ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2010/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28/12/2000;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ quyết định chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Căn cứ Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 30/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của HĐND Thành phố khóa XIII kỳ họp thứ 18;
Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND Thành phố về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 51/2008/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại các Tờ trình: số 6455/TTr STC-HCSN ngày 25/12/2009, số 1107/TTr STC-HCSN ngày 19/3/2010, số 2275/TTr STC-HCSN ngày 31/5/2010; Báo cáo thẩm định số 562/STP-VBPQ ngày 19/4/2009 và công văn số 1672/STP-VBPQ ngày 5/10/2009 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ, Y TẾ, VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO, MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 21/6/2010 của UBND Thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng và điều kiện áp dụng
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
a. Quy định này quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là lĩnh vực xã hội hóa) theo phạm vi và đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 20/5/2008 của Chính phủ; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính.
b. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa: Thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
2. Điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa:
a. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành và kế hoạch phát triển xã hội hóa của ngành, quận, huyện, thị xã.
b. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải thuộc loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn đã được quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ quyết định chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường.
c. Giám đốc các Sở quản lý chuyên ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội có trách nhiệm: Chứng nhận các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này cho cơ sở thực hiện xã hội hóa khoản 1 Điều này để thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa tại chương II Quy định này.
Điều 2. Xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng cho cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê
1. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, UBND Thành phố quyết định việc đầu tư, cải tạo nâng cấp quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có thuộc nhà nước quản lý (nếu có đủ điều kiện) hoặc xây mới nhà, cơ sở hạ tầng cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê dài hạn trong từng trường hợp với giá ưu đãi.
2. Các dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có thuộc nhà nước quản lý (nếu có đủ điều kiện) hoặc xây mới nhà, cơ sở hạ tầng cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê, được hưởng các ưu đãi: Được ngân sách thành phố đảm bảo kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng theo Điều 3 quy định này; Miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất trong phạm vi dự án theo Điều 4 quy định này; Ưu đãi tín dụng theo Điều 6 quy định này.
3. Giá thuê ưu đãi được xác định trên nguyên tắc quy định chi tiết tại khoản 2 mục IV Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính. Không được tính các ưu đãi của Nhà nước vào giá cho thuê.
4. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối: Xác định quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có thuộc nhà nước quản lý có đủ điều kiện (trường hợp cần thiết có thể đề xuất xây mới nhà, cơ sở hạ tầng) trình UBND Thành phố quyết định; thực hiện việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới để cho các cơ sở xã hội hóa thuê dài hạn trong từng trường hợp cụ thể với giá ưu đãi tùy theo vị trí, địa điểm tại các khu vực (ưu tiên các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn) phù hợp với phương án khai thác, sử dụng của cơ sở xã hội hóa.
5. Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở Xây dựng và các sở chuyên ngành có liên quan thẩm định xác định giá thuê ưu đãi cho từng dự án cụ thể trình UBND Thành phố quyết định.
Điều 3. Tạo quỹ đất sạch cho cơ sở thực hiện xã hội hóa
1. Ngân sách Thành phố đảm bảo kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng (bồi thường, hỗ trợ tái định cư) tạo quỹ đất sạch thông qua các Trung tâm phát triển quỹ đất đối với quỹ đất phục vụ xã hội hóa trước khi giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch cho cơ sở thực hiện xã hội hóa. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện như sau:
a. Giao các Trung tâm phát triển quỹ đất triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch.
b. Kinh phí giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố: Phê duyệt nhiệm vụ giải phóng mặt bằng theo quy hoạch; Giao kế hoạch vốn ngân sách đầu tư phát triển trong dự toán ngân sách hàng năm để giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, hoàn trả kinh phí giải phóng mặt bằng đã ứng trước đối với dự án của cơ sở thực hiện xã hội hóa.
2. Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa được giao đất, cho thuê đất theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 4 quy định này xây dựng nhà, cơ sở vật chất trong các dự án, khu đô thị đã được xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở thực hiện xã hội hóa được Ngân sách Thành phố đảm bảo kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng (bồi thường, hỗ trợ tái định cư). Ngân sách không hỗ trợ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong dự án, khu đô thị theo quy định cho phần diện tích phục vụ hoạt động xã hội hóa.
Điều 4. Giao đất, cho thuê đất
1. Hình thức giao đất, cho thuê đất: Việc giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình xã hội hóa trong thời hạn được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
a. Giao đất không thu tiền sử dụng đất
b. Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất
c. Giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất
Sở Tài nguyên Môi trường căn cứ vào quy định hiện hành của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn, xác định lựa chọn một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất trên cho từng công trình xã hội hóa, trình UBND Thành phố quyết định. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai, không được tính giá trị quyền sử dụng đất đang sử dụng vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và không được dùng đất để thế chấp là tài sản vay vốn.
2. Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất nhưng cơ sở thực hiện xã hội hóa có nguyện vọng được thực hiện theo phương thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư (không thực hiện theo quy định miễn tiền sử dụng đất) thì được thực hiện theo quy định hiện hành về thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và được trừ chi phí bồi thường đất, hỗ trợ đất đã ứng trước (nếu có) vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và có các quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.
3. Việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ và quy định hiện hành của Thành phố.
4. Trường hợp cơ sở công lập, bán công chuyển sang loại hình cơ sở thực hiện xã hội hóa, nếu đáp ứng các điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa tại Điều 1 quy định này thì: Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tiếp tục sử dụng diện tích đất đang sử dụng theo một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải sử dụng đất đúng mục đích và phù hợp với quy hoạch; trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích thì cơ sở thực hiện xã hội hóa bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đồng thời phải nộp ngân sách nhà nước toàn bộ tiền thuê đất được miễn theo giá đất tại thời điểm bị thu hồi đối với thời gian sử dụng không đúng mục đích, và phải nộp ngân sách nhà nước những khoản cơ sở thực hiện xã hội hóa đã được ưu đãi theo quy định này.
6. Không được chuyển nhượng đất đã được Nhà nước giao để thực hiện dự án xã hội hóa. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng cơ sở thực hiện xã hội hóa thì phải bảo đảm việc sử dụng sau chuyển nhượng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất phục vụ hoạt động xã hội hóa.
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo Điều 8 Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ và mục VI Thông tư số 135/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính.
2. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được ưu đãi về lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ.
Điều 6. Chính sách ưu đãi tín dụng
1. Các dự án đầu tư: Xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất của các cơ sở thực hiện xã hội hóa; Cải tạo nâng cấp quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có thuộc nhà nước quản lý (nếu có đủ điều kiện) hoặc xây mới nhà, cơ sở hạ tầng cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê quy định tại Điều 2 quy định này, có đủ điều kiện tại Điều 1 của quy định này được:
a. Vay vốn tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội theo Điều lệ của Quỹ và các quy định khác của Thành phố.
b. Vay vốn tín dụng đầu tư; Hỗ trợ sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư Sở Giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định hiện hành.
2. Hỗ trợ một phần lãi vay sau đầu tư từ ngân sách Thành phố:
a. Các dự án đầu tư xây dựng tại khoản 1 Điều này có đủ điều kiện tại Điều 1 quy định này, được Ngân sách Thành phố hỗ trợ sau đầu tư. Mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư bằng mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư quy định theo Quyết định của Bộ Tài chính trong cùng thời điểm (trừ các dự án đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam hỗ trợ sau đầu tư hoặc được ngân sách cấp hỗ trợ đầu tư dưới hình thức giảm, xóa lãi tiền vay).
b. Sở Tài chính cấp hỗ trợ sau đầu tư sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay của chủ đầu tư (chi tiết theo phụ lục đính kèm).
Điều 7. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
1. Hàng năm, các Sở chuyên ngành trong các lĩnh vực xã hội hóa, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổng hợp chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản của cơ sở thực hiện xã hội hóa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản của ngành, cấp mình theo các quy định hiện hành của Thành phố về đào tạo, bồi dưỡng.
2. Các cán bộ quản lý, nhân viên của cơ sở thực hiện xã hội hóa khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn kiến thức cơ bản theo chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Thành phố, quận, huyện, thị xã được đảm bảo các chế độ như đối với các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ sở công lập.
3. Các cơ quan, đơn vị được Thành phố, quận, huyện, thị xã giao chủ trì tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn kiến thức cơ bản theo chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm có trách nhiệm lập dự toán kinh phí và đảm bảo chế độ cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này từ nguồn kinh phí ngân sách cấp.
Điều 8. Xử lý tài sản trên đất đối với các trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động
Cơ sở công lập, bán công được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển sang loại hình ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp), việc kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản được xử lý theo quy định tại mục IX Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính.
Điều 9. Nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa
1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mức thu và phải công khai mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển. Đồng thời đảm bảo thực hiện chính sách xã hội đối với các đối tượng chính sách theo quy định.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa báo cáo sở chủ quản chuyên ngành, UBND quận, huyện, thị xã (theo phân cấp) và Sở Tài chính về các khoản thu của cơ sở mình vào đầu năm học (hoặc trường hợp thay đổi khoản thu, mức thu trong năm).
2. Các nội dung còn lại thực hiện theo quy định tại khoản 2, 4, 5 mục X Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở thực hiện xã hội hóa
1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa thuộc phạm vi, đối tượng tại khoản 1 Điều 1 quy định này đến các sở quản lý chuyên ngành, UBND quận, huyện, thị xã (theo phân cấp quản lý) để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 1 quy định này để được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa tại chương II Quy định này.
2. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải tuân thủ theo điều lệ hoạt động, bảo đảm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật để cung cấp cho xã hội các sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về nội dung và chất lượng.
3. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện công khai mức thu phí, lệ phí theo từng dịch vụ, công khai hoạt động, công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động và tài chính của cơ sở gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp theo quy định của pháp luật.
4. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.
5. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê; thực hiện kiểm toán hàng năm và công khai kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã
1. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội thực hiện:
a. Cấp chứng nhận cho cơ sở thực hiện xã hội hóa đủ điều kiện hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi theo Điều 1 Quy định này.
b. Hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể và quản lý hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa. Đề xuất, phê duyệt theo thẩm quyền phương án chuyển đổi mô hình hoạt động của các cơ sở công lập, bán công thuộc ngành, cấp quản lý.
c. Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tập huấn kiến thức cơ bản của cơ sở thực hiện xã hội hóa theo Điều 7 Quy định này.
d. Thực hiện quản lý nhà nước và thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động, điều kiện hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
2. Sở Tài nguyên Môi trường:
a. Thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 1 Điều này trong lĩnh vực môi trường theo phân cấp quản lý.
b. Chủ trì thẩm định nhu cầu sử dụng đất; xác định hình thức giao đất, cho thuê đất theo khoản 1 Điều 4 quy định này; hướng dẫn, giải quyết thủ tục giao, cho thuê đất; cung cấp các thông tin về kế hoạch sử dụng đất liên quan đến các dự án xã hội hóa cho cơ sở thực hiện xã hội hóa.
c. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của các cơ sở thực hiện xã hội hóa; đề xuất xử lý và theo dõi việc xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật của cơ sở thực hiện xã hội hóa;
3. Sở Xây dựng:
a. Thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 1 Điều này trong lĩnh vực môi trường theo phân cấp quản lý.
b. Chủ trì việc xác định và tổ chức triển khai thực hiện việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây mới quỹ nhà, cơ sở hạ tầng thuộc Nhà nước quản lý cho cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 của quy định này.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a. Chủ trì tổng hợp, thẩm định lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án xã hội hóa trình UBND Thành phố xem xét quyết định theo các quy định hiện hành.
b. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở chuyên ngành trong lĩnh vực xã hội hóa, UBND quận, huyện, thị xã để xác định và tổng hợp nhu cầu kinh phí giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thực hiện dự án xã hội hóa, hoàn trả kinh phí giải phóng mặt bằng đã ứng trước tại khoản 1, 2 Điều 3 quy định này báo cáo UBND Thành phố giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong dự toán ngân sách hàng năm.
c. Hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách của Thành phố liên quan tới việc đầu tư và ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực xã hội hóa theo thẩm quyền.
d. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các dự án xã hội hóa đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, danh mục dự án đã lựa chọn chủ đầu tư, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án; đề xuất xử lý và theo dõi việc xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư.
5. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan: Hướng dẫn về công tác quản lý tài chính đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa; Thẩm định trình UBND Thành phố quyết định giá cho thuê ưu đãi theo khoản 3 Điều 2 quy định này; Cấp hoàn trả kinh phí giải phóng mặt bằng đã ứng trước theo khoản 2 Điều 3 quy định này; Hướng dẫn việc xác định, thu nộp chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo khoản 3 Điều 3 quy định này theo quy định; Thẩm định trình UBND Thành phố cấp hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay sau đầu tư theo khoản 2 Điều 6 quy định này; Xác định tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính theo quy định; Hướng dẫn việc xử lý tài sản của các cơ sở công lập, bán công khi chuyển ra ngoài công lập hoặc doanh nghiệp. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND Thành phố giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong dự toán ngân sách hàng năm.
6. Sở Quy hoạch Kiến trúc: Cung cấp các thông tin về quy hoạch xây dựng liên quan đến các dự án xã hội hóa; Hướng dẫn các quy trình, hồ sơ thủ tục về thỏa thuận quy hoạch; Thẩm tra và có ý kiến về quy hoạch, kiến trúc có liên quan đến các dự án xã hội hóa.
7. Sở Nội vụ:
a. Chủ trì phối hợp với các Sở chuyên ngành hướng dẫn chế độ, chính sách đối với người lao động trong các cơ sở thực hiện xã hội hóa.
b. Tổng hợp chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các cơ sở thực hiện xã hội hóa cùng với chỉ tiêu kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức hàng năm của Thành phố theo Điều 7 của quy định này.
c. Phối hợp với các Sở trong lĩnh vực xã hội hóa, UBND các quận, huyện: Hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, chuyển đổi và quản lý hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa.
8. Cục Thuế: Hướng dẫn các chính sách thuế liên quan đến cơ sở thực hiện xã hội hóa, quy trình thủ tục cấp mã số thuế, hóa đơn biên lai thu tiền, thu thuế và miễn giảm thuế. Quản lý, thanh tra, kiểm tra việc kê khai nôp thuế và chấp hành chính sách thuế của các cơ sở thực hiện xã hội hóa.
9. Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội: Hướng dẫn thủ tục, trình tự hồ sơ cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực xã hội hóa vay vốn và cho vay để đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất tại tiết a khoản 1 Điều 6 quy định này, đúng Điều lệ của Quỹ và quy định của Thành phố.
10. Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Hướng dẫn các chủ đầu tư thuộc đối tượng chính sách tín dụng đầu tư được tiếp cận và vay vốn từ nguồn vốn tín dụng của Nhà nước theo tiết b khoản 1 Điều 6 quy định này.
11. Các trung tâm phát triển quỹ đất: Phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện có liên quan và các chủ đầu tư thực hiện khoản 1 Điều 3 của quy định này theo các quy chế hoạt động của các Trung tâm phát triển quỹ đất.
1. Các nội dung khác có liên quan không ghi trong quy định này, thực hiện theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ; Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
2. Các chính sách khuyến khích xã hội hóa tại quy định này thực hiện kể từ ngày Nghị định 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 25/6/2008) và đồng thời cũng chấm dứt đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa không đủ điều kiện hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa tại Điều 1 quy định này.
3. Chế độ báo cáo: Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tại Điều 11 quy định này lập báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa, hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa thuộc ngành cấp mình quản lý gửi UBND Thành phố (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) theo định kỳ quý (ngày 15 tháng đầu quý sau), năm (ngày 15/1 năm sau).
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính lập báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa, hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trên địa bàn Thành phố theo định kỳ (quý, năm).
4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh gửi về Sở Tài chính để tổng hợp nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND Thành phố xem xét giải quyết.
- 1 Quyết định 138/2007/QĐ-UBND quy định về một số cơ chế chính sách đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực dịch vụ đô thị, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 3948/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do có văn bản thay thế do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND Quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 508/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 5 Quyết định 508/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 1 Quyết định 41/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 2 Quyết định 25/2011/QĐ-UBND về Quy định chế độ ưu đãi thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao và môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3 Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4 Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND về việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế Của Thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009 - 2015) do Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Quyết định 79/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 51/2008/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 6 Thông tư 135/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Quyết định 51/2008/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8 Quyết định 1466/QĐ-TTg năm 2008 về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 10 Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 12 Luật Đất đai 2003
- 13 Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
- 1 Quyết định 138/2007/QĐ-UBND quy định về một số cơ chế chính sách đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực dịch vụ đô thị, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 3948/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do có văn bản thay thế do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 25/2011/QĐ-UBND về Quy định chế độ ưu đãi thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao và môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4 Quyết định 41/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 5 Nghị quyết 30/2010/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND Quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7 Quyết định 508/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần