Bộ Nội vụ (Ban TĐKTTW) không tự đề xuất thời gian được.

d) Về Mẫu Báo cáo thành tích

- Pháp lý hóa Mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức đề nghị khen thưởng.

68.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung quy định đưa nội dung có xác nhận môi trường, bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có )và đưa vào Mẫu báo cáo thành tích vào Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng.

b) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ mục 4, phần III quy định về hồ sơ đề nghị phong tặng Huân chương sửa lại 01 bộ hồ sơ;

c) Sửa khoản 5, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về quy định thời gian thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc. Bổ sung quy định về thời gian giải quyết của các cơ quan liên quan vào Điều này hoặc Điều mới trong Nghị định.

d) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

68.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 20.760.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 8.840.000

đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 11.920.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 57%.

69. Thủ tục cấp Giấy phép mới sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự - 028785

69.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về yêu cầu, điều kiện

- Bãi bỏ điều kiện người đứng đầu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự “phải có năng lực hiểu biết về pháp luật” và “có kinh nghiệm tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông” là chưa phù hợp và không cần thiết.

Lý do: các điều kiện nêu trên là chưa rõ ràng. Trong khi điều kiện 2 đã đặt ra người đứng đầu doanh nghiệp phải tốt nghiệp đại học thì yêu cầu “có năng lực hiểu biết về pháp luật” là không cần thiết, vì người đã tốt nghiệp đại học hầu hết đã được đào tạo pháp luật đại cương và có khả năng nhận thức về pháp luật.

Về kinh nghiệm của người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì khó có thể xác định qua một thời gian cụ thể. Hơn nữa, điều kiện này cũng có thể là một cản trở đối với doanh nghiệp xin cấp phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự, nếu người đứng đầu doanh nghiệp chưa có đủ 05 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

b) Về mức phí và lệ phí

Bổ sung quy định về mức lệ phí cấp phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự (MMDS).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về mức lệ phí cấp giấy phép cụ thể, chỉ quy định là có lệ phí.

69.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

Sửa điểm b khoản 1 Mục II và Khoản 6 Mục II Thông tư 08/2008/TT-BNV ngày 17/11/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.

72.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 972.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 103.875 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 868.625 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 89 %.

70. Thủ tục thay đổi, bổ sung nội dung danh mục đã được cấp phép - 029119

70.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về mức phí và lệ phí

Bổ sung quy định về mức lệ phí cấp phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự (MMDS).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về mức lệ phí cấp giấy phép cụ thể, chỉ quy định là có lệ phí.

70.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2008/TT-BNV ngày 17/11/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.

70.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 552.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 367.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 185.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33 %.

71. Thủ tục Cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự trong trường hợp giấy phép bị mất-028980

71.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về mức phí và lệ phí

Bổ sung quy định về mức lệ phí cấp phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự (MMDS).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về mức lệ phí cấp giấy phép cụ thể, chỉ quy định là có lệ phí.

71.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2008/TT-BNV ngày 17/11/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.

71.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 230.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 203.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 27.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12 %.

72. Thủ tục Cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự trong trường hợp giấy phép bị rách, nát-028960

72.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về mức phí và lệ phí

Bổ sung quy định về mức lệ phí cấp phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự (MMDS).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về mức lệ phí cấp giấy phép cụ thể, chỉ quy định là có lệ phí.

72.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2008/TT-BNV ngày 17/11/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.

72.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 457.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 272.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 456.728 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40 %.

73. Thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự trong trường hợp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh- 029007

73.1 Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về mức phí và lệ phí

Bổ sung quy định về mức lệ phí cấp phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự (MMDS).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về mức lệ phí cấp giấy phép cụ thể, chỉ quy định là có lệ phí.

73.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2008/TT-BNV ngày 17/11/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.

73.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 605.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 325.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 280.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 46 %.

74. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự- 028554

74.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về mức phí và lệ phí

Bổ sung quy định về mức lệ phí cấp phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự (MMDS).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về mức lệ phí cấp giấy phép cụ thể, chỉ quy định là có lệ phí.

74.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2008/TT-BNV ngày 17/11/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.

74.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.023.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 698.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 325.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32 %.

75. Cấp Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự-028784

75.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về mức phí và lệ phí

Bổ sung quy định về mức lệ phí cấp phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự (MMDS).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về mức lệ phí cấp giấy phép cụ thể, chỉ quy định là có lệ phí.

75.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2008/TT-BNV ngày 17/11/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.

75.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.023.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 698.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 325.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32 %.

76. Thủ tục cấp lại giấy phép sản xuất, kinh doanh mật mã dân sự khi giấy phép cũ hết hạn-029049

76.1 Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Bãi bỏ thủ tục này.

Lý do: Tại thủ tục cấp mới giấy phép sản xuất kinh doanh sản phẩm MMDS đã bãi bỏ thời hạn có hiệu lực của giấy phép. Do đó, thủ tục này sẽ không phát sinh hồ sơ trên thực tế và sự tồn tại của nó là không còn cần thiết.

76.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung)

Bãi bỏ khoản 6, mục II Thông tư số 08/2008/TT-BNV ngày 17/11/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.

76.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 193.700 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 193.700 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100 %.

77. Thủ tục Thu hồi giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự-090226

77.1 Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về mức phí và lệ phí

Bổ sung quy định về mức lệ phí cấp phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự (MMDS).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về mức lệ phí cấp giấy phép cụ thể, chỉ quy định là có lệ phí.

77.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2008/TT-BNV ngày 17/11/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.

77.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

78. Thủ tục Giải quyết khiếu nại lần đầu-101955

78.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về thời gian thực hiện thủ tục

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính: Bổ sung quy định về việc nhận đơn trong thời hạn 30 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn 45 ngày) kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 Khoản 7 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004. Khoản 12 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005).

- Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: Bổ sung quy định về việc nhận đơn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (Điều 54 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Khoản 8 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004).

Lý do: Trên thực tế đang thực hiện nhưng chưa được luật hóa trong Luật Khiếu nại, tố cáo.

78.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

- Bổ sung vào Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Khoản 7 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004, Khoản 12 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định về thời hạn nêu trên, cụ thể như sau:

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính: Bổ sung quy định về việc nhận đơn trong thời hạn 30 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn 45 ngày) kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

- Bổ sung vào Điều 54 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Khoản 8 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004 quy định về thời hạn nêu trên, cụ thể như sau:

Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: Bổ sung quy định về việc nhận đơn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

78.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 336.923.782 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 336.923.782 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0 %.

79. Thủ tục Giải quyết khiếu nại lần hai-101961

79.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về thời gian thực hiện thủ tục

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính: Bổ sung quy định về việc nhận đơn trong thời hạn 30 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn 45 ngày) kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 Khoản 7 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004. Khoản 12 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005).

- Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: Bổ sung quy định về việc nhận đơn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (Điều 54 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Khoản 8 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004).

Lý do: Trên thực tế đang thực hiện nhưng chưa được luật hóa trong Luật Khiếu nại, tố cáo.

79.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

- Bổ sung vào Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Khoản 7 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004, Khoản 12 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định về thời hạn nêu trên, cụ thể như sau:

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính: Bổ sung quy định về việc nhận đơn trong thời hạn 30 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn 45 ngày) kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

- Bổ sung vào Điều 54 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Khoản 8 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2004 quy định về thời hạn nêu trên, cụ thể như sau:

Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: Bổ sung quy định về việc nhận đơn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

79.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 762.271 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 762.271 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0 %.

80. Thủ tục tiếp công dân-101967

80.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục

Bổ sung quy định “Khi xuất trình giấy tờ tùy thân, trường hợp là người được ủy quyền hoặc người đại diện xuất trình giấy tờ về việc được ủy quyền hoặc đại diện theo quy định của pháp luật”.

Lý do: Yêu cầu, điều kiện theo quy định hiện tại không đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Do đó, cần bổ sung quy định nêu trên đối với trường hợp là người được ủy quyền hoặc đại diện đến làm việc với cơ quan hành chính nhà nước về các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo.

80.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi, bổ sung):

Bổ sung vào Điều 78 Luật Khiếu nại, tố cáo; Điều 48 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo nội dung sau đây:

“Công dân đến khiếu nại, tố cáo phải xuất trình giấy tờ tùy thân (trường hợp là người được ủy quyền hoặc người đại diện phải xuất trình giấy tờ về việc được ủy quyền hoặc đại diện theo quy định của pháp luật) trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình và ký xác nhận những nội dung đã trình bày”.

80.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 96.913.318 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 96.913.318 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0 %.

II. Các thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Thủ tục tuyển dụng viên chức-028383

1.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Tên của thủ tục

Khoản 1 điều 6 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định: “Việc tuyển dụng viên chức quy định tại Nghị định này thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển”. Tuy nhiên, nội dung của thủ tục và toàn bộ các yêu cầu và quá trình thực hiện việc thi tuyển. Do vậy, cần thay đổi tên của thủ tục để phù hợp.

b) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định sau đây về thành phần hồ sơ: “Có đủ bản sao có công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền các văn bằng, chứng chỉ và bảng kết quả học tập...”

Lý do: Quy định về hồ sơ này là không cần thiết, vì để xác thực bản sao thì công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản gốc với bản sao là đủ. Trong khi đó, nếu đặt ra yêu cầu này sẽ làm cho cá nhân mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực bằng cấp chuyên môn.

c) Về phí và lệ phí

Cần điều chỉnh mức phí và lệ phí cho phù hợp.

Lý do: Với mức phí thu quy định tại Thông tư liên tịch số 101/2003/TTLT- BTC-BNV ngày 29/10/2003 của liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức thì trong nhiều trường hợp, phí thu được không đủ để phục vụ cho kỳ thi.

d) Về Mẫu đơn đăng ký dự tuyển viên chức:

- Sửa tên “Mẫu đơn đăng ký dự tuyển viên chức” thành “Đơn đăng ký dự tuyển viên chức” cho phù hợp với mục đích của đối tượng thực hiện thủ tục và nội dung thủ tục.

- Bỏ mục “Quê quán” của người đăng ký dự tuyển vì trong Bản khai lý lịch đã thể hiện đầy đủ các thông tin của người đăng ký dự tuyển.

- Sửa mục “Hộ khẩu thường trú” thành “Nơi đăng ký địa chỉ thường trú”.

- Thay cụm từ “cán bộ, công chức” thành cụm từ “viên chức” cho phù hợp với tên gọi của đơn.

đ) Về yêu cầu, điều kiện:

- Sửa quy định “Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ” thành “Có đủ năng lực hành vi dân sự từ đủ 18 tuổi trở lên”.

Lý do: Để phù hợp với quy định tại Khoản 1 điều 21 Pháp lệnh về người tàn tật số 06/1998/PL-UBTVQH10 ngày 30/7/1998: “Cơ quan hành chính, sự nghiệp không được từ chối nhận người tàn tật vào làm việc khi người tàn tật đó đủ tiêu chuẩn để được tuyển chọn làm công việc phù hợp mà cơ quan có nhu cầu tuyển dụng”.

- Bãi bỏ quy định: “Cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên” được cộng điểm ưu tiên khi tuyển dụng.

Lý do: Khoản 1 điều 63 Luật cán bộ, công chức năm 2009 quy định: “Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, điều lệ của tổ chức có liên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”.

Khoản 2 điều 63 Luật cán bộ, công chức năm 2009 quy định: “Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển”.

Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Luật cán bộ, công chức là những người đã được tuyển dụng và nếu cán bộ, công chức cấp xã có nguyện vọng chuyển sang làm việc tại đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì không phải tham gia thi tuyển. Nếu vẫn giữ quy định như tại khoản 1 điều 1 Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì cán bộ, công chức cấp xã chỉ là đối tượng được ưu tiên cộng 10 điểm trong thi tuyển hoặc xét tuyển vào các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

1.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung):

a) Đổi tên thủ tục thành Thi tuyển viên chức cho phù hợp với nội dung thống kê, rà soát của thủ tục.

b) Bãi bỏ quy định tại điểm 3.3 khoản 3 mục 1 phần II Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

(Chỉ thực hiện theo quy định tại Điểm a khoản 1 mục I Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước: “Các bản chụp văn bằng, chứng chỉ và bản chụp các giấy tờ liên quan khác trong hồ sơ dự tuyển không phải công chức hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền”).

c) Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 101/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 29/10/2003 của liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức và đề nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể, phù hợp.

d) Sửa đổi các nội dung Mẫu đơn đăng ký dự tuyển viên chức hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

đ) Thay nội dung quy định của điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước từ “Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ” thành “Có đủ năng lực hành vi dân sự từ đủ 18 tuổi trở lên”.

Bãi bỏ nội dung “Cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên” được quy định tại khoản 1 điều 1 Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 20.082.518.730 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 16.625.543.706 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 3.456.975.024 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17 %.

2. Thủ tục tuyển dụng công chức dự bị-094089

2.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Bãi bỏ thủ tục Tuyển dụng công chức dự bị do hiện nay Luật Cán bộ, công chức năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 không có quy định về công chức dự bị.

Do đó, nội dung của thủ tục này không còn phù hợp và cần bãi bỏ.

2.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung):

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính này là các văn bản: Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003; Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; Thông tư số 08/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; Thông tư số 06/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị và hướng dẫn bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị đã hết hiệu lực thi hành sau khi Luật Cán bộ, công chức năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.

Do đó, không có văn bản cần hủy bỏ hay sửa đổi, bổ sung.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 755.891 đồng/năm.

(Chỉ tiêu biên chế để thực hiện chế độ công chức dự bị được giao trong một vài năm gần đây và tính đến thời điểm hiện tại số liệu này vẫn chưa được giải mật nên Bộ Nội vụ chưa có số liệu để có thể tính toán được chi phí. Vì vậy, Bộ Nội vụ giả định đối tượng thực hiện thủ tục là 01.)

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/ năm.

- Chi phí tiết kiệm: 755.891 đồng/ năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100 %.

3. Thủ tục Chấp thuận việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng: Lễ hội được tổ chức lần đầu; được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn; được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về mặt nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống - 028754

3.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại “30 ngày làm việc” (quy định hiện nay là “10 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

3.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 5 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Những lễ hội tín ngưỡng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, trước khi tổ chức ít nhất 30 ngày, người tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 5 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Chưa tính toán được chi phí cụ thể do chưa có hồ sơ của thủ tục phát sinh trên thực tế.

4. Thủ tục Công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - 028755

4.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Giảm xuống “45 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “60 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

4.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 8 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức đã đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.”

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung điểm b khoản 3 Điều 35 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định công nhận tổ chức tôn giáo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 5.975.100 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.423.100 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.552.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 43 %.

5. Thủ tục Chấp thuận việc thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở- 028756

5.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Rút ngắn xuống còn “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “45 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

5.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có 01 văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.”

5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 114.500.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 77.700.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 36.800.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32 %.

6. Thủ tục Chấp thuận chia, tách tổ chức tôn giáo cơ sở-093205

6.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “45 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “45 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

6.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có 01 văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau;

“Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.”

6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Chưa tính toán được chi phí cụ thể do chưa có hồ sơ thủ tục phát sinh trên thực tế.

7. Thủ tục Chấp thuận việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở- 094715

7.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “45 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “45 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

7.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có 01 văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.”

7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Chưa tính toán được chi phí cụ thể do chưa có hồ sơ thủ tục phát sinh trên thực tế.

8. Thủ tục Đăng ký hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh-028757

8.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Rút ngắn xuống “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “45 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

8.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm từ “01 bộ” vào trước cụm từ “hồ sơ đăng ký” vào khoản 2 Điều 11 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Những hội đoàn tôn giáo không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, thì tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 4 Điều 11 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có ý kiến khác, thì hội đoàn được hoạt động theo nội dung đã đăng ký”.

8.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 7.938.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 5.730.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.208.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28 %.

9. Thủ tục Cấp đăng ký hoạt động cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động ở nhiều quận, huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi một tỉnh- 028758

9.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Rút ngắn xuống “45 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “60 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

9.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm “01 bộ” vào trước cụm từ “đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền” vào khoản 1 Điều 12 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Người đứng đầu dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có trách nhiệm gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 12 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác, trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

9.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 9.408.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 6.858.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.570.000 đồng/năm,

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27 %.

10. Thủ tục Chấp thuận mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo- 028759

10.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

10.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm “01 văn bản” vào trước cụm từ “đề nghị đến” vào khoản 1 Điều 15 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 văn bản đề nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp. Văn bản đề nghị nêu rõ tên lớp, địa điểm mở lớp, nhu cầu mở lớp, thời gian học, nội dung, chương trình, thành phần tham dự, danh sách giảng viên”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 2 Điều 15 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo”.

10.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 94.950.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 61.830.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 33.120.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35 %.

11. Thủ tục Đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử- 028760

11.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định bắt buộc phải có bản “Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đăng ký” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Bởi vì nội dung này đã được thể hiện trong Sơ yếu lí lịch,

b) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Rút ngắn xuống còn “15 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

11.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bãi bỏ điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 “Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đăng ký”.

b) Bổ sung cụm “01 bộ hồ sơ” vào trước cụm từ “đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” vào khoản 2 Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử của các chức sắc, nhà tu hành không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này”.

c) Sửa đổi, bổ sung nội dung điểm b khoản 5 Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ, và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có ý kiến khác, thì chức sắc, nhà tu hành không có ý kiến khác, thì chức sắc nhà tu hành được hoạt động tôn giáo theo chức danh đã được đăng ký”.

11.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 232.200.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 137.709.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 94.491.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 41 %.

12. Thủ tục Tiếp nhận Thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo- 028761

12.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Bổ sung quy định: sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

12.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm “01 văn bản” vào trước cụm từ “đến cơ quan quản lý nhà nước” vào Điều 17 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo khi cách chức, bãi nhiệm chức sắc thuộc quyền quản lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (01 văn bản) đến cơ quan quản lý nhà nước đã đăng ký quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do cách chức, bãi nhiệm, kèm theo văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm và các giấy tờ có liên quan”.

b) Bổ sung nội dung vào Điều 17 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời tổ chức tôn giáo”.

12.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 344.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 207.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 137.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40 %.

13. Thủ tục Chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở- 028763

13.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “15 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “15 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

13.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm “01 văn bản “ vào trước cụm từ “đề nghị đến cơ quan nhà nước” vào khoản 2 Điều 21 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi 01 văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó nêu rõ người tổ chức chủ trì hoạt động, dự kiến thành phần, số lượng người tham dự, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động, các điều kiện bảo đảm.”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 21 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.

13.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 27.373.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 18.742.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.631.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32 %.

14. Thủ tục Chấp thuận hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo không phải là tổ chức tôn giáo cơ sở, trung ương hoặc toàn đạo- 028764

14.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định bắt buộc phải có “Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo là công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo, cơ quan quản lý nhà nước cần phải tôn trọng công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo; báo cáo này không phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước. Đây là công việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, không phải là công việc của tổ chức tôn giáo

b) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Rút ngắn xuống còn “15 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “20 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

14.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 “Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo”.

b) Bổ sung cụm “01 bộ hồ sơ” vào trước cụm từ “đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” vào khoản 1 Điều 25 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Việc tổ chức hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định này, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hội nghị, đại hội”

c) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 25 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.

14.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 50.242.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 32.980.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 17.262.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34 %.

15. Thủ tục Chấp thuận các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một tỉnh hoặc nhiều tỉnh- 028765

15.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

15.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm “01 văn bản” vào trước cụm từ “đề nghị đến” vào khoản 1 Điều 26 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo khi tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 4 Điều 26 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với các cuộc lễ quy định tại khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.”

15.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 31.626.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 21.577.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 10.048.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32 %.

16. Thủ tục Chấp thuận việc cải tạo, nâng cấp xây dựng mới công trình tôn giáo - 028766

16.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định bắt buộc phải có “ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Nội dung này thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc phối hợp giải quyết hoạt động tôn giáo trên địa bàn.

b) Về số lượng hồ sơ:

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Quy định lại là “20 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “20 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

16.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bãi bỏ điểm d khoản 2 Điều 29 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 “ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh”. Bởi vì nội dung này thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc phối hợp giải quyết hoạt động tôn giáo trên địa bàn.

b) Bổ sung cụm từ “01 hồ sơ” vào trước cụm từ “xin cấp giấy phép” vào khoản 1 Điều 29 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Để cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc tôn giáo không thuộc quy định tại Điều 28 Nghị định này, hoặc xây dựng mới công trình kiến trúc tôn giáo, người phụ trách cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

c) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 29 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng cho cơ sở tôn giáo”.

16.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 196.020.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 126.480.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 69.540.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35 %.

17. Thủ tục Tiếp nhận thông báo tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một huyện của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo - 028767

17.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Bổ sung quy định: sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

17.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm “01 văn bản” vào trước cụm từ “trước 15 ngày” vào khoản 1 Điều 30 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (01 văn bản) trước 15 ngày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này về việc tổ chức quyên góp”.

b) Đề nghị bổ sung quy định về thời hạn trả lời vào Điều 30 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét và trả lời tổ chức tôn giáo;”.

17.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 27.373.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 18.742.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.631.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32 %.

18. Thủ tục Cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức có phạm vi hoạt động ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- 028768

18.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định bắt buộc phải có “bản tóm tắt giáo lý, giáo luật” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Bởi vì tổ chức tôn giáo đã gửi giáo lý, giáo luật rồi, việc tóm tắt nội giáo lý, giáo luật là không cần thiết.

b) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Rút ngắn xuống còn “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “45 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

18.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bãi bỏ nội dung “bản tóm tắt giáo lý, giáo luật” tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005.

b) Bổ sung cụm “01 hồ sơ” vào trước cụm từ “đăng ký đến” vào khoản 1 Điều 6 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Để được hoạt động tôn giáo, tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.”

c) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

18.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.083.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.755.070 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.327.930 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 43 %.

19. Thủ tục Công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh-092696

19.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thẩm quyền thực hiện thủ tục

Cần quy định trong Nghị định của Chính phủ việc UBND cấp tỉnh (căn cứ vào điều kiện cụ thể tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể) để ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Lý do: Giảm tải cho UBND cấp tỉnh đặc biệt là những tỉnh, thành phố lớn.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội, đề xuất tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về thời hạn giải quyết của thủ tục.

c) Về số lượng hồ sơ

Sẽ quy định cụ thể số lượng hồ sơ đảm bảo hợp lý cho việc xin phép công nhận Ban vận động thành lập hội trong văn bản hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (đề xuất 02 bộ hồ sơ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về số lượng hồ sơ.

d) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ yêu cầu bắt buộc phải có dự thảo Điều lệ Hội trong thành phần hồ sơ. Bởi vì dự thảo Điều lệ không trực tiếp phục vụ cho mục tiêu của thủ tục này. Thực tế hiện nay, sau khi được công nhận Ban Vận động thành lập Hội, Ban Vận động lại tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để xin phép thành lập Hội. Trong cả hai hồ sơ này đều có quy định dự thảo Điều lệ hội.

Lý do: Nội dung này đã được nêu đầy đủ, chi tiết trong dự thảo Điều lệ Hội, là một yếu tố trong thành phần hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

19.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

19.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.700.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 15.200.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 6.500.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33%.

20. Thủ tục Phê duyệt Điều lệ hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã-092706

20.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thẩm quyền thực hiện thủ tục

Cần ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện (căn cứ vào điều kiện cụ thể tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể) để ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Lý do: Giảm tải cho UBND cấp tỉnh đặc biệt là những tỉnh, thành phố lớn.

b) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ xin phê duyệt điều lệ hội trong văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (đề xuất 02 bộ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định về số lượng hồ sơ.

20.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

20.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 6.369.605 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.302.893 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 4.066.922 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 64%.

21. Thủ tục Cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã-092708

21.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

- Sẽ quy định cụ thể số lượng hồ sơ đảm bảo hợp lý cho việc xin phép thành lập hội trong các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (đề xuất 02 bộ hồ sơ).

b) Về thời gian xin gia hạn tổ chức đại hội

Cần quy định cụ thể về thủ tục, thời gian xin gia hạn tổ chức đại hội.

Lý do: Hiện nay việc quy định về thời gian xin gia hạn tổ chức đại hội là chưa có, dẫn đến khó xử lý trách nhiệm của hội. Do vậy, để đảm bảo chặt chẽ sẽ quy định cụ thể thời gian xin gia hạn tổ chức đại hội.

c) Về thẩm quyền thực hiện thủ tục

Cần ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện (căn cứ vào điều kiện cụ thể tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể) để UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Lý do: Để giảm tải cho UBND cấp tỉnh, nhất là các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển hơn và có nhiều hội được thành lập.

d) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định bắt buộc phải có Sơ yếu lý lịch của Trưởng Ban vận động thành lập Hội.

Lý do: Thành phần hồ sơ này đã có trong thủ tục công nhận Ban vận động thành lập hội.

21.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

21.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 42.805.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 18.200.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 24.605.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 57%.

22. Thủ tục Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã-092710

22.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thẩm quyền thực hiện thủ tục

Cần ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện (căn cứ vào điều kiện cụ thể tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể) để UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Lý do: Để giảm tải cho UBND cấp tỉnh, nhất là các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển hơn và có nhiều hội được thành lập.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh. Đề xuất là 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

c) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (02 bộ)

Lý do: Chưa có quy định về số lượng hồ sơ.

22.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

22.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 8.592.1451 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.546.713 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 6.045.436 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 70%.

23. Thủ tục Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã bị giải thể- 092804

23.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thẩm quyền thực hiện thủ tục

Cần ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện (căn cứ vào điều kiện cụ thể tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể) để UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Lý do: Để giảm tải cho UBND cấp tỉnh, nhất là các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển hơn và có nhiều hội được thành lập.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh. Đề xuất là 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

c) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (02 bộ)

Lý do: Chưa có quy định về số lượng hồ sơ.

23.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

23.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

24. Thủ tục Tự giải thể đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã-092812

24.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thẩm quyền thực hiện thủ tục

Cần ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện (căn cứ vào điều kiện cụ thể tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể) để UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Lý do: Để giảm tải cho UBND cấp tỉnh, nhất là các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển hơn và có nhiều hội được thành lập.

b) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (02 bộ).

Lý do: Chưa có quy định về số lượng hồ sơ.

24.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

24.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 6.417.672 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.968.797 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 4.448.875 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 69 %.

25. Thủ tục Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện; huyện và xã (nếu chưa có ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện)-092825

25.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể thành phần, nội dung và số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về các nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

25.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

25.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.664.050 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.466.713 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 197.337 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7%.

26. Thủ tục Thay đổi giấy phép thành lập hoặc công nhận điều lệ quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện; huyện và xã (nếu chưa có ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện)-093114

26.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi) bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể thành phần, nội dung và số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về các nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

26.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

26.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.092.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.912.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 180.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9%.

27. Thủ tục Cho phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện; huyện và xã (nếu chưa có ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện)-092915

27.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể thành phần, nội dung và số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về các nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

27.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

27.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.092.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.912.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 180.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9%.

28. Thủ tục Đình chỉ, thu hồi giấy phép thành lập quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện; huyện và xã (nếu chưa có ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện)-092926

28.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể thành phần, nội dung và số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về các nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

28.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

28.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

29. Thủ tục Đổi tên quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện; huyện và xã (nếu chưa có ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện)-093121

29.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể thành phần, nội dung và số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về các nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

29.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

29.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.310.882 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.198.118 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 112.764 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9%.

30. Thủ tục Quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện; huyện và xã (nếu chưa có ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện) bị giải thể-092964

30.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể thành phần, nội dung và số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về các nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

30.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

30.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

31. Thủ tục Tự giải thể đối với quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện; huyện và xã (nếu chưa có ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện)-093130

31.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể thành phần, nội dung và số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về các nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

31.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

31.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.227.089 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.001.561 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10%.

32. Thủ tục Đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở địa phương khác với nơi đặt trụ sở chính của quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh- 092995

32.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Cần quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 148/2007/NĐ-CP về thời hạn giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định cho phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Đề xuất tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

c) Về trình tự thực hiện thủ tục

Bãi bỏ việc quỹ phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi được phép đặt Văn phòng đại diện. Cơ quan quản lý nhà nước nơi quỹ đặt Văn phòng đại diện có trách nhiệm gửi đồng thời cho quỹ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền văn bản đồng ý cho quỹ được đặt Văn phòng đại diện.

Lý do: Cơ quan nhà nước vẫn đạt được mục tiêu quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho quỹ.

32.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ Về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

32.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.429.752 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.907.842 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 521.910 đồng/năm,

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21%.

33. Thủ tục Vận động quyên góp, vận động tài trợ của quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện; huyện và xã (nếu chưa có ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện)-093012

33.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Cần quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 148/2007/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

33.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

33.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.552.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.372.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 180.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12%.

34. Thủ tục Tạm đình chỉ quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện; huyện và xã (nếu chưa có ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện)-093025

34.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Cần quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 148/2007/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục.

34.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

34.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

35. Thủ tục Xin phép đặt văn phòng đại diện của hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh-092703

35.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thời hạn giải quyết

Cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định cho phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Đề xuất tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết để tạo điều kiện cũng như sự chủ động cho các hội.

b) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (02 bộ).

Lý do: Trong quy định hiện hành đã có quy định về thành phần và nội dung hồ sơ, tuy nhiên chưa quy định về số lượng bộ hồ sơ.

c) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ yêu cầu bắt buộc phải có số lượng hội viên của hội sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Lý do: Thành phần hồ sơ này không trực tiếp phục vụ mục đích của thủ tục. Cơ quan quản lý nhà nước hoàn toàn có thể nắm bắt được thông tin này trong quá trình quản lý.

d) Về trình tự thực hiện thủ tục

Bãi bỏ việc hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi được phép đặt Văn phòng đại diện. Cơ quan quản lý nhà nước nơi hội đặt Văn phòng đại diện có trách nhiệm gửi đồng thời cho hội và cơ quan nhà nước có thẩm quyền văn bản đồng ý cho hội được đặt Văn phòng đại diện.

Lý do: Biện pháp thay thế trên vừa đạt mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các hội.

35.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

35.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.429.752 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.851.460 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 578.292 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24 %.

36. Thủ tục tặng thưởng Bằng khen cấp tỉnh-099193

36.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

b) Về Mẫu báo cáo thành tích

- Pháp lý hóa mẫu Báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích đối với tập thể: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ và bỏ nội dung “Những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ” đối với Báo cáo thành tích cá nhân.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị khen thưởng.

36.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ.

b) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

36.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 104.225.940.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 66.732.120.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 37.493.820.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36 %.

37. Thủ tục tặng thưởng cờ thi đua cấp tỉnh-099225

37.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

b) Về Mẫu báo cáo thành tích.

- Pháp lý hóa Mẫu báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ các nội dung sau đây trong Báo cáo thành tích: Quá trình thành lập; Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức đề nghị khen thưởng.

37.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ.

b) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

37.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 5.726.700.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.836.700.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.890.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33 %.

38. Thủ tục tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh-099252

38.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

b) Về Mẫu báo cáo thành tích.

- Pháp lý hóa Mẫu báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

- Bỏ nội dung “Những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ” đối với Báo cáo thành tích cá nhân.

Lý do: Các nội dung này là không cần thiết, không liên quan trực tiếp tới quá trình xét khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cá nhân đề nghị khen thưởng.

38.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ.

b) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

38.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 19.089.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 13.356.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 5.733.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30 %.

39. Thủ tục tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc-099268

39.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

39.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ.

39.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 19.089.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 16.758.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.331.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12 %.

40. Thủ tục tặng Bằng khen cấp tỉnh theo đợt hoặc chuyên đề-099293

40.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

b) Về Mẫu báo cáo thành tích.

Pháp lý hóa Mẫu báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

40.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ.

b) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

40.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 497.620.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 400.600.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 87.020.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18 %.

41.Thủ tục tặng Cờ thi đua cấp tỉnh về thành tích thi đua theo đợt hoặc chuyên đề-099310

41.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu từ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

b) Về Mẫu báo cáo thành tích.

Pháp lý hóa Mẫu báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

41.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ.

b) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

41.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 572.670.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 502.740.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 69.930.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12 %.

42. Thủ tục tặng thưởng Bằng khen tỉnh về thành tích đột xuất-099323

42.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 02 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

b) Về Mẫu báo cáo thành tích.

Pháp lý hóa Mẫu báo cáo thành tích

Lý do: Hiện nay, Mẫu Báo cáo thành tích chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (hiện nay được quy định tại Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Do đó, cần được pháp lý hóa theo quy định.

42.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ.

b) Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ, quy định thêm về việc ban hành mẫu đơn báo cáo thành tích thay cho Công văn số 1668/BTĐKTTW-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

42.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 8.870.940.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 5.622.120.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 3.158.820.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36 %.

43. Thủ tục tặng thưởng Bằng khen cấp tỉnh về thành tích đối ngoại-099332

43.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 02 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

43.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ.

43.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.527.120.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.204.560.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 322.560.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21 %.

III. Các thủ tục hành chính cấp huyện

1. Thủ tục Đăng ký hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh- 028769

1.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Rút ngắn xuống còn “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “45 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

1.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm “01 bộ hồ sơ” vào trước cụm từ “đăng ký đến cơ quan nhà nước” vào khoản 2 Điều 11 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Người đứng đầu dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 12 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác, trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 6.834.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 5.190.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.644.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24 %.

2. Thủ tục Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động trong một quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh-028770

2.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Rút ngắn xuống còn “45 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “60 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

2.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm từ “01 bộ” vào trước cụm từ “hồ sơ hợp lệ” vào khoản 1 Điều 12 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“1. Người đứng đầu dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 12 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác, trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 6.564.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 5.178.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.386.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21%.

3. Thủ tục Tiếp nhận thông báo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành-028771

3.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ:

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục:

Bổ sung quy định: sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

3.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 văn bản” vào khoản 1 Điều 14 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo khi thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (01 văn bản) đến Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi đi chậm nhất 07 ngày kể từ ngày có quyết định thuyên chuyển”.

b) Bổ sung khoản 3 quy định về thời hạn trả lời vào Điều 18 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời tổ chức tôn giáo”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 297.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 206.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 91.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31 %.

4. Thủ tục Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành- 028772

4.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Rút ngắn xuống còn “15 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận đủ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng; giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

4.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 19 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo trước khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 19 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến khác, thì chức sắc, nhà tu hành có quyền hoạt động tôn giáo tại địa điểm đã đăng ký.”

4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 90.900.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 70.470.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 20.430.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22 %.

5. Thủ tục Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo- 028762

5.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

5.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 19 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo trước khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 19 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Sau 30 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến khác, thì chức sắc, nhà tu hành có quyền hoạt động tôn giáo tại địa điểm đã đăng ký.”.

5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.097.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.962.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.135.000 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37 %.

6. Thủ tục Chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở có sự tham gia của tín đồ trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh- 028773

6.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “15 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “15 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn

giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

6.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 văn bản” vào khoản 2 Điều 21 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi 01 văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó nêu rõ người tổ chức chủ trì hoạt động, dự kiến thành phần, số lượng người tham dự, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động, các điều kiện bảo đảm”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 21 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.

6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 61.500.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 44.475.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 17.025.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28 %.

7. Thủ tục Chấp thuận hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở-028774

7.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ quy định bắt buộc phải có “Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo cơ sở” trong thành phần hồ sơ.

Lý do: Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo là công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo, cơ quan quản lý nhà nước cần phải tôn trọng công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo; báo cáo này không phục vụ cho việc quản lý của cơ quan nhà nước.

Đây là công việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, không phải là công việc của tổ chức tôn giáo.

b) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

c) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “10 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “10 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

7.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 “Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo cơ sở”.

b) Bổ sung nội dung “01 bộ” vào khoản 1 Điều 23 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo cơ sở tổ chức hội nghị thường niên, đại hội có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra hội nghị, đại hội”.

c) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 23 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.

7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 102.150.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 53.370.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 48.780.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 48 %.

8. Thủ tục Chấp thuận các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh-028775

8.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “15 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “15 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

8.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 văn bản” vào khoản 1 Điều 26 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Tổ chức tôn giáo khi tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 23 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với các cuộc lễ quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.

8.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 29.770.335 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 21.514.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.255.835 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28 %.

9. Thủ tục Chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo - 028776

9.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

9.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 hồ sơ” vào khoản 1 Điều 27 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Chức sắc, nhà tu hành giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến giảng đạo, truyền đạo.”

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 27 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.

9.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 32.917.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 24.349.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.568.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26 %.

10. Thủ tục Tiếp nhận thông báo tổ chức quyên góp trong phạm vi một huyện của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo -028777

10.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Bổ sung nội dung quy định thời hạn trả lời là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Quy định lại là “15 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “15 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Hiện tại chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

10.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm “01 văn bản” vào trước cụm từ “trước 15 ngày” vào khoản 1 Điều 30 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (01 văn bản) trước 15 ngày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này về việc tổ chức quyên góp”.

b) Đề nghị bổ sung quy định về thời hạn trả lời vào Điều 30 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét và trả lời tổ chức tôn giáo.”

10.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 51.900.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 35.580.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 16.100.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31 %.

11. Thủ tục Công nhận Ban vận động thành Lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã-093134

11.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thẩm quyền thực hiện thủ tục

Cần quy định trong Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội việc ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện (căn cứ vào điều kiện cụ thể tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể) để ủy quyền cho UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Trong trường hợp UBND cấp huyện được ủy quyền như trên, đề xuất quy định các phòng chuyên môn của UBND cấp huyện (nơi được phân cấp) ra quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Lý do: Giảm tải cho UBND cấp tỉnh đặc biệt là những tỉnh, thành phố lớn.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội. Đề xuất tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

c) Về số lượng hồ sơ

Sẽ quy định cụ thể số lượng hồ sơ đảm bảo hợp lý cho việc xin phép công nhận Ban vận động thành lập hội trong văn bản hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (đề xuất 02 bộ hồ sơ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

d) Về thành phần hồ sơ

Bãi bỏ yêu cầu bắt buộc phải có dự thảo Điều lệ Hội trong thành phần hồ sơ. Bởi vì dự thảo Điều lệ không trực tiếp phục vụ cho mục tiêu của thủ tục này. Thực tế hiện nay, sau khi được công nhận Ban Vận động thành lập Hội, Ban Vận động lại tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để xin phép thành lập Hội. Trong cả hai hồ sơ này đều có quy định dự thảo Điều lệ hội.

Lý do: Nội dung này đã được nêu đầy đủ, chi tiết trong dự thảo Điều lệ Hội, là một yếu tố trong thành phần hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

11.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

11.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 10.650.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 7.500.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 3.150.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.

12. Thủ tục Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện và xã (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thực hiện)-093039

12.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

12.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

12.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.964.050 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.531.235 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 432.815 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%.

13. Thủ tục Cho phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện và xã (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thực hiện)- 092984

13.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

13.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

13.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.062.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.792.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 270.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13%.

14. Thủ tục Thay đổi giấy phép thành lập hoặc công nhận điều lệ quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện và xã (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thực hiện)-092845

14.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

14.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

14.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.062.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.792.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 270.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13%.

15. Thủ tục Đình chỉ, thu hồi giấy phép thành lập quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện và xã (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thực hiện)- 092940

15.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

15.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

15.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

16. Thủ tục Đổi tên quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện và xã (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thực hiện)-092948

16.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

16.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

16.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.348.118 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.145.354 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 202.764 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%.

17. Thủ tục Quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện và xã (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thực hiện) bị giải thể-093126

17.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

17.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

17.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

18. Thủ tục Vận động quyên góp, vận động tài trợ của quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện và xã (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thực hiện)-093144

18.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Quy định cụ thể trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thời gian giải quyết thủ tục của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

18.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

18.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.522.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.252.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 270.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18%.

19. Thủ tục Tạm đình chỉ quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện và xã (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thực hiện)-094655

19.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Quy định cụ thể trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thời gian giải quyết thủ tục của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

19.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

19.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Thủ tục này không phát sinh chi phí về phía tổ chức, công dân.

20. Thủ tục quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện và xã (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thực hiện) tự giải thể-093140

20.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Cần quy định cụ thể số lượng hồ sơ trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (02 bộ).

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

b) Về thời gian giải quyết thủ tục

Quy định cụ thể trong văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thời gian giải quyết thủ tục của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung trên, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

20.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

20.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 2.264.325 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.948.797 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 315.528 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14%.

21. Thủ tục tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị-099502

21.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

21.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

21.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 293.451.480.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 243.953.640.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 49.497.840.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17%.

22. Thủ tục tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến-099503

22.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

22.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

22.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 20.617.200.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 17.553.600.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 3.063.600.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15 %.

23. Thủ tục tặng danh hiệu thôn, ấp, bản, làng, khu phố văn hóa-099504

23.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

23.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

23.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.604.400.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 19.996.200.000đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.608.200.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12%.

24. Thủ tục tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở-099511

24.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

24.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

24.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 25.212.600.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 20.865.600.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 4.347.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17%.

25. Thủ tục tặng danh hiệu Lao động tiên tiến-099515

25.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

25.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

25.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 20.617.200.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 17.553.600.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 3.063.600.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15 %.

26. Thủ tục tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về thành tích thi đua theo đợt, chuyên đề-099521

26.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

26.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

26.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 19.586.340.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 16.675.920.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.910.420.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15 %.

27. Thủ tục tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về khen thưởng đối ngoại-099522

27.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

27.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

27.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.142.640.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 877.680.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 264.960. 000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23 %.

IV. Các thủ tục hành chính cấp xã

1. Thủ tục Tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo-028778

1.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Bổ sung nội dung quy định thời hạn trả lời là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Hiện tại chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

1.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm “01 văn bản “ vào trước cụm từ “với Ủy ban nhân dân xã...” vào khoản 2 Điều 4 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Những lễ hội tín ngưỡng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này trước khi tổ chức 15 ngày, người tổ chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) về thời gian, địa điểm, nội dung lễ hội và danh sách Ban Tổ chức lễ hội. Trong trường hợp do thiên tai, dịch bệnh hoặc an ninh, trật tự, việc tổ chức lễ hội có thể tác động xấu đến đời sống xã hội ở địa phương, thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và kịp thời thông báo lại với Ban Tổ chức lễ hội”.

b) Bổ sung quy định về thời hạn trả lời vào Điều 30 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét và trả lời Ban Tổ chức lễ hội.”

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 55.710.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 36.630.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 19.080.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34 %.

2. Thủ tục Đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở-028779

2.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định lại là “30 ngày làm việc” (quy định hiện tại là “30 ngày”), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Thống nhất cách hiểu về ngày giải quyết thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Nhà nước về cách tính ngày giải quyết thủ tục hành chính;

Bảo đảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tôn giáo;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

2.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm từ “01 văn bản đăng ký” vào trước cụm từ “hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra...” vào khoản 1 Điều 20 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Hàng năm trước ngày 15 tháng 10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi 01 văn bản đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã”.

b) Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 3 Điều 20 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Sau 30 ngày làm việc kể từ ngày nộp bản đăng ký hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến khác, thì tổ chức tôn giáo cơ sở được thực hiện hoạt động tôn giáo theo nội dung đã đăng ký”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 7.925.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 5.087.500.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.837.500.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36 %.

3. Thủ tục Đăng ký người vào tu-028780

3.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Bổ sung nội dung quy định thời hạn trả lời là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Hiện tại chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

3.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 bộ hồ sơ” vào khoản 1 Điều 22 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Người phụ trách cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký người vào tu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận người vào tu.”

b) Bổ sung khoản 3 quy định về thời hạn trả lời vào Điều 22 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời tổ chức tôn giáo”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 82.920.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 52.260.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 30.660.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37 %.

4. Thủ tục Tiếp nhận thông báo việc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình tôn giáo mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực công trình- 028781

4.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Bổ sung nội dung quy định thời hạn trả lời là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Hiện tại chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

4.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung nội dung “01 văn bản thông báo” vào Điều 28 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Khi sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc tôn giáo mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình, thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng, nhưng trước khi sửa chữa, cải tạo người phụ trách cơ sở tôn giáo phải gửi 01 thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại biết”.

b) Bổ sung khoản 2 quy định về thời hạn trả lời vào Điều 28 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời tổ chức tôn giáo”.

4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 58.900.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 40.700.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 18.200.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31 %.

5. Thủ tục Tiếp nhận thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trong phạm vi một xã-028782

5.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về số lượng hồ sơ

Quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ.

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Bổ sung nội dung quy định thời hạn trả lời là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Hiện tại chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

5.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

a) Bổ sung cụm từ “01 văn bản” vào trước cụm từ “trước 15 ngày” vào khoản 1 Điều 30 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (01 văn bản) trước 15 ngày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này về việc tổ chức quyên góp”.

b) Đề nghị bổ sung quy định về thời hạn trả lời vào Điều 30 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét và trả lời tổ chức tôn giáo.”

5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 18.553.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 12.820.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 5.733.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31 %.

6. Thủ tục Đăng ký sinh hoạt điểm nhóm Tin lành-093319

6.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

a) Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ

Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành chưa có quy định cụ thể về số lượng, thành phần hồ sơ mà cá nhân phải gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là mấy bộ, hồ sơ gồm những yêu cầu, nội dung gì, do vậy đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ; thành phần hồ sơ bao gồm: Đơn xin đăng ký sinh hoạt điểm nhóm; Giấy tờ cho thuê, mượn địa điểm để sinh hoạt điểm nhóm...

Lý do: Do hiện tại chưa có quy định thống nhất về thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ cần nộp.

b) Về thời hạn giải quyết thủ tục

Quy định thời hạn trả lời là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do:

Hiện tại chưa có quy định thống nhất về thời hạn giải quyết thủ tục.

6.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Soạn thảo, ban hành Thông tư hướng dẫn mục 7 Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg về một số công tác đối với đạo Tin lành về trình tự, thủ tục đăng ký điểm nhóm và công tác quản lý nhà nước đối với điểm nhóm của đạo Tin lành sau đăng ký. Trong thông tư, có hướng dẫn thành phần, số lượng hồ sơ và quy định thời hạn giải quyết của thủ tục là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 12.425.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 12.425.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0 %.

7. Thủ tục tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ chính trị-099570

7.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 2-3 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

7.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 139.293.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 117.735.750.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 21.557.250.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15 %.

8. Thủ tục tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích thi đua theo đợt hoặc chuyên đề-099583

8.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 2-3 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

8.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

8.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 20.617.200.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 17.553.600.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 3.063.600.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15 %.

9. Thủ tục tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích đột xuất-099582

9.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 2-3 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

9.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

9.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 8.357.580.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 6.566.670.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.790.910.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21 %.

10. Thủ tục tặng danh hiệu Gia đình văn hóa-099596

10.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hay yêu cầu/điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính)

Về số lượng hồ sơ

Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ (hiện tại chưa có quy định nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 2-3 bộ hồ sơ).

Lý do:

Số lượng 01 bộ hồ sơ là hợp lý.

10.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ những văn bản cần phải hủy bỏ/bãi bỏ/thay thế; sửa đổi bổ sung)

Sửa đổi Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

10.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 139.293.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 109.444.500.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 29.848.500.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21 %.