Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/1999/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆN BAN HÀNH QUI ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ luật Tổ chức HĐND và UBND.

- Căn cứ Luật NSNN ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NSNN ngày 20/5/1998;

- Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998 NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập chấp hành và quyết toán NSNN;

- Căn cứ các Thông tư số 193/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN; Thông tư số 01/1999/TT-BTC ngày 4/1/1999 hướng dẫn quản lý thu, chi ngân sách và "Chế độ kế toán ngân sách xã" ban hành kèm theo Quyết định số 827/QĐ-BTC ngày 4/7/1998 của Bộ Tài chính.

- Căn cứ Quyết định số 4912/QĐ-UB ngày 15/12/1997 của UBND Thành phố Hà Nội, hướng dẫn thực hiện pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp;

- Xét đề nghị của Sở Tài chính - vật giá Hà Nội tại tờ trình số 452TT/STC-VG ngày 1/4/1999.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản "Qui định về phân cấp quản lý thu, chi ngân sách xã, phường, thị trấ thuộc Thành phố Hà Nội"

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Kho bạc Nhà nước, Cục trưởng Cục thuế; Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các Sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan của thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định này.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Hạnh

 

QUI ĐỊNH

VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ THU - CHI NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/1999/QĐ-UB ngày 22/4/1999 của UBND Thành phố Hà Nội)

Chương I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã, phường) là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Chính quyền xã, phường sử dụng quỹ ngân sách thông qua các hoạt động thu, chi ngân sách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Mọi khoản thu, chi thuộc ngân sách ở xã, phường đều phải phản ánh qua Kho bạc Nhà nước để tổng hợp chung vào ngân sách Nhà nước.

Điều 2: Hàng năm, UBND xã, phường có trách nhiệm lập dự toán ngân sách, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách theo Nghị quyết HĐND xã, phường cuối năm lập quyết toán ngân sách trình HĐND phê chuẩn và báo cáo các cơ quan tài chính cấp trên.

HĐND xã, phường có trách nhiệm phê chuẩn dự toán, quyết toán ngân sách; quyết định các chủ trương, biện pháp và giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách; hướng dẫn mức thu về các khoản đóng góp của nhân dân địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 3: Cân đối ngân sách xã, phường hàng năm được bảo đảm theo nguyên tắc: tổng số các khoản chi không vượt quá tổng số các khoản thu do ngân sách xã, phường được hưởng theo quy định, kể cả số bố sung từ ngân sách cấp quận, huyện (nếu có).

Ngân sách xã, phường không được vay của ngân sách cấp trên, cũng như vay các tổ chức tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp hoặc hộ gia đình, cá nhân để bù đắp bội chi ngân sách.

Trong trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên (thành phố, quận, huyện (uỷ quyền cho cấp xãu, cấp phường thực hiện nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp trên thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên về ngân sách xã, phường.

Điều 4: Nội dung thu, chi ngân sách xã phường, phường thuộc Thành phố Hà Nội được thực hiện theo Luật ngân sách Nhà nước; Nghị định của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính và quy định cụ thể của UBND Thành phố tại chương II bản Quy định này.

Dự toán, quyết toán thu, chi ngấn ách xã, phường hàng năm sau khi được Thường trực HĐND xã, phường thông qua phải thông báo tới các thành viên HĐND, các tổ chức chính trị - xã hội địa phương và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường.

Điều 5: Hàng năm, căn cứ dự toán thu, chi ngân sách được UBND thành phố giao, UBND các quận, huyện có trách nhiệm phân bổ chỉ tiêu thu - chi ngân sách cho các xã, phường; chỉ đạo các phòng chức năng tổ chức việc hướng dẫn, quản lý và kiểm tra các xã, phường thực hiện đúng qui trình về lập dự toán, quản lý thu - chi ngân sách Nhà nước; thực hiện đầu đủ quy định của Luật ngân sách Nhà nước về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã, phường.

Điều 6: UBND xã, phường phải thực hiện đầy đủ qui chế công khai tài chính - ngân sách; công khai việc quản lý sử dụng tài sản công. Thực hiện việc niêm yết các báo cáo tài chính - ngân sách theo quy định tại trụ sở UBND xã, phường để nhân dân được biết, đồng thời có trách nhiệm trả lời chất vấn, kiến nghị của nhân dân địa phương về những vấn đề tài chính - ngân sách theo thẩm quyền.

Chính quyền xã, phường không được đặt ra các khoản thu ngân sách hoặc lập các quỹ tài chính ngoài ngân sách, trái với những quy định của pháp luật.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THU – CHI NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

A. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã, thị trấn

Điều 7: Nguồn thu ngân sách xã, thị trấn:

7.1. Các nguồn thu ngân sách xã, thị trấn được hưởng 100%.

a. Thuế môn bài tại địa phương do cơ quan thuế thu (hoặc uỷ quyền cho chính quyền xã, thị trấn thu) từ các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh chịu thuế môn bài từ bậc 4 đén bậc 6 thu trên địa bàn xã, thị trấn.

b. Các khoản do chính quyền xã, thị trấn tổ chức thu gồm:

- Thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (trừ thu từ các hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật).

- Các khoản thu phí, lệ phí: lệ phí chứng thư, lệ phí hộ tịch, phí tham quan danh thắng di tích lịch sử, công trình văn hoá, các loại phí, lệ phí khác do cấp có thẩm quyền ban hành, giao cho xã, thị trấn thu, quản lý và sử dụng.

- Thu từ các hoạt đọng sự nghiệp, thu về quản lý chợ loại 3; thu về quản lý tài nguyên (cát, đất đai...), bến bãi, đầm, hồ ao; thu sử dụng quỹ đất công ích 5% và thu hoa lợi công sản khác.

- Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho xã, thị trấn trong đó:

+ Thu từ huy động ngày công nghĩa vụ lao động công ích đối với lao động được phân cấp cho xã, thị trấn thu.

+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân

+ Các khoản huy động, vận động nhân dân đóng góp theo Nghị quyết HĐND xã, thị trấn để đầu tư xâydựng, nâng cấp, cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, phúc lợi công cộng của xã, thị trấn theo hình thức " Nhà nước và nhân dân cùng làm".

- Thu về quản lý, sử dụng tài sản công do xã, thị trấn quảnlý; thu về cho thuê, bán thanh lý tài sản cố định không cần dùng; cho thuê để quảng cáo.

- Viện trợ, tảitợ của các tổ chức và cá nhân nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn.

- Các khoản thu khác: Những khoản thu theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước không nằm trong các nguồn thu trên.

c. Thu kết dư ngân sách năm trước:

7.2. Các khoản thu ngân sách xã, thị trấn được hưởng, phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)giữa các cấp ngân sách.g

- 20% thuế tài nguyên doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn xã, thị trấn nộp.

- 5% thuế tài nguyên doanh nghiệp Nhà nước huyện đóng trên địa bàn xã, thị trấn nộp.

- 50% thuế tài nguyên thu từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khác đóng trên địa bàn xã, thị trấn nộp.

- 20% thuế tiêu thụ đặc biệt thu vào các mặt hàng bài lá, vàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát -sa, karaoke trên địa bàn x ã, thị trấn.

- 20% lệ phí trước bạ nhà, đất trên địa bàn xã, thị trấn do Chi cục thuế huyện thu.

- 30% thuế sử dụng đất nông nghiệp của xã, thị trấn.

- 50% thuế nhà đất thu trên địa bàn xã, thị trấn.

7.3. Thu bổ sung từ ngân sách huyện cho ngân sách xã, thị trấn gòm:

- Thu bổ sung để cân đối ngân sách: tính trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi thường xuyên được giao và các nguồn thu ngân sách phân cấp cho xã, thị trấn.

- Thu bổ sung có mục tiêu cụ thể do UBND huyện giao cho xã, thị trấn thực hiện. Khoản thu này chủ yếu dànhcho chi đầu tư phát triển và các khoản chi phát sinh đột xuất khác.

Điều 8: Nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách xã, thị trấn:

8.1. Chi về sự nghiệp kinh tế gồm:

- Chi về sự nghiệp kinh tế gồm:

- Chi quản lý, duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ đường giao thông, công trình phúc lợi công cộng, kết cấu hạ tầng do xã, thị trấn quản lý (như chợ, bến xe, điểm vui chơi, cấp, thoát nước, điện chiếu sáng...)

- Chi về phục vụ phát triển kinh tế như sửa chữa kênhmương, phòng chống thiên tai và các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế khác.

- Chi trồng cây, bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh công cộng.

8.2. Chi về công tác xã hội:

- Chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, thị trấn đã nghỉviệc đang hưởng trợ cấp theo Quyết định 130/CP ngày 30/6/1975 và 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Chính phủ (nguyên là Bí thư, Chủ tịch: 135.000đ/tháng; nguyên là PBT, PCT, xã đội trưởng, trưởng công an xã: 130.000đ/tháng; các chức danh khác: 120.000đ/tháng).

- Chi về mai táng phí đối với cán bộ xã, thị trấn đang công tác được hưởng sinh hoạt phí và cán bộ xã, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp theo Quyết định 130/CP và 111/HĐBT, khi qua đời thì ngân sách xã, thị trấn được chi về mai tàng cho người lo mai táng bằng 8 tháng lương cơ bản (8 tháng x 144.000đồng).

- Chi thăm hỏi gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng và các hoạt động tình nghĩa nhân dịp ngày truyền thống, lế, tết...

- Chi trợ cấp xã hội cho người già cô đơn, trẻ mồ côi cả cha mẹ, người tàn tật không nơi nương tựa và các đối tượng khác không thuộc diện hưởng trợ cấp thường xuyên do phòng LĐ - TBXH cấp. Danh sách các đối tượng được trợ cấp và mức hỗ trợ cụ thể do UBND xã, thị trấn quyết định, nhưng không quá 12 kg gạo /tháng /đối tượng và không quá 3 tháng trong năm.

- Chi cho các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Chi công tác xã hội khác: trợ cấp đột xuất để cứu đói do thiên tai, mất mùa, tai nạn; chi về quản lý nghĩa trang, đài tưởng niệm, qui tập mồ mả...

8.3. Chi sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin, truyền thanh, thể dục thể thaodo xã, thị trấm quản lý:

- Chi hoạt động y tế ở xã, thị trấn như phòng bệnh, chữa bệnh, vận động kế hoạch hoá gia đình, phòng chống dịch bệnh... (không kể chi lương và khoản tính theo lương cho cán bộ y tế xã, thị trấn do ngân sách cấp trên chi), Mức chi bình quân 12 triệu đồng /năm (không kể chi từ nguồn thu để lại của trạm y tế xã, thị trấn).

