UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2000/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 16 tháng 5 năm 2000 |
VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ( sửa đổi ) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
Căn cứ Quyết định số 137/HĐBT ngày 27 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ "về quản lý giá".
Căn cứ Thông tư hướng dẫn số 03/VGNN-KHCS ngày 01 tháng 7 năm 1992 của Uỷ ban vật giá Nhà nước nay là Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn nội dung quản lý Nhà nước về giá của UBND Tỉnh, Thành phố;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và theo đề nghị của Sở Tài chính-Vật giá tại công văn số 302 /CV-TCVG ngày 6 tháng 4 năm 2000;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với Quyết định đều bãi bỏ.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Thống kê, Chủ tịch UBND Huyện, Thị xã, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Hội, Đoàn thể, đơn vị lực lương vũ trang, Giám đốc các doanh nghiệp, Tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 25/2000 /QĐ-UB ngày 16 tháng5 năm 2000 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Điều 1 : Mục đích, yêu cầu quản lý Nhà nước về giá
Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá trong phạm vi toàn tỉnh theo quy định của pháp luật, có sự phân công, phân cấp giữa các cấp, các ngành quản lý, phù hợp với cơ chế điều tiết của thị trường và điều kiện thực tế của địa phương nhằm khuyến khích sản xuất phát triển, đảm bảo lưu thông hàng hoá bình thường, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 2 : Nội dung quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh.
1- Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách và các mức giá cụ thể do Chính phủ, Ban Vật giá Chính phủ và các cơ quan Trung ương ban hành áp dụng tại địa phương; Nghiên cứu đề xuất với Trung ương các chế độ chính sách về giá để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2- Tổ chức thu thập, phân tích thông tin giá cả thị trường, chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện bình ổn giá, chống bán phá giá, kiềm chế lạm phát nhằm phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần ổn định đời sống nhân dân.
3- Ngoài những hàng hoá, dịch vụ do Trung ương quản lý, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định danh mục một số hàng hoá, dịch vụ do tỉnh quyết định giá và quy định việc đăng ký giá, hiệp thương giá, thẩm định giá, xác định giá, thông báo giá, niêm yết giá, kiểm soát chi phí, giá thành của một số hàng hoá, dịch vụ khác theo yêu cầu quản lý.
4- Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật Nhà nước về giá của các chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
1- Khi mua sắm vật tư, hàng hoá, trang thiết bị hoặc thanh lý, nhượng bán tài sản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, các cơ quan, đơn vị phải tổ chức khảo sát giá cả thị trường, thực hiện thẩm định giá, xác định giá, tổ chức đấu thầu, đấu giá theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
2- Trường hợp mua sắm những hàng hoá, vật tư, trang thiết bị đặc thù, chuyên dùng đơn vị mua cần tham khảo thêm ý kiến cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên và đề nghị đơn vị bán cung cấp những thông tin cần thiết về hàng hoá, trang thiết bị đó cho cơ quan Tài chính cùng cấp để thống nhất về mức giá, trước khi đơn vị thực hiện ký kết hợp đồng mua bán, trừ các trường hợp có quy định riêng hoặc đã có ý kiến chỉ đạo, của Bộ, Ngành Trung ương hoặc của UBND Tỉnh.
2- Đối với các khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh được thực hiện theo các quy định riêng không thuộc phạm vi của Quy định này.
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁ
A / UBND TỈNH :
Điều 5 : Chỉ đạo thực hiện và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách về giá do Chính phủ, Ban Vật giá Chính phủ và các cơ quan Trung ương ban hành được thực hiện tại địa phương nhằm khuyến khích sản xuất phát triển, đảm bảo hàng hoá lưu thông bình thường, ổn định đời sống nhân dân, phù hợp với thực tế của địa phương.
Điều 6 : Quyết định các chính sách về giá cả và chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết theo chủ trương chung của Nhà nước để bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ thiết yếu đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh.
