ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2481/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 18 tháng 11 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong việc rà soát, cập nhật, công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1699/TTr-SVHTTDL ngày 28/10/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông/bà Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2481/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
STT | Mã số | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Trang |
1 | T-BPC-265108-TT | Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể | Di sản văn hóa |
|
2 | T-BPC-265125-TT | Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể | Di sản văn hóa |
|
3 | T-BPC-265138-TT | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao. | Thể dục thể thao |
|
4 | T-BPC-265141 -TT | Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Karatedo. | Thể dục thể thao |
|
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể: mã số hồ sơ. T-BPC-265108-TT
- Trình tự thực hiện:
+ Cá nhân đề nghị xét tặng tự mình hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 06 (sáu) bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú.
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra về tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ theo quy định và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu có trong hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn để cá nhân lập hồ sơ hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền lập hồ sơ hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa.
+ Hội đồng cấp tỉnh thực hiện quy trình xét chọn, gửi báo cáo về kết quả xét chọn đến Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn đến cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị.
+ Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ thực hiện quy trình xét chọn, gửi báo cáo về kết quả xét chọn đến Hội đồng cấp Nhà nước và thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn tới Hội đồng cấp tỉnh đã gửi hồ sơ.
+ Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện quy trình xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”; gửi báo cáo xét chọn đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn tới Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định phong tặng và trao danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” của Chủ tịch nước.
- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
* Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” (theo mẫu);
* Các tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng và những đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể gồm: Băng đĩa hình, ảnh mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ; bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận hoặc quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen và các tài liệu khác liên quan.
+ Số lượng hồ sơ: 06 (sáu) bộ.
- Thời hạn giải quyết: Căn cứ theo Kế hoạch xét tặng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
+ Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
+ Có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.
+ Nghị định số ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 8 năm 2014.
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BẢN KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU |
|
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
1. Họ và tên (khai sinh):........................................................................ Nam, Nữ:………….
2. Tên gọi khác (nếu có):..................................................................................................
3. Ngày, tháng, năm sinh:.................................................................................................
4. Dân tộc:.......................................................................................................................
5. Nguyên quán:...............................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Hộ khẩu thường trú:.....................................................................................................
.......................................................................................................................................
7. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ:.........................................................................
.......................................................................................................................................
8. Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể.........................................................
9. Điện thoại nhà riêng:.......................................................... Di động:…………..…………..
10. Địa chỉ liên hệ:............................................................................................................
.......................................................................................................................................
11. Người liên hệ khi cần:.................................................................................................
.......................................................................................................................................
…………..…………..…………..Điện thoại:..........................................................................
12. Số lượng học trò đã truyền dạy được:........................................................................
13. Học trò tiêu biểu:
Họ và tên:........................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh:.......................................................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điện thoại nhà riêng:…………..…………..Di động:..............................................................
II. QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ VÀ THAM GIA THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:
(Kê khai về quá trình tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể (Học nghề từ ai, nay còn sống hay đã mất, địa chỉ, điện thoại của người đó (nếu có)); đã thực hành di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ như thế nào,...)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG NẮM GIỮ
Mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ:...........................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
IV. KHEN THƯỞNG
Kê khai thành tích khen thưởng từ trước đến nay
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
V. KỶ LUẬT
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và di sản văn hóa sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”./.
…………., ngày …… tháng …… năm……
| ………., ngày …… tháng ……. năm…… |
…………., ngày ….. tháng ……. năm…… |
2. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể: mã số hồ sơ. T-BPC-265125-TT
- Trình tự thực hiện:
+ Cá nhân đề nghị xét tặng tự mình hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 06 (sáu) bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú.
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra về tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ theo quy định và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kề từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu có trong hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn đề cá nhân lập hồ sơ hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền lập hồ sơ hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa.
+ Hội đồng cấp tỉnh thực hiện quy trình xét chọn, gửi báo cáo về kết quả xét chọn đến Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn đến cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị.
+ Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ thực hiện quy trình xét chọn, gửi báo cáo về kết quả xét chọn đến Hội đồng cấp Nhà nước và thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn tới Hội đồng cấp tỉnh đã gửi hồ sơ.
+ Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện quy trình xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”; gửi báo cáo xét chọn đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn tới Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định phong tặng và trao danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” của Chủ tịch nước.
- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
* Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, (theo mẫu);
* Các tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng và những đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể gồm: Băng đĩa hình, ảnh mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ; bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận hoặc quyết định, tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen và các tài liệu khác liên quan.
+ Số lượng hồ sơ: 06 (sáu) bộ.
- Thời hạn giải quyết: Căn cứ theo Kế hoạch xét tặng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 62/2014/NĐ- CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách cùa Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
+ Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
+ Có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.
+ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 8 năm 2014.
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BẢN KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU |
|
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
1. Họ và tên (khai sinh):....................................................................... Nam, Nữ:…………..
2. Tên gọi khác (nếu có):..................................................................................................
3. Ngày, tháng, năm sinh:.................................................................................................
4. Dân tộc:.......................................................................................................................
5. Nguyên quán:...............................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Hộ khẩu thường trú:.....................................................................................................
.......................................................................................................................................
7. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ:.........................................................................
.......................................................................................................................................
8. Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể.........................................................
9. Năm được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”:......................................................
10. Điện thoại nhà riêng:........................................................ Di động:…………..…………..
11. Địa chỉ liên hệ:............................................................................................................
.......................................................................................................................................
12. Người liên hệ khi cần:.................................................................................................
.......................................................................................................................................
…………..…………..…………..Điện thoại:..........................................................................
13. Số lượng học trò đã truyền dạy được:........................................................................
14. Học trò tiêu biểu:
Họ và tên:........................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh:.......................................................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điện thoại nhà riêng:…………..…………..Di động:..............................................................
II. QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ VÀ THAM GIA THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:
(Kê khai về quá trình tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể (được ai truyền dạy, nay còn sống hay đã mất, địa chỉ, điện thoại của người đó (nếu có)); đã thực hành di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ như thế nào,...)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG NẮM GIỮ
Mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ:...........................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
IV. KHEN THƯỞNG
Kê khai thành tích khen thưởng từ trước đến nay
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
V. KỶ LUẬT
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và di sản văn hóa sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”./.
…………., ngày …… tháng …… năm……
| ………., ngày …… tháng …… năm…… |
…………, ngày ….. tháng ……. năm…… |
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bắn súng thể thao: mã số hồ sơ. T-BPC-265138-TT
- Trình tự thực hiện:
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực giúp UBND cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
+ Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh, kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
+ Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
hoạt động thể thao; có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh. * Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
* Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh, bao gồm (Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu
+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ tập luyện:
* Có trường bắn phù hợp theo tiêu chuẩn quy định cho điều kiện chuyên môn chung của trường bắn và các tiêu chuẩn thêm riêng cho trường bắn ngoài trời cự ly 50 và cự ly 25m, trường bắn trong nhà 10m dành cho súng trường hơi và súng ngắn hơi, trường bắn trong nhà 10m bia di động, trường bắn đĩa bay, trường bắn đạn nhựa theo quy định cụ thể của Thông tư số 06/2014/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao.
* Âm thanh, tiếng ồn không vượt quá giới hạn cho phép về tiếng ồn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ hoặc tường bao quanh trường bắn và cửa ra vào của cơ sở thể thao.
* Súng thể thao phải được đăng ký và cấp giấy phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
* Có đồng hồ treo ở hai đầu tuyến bắn.
* Có phòng y tế, có cơ số thuốc và dụng cụ đảm bảo hoạt động sơ cứu ban đầu.
* Có kho cất giữ súng thể thao đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
* Có khu vực kiểm tra trang thiết bị tập luyện và thi đấu.
* Có khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh và khu vực để xe.
* Có sổ theo dõi quá trình sử dụng súng, đạn thể thao;
* Có sổ theo dõi người tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, thời gian tập luyện, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu súng thể thao đang sử dụng.
* Có bảng nội quy, bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng được tham gia tập luyện; quy định giờ tập luyện; các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, thi đấu.
* Có bảng hướng dẫn cách sử dụng súng thể thao; bảng trích dẫn quy định của pháp luật về trách nhiệm của vận động viên, huấn luyện viên và các cá nhân có liên quan trong việc sử dụng và bảo quản súng thể thao.
* Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
* Đảm bảo cho người tham gia tập luyện và thi đấu phải có quần áo, giầy, găng tay chuyên dụng theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam.
+ Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:
* Người đứng đầu cơ sở thể thao hoạt động Bắn súng thể thao phải có trình độ trung cấp thể dục thể thao trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn về bắn súng thể thao do Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam cấp, có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy;
Người bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử;
Người đang bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, cấm cư trú; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; người đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Người có tiền án mà chưa được xóa án tích về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng; người có tiền án mà chưa được xóa án tích về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người và các tội khác có liên quan trực tiếp tới ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
* Có huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn hoạt động chuyên môn bắn súng bảo đảm một trong các tiêu chuẩn sau:
Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên môn Bắn súng có đẳng cấp từ cấp I trở lên;
Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao môn Bắn súng từ bậc trung cấp trở lên;
Có chứng nhận chuyên môn về bắn súng thể thao do Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam cấp.
Mỗi huấn luyện viên, hướng dẫn viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không nhiều hơn 10 người/đợt.
* Có nhân viên bảo vệ kho, nơi cất giữ súng đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 18 tháng 10 năm 2013 quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao. Cụ thể như sau:
Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt;
Có đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao, được cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên chứng nhận;
Có chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao.
Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho người được giao bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
+ Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 16/2011/UBTVQH ngày 30 tháng 6 năm 2011. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.
+ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
+ Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Có hiệu lực từ ngày 20/5/2012.
+ Thông tư số 06/2014/TT-BVHTTDL ngày 04/6/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/8/2014.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Karatedo: mã số hồ sơ. T-BPC-265141-TT
- Trình tự thực hiện:
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực giúp UBND cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
+ Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
+ Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đương bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
* Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
* Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao; có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ tập luyện:
* Có sàn tập diện tích từ 60m2 trở lên; mặt sàn bằng phẳng, không trơn trượt;
* Mật độ tập luyện từ 3m2 trở lên trên 01 người tập;
* Điểm tập có ánh sáng tối thiểu là 200 lux;
* Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định, tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào của điểm tập;
* Có đủ cơ số thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu, khu vực thay đồ, gửi đồ, khu vực vệ sinh, để xe;
* Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
* Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
* Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện, ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, địa chỉ, thời gian theo học và lưu đơn xin học của từng người.
+ Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, thi đấu phải bảo đảm không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập. Mỗi võ sinh tập luyện phải có;
* Võ phục chuyên môn Karatedo;
* Găng tay màu xanh, găng tay màu đỏ;
* Bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu xanh; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu đỏ;
* Lămpơ.
+ Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:
* Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động môn Karatedo phải có huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn hoạt động chuyên môn Karatedo bảo đảm một trong các tiêu chuẩn sau: Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên Karatedo hoặc vận động viên Karatedo có đẳng cấp từ cấp II trở lên; có bằng cấp chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên; có Giấy chứng nhận chuyên môn Karatedo từ đai đen 2 đẳng trở lên do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Karatedo Việt Nam cấp.
* Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
+ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
+ Thông tư số 09/2013/TT-BVHTTDL ngày 26/11/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Karatedo. Có hiệu lực từ ngày 01/2/2014.
1 Xác nhận về cư trú, sự tuân thủ luật pháp và các quy định tại nơi cư trú.
2 Sau khi có biên bản lấy ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương nơi người đề nghị xét tặng đang cư trú hoặc của Hội nghề nghiệp.
3 Xác nhận về cư trú, sự tuân thủ luật pháp và các quy định tại nơi cư trú.
4 Sau khi có biên bản lấy ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương nơi người đề nghị xét tặng đang cư trú hoặc của Hội nghề nghiệp.
- 1 Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2016 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2016 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 1 Quyết định 2694/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 1992/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên
- 3 Quyết định 1878/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu
- 4 Quyết định 3278/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh
- 5 Quyết định 1688/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bạc Liêu
- 6 Quyết định 4912/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thể dục thể thao thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
- 7 Quyết định 4760/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Quảng cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
- 8 Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 9 Quyết định 46/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc rà soát, cập nhật, công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 10 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 11 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 4760/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Quảng cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 4912/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thể dục thể thao thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 1688/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bạc Liêu
- 4 Quyết định 3278/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh
- 5 Quyết định 1878/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu
- 6 Quyết định 2694/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
- 7 Quyết định 1992/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên
- 8 Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2016 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước