Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2482/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật T chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương, bao gồm các hồ, đập: Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới và đập Thảo Long.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Bãi bỏ Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương trong mùa lũ hàng năm.

3. Khi hồ Tả Trạch được cấp có thẩm quyền cho phép tích nước đến mực nước dâng bình thường thì vận hành theo các quy định của Quy trình này.

4. Các Quy trình vận hành của các hồ, đập quy định tại Điều 1 đã ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Quyết định này.

Điều 3. Các Bộ trưởng: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị quản lý, vận hành hồ và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
- Cục Quản lý tài nguyên nước;
- Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương;
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch;
- Công ty cổ phần Đầu tư HD;
- Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền;
- Công ty cổ phần thủy điện Miền Trung;
- Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Thừa Thiên Huế;
- Công ty cổ phần thủy điện Bitexco - Tả trạch;
- Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Thủy lợi 5;
- VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Cao Lục, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, Vụ TH, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

QUY TRÌNH

VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định s 2482/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Hàng năm, các hồ: Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền và A Lưới trên lưu vực sông Hương phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:

1. Trong mùa lũ:

a) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình hồ chứa: Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền và A Lưới, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm;

b) Góp phần giảm lũ cho hạ du;

c) Đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông và nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du;

d) Đảm bảo hiệu quả phát điện.

2. Trong mùa cạn:

a) Đảm bảo an toàn công trình;

b) Đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông và nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du;

c) Đảm bảo hiệu quả phát điện.

Điều 2. Mùa lũ, mùa cạn trong Quy trình này được quy định như sau:

1. Mùa lũ từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 15 tháng 12.

2. Mùa cạn từ ngày 16 tháng 12 đến ngày 31 tháng 8 năm sau.

Điều 3. Vận hành công trình xả của các hồ

Việc vận hành các công trình xả của các hồ chứa phải thực hiện theo đúng quy trình vận hành công trình xả đã được ban hành, nhằm đảm bảo ổn định cho hệ thống công trình đầu mối.

Điều 4. Các thông số kỹ thuật cơ bản của các hồ chứa

1. Hồ Tả Trạch:

- Cao trình mực nước lũ kiểm tra:                                   53,07 m;

- Cao trình mực nước lũ thiết kế:                                    50,00 m;

- Cao trình mực nước dâng bình thường:                       45,00 m;

- Cao trình mực nước chết:                                            23,00 m;

- Dung tích toàn bộ:                                                      646,00 triệu m3;

- Dung tích hữu ích:                                                       346,62 triệu m3;

- Dung tích phòng lũ:                                                     556,25 triệu m3;

2. Hồ Hương Điền:

- Cao trình mực nước lũ kiểm tra:                                   59,93 m;

- Cao trình mực nước lũ thiết kế:                                    58,17 m;

- Cao trình mực nước dâng bình thường:                       58,00 m;

- Cao trình mực nước chết:                                            46,00 m;

- Dung tích toàn bộ:                                                      820,66 triệu m3;

- Dung tích hữu ích:                                                       350,80 triệu m3;

3. Hồ Bình Điền:

- Cao trình mực nước lũ kiểm tra:                                   85,96 m;

- Cao trình mực nước lũ thiết kế:                                    85,16 m;

- Cao trình mực nước dâng bình thường:                       85,00 m;

- Cao trình mực nước chết:                                            53,00 m;

- Dung tích toàn bộ:                                                      423,68 triệu m3;

- Dung tích hữu ích:                                                       344,39 triệu m3;

4. Hồ A Lưới

- Cao trình mực nước lũ kiểm tra:                                   555,1 m;

- Cao trình mực nước dâng bình thường:                       553,0 m;

- Cao trình mực nước chết:                                            549,0 m;

- Dung tích toàn bộ:                                                      60,20 triệu m3;

- Dung tích hữu ích:                                                       24,40 triệu m3;

Chương II

VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA TRONG MÙA LŨ

Điều 5. Nguyên tắc vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du

1. Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước lũ kiểm tra để điều tiết lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn đối với các hồ Hương Điền và Bình Điền, trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.

2. Khi vận hành giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm không được gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở dưới hạ du hồ chứa.

3. Trong thời kỳ mùa lũ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Quy trình này, khi chưa tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du, mực nước các hồ chứa không được vượt mực nước cao nhất trước lũ được quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Quy trình này.

4. Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ; mực nước tại các trạm thủy văn; mực nước, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo tiếp theo để vận hành, điều tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.

5. Khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du phải đưa dần mực nước hồ về cao trình mực nước trước lũ quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Quy trình này.

Điều 6. Quy định mực nước vận hành hồ trong mùa lũ

1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên sông tại các trạm thủy văn được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ

Sông

Trạm thủy văn

Báo động I (m)

Báo động II (m)

Báo đng III (m)

Hương

Kim Long

1,0

2,0

3,5

Bồ

Phú Ốc

1,5

3,0

4,5

2. Mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2. Mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ

H

Tả Trạch

Hương Điền

Bình Điền

Từ 01 tháng 9 đến 31 tháng 10

Từ 01 tháng 11 đến 15 tháng 12

Mực nước hồ (m)

25,0

35,0

56,0

80,6

3. Mực nước đón lũ thấp nhất của các hồ khi tham gia giảm lũ cho hạ du được quy định tại Bảng 3.

Bảng 3. Mực nước đón lũ thấp nhất của các hồ

H

Tả Trạch

Hương Điền

Bình Điền

Từ 01 tháng 9 đến 31 tháng 10

Từ 01 tháng 11 đến 15 tháng 12

Mực nước hồ (m)

23,0

28,5

53,5

74,5

Điều 7. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với các hồ Tả Trạch và Bình Điền

1. Thẩm quyền quyết định ra lệnh vận hành hồ trong mùa lũ:

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ chủ động vận hành điều tiết, đảm bảo mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Quy trình này;

b) Khi xuất hiện các hình thế thời tiết quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc các tình huống mưa, lũ quy định tại Khoản 3, 4 và Khoản 5 Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc vận hành các hồ.

2. Vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ:

Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên phạm vi lưu vực sông Hương, vận hành các hồ như sau:

a) Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 3, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc vận hành các hồ như sau:

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Kim Long đang trên mức 1,7 m và nhỏ hơn mức báo động II thì vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ;

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Kim Long đang dưới mức 1,7 m, vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ để hạ dần mực nước hồ, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 3. Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Kim Long vượt mức 1,7 m và nhỏ hơn mức báo động II thì vận hành với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

b) Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 3, chủ hồ được phép vận hành điều tiết nước, nhưng phải đảm bảo mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 3;

c) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, căn cứ bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, nếu các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Hương, chủ hồ được phép vận hành điều tiết đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2.

3. Khi kết thúc quá trình vận hành điều tiết mực nước hồ để đón lũ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này mà các điều kiện để vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 4 Điều này chưa xuất hiện thì vận hành hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ và sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du khi có lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Vận hành giảm lũ cho hạ du:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Kim Long vượt mức báo động II, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định vận hành các hồ với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du nhưng phải bảo đảm mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường đối với hồ Bình Điền, cao trình mực nước lũ thiết kế đối với hồ Tả Trạch;

b) Khi mực nước hồ Bình Điền đạt đến mực nước dâng bình thường, hồ Tả Trạch đạt đến mực nước lũ thiết kế, vận hành điều tiết các hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.

5. Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Kim Long xuống dưới mức báo động I, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

b) Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Kim Long đạt mức 1,7 m, vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của các hồ.

6. Trong tình huống bất thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc vận hành các hồ Tả Trạch và Bình Điền.

Điều 8. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Hương Điền

1. Thẩm quyền quyết định ra lệnh vận hành hồ trong mùa lũ:

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ chủ động vận hành điều tiết đảm bảo mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Quy trình này;

b) Khi xuất hiện các hình thế thời tiết quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc các tình huống mưa, lũ quy định tại Khoản 3, 4 và Khoản 5 Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc vận hành hồ.

2. Vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ:

Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Hương, vận hành hồ như sau:

a) Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 3, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc vận hành như sau:

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phú Ốc đang trên mức 2,7 m và nhỏ hơn báo động II hoặc Trạm thủy văn Kim Long đang trên mức 1,7 m và nhỏ hơn báo động II thì vận hành điều tiết với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ;

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phú Ốc đang dưới mức 2,7 m và Trạm thủy văn Kim Long đang dưới mức 1,7 m, vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ để hạ dần mực nước hồ, nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 3. Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Phú Ốc vượt mức 2,7 m và nhỏ hơn báo động II hoặc mực nước tại Trạm Thủy văn Kim Long vượt mức 1,7 m và nhỏ hơn báo động II thì vận hành với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

b) Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 3, chủ hồ được phép vận hành điều tiết nước, nhưng phải đảm bảo mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 3;

c) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, căn cứ bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia nếu các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa lũ không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Hương, chủ hồ được phép vận hành điều tiết đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2.

3. Khi kết thúc quá trình vận hành điều tiết mực nước hồ để đón lũ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này mà các điều kiện để vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 4 Điều này chưa xuất hiện thì vận hành hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ và sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du khi có lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Vận hành giảm lũ cho hạ du:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phú Ốc hoặc Trạm thủy văn Kim Long vượt mức báo động II, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định vận hành hồ với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du nhưng phải đảm bảo mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường;

b) Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, vận hành điều tiết hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.

5. Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ:

a) Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phú Ốc và Trạm thủy văn Kim Long xuống dưới mức báo động I, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

b) Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Phú Ốc đạt mức 2,7 m hoặc Trạm thủy văn Kim Long đạt mức 1,7 m, vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

6. Trong tình huống bất thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc vận hành hồ Hương Điền.

Điều 9. Vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu và vận hành đập Thảo Long

1. Trong quá trình các hồ đang vận hành điều tiết giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy trình này, các cửa của đập Thảo Long phải ở trạng thái mở hoàn toàn.

2. Khi không tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du, hồ Tả Trạch phải thực hiện xả nước liên tục về hạ du sông Hương với lưu lượng không nhỏ hơn 4,6 m3/s. Trường hợp có yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiến Huế, các hồ phải phối hợp vận hành xả nước xuống hạ du theo yêu cầu.

Điều 10. Vận hành bảo đảm an toàn công trình

Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường đối với các hồ Hương Điền và Bình Điền, mực nước lũ thiết kế đối với hồ Tả Trạch, mà lũ đến hồ còn tiếp tục tăng và có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình, thực hiện chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo Quy trình vận hành của hồ được cấp có thẩm quyền ban hành.

Điều 11. Ngoài thời gian mùa lũ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Quy trình này, nếu Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia hoặc các đơn vị trực thuộc cảnh báo có khả năng xuất hiện lũ lớn hoặc có lũ đến hồ nhưng không dự báo được, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc vận hành các hồ Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền theo Quy trình này.

Điều 12. Tích nước cuối mùa lũ

1. Từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 hàng năm, căn cứ nhận định xu thế diễn biến thời tiết, thủy văn của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, nếu không xuất hiện hình thế thời tiết có khả năng gây mưa lũ trên lưu vực, chủ hồ Hương Điền và Bình Điền được phép chủ động ưu tiên tích nước để đưa dần mực nước hồ về mực nước dâng bình thường. Đối với hồ Tả Trạch, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét, quyết định việc tích nước để đưa dần mực nước hồ về mực nước dâng bình thường.

2. Trong thời gian các hồ tích nước theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Hương, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc vận hành các hồ như sau:

a) Vận hành hạ dần mực nước các hồ Tả Trạch và Bình Điền để đón lũ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 của Quy trình này nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2 và vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 của Quy trình này;

b) Vận hành hạ mực nước hồ Hương Điền để đón lũ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Quy trình này nhưng không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2 và vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 8 của Quy trình này;

c) Trong quá trình vận hành theo Điểm a, Điểm b Khoản này, căn cứ bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, nếu các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Hương, các hồ được vận hành tích nước theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du, nếu không có bản tin cảnh báo tiếp theo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia như quy định tại Khoản 2 Điều này, các hồ được phép tích nước theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Chương III

VẬN HÀNH CÁC HỒ TRONG MÙA CẠN

Điều 13. Nguyên tắc vận hành trong mùa cạn

1. Các hồ Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới và đập Thảo Long phải phối hợp vận hành đảm bảo duy trì mực nước thượng lưu đập Thảo Long để đáp ứng yêu cầu sử dụng nước, tiêu thoát nước và phòng, chống ngập úng.

2. Vận hành hồ theo các thời kỳ sử dụng nước trong mùa cạn và theo thời đoạn 10 ngày.

3. Trong thời gian vận hành các hồ chứa, căn cứ vào mực nước hồ hiện tại và dự báo dòng chảy đến hồ trung bình 10 ngày tới để điều chỉnh vận hành sao cho mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị tại các thời điểm quy định trong Phụ lục III của Quy trình này.

Điều 14. Các thời kỳ vận hành hồ chứa trong mùa cạn

1. Thời kỳ sử dụng nước gia tăng: Từ ngày 15 tháng 02 đến ngày 31 tháng 3 và từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 31 tháng 7.

2. Thời kỳ sử dụng nước bình thường: Bao gồm thời gian còn lại của mùa cạn.

Điều 15. Vận hành các hồ Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền trong thời kỳ sử dụng nước gia tăng

Hàng ngày, các hồ vận hành như sau:

1. Hồ Tả Trạch vận hành xả nước liên tục về hạ du sông Hương với lưu lượng không nhỏ hơn 4,6 m3/s và phải đảm bảo tổng lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn 20 m3/s.

2. Hồ Hương Điền vận hành xả nước xuống hạ du đảm bảo lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn 20 m3/s.

3. Hồ Bình Điền vận hành xả nước xuống hạ du đảm bảo lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn 15 m3/s.

Điều 16. Vận hành các hồ Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền trong thời kỳ sử dụng nước bình thường

Hàng ngày, các hồ vận hành như sau:

1. Hồ Tả Trạch vận hành xả nước liên tục về hạ du sông Hương với lưu lượng không nhỏ hơn 4,6 m3/s và phải đảm bảo tổng lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn 15 m3/s.

2. Hồ Hương Điền vận hành xả nước xuống hạ du đảm bảo lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn 15 m3/s.

3. Hồ Bình Điền vận hành xả nước xuống hạ du đảm bảo lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn 12 m3/s.

Điều 17. Vận hành hồ A Lưới trong mùa cạn

Hồ A Lưới vận hành xả nước liên tục qua đập về hạ du sông A Sáp với lưu lượng không nhỏ hơn 1,42 m3/s và vận hành xả nước về hạ du sông Bồ để góp phần bổ sung nước cho hồ Hương Điền.

Điều 18. Vận hành đập Thảo Long trong mùa cạn

Hàng ngày, đập Thảo Long phải vận hành điều tiết để đảm bảo duy trì mực nước tại đập như sau:

1. Từ 0,1 m đến 0,25 m đối với thời kỳ từ ngày 16 tháng 12 đến ngày 10 tháng 01 năm sau.

2. Từ 0,2 m đến 0,4 m đối với các thời kỳ: Từ ngày 11 tháng 01 đến ngày 14 tháng 02, từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 14 tháng 5 và từ ngày 01 tháng 8 đến ngày 31 tháng 8.

3. Từ 0,3 m đến 0,4 m đối với thời kỳ từ ngày 15 tháng 02 đến ngày 31 tháng 3.

4. Từ 0,3 m đến 0,5 m đối với thời kỳ từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 31 tháng 7.

Điều 19. Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 18 của Quy trình này, trường hợp, nếu có yêu cầu về bảo đảm độ mặn để nuôi trồng thủy sản dưới hạ du đập Thảo Long, an toàn đê điều, không gây ngập úng cho hạ du hồ Hương Điền hoặc đảm bảo duy trì mực nước của đập Thảo Long khi có triều cường, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định việc điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành các hồ, đập.

Điều 20. Vận hành bảo đảm mực nước hồ trong mùa cạn

1. Trong quá trình vận hành các hồ theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Quy trình này phải bảo đảm mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị tại các thời điểm quy định trong Phụ lục III của Quy trình này.

2. Trường hợp không bảo đảm giá trị mực nước hồ tại thời điểm tương ứng quy định trong Phụ lục III, căn cứ vào dự báo lưu lượng đến hồ trong 10 ngày tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan quyết định việc điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành hồ để bảo đảm mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị tại các thời điểm tiếp theo.

3. Trong trường hợp vào đầu mùa cạn mà mực nước các hồ không đạt giá trị quy định trong Phụ lục III, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan quyết định việc vận hành các hồ nhằm bảo đảm chậm nhất đến ngày 01 tháng 02 mực nước hồ đạt giá trị như quy định trong Phụ lục III.

Chương IV

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM, TỔ CHỨC VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều 21. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Trong mùa lũ:

a) Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 11 và Điều 12 của Quy trình này. Việc ban hành lệnh vận hành hồ theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 11 và Điều 12 của Quy trình này phải trước ít nhất 04 giờ tính đến thời điểm mở cửa xả đầu tiên, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường;

b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành hồ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi các hồ xả nước;

c) Khi ban hành lệnh vận hành hồ phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ; đồng thời thông báo cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế;

d) Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế để có biện pháp xử lý kịp thời;

đ) Khi nhận được thông báo lệnh vận hành từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện phải thông báo ngay tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khu vực hạ du bị ảnh hưởng, đồng thời chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thông báo để nhân dân biết và triển khai các biện pháp ứng phó;

e) Các lệnh, thông báo, chỉ đạo, kiến nghị, trao đổi có liên quan đến việc điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ: Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền giữa các cơ quan liên quan quy định tại Điểm a, b, c, d và Điểm đ Khoản này đều phải thực hiện bằng văn bản và được gửi qua fax hoặc chuyển bản tin bằng mạng vi tính hoặc đọc trực tiếp bằng điện thoại, sau đó văn bản gốc phải được gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu trên để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.

2. Trong mùa cạn:

Quyết định vận hành các hồ Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền khi xuất hiện mưa, lũ lớn ngoài thời gian mùa lũ quy định tại Quy trình này.

Điều 22. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giải thích công khai Quy trình này trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở địa phương để các cơ quan và nhân dân trên địa bàn hiểu, chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt và chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, lấy nước phù hợp với chế độ vận hành của các hồ theo quy định của Quy trình này nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước.

2. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy trình này đối với các đơn vị quản lý, vận hành hồ.

3. Chỉ đạo xây dựng phương án chủ động phòng, chống lũ, lụt và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với các tình huống lũ, lụt trên địa bàn. Quyết định việc vận hành các hồ Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền trong tình huống bất thường theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 và Khoản 6 Điều 8 của Quy trình này; đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại.

4. Chỉ đạo đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch thực hiện việc đảm bảo an toàn hồ Tả Trạch; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp số liệu, thông tin cho các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Quy trình này và thực hiện vận hành hồ theo đúng Quy trình này.

5. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai để chỉ đạo chống lũ cho hạ du trước khi hồ Tả Trạch xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối.

6. Chỉ đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Công ty TNHH MTV KTCTTL Thừa Thiên Huế) và các đơn vị quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thực hiện việc lấy nước phù hợp với thời gian, lịch vận hành của các hồ, đập theo quy định tại Quy trình này.

7. Chỉ đạo các địa phương có kế hoạch sử dụng nước phù hợp với quy định của Quy trình này.

8. Trường hợp do hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng hoặc có yêu cầu bất thường về sử dụng nước, lập kế hoạch, phương án, bao gồm cả việc sử dụng phần dung tích chết của các hồ nếu cần, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất chỉ đạo các hồ điều tiết xả nước cho hạ du.

9. Chỉ đạo đơn vị quản lý, vận hành các hồ Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền và đập Thảo Long điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành theo quy định tại Điều 19 của Quy trình này.

10. Chỉ đạo chủ hồ Tả Trạch lắp đặt camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực; lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa theo quy định.

Điều 23. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trong mùa lũ

1. Quyết định cảnh báo và chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với tình huống lũ, lụt ở hạ du trong trường hợp vượt quá khả năng xử lý của địa phương.

2. Đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hoặc xảy ra sự cố bất thường.

3. Quyết định việc vận hành các hồ trong tình huống đặc biệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Quy trình này.

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương

1. Chỉ đạo Công ty cổ phần Đầu tư HD, Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền và Công ty cổ phần thủy điện Miền Trung thực hiện việc đảm bảo an toàn các hồ Hương Điền, Bình Điền và A Lưới.

2. Chỉ đạo, đôn đốc Công ty cổ phần Đầu tư HD, Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền và Công ty cổ phần thủy điện Miền Trung vận hành giảm lũ và vận hành điều tiết nước cho hạ du theo quy định của Quy trình này; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp số liệu, thông tin cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Quy trình này; lắp đặt hệ thống báo động, thông tin đến các hộ dân vùng hạ lưu nhận biết các tín hiệu khi hồ chứa thủy điện tiến hành xả lũ.

3. Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia huy động điện tối đa của các nhà máy thủy điện Hương Điền và Bình Điền trong thời gian các hồ thực hiện nhiệm vụ giảm lũ cho hạ du theo quy định của Quy trình này; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch huy động điện của các nhà máy thủy điện đảm bảo phù hợp với thời kỳ, thời gian vận hành các hồ chứa trong mùa cạn theo quy định của Quy trình này.

4. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai để chỉ đạo chống lũ cho hạ du trước khi các hồ Hương Điền và Bình Điền xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối.

5. Chỉ đạo các chủ hồ Hương Điền, Bình Điền và A Lưới lắp đặt camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực; lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa theo quy định.

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trong mùa lũ:

a) Chỉ đạo việc đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi có liên quan;

b) Quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực sông Hương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.

2. Trong mùa cạn:

a) Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện rà soát, kiểm tra các công trình thủy lợi, sẵn sàng cho việc lấy nước khi các hồ chứa xả nước, đảm bảo không gây lãng phí nước;

b) Chỉ đạo địa phương và các cơ quan có liên quan chủ động điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước cho nông nghiệp phù hợp với khả năng nguồn nước trong những trường hợp cần thiết.

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Tổ chức công bố, hướng dẫn thực hiện Quy trình. Chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước và các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc vận hành các hồ chứa theo Quy trình này.

2. Chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tổ chức thực hiện việc quan trắc, dự báo, cảnh báo theo chế độ và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định tại Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Quy trình này.

3. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan thống nhất phương án điều tiết nước cho hạ du trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình này, bao gồm cả việc sử dụng phần dung tích chết của các hồ nếu cần.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quyết định việc điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành các hồ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 20 của Quy trình này.

5. Trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy trình vận hành liên hồ khi cần thiết.

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ, ngành liên quan

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Chỉ đạo đảm bảo an toàn các công trình, các hoạt động khai thác, sử dụng nước thuộc phạm vi quản lý.

2. Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc, các cơ quan có liên quan xây dựng biện pháp xử lý các sự cố do lũ gây ra và lập kế hoạch sử dụng nước phù hợp với Quy trình này.

Điều 28. Trách nhiệm của Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành các hồ: Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền và A Lưới

1. Thực hiện vận hành hồ chứa theo quy định của Quy trình này.

2. Theo dõi tình hình khí tượng, thủy văn; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp thông tin số liệu theo quy định tại Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Quy trình này.

3. Lắp đặt camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực; lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa theo quy định.

4. Trong mùa lũ:

a) Trách nhiệm thực hiện lệnh vận hành được quy định như sau:

- Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành các hồ Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền có trách nhiệm thực hiện lệnh vận hành hồ của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Trường hợp xảy ra tình huống bất thường, không thực hiện được theo đúng lệnh vận hành, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ phải báo cáo ngay với người ra lệnh vận hành;

- Trường hợp mất thông tin liên lạc hoặc không nhận được lệnh vận hành của các cơ quan có thẩm quyền ra lệnh và các tình huống bất thường khác, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ phải quyết định việc vận hành hồ theo đúng quy định của Quy trình này, đồng thời phải chủ động triển khai ngay các biện pháp ứng phó phù hợp.

b) Khi thực hiện lệnh vận hành các cửa xả, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ;

c) Thực hiện việc vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 10 của Quy trình này. Khi vận hành đảm bảo an toàn công trình, phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế;

d) Việc thông báo tới các cơ quan quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này được gửi qua fax hoặc chuyển bản tin bằng mạng vi tính hoặc đọc trực tiếp bằng điện thoại hoặc bằng máy thông tin vô tuyến điện (ICOM), sau đó văn bản gốc phải được gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu trên để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.

5. Trong mùa cạn:

a) Nếu xảy ra sự cố hoặc trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình này, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành các hồ phải đề xuất phương án, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đế thống nhất phương án điều tiết nước cho hạ du;

b) Thực hiện chế độ quan trắc và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định tại Điều 33 của Quy trình này.

Điều 29. Trách nhiệm của Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành đập Thảo Long

1. Thực hiện vận hành đập Thảo Long theo quy định của Quy trình này.

2. Thực hiện chế độ quan trắc và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định tại Điều 33 của Quy trình này.

3. Nếu xảy ra sự cố hoặc trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước mà không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình này, thì Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành phải đề xuất phương án, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế để thống nhất chỉ đạo các hồ điều tiết xả nước cho hạ du.

Điều 30. Trách nhiệm về an toàn các công trình

1. Lệnh vận hành điều tiết lũ các hồ: Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền trái với các quy định trong Quy trình này, dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Việc thực hiện sai lệnh vận hành dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Trong quá trình vận hành công trình nếu phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình đầu mối, đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành các hồ liên quan có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đối với hồ Tả Trạch, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đối với các hồ Hương Điền và Bình Điền để xử lý, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế để chỉ đạo công tác phòng chống lũ cho hạ du.

4. Nếu phát hiện sự cố các công trình thủy lợi ở hạ du, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm báo cáo và đề xuất phương án khắc phục với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.

5. Hàng năm phải thực hiện tổng kiểm tra trước mùa lũ theo quy định. Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành các hồ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các trang thiết bị, các hạng mục công trình và tiến hành sửa chữa để đảm bảo vận hành theo chế độ làm việc quy định, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan sau đây để theo dõi, chỉ đạo:

a) Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối với các hồ Hương Điền và Bình Điền;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đối với hồ Tả Trạch.

6. Trường hợp có sự cố công trình hoặc trang thiết bị không thể sửa chữa xong trước ngày 31 tháng 8, Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ phải báo cáo ngay tới các cơ quan quy định tại Khoản 5 Điều này để chỉ đạo xử lý.

Điều 31. Chế độ quan trắc, dự báo trong mùa lũ

1. Trong điều kiện thời tiết bình thường, khi chưa xuất hiện tình huống thời tiết có khả năng gây mưa, lũ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện chế độ quan trắc, dự báo như sau:

a) Hàng ngày, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải thực hiện 01 bản tin dự báo tại các Trạm thủy văn Kim Long và Phú Ốc vào 11 giờ;

b) Hàng ngày, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ phải thực hiện 01 bản tin dự báo tại các Trạm thủy văn Kim Long và Phú Ốc vào 11 giờ;

c) Hàng ngày, đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD và Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền phải thực hiện việc quan trắc, dự báo như sau:

- Tổ chức quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy ít nhất 04 lần/ngày vào các thời điểm: 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ;

- Thực hiện bản tin dự báo 01 lần trước 10 giờ. Nội dung bản tin dự báo phải bao gồm lưu lượng đến hồ, mực nước hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ tới; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ tới.

2. Khi có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc các hình thế thời tiết khác gây mưa, lũ có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Hương, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và duy trì cho đến khi kết thúc đợt lũ như sau:

a) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương:

- Thực hiện các bản tin dự báo, cảnh báo. Tần suất thực hiện bản tin dự báo, cảnh báo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai (sau đây gọi tắt là Quyết định 46);

- Thực hiện việc thu thập số liệu quan trắc mưa, mực nước tại các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn thuộc hệ thống sông Hương theo quy định;

- Thực hiện các bản tin dự báo lũ, lũ khẩn cấp tại các Trạm thủy văn Kim Long và Phú Ốc. Tần suất thực hiện các bản tin dự báo theo quy định tại Quyết định 46.

b) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ:

- Thực hiện bản tin cảnh báo lũ tại các Trạm thủy văn Kim Long và Phú Ốc. Tần suất thực hiện bản tin dự báo theo quy định tại Quyết định 46;

- Thực hiện việc thu thập số liệu mưa, mực nước tại các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý trên hệ thống sông Hương và quy định về điện báo;

- Thực hiện các bản tin dự báo mực nước, tin lũ, tin lũ khẩn cấp tại các Trạm thủy văn Kim Long và Phú Ốc. Tần suất thực hiện bản tin dự báo theo quy định tại Quyết định 46;

- Theo dõi, dự báo và phát hiện thời điểm mực nước tại Trạm thủy văn Kim Long đạt mức 1,7 m và đạt mức báo động II; Trạm thủy văn Phú Ốc đạt mức 2,7 m và đạt mức báo động II.

c) Đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD và Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền phải thực hiện việc quan trắc, dự báo như sau:

- Tổ chức quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy ít nhất 15 phút một lần;

- Thực hiện bản tin dự báo lũ về hồ định kỳ 03 giờ 01 lần. Nội dung bản tin dự báo gồm mực nước hồ, lưu lượng đến hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ tới, trong đó phải dự báo thời gian xuất hiện đỉnh lũ về hồ; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ tới.

3. Hàng năm, trước ngày 15 tháng 11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải thực hiện bản tin nhận định xu thế diễn biến thời tiết, thủy văn và khả năng xuất hiện lũ trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 để phục vụ việc điều hành vận hành các hồ theo quy định tại Điều 12 của Quy trình này.

Điều 32. Trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo trong mùa lũ

1. Trong điều kiện thời tiết bình thường, khi chưa xuất hiện tình huống thời tiết có khả năng gây mưa lũ, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc cung cấp số liệu, thông tin như sau:

a) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải cung cấp thông tin theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 31 của Quy trình này cho Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trước 12 giờ hàng ngày;

b) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ phải cung cấp bản tin dự báo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 31 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD, Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền và Công ty cổ phần thủy điện Miền Trung, trước 12 giờ hàng ngày;

c) Đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD, Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền phải cung cấp bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 31 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ trước 10 giờ hàng ngày.

2. Khi có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác gây mưa, lũ có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Hương, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc cung cấp số liệu, thông tin như sau:

a) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải cung cấp ngay và liên tục các số liệu, bản tin cảnh báo, dự báo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 31 của Quy trình này cho Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

b) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ phải cung cấp ngay và liên tục các số liệu, bản tin cảnh báo, dự báo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 31 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD và Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền.

Khi mực nước tại các Trạm thủy văn Kim Long đạt mức 1,7 m và báo động II; Phú Ốc đạt mức 2,7 m và báo động II thì phải thông báo ngay cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD và Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền;

c) Đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD và Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền phải cung cấp ngay bản tin dự báo kèm theo số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 31 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.

3. Trách nhiệm báo cáo:

Đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD và Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền có trách nhiệm báo cáo kết quả vận hành giảm lũ và trạng thái làm việc của công trình, việc báo cáo được thực hiện như sau:

a) Chậm nhất 02 ngày sau khi kết thúc đợt lũ, các đơn vị quản lý, vận hành hồ phải báo cáo kết quả vận hành giảm lũ, trạng thái làm việc sau đợt lũ của hồ và các thông tin có liên quan đến Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia và Cục Quản lý tài nguyên nước để theo dõi, chỉ đạo;

b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, các đơn vị quản lý, vận hành hồ phải báo cáo kết quả vận hành trong mùa lũ, trạng thái làm việc trong mùa lũ của hồ, các đề xuất, kiến nghị và các thông tin có liên quan đến Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và Cục Quản lý tài nguyên nước.

4. Phương thức cung cấp thông tin, số liệu:

Việc cung cấp các thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Bằng fax;

b) Chuyển bản tin bằng liên lạc;

c) Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;

d) Thông tin trực tiếp qua điện thoại.

Điều 33. Chế độ quan trắc, dự báo và trách nhiệm cung cấp thông tin báo cáo trong mùa cạn

1. Trách nhiệm tổ chức quan trắc, dự báo:

a) Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc:

- Tổ chức đo đạc, quan trắc các trị số khí tượng thủy văn: Số liệu mưa, mực nước của toàn bộ mạng quan trắc thuộc hệ thống sông Hương;

- Nhận định xu thế diễn biến thời tiết, thủy văn trong tháng tới trên lưu vực sông Hương vào ngày 01 hàng tháng.

b) Đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD, Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền và Công ty cổ phần thủy điện Miền Trung:

- Tổ chức đo đạc, quan trắc lưu lượng đến hồ, lưu lượng qua đập tràn, qua nhà máy, mực nước thượng, hạ lưu hồ ít nhất 02 lần một ngày vào lúc 07 giờ và 19 giờ;

- Tổ chức dự báo lưu lượng đến hồ, mực nước hồ 10 ngày tới vào các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng.

c) Công ty TNHH MTV KTCTTL Thừa Thiên Huế tổ chức đo đạc, quan trắc mực nước, lưu lượng qua đập Thảo Long về hạ du sông Hương ít nhất 02 lần một ngày vào lúc 07 giờ và 19 giờ.

2. Trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu:

a) Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia: Chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc cung cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD, Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền và Công ty cổ phần thủy điện Miền Trung các số liệu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này trong 10 ngày qua trước 16 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng;

b) Đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD, Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền và Công ty cổ phần thủy điện Miền Trung cung cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Quản lý tài nguyên nước, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia các số liệu:

- Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu các hồ; lưu lượng đến hồ, tổng lưu lượng xả về hạ du thực tế 10 ngày qua trước 11 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng;

- Lưu lượng đến hồ, tổng lưu lượng xả về hạ du dự kiến 10 ngày tới trước 11 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng.

c) Đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD và Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền phải thông báo kế hoạch xả nước 10 ngày tới đến Công ty TNHH MTV KTCTTL Thừa Thiên Huế.

d) Đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD và Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền phải thông báo kịp thời thông tin về mực nước hồ thời điểm đầu mùa cạn và các trường hợp mực nước hồ không bảo đảm giá trị theo quy định tại Phụ lục III cho Cục Quản lý tài nguyên nước và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

đ) Công ty TNHH MTV KTCTTL Thừa Thiên Huế phải thông báo kịp thời thông tin về mực nước tại đập Thảo Long trong trường hợp không đảm bảo theo quy định tại Điều 18 tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và đơn vị quản lý, vận hành hồ Tả Trạch, Công ty cổ phần Đầu tư HD và Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền.

3. Phương thức cung cấp thông tin, số liệu:

Việc cung cấp các thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Bằng fax;

b) Chuyển bản tin bằng liên lạc;

c) Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;

d) Thông tin trực tiếp qua điện thoại.

Điều 34. Trong quá trình thực hiện Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan kiến nghị bằng văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC I

BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÁC HỒ CHỨA
(Ban hành kèm theo Quy trình tại Quyết định s 2482/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Thủ tưng Chính phủ)

TT

Thông số

Đơn vị

H

Bình Điền

Tả Trạch

Hương Điền

A Lưới

I

Các đặc trưng lưu vực

 

 

 

 

 

1

Diện tích lưu vực

km2

515,0

717

707

331

2

Lưu lượng trung bình nhiều năm

m3/s

41,70

 

82,6

27,06

3

Lưu lượng đỉnh lũ ứng với tần suất (P)

 

 

 

 

 

-

P = 0,1%

m3/s

6.989,0

14.200

9.430

5756

-

P = 0,5%

m3/s

5.187,0

11.200

6.920

 

-

P = 1%

m3/s

 

 

5.890

4276

-

P = 5%

m3/s

 

 

3.950

 

-

P = 10%

m3/s

 

 

3.170

 

II

H chứa

 

 

 

 

 

1

Mực nước dâng bình thường

m

85,0

45

58

553

2

Mực nước chết

m

53,0

23

46

549

3

Mực nước lớn nhất ứng P=0,5%

m

85,16

50

58,17

 

4

Mực nước lớn nhất ứng P=0,1%

m

85,96

53,07

59,93

 

5

Dung tích toàn bộ (Wtb)

106m3

423,68

420,5

820,66

60,2

6

Dung tích hữu ích (Whi)

106m3

344,39

347,9

350,80

24,4

7

Dung tích chết (Wc)

106m3

79,29

72,6

469,86

35,8

8

Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường

km2

17,08

 

33,87

8,2

9

Dung tích cắt lũ ứng với mực nước lớn nhất (P=0,1%)

106m3

 

556,20

 

 

10

Dung tích cắt lũ ứng với mực nước lớn nhất (P=0,5%)

106m3

 

435,93

 

 

III

Lưu lượng qua nhà máy

 

 

 

 

 

1

Lưu lượng đảm bảo (90%)

m3/s

21,99

 

43,96

 

2

Lưu lượng lớn nhất

m3/s

72,00

80,32

196,10

43,3

3

Lưu lượng nhỏ nhất

m3/s

 

29,93

30

 

IV

Công sut

 

 

 

 

 

1

Công suất lắp máy

MW

2x22

21

3x27

2x85

2

Công suất đảm bảo (90%)

MW

 

 

18,6

 

 


PHỤ LỤC II

BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG TRA QUAN HỆ MỰC NƯỚC, DIỆN TÍCH VÀ DUNG TÍCH CÁC HỒ CHỨA
(Ban hành kèm theo Quy trình tại Quyết định s 2482/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

I. HỒ TẢ TRẠCH

 

Z (m)

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

F(km2)

1,69

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6,78

 

 

 

 

 

 

W (106m3)

12

14,3

16,7

19

21,4

23,7

28,5

33,3

38,2

43

47,8

56,3

64,9

73,4

82

90,5

102

Z (m)

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

F (km2)

 

 

 

13,4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19,9

 

 

 

W (106m3)

114

126

138

149

164

179

194

209

224

242

260

278

296

314

335

356

378

Z (m)

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

F (km2)

 

 

 

 

 

 

28,7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

44,4

W (106m3)

399

420

446

471

497

522

548

580

612

645

677

709

729

749

769

789

809

II. HỒ BÌNH ĐIN

 

Z (m)

15

20

25

30

35

40

45

50

55

60

65

70

75

80

85

90

95

F (km2)

0

0,24

1,36

4,73

11,7

23,38

40,21

62,42

90,53

125,25

167,36

217,29

275,93

344,27

423,68

515,74

612,15

W (106m3)

0

0,094

0,356

0,993

1,791

2,883

3,848

5,037

6,207

7,678

9,167

10,805

12,651

14,683

17,083

19,739

22,426

III. H HƯƠNG ĐIN

 

Z (m)

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

55

60

65

70

W (106m3)

0

1,3

10,25

31,96

64,68

110,3

172,1

247,6

337,7

444,3

572,2

720,5

887,5

1081

1239

IV. H A LƯỚI

 

Z (m)

512

513

514

515

516

517

518

519

520

521

522

523

524

525

526

F (km2)

0

0,002

0,004

0,008

0,015

0,023

0,04

0,06

0,1

0,12

0,14

0,16

0,19

0,21

0,25

W (106m3)

0

0,001

0,004

0,01

0,022

0,041

0,07

0,12

0,2

0,31

0,44

0,6

0,77

0,97

1,2

Z (m)

527

528

529

530

531

532

533

534

535

536

537

538

539

540

541

F (km2)

0,29

0,39

0,43

0,51

0,56

0,63

0,71

0,82

0,92

1,02

1,14

1,27

1,4

1,54

1,7

W (106m3)

1,47

1,81

2,22

2,69

3,22

3,82

4,49

5,25

6,12

7,09

8,17

9,38

10,71

12,19

13,81

Z (m)

542

543

544

545

546

547

548

549

550

551

552

553

554

555

556

F (km2)

1,87

2,08

2,32

2,59

2,93

3,32

3,8

4,47

5,16

5,98

6,99

8,2

9,68

11,36

13,326

W (106m3)

15,6

17,57

19,77

22,23

24,99

28,11

31,67

35,8

40,61

46,17

52,65

60,23

69,16

79,67

92,00

 


PHỤ LỤC III

MỰC NƯỚC TỐI THIỂU CỦA CÁC HỒ CHỨA TẠI CÁC THỜI ĐIỂM
(Ban hành kèm theo Quy trình tại Quyết định s 2482/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

Thời điểm

H

Tả Trch

Bình Đin

ơng Điền

16/12

38,1

79,0

53,1

21/12

38,1

79,0

53,1

01/01

38,1

78,7

53,1

11/01

38,1

78,4

53,1

21/01

38,1

78,4

53,1

01/02

38,1

78,4

53,1

11/02

37,8

77,5

52,7

21/02

37,4

76,6

52,4

01/3

37,0

75,8

52,0

11/3

36,6

74,9

51,6

21/3

36,0

73,7

51,2

01/4

35,3

72,4

50,7

11/4

34,8

71,5

50,3

21/4

34,1

70,5

50,0

01/5

33,5

69,4

49,7

11/5

32,9

68,2

49,6

21/5

32,5

67,2

49,5

01/6

31,7

66,8

49,1

11/6

30,7

65,8

49,1

21/6

30,4

65,2

48,9

01/7

29,4

63,7

48,6

11/7

28,1

62,1

48,2

21/7

27,4

60,8

47,8

01/8

26,1

58,7

47,3

11/8

25,3

56,9

46,9

21/8

24,3

55,2

46,4

31/8

23,0

53,0

46,0