- Chi hỗ trợ hoạt động giáo dục: Chi về bổ túc văn hoá, chi hỗ trợ hoạt động của trường mầm non nông nghiệp, dân lập (không kể trợ cấp thường xuyên cho các giáo viên mẫu giáo và nuôi dạy trẻ, do ngân sách cấp trên chi); chi hỗ trợ các hoạt động giáo dục phổ thông khác trên địa bàn.

- Chi cho phong trào văn hoá, thể dục - thể thao do chính quyền xã, thị trấn tổ chức hoặc hỗ trợ một phần kinh phí để thôn xóm, cụm dân cư tổ chức các hoạt động này.

- Chi công tác thư viện, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, thị trấn (mức chi bình quân 2 triệu đồng /năm).

- Chi hoạt động của Đài truyền thanh xã, thị trấn; chi phí hành chính, biên tập và sửa chữa trang thiết bị đường dây (mức chi bình quân 3, 6 triệu đồng/năm).

8.4. Chi hoạt động bộ máy chính quyền xã, thị trấn gồm:

- Sinh hoạt phí, phụ cấp các chức danh quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ và Quyết định số 32/1998/QĐ-UB ngày 10/9/1998 của UBND thành phố.

- Tiền lương và các khoản tính theo lương cán bộ thuộc biên chế Nhà nước công tác tại xã, thị trấn (nếu có).

- Sinh hoạt phí đại biểu HĐND xã, thị trấn hàng tháng (áp dựng hệ số 0, 2 x mức lương cơ bản)

- Tiền công hợp đồng lao động có chỉ tiêu hoặc theo vụ, việc tại xã, thị trấn.

- Các khoản thanh toán cho cán bộ như: Trợ cấp khó khăn, công tác phí, đóng góp về BHXH; BHYT (kể cả cho đại biểu HĐND xã, thị trấn đương nhiệm); chi công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Chi về hoạt động phí của trưởng thôn (đối với xã); tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố (đối với thị trấn).

- Chi hoạt động văn phòng: Thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; cước phí điện thoại nội tỉnh (văn phòng UBND xã, thị trấn được sử dụng nhiều nhất 02 máy điện thoại); chi hội nghị; tiếp khách; thuê mướn tài sản...

- Chi công tác khen thưởng.

- Chi mua sắm tài sản, phương tiện làm việc, sửa chữa nhỏ, thường xuyên nhà cửa và các tài sản cố định khác.

- Chi khác: Các khoản chi không nằm trong các mục trên.

8.5. Chi hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội:

- Hoạt động phí đối với 01 cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, thị trấn thực hiện theo quyết định 2894/QĐ-UB ngày 18/7/1998 của UBND thành phố.

- Chi về hoạt động của UB mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân (Mức chi bình quân 5 triệu đồng /tổ chức /năm).

Chi hỗ trợ hoạt động Hội người cao tuổi, bình quân 1, 5 triệu đồng/năm.

8.6. Chi về kinh phí Đảng uỷ xã, thị trấn cấp theo dự toán được duyệt sau khi đã trừ các khoản thu nội bộ Đảng.

Cơ chế cấp phát, quản lý tài chính của Đảng uỷ xã, thị trấn thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tài chính quản trị Thành uỷ và Sở Tài chính - Vật Giá.

8.7. Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:

- Chi huấn luyện dân quân tự vệ do xã, thị trấn triệu tập; đăng ký, đưa tiễn thanh niên làm nghĩa vụ quân sự, kỷ niệm ngày truyền thống dân quân tự vệ và các khoản chi khác thực hiện theo Thông tư số 91/1998/TTLT - BTC - BQP ngày 29/6/1998 của Liên Bộ tài chính - Quốc phòng.

- Các khoản chi về tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, thị trấn (ngoài phần chi quĩ bảo trợ an ninh).

8.8. Các khoản chi khác: Những khoản chi theo quy định không nằm trong các khoản chi nêu trên.

Điều 9: Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách xã, thị trấn.

9.1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư:

UBND huyện có thẩm quyền quyết định đầu tư và giao UBND xã, thị trấn là chủ đầu tư các dự án xây dựng, sửa chữa cải tạ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc ngân sách xã, thị trấn, có tổng vốn đầu tư đến 300 triệu đồng / dự án (trường thật sự cần thiết, UBND huyện có thể giao cho UBND xã, thị trấn là chủ đầu tư các dự án có số vốn trên 300 triệu đồng nhưng không vượt quá 500 triệu đồng) cho các mục đích sau:

- Xây dựng, cải tạo, duy tu đường giao thông, công trình nước sạch, thoát nước, bảo vệ môi trường, các công trình phục vụ phúc lợi công cộng do xã, thị trấn quản lý như hệ thống điện chiếu sáng, chựo, bến đò...

- Xây dựng, sửa chữa lớn trường mần non, trạm y tế; di tích lịch sử; đài truyền thanh; khu vui chơi; đài tưởng niệm và công trình văn hoá, thể thao khác do xã, thị trấn quản lý, sử dụng.

- Xây dựng, sửa chữa, cải tạo trụ sở HĐND và UBND; trụ sở Đảng uỷ và các tổ chức đoàn thể.

9.2. Nguồn vốn đầu tư:

- Nguồn vốn ngân sách xã, thị trấn.

- Vốn huy động, vận động, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân tại địa phương, theo Nghị quyết của HĐND xã, thị trấn sau khi được sự thống nhất của UBND huyện.

- Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, Việt Kiều hoặc của địa phương khác trực tiếp cho xã, thị trấn.

9.3. Cấp phát và quản lý vốn đầu tư:

- Hàng năm, cùng với việc lập dự toán ngân sác, UBND xã, thị trấn phải lập danh mục các dự án xây dựng, sửa chữa trình thường trực HĐND xã, thị trấn thông qua để gửi Phòng Tài chính - Vật giá, Phòng Kế hoạch đầu tư huyện tổng hợp và báo cáo UBND huyện. Căn cứ vào cân đối ngân sách chung và tổng mức vốn đầu tư do UBND Thành phố giao, UBND huyện thống nhất việc phân bổ vốn cho các dự án ở từng xã, thị trấn đảm bảo đúng mục đích, hợp lý và tiết kiệm. Các dự án đầu tư có sử dụng nhiều nguồn vốn phải xác định cụ thể từng nguồn vốn cho dự án.

- Sau khi dự án được UBND huyện phê duyệt, UBND xã, thị trấn phải thành lập Ban quản lý dự án đầu tư do Chủ tịch UBND (hoặc người được Chủ tịch UBND xã, thị trấn uỷ quyền) là Trưởng ban. Các thành viên Ban quản lý dự án gồm có: kỹ thuật viên theo chuyên ngành, kế toán ngân sách và đại diện do nhân dân tín nhiệm hoặc đơn vị sử dụng cử. Ban quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định, thủ tục, nguyên tắc của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng; Phải mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước đề tổ chức thu, quản lý và sử dụng kinh phí dự án. Khi kết thúc dự án phải tất toán với ngân sách xã, thị trấn và khoá tài khoản đã mở tại Kho bạc Nhà nước.

- Việc quản lý, cấp phát vốn cho dự án phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện, căn cứ quy định tại các Nghị định của Chính phut: số 42/CP ngày 16/7/1996; 43/CP ngày 16/7/1996; 92/CP ngày 23/7/1997; 93/CP ngày 23/8/1997 và Thông tư số 63TC/ĐTPT ngày 2/11/1996 của Bộ tài chính và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan của Nhà nước và thành phố.

Các dự án đầu tư phải thực hiện đúng qui chế về lập, thẩm định, xét duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán công trình xây dựng tại Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1130/QĐ-UB ngày 223/1997 và các văn bản quy định hiện hành về quản lý đầu tư của UBND Thành phố.

9.4. Quyết toán dự án hoàn thành:

- Dự án đầu tư xây dựng khi hoàn thành phải tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Phòng Tài chính Vật giá huyện có trách nhiệm thẩm định quyết toán các dự án do UBND xã, thị trấn là chủ đầu tư. Căn cứ kết quả thẩm định quyết toán, Ban tài chính trình UBND xã, thị trấn phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành để làm căn cứ theo dõi, hạch toán kế toán tài sản cố định, đồng thời báo cáo thường trực HĐND xã, thị trấn về kết quả đầu tư.

Các dự án có sử dụng vốn huy động đóng góp của nhân dân khi hoàn thành phải công bố công khai về kết quả huy động đóng góp, quản lý và sử dụng các khoản thu cũng như về dự toán, quyết toán công trình trên đài truyền thanh, niêm yết tại trụ sở UBND xã, thị trấn để các đối tượng đóng góp vốn và nhân dân biết.

9.5. Đối với các dự án đầu tư của xã, thị trấn nhưng UBND huyện không giao cho xã, thị trấn làm chủ đầu tư, thì UBND xã, thị trấn có trách nhiệm phối hợp theo dõi, giám sát, bảo đảm cho việc giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công đúng mục đích, tiến độ và chất lượng công trình, chống thất thoát lãng phí tài sản, tiền vón của Nhà nước.

B. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách phường:

Điều 10: Nguồn thu ngân sách phường:

10.1. Các khoản thu ngân sách phường được hưởng 100% (thực hiện giống các khoản thu ngân sách xã, thị trấn) gồm:

a. Các khoản do chính quyền phường tổe chức thu gồm:

- Thu phạt xử lý vi phạm hành chính.

- Thu về phí, lệ phí theo thẩm quyền của phường.

- Thu từ các hoạt động sự nghiệp

- Các khoản thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho phường, trong đó:

+ Thu huy động ngày công nghĩa vụ lao động công ích

+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.

+ Các khoản huy động, vận động nhân dân đóng góp theo Nghị quyết của HĐND phường.

- Thu về quản lý, sử dụng tài sản công.

- Viện trợ của các tổ chức. cá nhân nước ngoài trực tiếp cho phường.

- Các khoan thu khác.

b. Thu kết dư ngân sách năm trước.

10.2. Các khoản thu ngân sách phường được hưởng, phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)giữa các cấp ngân sách g:

- 20% thuế tài nguyên các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn phường nộp.

- 5% thuế tài nguyên doanh nghiệp Nhà nước cấp quận đóng trên địa bàn phường nộp.

- 50% thuế tài nguyên thu từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn phường.

- 20% thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng bán lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát - sa, Karaoke trên địa bàn phường.

- 70% thuế sử dụng đất nông nghiệp

- 50% thuế nhà đất trên địa bàn phường.

10.3. Thu bổ sung từ ngân sách quận cho ngân sách phường gồm:

- Thu bổ sung để cân đối ngân sách phường.

- Thu bổ sung để thực hiện các mục tiêu cụ thể do UBND quận giao cho phường thực hiện.

Điều 11: Nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách phường (thực hiện giống nhiệm vụ chi của ngân sách xã, thị trấn) gồm :

11.1. Chi về công tác xã hội:

+ Chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ phường đã nghỉ việc.

+ Chi về mai táng phí.

+ Chi thăm hỏi các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, các hoạt động tình nghĩa nhân ngày truyền thống, lế, tết...

+ Chi trợ cấp xã hội cho người già cô đơn, trẻ mồ côi cả cha mẹ, người tàn tật không nơi nương tựa và các đối tượng khác không thuộc đối tượng diện hưởng trợ cấp do Phòng LĐ - TBXH cấp.

+ Cho cho hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội.

+ Chi cho công tác xã hội khác.

11.2. Chi sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao do phường quản lý.

- Chi hỗ trợ các hoạt động y tế ở cơ sở như phòng bệnh, vận động kế hoạch hoá gia đình, tiêm phòng dịch bệnh...

- Chi hỗ trợ hoạt động giao dục phổ thông trên địa bàn, kể cả chi hỗ trợ hoạt động các trường mầm non nông nghiệp, dân lập do phường quản lý (đối với các quận mới thành lập.

- Chi hoạt động văn hoá, thể dục - thể thao do chính quyền phường tổ chức, hoặc hỗ trợ một phần kinh phí để các tổ, cụm dân cư tổ chức.

- Chi về tuyên truyền, thư viện, xây dựng tủ sách pháp luật ở phường.

- Chi hoạt đông của Đài truyền thanh phường.

11.3. Chi bộ máy chính quyền phường gồm:

- Sinh hoạt phí, phụ cấp các chức danh quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP và Quyết định số 26/1998/QĐ-UB ngày 10/8/1998 của UBND Thành phố.

- Tiền lương và các khoản tính theo lương của cán bộ thuộc biên chế nhà nước công tác ở phường.

- Sinh hoạt phí đại biểu HĐND cấp phường.

Tiền công hợp đồng lao động có chỉ tiêu hoặc theo vụ, việc.

- Các khoản chi thanh toán cho cán bộ phường.

- Chi về hoạt động phí của tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố.

- Chi hoạt động của văn phòng UBND phường.

- Chi công tác khen thưởng.

- Chi mua sắm tài sản, phương tiện làm việc, sửa chữa nhỏ thường xuyên nhà cửa làm việc và tài sản cố định khác.

- Các khoản chi khác:

11.4. Chi hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Chi hỗ trợ hoạt động Hội người cao tuổi.

11.5. Chi về kinh phí Đảng uỷ phường cấp theo dự toán được duyệt.

11.6. Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội.

- Chi huấn luyện tự vệ, đưa tiến thanh niên làm nghĩa vụ quân sự và các khoản chi về quân sự địa phương khác.

- Các khoản chi về phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường (ngoài sử dụng quĩ bảo trợ an ninh).

11.7. Các khoản chi khác: Những khoản chi theo quy định không nằm trong các mục chi nêu trên.

Điều 12: Một số khoản chi trên địa bàn phường do ngân sách cấp quận giao nhiệm vụ cho cấp phường đảm nhiệ như: Chi hỗ trợ các khu dân cư làm cơ sở hạ tầng kỹ thuật về cấp nước, thoát nước, điện chiếu sáng, làm nhà vệ sinh công cộng, một số công trình phúc lợi công cộng có qui mô nhỏ v.v... được phản ánh vào ngân sách phường.

C. Định mức dự toán chi ngân sách xã, phường:

Điều 13: Định mức dụ toán chi ngân sách xã, phường là mức chi thường xuyên bình quân hàng năm để bảo đảm chi cho các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND xã, phường. Căn cứ để xác định mức chi là các chính sách, tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước và Thành phố đã ban hành đối với xã, phường, phù hợp với khả năng cân đối chung của ngân sách Thành phố. Định mức mức dự toán là cơ sở để cấp xã, phường lập và phân bổ dự toán ngân sách hàng năm (không phải là định mức của ngân sách cấp trên cấp cho ngân sách sách xã phường và không thay thế chế độ chi cụ thể). Định mức dự toán chi sẽ được điều chỉnh cho phù hợp khi chính sách chế độ của Nhà nước có sự bổ sung, sửa đổi.

Định mức chi thường xuyên cụ thể của ngân sách xã, phường như sau:

- Ngân sách phường mức chi bình quân: 450 triệu /phường /năm.

- Ngân sách xã, thị trấn mức chi bình quân: 400 triệu /xã, thị trấn /năm.

Định mức dự toán trên không kể chi về đầu tư phát triển của ngân sách xã, thị trấn.

Điều 14: Hàng năm, Sở tài chính - Vật giá có trách nhiệm xây dựng tổng mức dự toán thu - chi ngân sách cấp xã, phường thuộc các quận huyệ, phù hợp với khả năng cân đối chung của ngân sách địa phương để trình UBND Thành phố quyết định cùng với việc phân bổ và giao dự toán thu - chi ngân sách các cấp.

Chương III

LẬP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG

A. Lập, chấp hành dự toán ngân sách:

Điều 15: Lập dự toán ngân sách xã, phường :

Yêu cầu, căn căn, trình tự và biểu mẫu để lập dự toán ngân sách xã, phường, phường thực hiện theo quy định tại các Thông tư số 103/1998/TT - BTC ngày 18/7/1998, Thông tư số 01/1999/TT - BTC ngày 4/1/1999 của Bộ Tài chính.

Về thu: Dự toán thu ngân sách phải xác định đầy đủ và cụt hể các nguồn thu xã, phường được hưởng 100%; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%)giữa các cấp ngân sáchg; số bổ sung của ngân sách cấp trên. Đối với các loại thuế thu tại địa phương, Phương Tài chính - Vật giá quận, huyện phối hợp với Chi cục thuế để xác định và thông báo chi tiêu thu từng sắc thuế cho UBND xã, phường để làm căn cứ xây dựng chi tiêu thu ngân sách và phối hợp trong việc tổ chức thu thuế tại địa phương. Đối với các khoản thu huy động, vận động nhân dân đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật để xây dựng các công trình hạ tầng của xã, phường chỉ đưa vào dự toán ngân sau khi đã xác định cụ thể mức đóng góp, mục đích sử dụng theo Nghị quyết HĐND xã, phường và bảo đảm phù hợp với Nghị quyết HĐND cấp trên và quy định của pháp luật.

Về chi: Dự toán chi ngân sách phải được xây dựng cụ thể, đầu đủ trên cơ sở đúng chính sách chế độ của Nhà nước về nội dung các nhiệm vụ chi thuộc ngân sách xã, phường. Đảng uỷ và các hội đoàn thể của xã, phường, hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ và chế độ quy định để lập dự trù những khoản thu, nhu cầu chi cụ thể trong năm; xác định số chênh lệch thu - chi để Ban tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách xã, phường.

Tổng mức dự toán chi thường xuyên ngân sách xã, phường của các quận, huyện phải phù hợp với định mức dự toán chi bình quân do Thành phố quy định.

- Thời gian lập và gửi báo cáo dự toán ngân sách xã, phường cho phòng Tài chính - Vật giá quận, huyện để tổng hợp trước ngày 25/9.

Điều 16: Phân cấp thực hiện thu ngân sách xã, phường:

- Đối với các khoản phải thu thuế trên địa bàn xã, phường thì UBND xã, phường phối hợp với cơ quan thuế để thống nhất bố trí lực lượng theo quy định của ngành thuế. Kho bạc Nhà nước thực hiện việc phân chia các khoản thu cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ do UBND Thành phố quy định. Ban Tài chinh xã, phường phối hợp với cơ quan thuế để có biện pháp thu đúng, thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách. (Cơ quan thuế có thể uỷ quyền cho các đơn vi, tổ chức cá nhân ở xã, phường thu nhưng phải thực hiện việc sử dụng và quản lý biên lai, chứng từ chu chặt chẽ, đungs quy định của Luật thuế).

- Ban Tài chính xã, phường tổ chức thu các khoản thu ngân sách xã, phường được hưởng 100% (như thu phí, lệ phí, phạt xử lý hàng chính các khoản đóng góp của nhân dân, thu từ quĩ đất công ích và hoa lợi công sảnm thu từ các hoạt động kinh tế và sự nghiệp khác). Các khoản thu này phải nộp đầy đủ, kịp thời vào tài khoản ngân sách xã, phường mở tại kho bạc Nhà nước. Đối với các hợp đồng đấu thầu, khoán thu giữa UBND xã, phường với các đối tượng nhận thầu, nhận khoán phải thực hiện đúng nguyên tắc hợp đồng kinh tế và nguyên tắc thu nộp ngân sách trong từng trường hợp cụ thể. Cấm các hình thức đấu thầu các nguồn thu này quá 5 năm, gây khó khăn cho việc theo dõi thu nộp ngân sách các năm sau.

- Trường hợp các khoản thu sai chính sách, chế độ đã thu vào ngân sách xã, phường thì phải hoàn trả. Căn cứ vào lệnh hoàn trả của cấp có thẩm quyền.Kho bạc Nhà nước làm thủ tục ghi giảm thu ngân sách xã, phường và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng.

- Đối với thu bổ sung từ ngân sách quận, huyện cho ngân sách xã, phường. Phòng Tài chính - Vật giá quận, huyện phải thực hiện việc cấp phát định kỳ hàng tháng theo dự toán ngân sách xã, phường đã được UBND quận, huyện giao. Đối với chi đầu tư phát triển hoặc chi cho các mục tiêu khác, Phòng Tài chính - vật giá quận, huyện cấp bổ sung theo tiến độ thực hiện của dự án hoặc chương tình mục tiêu.

Điều 17: Ngân sách cấp xã, phường được mở các tài khoản tiền gửi tại kho bạc Nhà nước:

- Tài khoản tiền gửi dự toán ngân sãch xã, phường

- Tài khoản tiền gửi dự toán của Đảng uỷ xã, phường.

- Tài khoản tiền gửi khác để gửi các quỹ xã

- Tài khoản tiền gửi của Ban quản lý dự án xã, thị trấn sử dụg cho dự án đầu tư phát triển.

Thủ tục mở các tài khoản tiền gửi trên theo hướng dẫn của kho bạc Nhà nước thành phố.

Điều 18: Cấp phát ngân sách xã, phường thực hiện bằng lệnh chi tiền và thanh toán dưới hai hình thức:

18.1. Bằng tiền mặt:

- Đối với những khoản chi có trong dự toán được duyệt, và đủ căn cứ để xác định thực chi (như tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp lương, các khoản thanh toán tính theo lương, trợ cấp tổ dân phố, kinh phí Đảng...) Ban Tìa chính lập lệnh chi tiề, kèn theo bảng kê chứng từ chi ngân sách và giấy đề nghị rút tiền mặt ngân sách xã, phường trình UBND hoặc người được uỷ quyền ký, sau đó đề nghị Kho bạc Nhà nước xuất quỹ tiền mặt cho xã, phường chi và thực hiện ghi chi ngân sách xã, phường. Sau khi kế toán ngân sách làm thủ tục nhập quỹ tiền mặt, khi xuất quỹ chi cho những nội dung đã được duyệt thì dùng phiếu chi và hạch toán vào tài khoản " Chi ngân sách " xã, phường.

- Đối với những khoản chi có trong dự toán được duyệt nhưng chưa xác định rõ mức chi cụ thể (như chi các hoạt động chuyên môn, chi mua sắm, hội nghị...) Ban Tìa chính phải làm thủ tục xin tạm ứng tiền mặt để chi như sau: kế toán ngân sách xã, phường lập lệnh chi, kèm theo giấy đề nghị rút tiền mặt ngân sách xã theo chương trình 000, loại 00, khoản 00, mục 920 "Tạm ứng khác" (mục tạm chi chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước) để kho bạc Nhà nước xuất quỹ tiền mặt cho xã, phường.

Sau khi kế toán ngân sách làm thủ tục nhập quỹ tiền mặt, chi đến đâu hạch toán vào tài khoản " Tạm chi ngân sách" đến đó. Cuối kỳ, lập giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo mẫu quy định (C2-06/KB). Kho bạc Nhà nước kiểm soát và chuyển từ tạm ứng chi vào thực chi ngân sách xã, phường theo đúng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục ghi trên bảng kê. Căn cứ bảng kê đã được kho bạc Nhà ước kiểm soát. Ban Tài chính xã, phường hạch toán vào tài khoản "Chi ngân sách" chỉ thanh toán hết đợt tạm ứng lần trước mới được đề nghị tạm ứng tiếp cho lần sau .

18.2- Bằng chuyển khoản:

Để thanh toán các khoản chi mua sắm tài sản có giá trị lớn, chi thanh toán khối luợng xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn hoàn thành, thanh toán cước phí dịch vụ cho những đơn vị cung ứng có mở tài khoản tại ngâ hàng thương mại hoạc Kho bạc Nhà nước. Ban Tài chính xã, phường lập lệnh chi tiền kèm theo hồ sơ chứng từ liên quan gửi kho bạc Nhà nước để kiểm soát và thanh toans cho đơn vị được hưởng. Sau đó kế toán ngân sách xã, phường hạch toán các khoản chi trên vào tài khoản " Chi ngân sách "

Điều 19: Ban Tài chính xã, phường phải thực hiện việc theo dõi và quản lý một số khoản thu - chi không thuộc ngân sách xã, phường nhưng phải phản ánh qua Kho bạc Nhà nước các nguồn kinh phí sau:

- Các quỹ được hình thành từ đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật. Nghị quyết HĐND xã, phường hoặc do nhân dân địa phương quyết định trực tiếp để sử dụng vào những mục đích cụ thể (nhuư quỹ an ninh, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ tuổi thơ và các loại quỹ khác được thành lập theo quy định của pháp luật).

- Các khoản thu do các tổ chức chính trị - xã hội, tổ dân phố, cụm dân cư tổ chức, vận động hội viên, nhân dân đóng góp cho các hoạt động chung.

- Các khoản thu hộ, chi hộ do Quận, huyện uỷ quyền cho UBND xã, phường trực tiếp thu - chi, kể cả cá khoản thu hộ thuỷ lợi phí, chi hộ tiền đền bù giải phong mặt bằng; chi cho người có công...

Ban Tài chính xã, phường phải mở đầy đủ các loại sổ sách kế toán theo quy định để theo dõi, quản lý các khoả thu chi nêu trên. Thực hiện việc quản lý thu, chi qua tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Định kỳ hàng quý, năm phải lập báo cáo tình hình thu và sử dụng các quĩ để báo cáo HĐND xã, phường và công khai tài chính để nhân dân biết.

B. Quyết toán ngân sách xã, phường:

Điều 20: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã, phường phải đảm bảo:

- Phản ánh, hạch toán, ghi chép mọi hoạt động thu, chi ngân sách xã, phường theo đúng "Chế độ kế toán ngân sách xã" do Bộ tài chính ban hành.

- Phản ánh theo dõi đầy đủ các loại tài sản công do xã, phường quản lý, sử dụng.

- Phản ánh các nghiệp vụ thanh toán và các quan hệ giữa UBND xã, phường với nhân dân về các khoản đóng góp, làm nghĩa vụ với Nhà nước.

- Phản ánh, theo dõi đầy đủ các quĩ tài chính ở xã, phường.

Điều 21: Hạch toán, ghi chép và báo cáo kế toán:

- Kế toán ngân sách xã, phường phải thực hiện việc hạch toán, mở đầy đủ sổ kế toán; ghi chép, quản lý bảo quản và lưu trữ sổ sách kế toán theo đúng quy định của Chế độ kế toán ngân sách xã. Phương pháp hạch toán kế toán là ghi "kép".

- Hết kỳ kế toán (quí, năm) phụ trách kế toán phải khoá sổ kế toán và tiến hành lập các báo cáo theo quy định của Chế độ kế toán ngân sách xã. Báo cáo phải lập đầy đủ, chính xác và đúng thời gian quy định; phải phản ánh toàn diện tình hình thu - chi ngân sách và các hoạt động tài chính ở xã, phường để giúp cho chính quyền địa phương quản lý, khai thác tốt nguồn thu, điều chỉnh cơ cấu chi hợp lý, khai thác tốt nguồn thu, điều chỉnh cơ cấu chi hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. Đồng thời phục vụ công tác quản lý ngân sách của cơ quan tài chính cấp trên.

- Ngoài ra Ban tài chính xã, phường còn phải lập các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của các cơ quan Kho bạc, Thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.

- Nghiêm cấm để ngoài sổ kế toán bất cứ một tài sản, khoản thu, chi ngân sách, công nợ của xã, phường dưới bất cứ hình thức nào. Chủ tài khoản ngân sách, Trưởng ban tài chính, kế toán ngân sách xã, phường phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về các số liệu tài chính - ngân sách phản ánh trên sổ sách và báo cáo kế toán.

Điều 22: Quyết toán ngân sách xã, phường:

Hết năm ngân sách Ban tài chính xã, phường, phải khoá sổ kế toán và lập quyết toán ngân sách, bảo đảm các yêu cầu sau:

- Từ tháng 12 Ban tài chính xã, phường phải tiến hành giải quyết dứt điểm các khoản thu, chi theo dự toán được duyệt; các khoản tạm ứng, tạm thu, nắm đầy đủ, chính xác số dư tài khoản tiền gửi Kho bạc Nhà nước và tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị để chủ động chi tiêu trong những ngày cuối năm. Các khoản chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm nào, chỉ được thực hiện trong niên độ ngân sách năm đó. Các công việc này phải hoàn thành trước khi khoá sổ kế toán vào cuối năm trước chưa thực hiện, không được chuyển sang năm sau chi tiếp, nếu các khoản chi đó chưa được ghi vào dự toán của năm sau.

- Tồn quĩ tiền mặt của Văn phòng UBND xã, phường đến hết ngày 31/12 chưa sử dụng hết (trừ những khoản chi đã được duyệt, có đủ căn cứ chi nhưng chưa chi) cũng phải nộp lại tài khoản ngân sách xã, phường tại Kho bạc Nhà nước.

- Trong thời gian chỉnh lý quyết toán (từ 1/1 đến hết ngày 30/1/năm sau) phải xử lý các khoản thu, chi đã phát sinh trước ngày 31/12, đối chiếu, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán.

- Tất cả các khoản thu, chi ngân sách đều phải hạch toán và quyết toán the đúng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách Nhà nước.

- Thời hạn gửi báo cáo quyết toán ngân sách xã, phường cho cấp quận, huyện để tổng hợp chậm nhất đến hết ngày 25/2 năm sau.

- Báo cáo quyết toán ngân sách xã, phường, phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

Điều 23: Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan:

23.1. Phòng Tài chính - Vật giá quận, huyện có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các xã, phường trên địa bàn thực hiện đúng Luật ngân sách Nhà nước và các chính sách, chế độ quản lý tài chính - ngân sách của Nhà nước. Chịu trách nhiệm toàn diện về việc hướng dẫn, quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã, phường trên địa bàn.

- Hàng tháng, căn cứ vào báo cá thu chi ngân sách của các xã, phường để tổng hợp vào báo cáo thu chi ngân sách Nhà nước quận, huyện bảo đảm khớp đúng với số liệu của Kho bạc Nhà nước, gửi báo cáo về Sở Tài chính - Vật giá trước ngày 10 tháng sau.

- Cuối năm hướng dẫn xã, phường lập quyết toán ngân sách, tổ chức thẩm tra quyết toán và tổng hợp vào quyết toán ngân sách Nhà nước năm của quận, huyện. Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách xã, phường sau khi trình UBND quận, huyện phê duyệt gửi về Sở tài chính - Vật giá trước ngày 15/3 năm sau.

- Phòng tài chính - Vật giá còn phải lập các báo cáo khác về tình hình tài chính - ngân sách xã, phường trên địa bàn theo yêu cầu quản lý của Sở Tài chính - Vật giá và các Sở ngành có liên quan.

23.2. Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thành phố có trách nhiệm:

- Hạch toán, phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi ngân sách xã, phường vào hệ thống ngân sách Nhà nước. Hướng dẫn các xã, phường trong quan hệ giao dịch, mở và sử dụng các tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

- Hàng tháng, tổng hợp thu, chi ngân sách xã, phường và lập báo cáo thu chi ngân sách Nhà nước gửi Phòng Tài chính - Vật giá quận, huyện đồng gửi Kho bạc Nhà nước thành phố.

23.3. Cơ quan Thuế quận, huyện và thành phố có trách nhiệm: Cung cấp đầy đủ các loại chứng từ nộp tiền vào ngân sách Nhà nước (biên lai thu tiền, thi phí, lệ phí, giấy nộp tiền mặt, giấy nộp tiền bằng chuyển khoản và các loại chứng từ khác) cho cấp xã, phường để thực hiện việc thu nộp vào ngân sách Nhà nước được kịp thời, đúng thẩm quyền và quy định của Nhà nước.

Phối hợp chặt với chính quyền xã, phường trong công tác thu trên địa bàn nhằm chống thất thu, thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách Nhà nước.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24: Căn cứ vào quy định này, Sở tài chính - Vật giá, Sở kế hoạch đầu tư, Kho bạc Nhà nước, Cục thuế thành phố, UBND quận, huyện và các Sở, Ngành có liên quan tổ chức hướng dẫn thực hiện.

Điều 25: Qui định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1999. Các quy định ban hành trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc do Nhà nước thay đổi chính sách, chế độ thì UBND Thành phố sẽ kịp thời sửa chữa bổ sung.