Điều 7 : Quyết định giá chuẩn hoặc khung giá giới hạn các hàng hoá, dịch vụ sau đây :
1- Nước máy phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
2- Giá đất các loại (Kể cả đất đấu giá)
3- Giá đền bù và chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
4- Giá cho thuê nhà ở và giá bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước ; Giá bán nhà làm việc, vật kiến trúc gắn liền với nhà của các cơ quan hành chính sự nghiệp không có nhu cầu sử dụng.
5- Giá thóc để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất.
6- Giá một số tài sản như bất động sản, cổ vật quý hiếm có giá trị lớn do tịch thu, phát hiện tìm thấy sung quỹ Nhà nước hoặc xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
7- Đơn giá cước vận chuyển hàng hoá ở một số tuyến đường vùng sâu, vùng xa, miền núi do địa phương quản lý.
8- Cước vận chuyển hành khách đường bộ nội tỉnh.
9- Mức trợ cước, trợ giá hoặc cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu thực hiện chính sách phục vụ đồng bào miền núi, vùng cao, vùng xa.
10- Quy định mức giá tối thiểu về lâm sản, khoáng sản để tính thuế tài nguyên lâm sản, tài nguyên khoáng sản không kim loại.
11- Quy định mức thu tiền vận chuyển, xử lý rác thải vệ sinh đô thị.
12- Quy định mức phụ thu vào giá điện.
13- Quy định về mức thu thuỷ lợi phí.
14- Quy định khung giá các loại gỗ trên từng khu vực làm cơ sở làm cơ sở cho hội đồng định giá bán gỗ, lâm sản tịch thu.
2- Ra quyết định xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật giá đối với các cá nhân, đơn vị thuộc tỉnh quản lý hoặc kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý đối với các cá nhân, đơn vị thuộc Trung ương quản lý.
3- Căn cứ vào tình hình sản xuất, kinh doanh, giá cả thị trường, UBND tỉnh
thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ do Tỉnh quyết định giá; Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định về giá, những mức giá và những quy định xử lý kỷ luật giá của các cấp, các ngành thuộc mình quản lý khi thẩm tra thấy không đúng.
Để đáp ứng kịp thời công tác quản lý giá, quyết định giá, tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm kỷ luật về giá trên địa bàn tỉnh, UBND Tỉnh phân công, quản lý giá cho UBND huyện, thị xã, Sở Tài chính-Vật giá và các ngành cụ thể như sau:
B / UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ:
2- Thu thập thông tin giá cả thị trường trên địa bàn, báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất về giá một số vật tư, hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho Sở Tài chính-Vật giá. Thời hạn báo cáo định kỳ vào ngày 25 hàng tháng.
3- Hướng dẫn thực hiện việc niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại các địa điểm kinh doanh trên địa bàn, nhằm thực hiện văn minh thương mại và yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về giá.
4- Thực hiện thẩm định giá hoặc tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản, vật tư, hàng hoá, dịch vụ, sửa chữa bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước cho các đơn vị HCSN trực thuộc huyện, thị quản lý (bao gồm cả xã, phường, thị trấn) :
+ Thẩm định ra thông báo giá trần đối với các trường hợp mua sắm tài sản, trang thiết bị có giá trị hoặc tổng giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
+ Thành lập Hội đồng đấu thầu và tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
(Trường hợp mua sắm tài sản, trang thiết bị có giá trị dưới 20 triệu đồng giao cho từng đơn vị cơ sở tổ chức khảo sát giá cả thị trường và thẩm định giá trước khi mua sắm).
5- Xác định giá nhượng bán, thanh lý, điều chuyển các tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc huyện, thị quản lý và hướng dẫn các đơn vị tổ chức bán, thanh lý theo đúng quy định.
6- Tổ chức định giá các tài sản: Tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước thuộc thẩm quyền huyện, thị xã xử lý (trừ các trường hợp đã quy định tại điểm 6, điều 7, phần A, chương II) và tổ chức bán theo đúng quy định hiện hành; tài sản thi hành án theo đề nghị cuả cơ quan thi hành án; tài sản, hàng hoá do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng, viện trợ cho các đơn vị trực thuộc huyện, thị và xã, phường , thị trấn.
7- Định giá đất để đưa ra bán đấu giá đối các lô đất nằm riêng lẻ trong các khu dân cư và đất tại các dự án khai thác quỹ đất trên địa bàn do UBND Huyện, Thị làm chủ dự án. Giá đất để đưa ra bán đấu giá không được thấp hơn giá đất đã được quy định tại Quyết định số 07/2000/QĐ-UB ngày 03 tháng 02 năm 2000 của UBND Tỉnh về ban hành quy định gía các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
8- Định giá các tài sản đã có quyết định xác lập quyền sở hữu nhà nước theo phân cấp quản lý và một số hàng hoá, dịch vụ phát sinh trên địa bàn huyện, thị xã như vé xem bóng đá, hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật... do huyện, thị hoặc xã, phường, thị trấn tổ chức.
Điều 11: Ra quyết định và tổ chức thanh tra, kiểm tra, chấp hành kỷ luật Nhà nước về giá đối với các chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; được quyền xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật giá đối với các cá nhân, đơn vị thuộc mình quản lý hoặc kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý đối với các cá nhân, đơn vị thuộc cấp trên quản lý.
Điều 12 : Phòng Tài chính huyện, thị xã là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện, thị xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được ghi tại điều 10 trên đây; chủ trì phối hợp với Chi cục Thuế, Quản lý thị trường và các ngành có liên quan để tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo sự chỉ đạo của UBND huyện, thị và hướng dẫn của Sở Tài chính-Vật giá.
C / SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ :
2- Tổ chức thu thập thông tin giá cả thị trường, phân tích, tổng hợp thông tin và dự báo, dự đoán sự biến động của giá cả; phối hợp với Cục Thống kê tính chỉ số giá cả hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tham mưu giúp UBND tỉnh quyết định những chính sách về giá hoặc kiến nghị với Trung ương các chủ trương chính sách về giá phù hợp với thực tế của địa phương.
3- Thẩm định phương án giá các loại hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục tỉnh quyết định giá từ điểm 1-14, điều 7, mục A, chương II của Quy định này, theo đề nghị của các cấp, các ngành để trình UBND tỉnh phê duyệt ( trừ các trường hợp UBND Tỉnh đã uỷ quyền cho UBND các huyện, thị thực hiện).
4- Hướng dẫn các cấp, các ngành tổ chức thực hiện thẩm định giá các hàng hoá, dịch vụ được mua sắm, sửa chữa và xác định giá các tài sản được phép thanh lý, nhượng bán, điều chuyển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
5- Thẩm định ra thông báo giá trần các vật tư, hàng hoá, trang thiết bị mua sắm có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, tham gia thành viên trong các Hội đồng đấu thầu, đấu giá mua - bán tài sản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý.
6- Chủ trì phối hợp với:
6.1 Sở Xây dựng và Sở Công nghiệp ra thông báo giá vật liệu xây dựng, vật liệu điện hàng tháng để làm cơ sở lập dự toán, thanh quyết toán công trình xây dựng cơ bản.
6.2 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để quy định giá các loại cây, con giống, phân bón và vật tư hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân theo các chương trình mục tiêu của nhà nước.
6.3 Các Sở, ban, ngành có liên quan để quy định giá vé xem bóng đá, triển lãm, hội chợ, biểu diễn nghệ thuật do tỉnh tổ chức.
6.4 Cục Thuế tỉnh quy định mức giá tối thiểu của các phương tiện đi lại như xe mô tô, xe ô tô, máy thuỷ... để tính lệ phí trước bạ.
7- Quy định giá các tài sản: Tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước thuộc thẩm quyền các cơ quan cấp tỉnh xử lý (trừ các trường hợp quy định tại điểm 6, điều 7, mục A, chương II của quy định này); tài sản thi hành án theo đề nghị của cơ quan thi hành án; tài sản, hàng hoá do các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng, viện trợ ; tài sản đã có quyết định xác lập quyền sở hữu nhà nước theo phân cấp quản lý.
8- Định giá các loại tài sản thuộc sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý trong trường hợp đơn vị bị giải thể, sáp nhập, điều chuyển, nhượng bán, góp vốn liên doanh hoặc cổ phần hoá.
9- Phối hợp với các ngành có liên quan xác định giá trị tài sản bằng hiện vật của các doanh nghiệp tư nhân và cá nhân để làm các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định của Pháp luật.
10- Tham gia tư vấn về giá cả để mua sắm các hàng hoá, dịch vụ cho các đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan Đảng, cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh (nếu có yêu cầu).
Điều 14 : Tổ chức thực hiện việc đăng ký giá thí điểm một số hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chi phối thị trường, không thuộc danh mục hàng hoá do nhà nước quản lý giá; tổ chức hiệp thương giá đối với một số trường hợp cần thiết theo đề nghị của các chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và hướng dẫn việc niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về giá.
2- Chủ trì phối hợp cùng các ngành có liên quan tổ chức kiểm soát chi phí sản xuất, phí lưu thông, giá thành sản phẩm của các chủ thể sản xuất, kinh doanh thuộc địa phương quản lý trong các trường hợp cần thiết theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
3- Quyết định xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật nhà nước về giá hoặc kiến nghị với UBND tỉnh những biện pháp xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật Nhà nước về giá theo quy định hiện hành.
D / CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CHỨC NĂNG THUỘC TỈNH:
Điều 16 : Hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành xây dựng phương án giá và phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá thẩm định phương án để trình UBND tỉnh phê duyệt đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc quyền UBND tỉnh quyết định giá hoặc các loại hàng hoá, dịch vụ uỷ quyền cho UBND huyện, thị hoặc Sở Tài chính-Vật giá quyết định giá.
2- Đối với việc mua sắm hàng hoá, vật tư, trang thiết bị đặc thù, chuyên dùng thì trước khi đơn vị thực hiện ký kết hợp đồng mua- bán phải có ý kiến thống nhất của cơ quan Tài chính cùng cấp.
3- Xác định giá các tài sản được phép thanh lý, nhượng bán, điều chuyển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước do ngành quản lý, sử dụng; tổ chức bán, thanh lý tài sản hoặc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức bán, thanh lý tài sản theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 18: Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các doanh nghiệp và các đơn vị HCSN trực thuộc ngành chấp hành các quy định về quản lý giá và kỷ luật Nhà nước về giá.
E / TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN :
Điều 19: Thực hiện chức năng giám sát, phản ánh việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ, việc thực hiện chính sách giá của các đơn vị hoặc các chủ dự án được giao nhiệm vụ cung ứng hàng hoá, dịch vụ ghi tại các điểm 3,5,9,13 điều 7, mục A và tiết 6.2, điểm 6, điều 13, mục C chương II của Quy định này.
Điều 20: Giao cho Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc các địa phương, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính - Vật giá để được hướng dẫn thêm hoặc tổng hợp trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
- 1 Quyết định 10/2006/QĐ-UBND công bố Danh mục Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đến ngày 31/12/2005 hết hiệu lực pháp luật
- 2 Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3 Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1 Quyết định 33/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2 Quyết định 03/2011/QĐ-UBND ban hành quy định quản lý Nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 800/2011/QĐ-UBND về Qui định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 5 Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 6 Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 8 Quyết định 137-HĐBT năm 1992 về quản lý giá do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Quyết định 800/2011/QĐ-UBND về Qui định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Quyết định 03/2011/QĐ-UBND ban hành quy định quản lý Nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4 Quyết định 10/2006/QĐ-UBND công bố Danh mục Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đến ngày 31/12/2005 hết hiệu lực pháp luật
- 5 Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6 Quyết định 33/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa