ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2007/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 28 tháng 5 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND các cấp quản lý Nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2007/QĐ-UBND ngày 28/5/2007 của UBND tỉnh Bình Thuận)
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Thuận, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh, về các dịch vụ công thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.
2. Trình UBND tỉnh kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
3. Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội đối với UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị thuộc UBND tỉnh theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
4. Hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
5. Về lao động, việc làm:
a) Trình UBND tỉnh quyết định chương trình và các giải pháp về việc làm của tỉnh;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm bao gồm:
- Tuyển lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
- Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động, thông tin thị trường lao động;
- Giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm; lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các hình thức trả lương, trả công lao động và các chế độ vật chất khác thuộc khu vực sản xuất kinh doanh;
- Chính sách đối với lao động nữ, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi;
- Các chính sách lao động, việc làm khác.
c) Cấp, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Thẩm định, kiểm tra các đề án, dự án về giải quyết việc làm; tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động và quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật.
6. Về bảo hiểm xã hội:
Hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các ngành, các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động; người lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh.
7. Về an toàn lao động, vệ sinh lao động:
a) Trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động;
c) Đăng ký các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì phối hợp tổ chức việc điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thực hiện điều tra, khai báo, xử lý và thống kê, báo cáo về tai nạn lao động, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tai nạn lao động ở địa phương.
8. Về dạy nghề:
a) Trình UBND tỉnh quy hoạch mạng lưới, đề án về lĩnh vực dạy nghề trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
9. Về thương binh, liệt sĩ và người có công:
a) Trình UBND tỉnh quyết định công nhận đối tượng là thương binh, liệt sĩ và người có công đối với cách mạng theo quy định; quản lý hồ sơ đối tượng sau khi được công nhận;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, UBND huyện, thành phố, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm liệt sĩ nhân các ngày lễ lớn, truy điệu liệt sĩ khi báo tử, phối hợp tổ chức cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ, nâng cấp các nghĩa trang liệt sĩ, cung cấp thông tin về tình hình mộ liệt sĩ theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; lập kế hoạch thăm hỏi các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và tổ chức thực hiện;
đ) Thống nhất quản lý nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sĩ ở địa phương; chịu trách nhiệm quản lý nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sĩ được giao;
e) Là thành viên Hội đồng Giám định y khoa về thương tật và khả năng lao động cho thương binh, bệnh binh và các đối tượng chính sách xã hội.
10. Về bảo trợ xã hội:
a) Trình UBND tỉnh quy định chuẩn nghèo của địa phương; chủ trì thẩm định trình UBND tỉnh công nhận xã nghèo, hộ nghèo trên địa bàn;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh;
c) Phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo, từ thiện để giúp đỡ đời sống vật chất, tinh thần đối với người tàn tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn không nơi nương tựa, người gặp khó khăn hiểm nghèo, nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác cần có sự cứu trợ, trợ giúp của Nhà nước và xã hội;
đ) Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở thực hiện nuôi dưỡng bảo trợ xã hội.
11. Về phòng, chống tệ nạn xã hội:
a) Trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện;
b) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục - lao động xã hội trên địa bàn tỉnh.
12. Hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở; quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ; cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ.
15. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, UBND huyện, thành phố, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
16. Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
17. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
18. Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.
19. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về lao động, thương binh và xã hội theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh.
20. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
21. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có một Giám đốc, và không quá 03 Phó Giám đốc. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm và báo cáo trước UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh khi được yêu cầu.
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Các Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.
Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gồm:
a) Các phòng nghiệp vụ: Sở có các phòng, ban nghiệp vụ sau:
- Văn phòng;
- Thanh tra Sở;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Lao động - Việc làm;
- Phòng Quản lý đào tạo nghề;
- Phòng Thương binh, liệt sĩ - Người có công;
- Phòng Bảo trợ xã hội;
- Phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội.
Việc thành lập các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện theo phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy hiện hành của UBND tỉnh; chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng, ban chuyên môn do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.
b) Các đơn vị trực thuộc:
Tại thời điểm ban hành có các đơn vị trực thuộc Sở như sau:
- Trung tâm Chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội;
- Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội;
- Trường Trung cấp nghề;
- Ban Quản lý nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
Việc thành lập và quản lý tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình đặc điểm cụ thể, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập các đơn vị trực thuộc Sở trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Các phòng, ban và đơn vị trực thuộc Sở có Trưởng, Phó các phòng, ban và Trưởng, Phó đơn vị trực thuộc giúp Giám đốc Sở quản lý công chức, viên chức và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của phòng, ban và đơn vị trực thuộc được Giám đốc Sở quy định. Việc bổ nhiệm chức danh Trưởng, Phó các phòng, ban và đơn vị trực thuộc và việc tuyển dụng công chức, viên chức vào làm việc tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc của Sở phải đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đúng theo các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước và của UBND tỉnh.
3. Biên chế:
a) Biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do HĐND tỉnh và UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Nội vụ. Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Sở phải căn cứ chức danh chuyên môn, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và số lượng biên chế được giao, Giám đốc Sở quy định nhiệm vụ, biên chế cho các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn và có hiệu quả.
1. Đối với UBND tỉnh:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Đối với các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị thuộc UBND tỉnh:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có mối quan hệ phối hợp để thực hiện tốt những nhiệm vụ được UBND tỉnh giao. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành lao động, thương binh và xã hội cho các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị thuộc UBND tỉnh; đồng thời, có trách nhiệm thực hiện tốt các hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên ngành của các đơn vị có liên quan đến các hoạt động của Sở.
Phối hợp với các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị thuộc UBND tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh.
4. Đối với UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, thị xã để trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và những nội dung công tác của ngành lao động, thương binh và xã hội để giúp UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương.
5. Đối với Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, thị xã:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành lao động, thương binh và xã hội.
Các Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo định kỳ hoặc đột xuất trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương.
6. Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra các nội dung quản lý Nhà nước về lao động, thương binh và xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các lĩnh vực về lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo về các nội dung theo yêu cầu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về những lĩnh vực thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ các nội dung của Quy định này để kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp cán bộ theo hướng tinh gọn, đảm bảo chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, viên chức của Sở theo quy định hiện hành của Nhà nước; xây dựng Quy chế làm việc của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện tốt những nội dung của Quy định này.
2. Quá trình thực hiện có vấn đề gì chưa phù hợp, cần điều chỉnh bổ sung thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản kiến nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 270/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2008
- 2 Quyết định 97/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1 Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 24/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo Quyết định 05/2010/QĐ-UBND do tỉnh Long An ban hành
- 3 Quyết định 18/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu
- 4 Quyết định 139/2004/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh
- 5 Thông tư liên tịch 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân các cấp quản lý Nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ cùng ban hành
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 270/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2008
- 3 Quyết định 18/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu
- 4 Quyết định 24/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo Quyết định 05/2010/QĐ-UBND do tỉnh Long An ban hành
- 5 Quyết định 97/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7 Quyết định 139/2004/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh