Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2010/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 05 tháng 08 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
Theo đề nghị của Liên Sở: Tài chính – Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1101/TTr-LS ngày 05 tháng 7 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Biểu cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Phụ lục số 1) và bản Hướng dẫn tính cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô (Phụ lục số 2) để áp dụng trong các trường hợp sau:

1. Xác định cước vận chuyển hàng hóa thanh toán từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước không thông qua hình thức đấu thầu, đấu giá. Trường hợp thực hiện cơ chế đấu thầu đối với cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô thì áp dụng theo mức cước trúng thầu.

2. Xác định đơn giá trợ giá, trợ cước vận chuyển của từng mặt hàng đối với hàng hóa được nhà nước trợ cước vận chuyển theo Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc; Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP và để làm căn cứ lập dự toán và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Làm cơ sở để các đơn vị tham khảo trong quá trình thương thảo hợp đồng cước vận chuyển hàng hóa ngoài các trường hợp nêu trên.

Điều 2.

1. Cước vận tải hàng hoá bằng ô tô quy định tại Điều 1 là mức cước tối đa và đã bao gồm Thuế Giá trị gia tăng.

- Đối với việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng vào các xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn để thực hiện các hạng mục, công trình xây dựng cơ bản theo chương trình mục tiêu như Chương trình 135, chương trình xây dựng trung tâm cụm xã,… trên đường xấu hơn đường loại 5 mà mức cước thoả thuận giữa chủ hàng và chủ phương tiện cao hơn tỷ lệ cho phép tăng thêm so với đường loại 5, UBND tỉnh sẽ có quy định riêng cho từng trường hợp cụ thể;

- Khi giá cả các loại vật tư chủ yếu liên quan đến cước vận tải hàng hóa bằng ô tô thay đổi làm cho giá cước thay đổi (tăng hoặc giảm) từ 15% trở lên, Sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh cho phù hợp.

2. Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn, triển khai và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

Điều 3.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 23/2008/QĐ-UB ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng

2. Không điều chỉnh theo quy định của Quyết định này đối với những trường hợp sau:

- Khối lượng hàng hóa đã thực hiện vận chuyển theo Hợp đồng đã ký với chủ phương tiện theo mức quy định tại Quyết định số 23/2008/QĐ-UB ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển đã được thanh quyết toán kinh phí vận chuyển trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Cục KTVB (Bộ Tư pháp);
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng;
- Các thành viên UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, các đoàn thể cấp tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh;
- Báo Lâm Đồng;
- Như Điều 4;
- Sở Tư pháp;
- Lưu: VT, TC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

PHỤ LỤC 1

BIỂU CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

I. BIỂU CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ:

1. Đơn giá cước cơ bản hàng bậc 1:

- Hàng bậc 1 bao gồm: đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại.

- Loại đường để tính cước: Thực hiện theo quy định hiện hành về việc xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ của Bộ Giao thông (đối với đường Quốc lộ) và của UBND tỉnh Lâm Đồng (đối với đường do địa phương quản lý).

ĐVT: đồng/tấn-km

Loại đường

Cự ly (Km)

Đường loại 1

Đường loại 2

Đường loại 3

Đường loại 4

Đường loại 5

1

14.346

17.072

25.095

36.387

52.762

2

7.942

9.450

13.893

20.143

29.210

3

5.713

6.799

9.994

14.490

21.013

4

4.675

5.564

8.177

11.859

17.195

5

4.097

4.876

7.144

10.391

15.070

6

3.705

4.409

6.479

9.397

13.624

7

3.415

4.064

5.975

8.663

12.563

8

3.189

3.796

5.578

8.088

11.727

9

3.004

3.575

5.255

7.619

11.048

10

2.854

3.397

4.993

7.239

10.495

11

2.722

3.239

4.763

6.904

10.012

12

2.604

3.099

4.555

6.606

9.580

13

2.480

2.951

4.337

6.289

9.120

14

2.369

2.821

4.144

6.011

8.714

15

2.264

2.694

3.961

5.742

8.327

16

2.168

2.581

3.794

5.501

7.977

17

2.101

2.501

3.675

5.331

7.729

18

2.049

2.438

3.584

5.197

7.535

19

1.991

2.368

3.482

5.049

7.322

20

1.924

2.291

3.366

4.879

7.075

21

1.845

2.196

3.227

4.680

6.786

22

1.774

2.109

3.104

4.498

6.523

23

1.709

2.034

2.990

4.335

6.285

24

1.654

1.969

2.892

4.194

6.081

25

1.601

1.906

2.801

4.061

5.887

26

1.550

1.845

2.713

3.932

5.700

27

1.500

1.785

2.624

3.803

5.516

28

1.452

1.727

2.540

3.683

5.338

29

1.403

1.671

2.454

3.559

5.160

30

1.360

1.617

2.380

3.449

5.002

31-35

1.319

1.569

2.308

3.346

4.850

36-40

1.271

1.513

2.222

3.222

4.674

41-45

1.254

1.494

2.194

3.180

4.612

46-50

1.228

1.463

2.147

3.116

4.516

51-55

1.205

1.434

2.108

3.055

4.430

56-60

1.186

1.410

2.075

3.009

4.362

61-70

1.169

1.391

2.045

2.966

4.301

71-80

1.153

1.372

2.017

2.925

4.240

81-90

1.139

1.355

1.992

2.888

4.190

91-100

1.129

1.344

1.975

2.865

4.154

Từ 101 km trở lên

1.120

1.334

1.959

2.840

4.120

2. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2: Được tính bằng 1,10 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 2 bao gồm: ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá, bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, ghế, chấn song, ...), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước,…).

3. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 3: được tính bằng 1,30 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 3 bao gồm: lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy viết, giống cây trồng, nông sản phẩm.

4. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 4: được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 4 bao gồm: nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thủy tinh, xăng dầu chứa bằng phi.

5. Các loại hàng hoá khác: trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục 4 bậc hàng nêu trên thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.

II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC TĂNG, GIẢM CƯỚC SO VỚI MỨC CƯỚC CƠ BẢN:

1. Cước vận chuyển hàng hóa trên một số tuyến đường khó khăn, phải sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng được cộng thêm 30% mức cước cơ bản.

2. Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có tải trọng từ 3 tấn trở xuống được cộng thêm 30% mức cước cơ bản.

3. Cước vận chuyển hàng hóa kết hợp hàng chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyển chiều về.

4. Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có thiết bị tự xếp đỡ hàng:

a) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự đổ (xe ben), phương tiện có thiết bị nâng hạ (xe REO) được cộng thêm 15% mức cước cơ bản;

b) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản;

Ngoài giá cước quy định tại điểm a, điểm b nêu trên, mỗi lần sử dụng:

- Thiết bị tự đổ, thiết bị hút xả, giá cước được cộng thêm: 6.500đ/tấn hàng;

- Thiết bị nâng hạ, giá cước được cộng thêm: 7.500 đ/tấn hàng

5. Đối với hàng hóa chứa trong container: Bậc hàng tính cước là bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong container. Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký của container.

6. Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải, cước vận chuyển được tính như sau:

a) Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký của phương tiện;

b) Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện;

c) Nếu hàng hóa vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng của hàng hóa thực chở.

7. Trường hợp vận chuyển hàng hóa quá khổ hoặc quá nặng bằng phương tiện vận tải thông thường: Cước vận chuyển được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

8. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng phương tiện vận tải đặc chủng: Áp dụng Biểu cước do Bộ giao thông vận tải quy định.

 

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN TÍNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ÔTÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

1. Những quy định chung:

1.1. Trọng lượng hàng hóa tính cước: là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật liệu kê, chèn lót, chằng buộc). Đơn vị trọng lượng tính cước là Tấn (T).

1.2. Một số quy định về hàng hóa vận chuyển bằng ô tô như sau:

a) Quy định về hàng hóa thiếu tải: là trường hợp chủ hàng có số lượng hàng hóa cần vận chuyển nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc có số lượng hàng hóa đã xếp đầy thùng nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký của xe.

b) Quy định về hàng quá khổ, hàng quá nặng:

- Hàng quá khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có một trong những đặc điểm sau:

+ Có chiều dài dưới 12m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dài quy định của thùng xe;

+ Có chiều rộng của kiện hàng dưới 2,5m và khi xếp lên xe vượt quá chiều rộng quy định của thùng xe;

+ Có chiều cao quá 3,2m tính từ mặt đất.

- Hàng quá nặng là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có trọng lượng trên 5 tấn đến dưới 20 tấn.

- Đối với một kiện hàng vừa quá khổ vừa quá nặng: chủ phương tiện chỉ được thu một mức cước quá khổ hoặc quá nặng. Đối với một kiện hàng vừa quá khổ vừa thiếu tải thì chủ phương tiện được thu một mức cước tối đa không vượt quá mức cước tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyển. Những trường hợp nêu trên là do chủ phương tiện tự chọn.

1.3. Khoảng cách tính cước:

- Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng.

- Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến đường vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến đường ngắn nhất.

Trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện và hàng hóa thì khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển, nhưng chủ hàng và chủ phương tiện phải ghi vào hợp đồng vận chuyển hoặc chứng từ hợp lệ khác.

- Đơn vị khoảng cách tính cước là kilomet (Km).

- Khoảng cách tối thiểu tính cước là 1Km (một kilomet).

- Quy tròn khoảng cách tính cước: số lẻ dưới 0,5 km không tính; từ 0,5km đến dưới 1km được tính là 1km.

1.4. Loại đường tính cước:

a) Loại đường tính cước được chia làm 5 loại theo quy định hiện hành về việc phân cấp loại đường của Bộ Giao thông Vận tải, trong đó: Đường do địa phương quản lý thì thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Bảng phân loại đường của hệ thống đường bộ do địa phương quản lý.

b) Đối với tuyến đường mới khai thông chưa xếp loại đường, chưa công bố cự ly thì hai bên chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Giao thông vận tải để thỏa thuận về loại đường, cự ly và ghi vào hợp đồng vận chuyển.

c) Vận chuyển hàng hóa trên đường nội thành, nội thị do mật độ phương tiện các loại và người đi lại nhiều, tốc độ phương tiện giảm, thời gian chờ đợi nhiều, năng suất phương tiện thấp, chi phí vận tải cao, được tính cước theo đường loại 3 cho các mặt hàng.

d) Đơn giá cước cơ bản vận chuyển hàng hóa trên đường xấu hơn đường loại 5 thì hai bên chủ hàng và chủ phương tiện thỏa thuận mức cước vận chuyển nhưng không được quá 1,50 lần so với đường loại 5. Trường hợp đặc biệt do UBND tỉnh quyết định.

2. Các quy định về cước cơ bản tại mục I, phụ lục số 1, Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô:

2.1. Đơn giá cước cơ bản quy định tại mục I, phụ lục số 1, Biểu cước vận chuyển bằng ô tô trong Quyết định này là mức cước cơ bản tối đa đã bao gồm Thuế giá trị gia tăng, được quy định cho hàng bậc 1, vận chuyển trên 5 loại đường, ở 41 nấc cự ly.

Đơn giá cước cơ bản đối với hàng hóa bậc 2, 3, 4 được tính theo hệ số đối với đơn giá cước cơ bản của hàng bậc 1.

2.2. Phương pháp tính cước cơ bản theo nấc cự ly:

a) Vận chuyển hàng hóa trên cùng một loại đường: Vận chuyển hàng hóa ở cự ly nào, loại đường nào thì sử dụng đơn giá cước ở cự ly, loại đường đó để tính cước.

Ví dụ: Vận chuyển 10 tấn hàng bậc 1, cự ly 30km, trên đường loại 1. Tính cước cơ bản như sau:

Áp dụng đơn giá cước ở cự ly 30km, hàng bậc 1, đường loại 1 là 1.360 đồng/tấn-km. Cước vận chuyển cơ bản tối đa là: 1.360 đồng/tấn-km x 30km x 10 tấn = 408.000đồng.

b) Vận chuyển hàng hóa trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác nhau thì áp dụng đơn giá cước của khoảng cách toàn chặng đường, ứng với từng loại đường để tính cước cho từng đoạn đường rồi cộng lại.

Ví dụ: Vận chuyển 10 tấn hàng bậc 1, khoảng cách vận chuyển 145km (trong đó: 70km đường loại 1; 30km đường loại 2; 40km đường loại 3 và 05 km đường loại 5. Tính cước như sau:

- Áp dụng đơn giá cước cự ly trên 100km của đường loại 1, hàng bậc 1, để tính cước cho 70km đường loại 1:

1.120 đồng/tấn-km x 70km x 10 tấn = 784.000 đồng.

- Áp dụng đơn giá cước ở cự ly trên 100km của đường loại 2, hàng bậc 1, để tính cước cho 30 km đường loại 2:

1.334 đồng/tấn-km x 30km x 10 tấn = 400.200 đồng.

- Áp dụng đơn giá cước ở cự ly trên 100km của đường loại 3, hàng bậc 1, để tính cước cho 40km đường loại 3:

1.959 đồng/tấn-km x 40km x 10tấn = 783.600 đồng.

- Áp dụng đơn giá cước ở cự ly trên 100km của đường loại 5, hàng bậc 1, để tính cước cho 05km đường loại 5:

4.120 đồng/tấn-km x 05km x 10 tấn = 206.000 đồng.

Tổng cộng mức cước vận chuyển cơ bản (tối đa) toàn chặng là:

784.000 đ + 400.200 đ + 783.600 đ + 206.000 đ = 2.173.800 đồng.

3. Các loại chi phí khác ngoài cước vận chuyển hàng hóa quy định tại Phụ lục 1, Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô:

a) Chi phí huy động phương tiện:

Quãng đường huy động có chiều dài dưới 3km không tính tiền huy động. Khi phương tiện vận tải được huy động từ bãi đỗ xe (của đơn vị vận tải, đội xe) đi xa trên 3km đến tại địa điểm khác làm việc trong một thời gian. Xong công việc, phương tiện vận tải lại về nơi xuất phát ban đầu thì được tính một lần tiền huy động phương tiện (trừ trường hợp bên chủ hàng không bố trí được chỗ ở cho công nhân lái phương tiện và chỗ để phương tiện). Tiền huy động phương tiện được tính theo công thức sau:

Tiền huy động phương tiện

=

{(Tổng số km xe chạy – 3km xe chạy đầu x 2) – (Số km xe chạy có hàng x 2)} x Đơn giá cước hàng bậc 1, đường loại 1 ở cự ly trên 100km x trọng tải đăng ký phương tiện.

b) Chi phí phương tiện chờ đợi:

- Thời gian xếp đỡ làm thủ tục giao nhận trong một chuyến là 1 giờ, quá thời gian quy định trên, bên nào gây chậm trễ thì bên đó phải trả tiền chờ đợi (kể cả chủ phương tiện đưa xe đến thiếu so với khối lượng vận chuyển ghi trong hợp đồng).

- Tiền chờ đợi quy định cho các loại xe là 35.000 đồng/tấn-xe-giờ và 14.000 đồng/tấn-moóc-giờ.

- Việc quy tròn số lẻ của thời gian chờ đợi: Dưới 15 phút không tính; từ 15 phút đến 30 phút tính 30 phút; trên 30 phút tính 1 giờ.

c) Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hóa:

Những hàng hóa (hàng cồng kềnh, tinh vi, dễ vỡ, hàng nặng, hàng rời,…) khi vận chuyển đòi hỏi phải chèn lót, chằng buộc thì ngoài tiền cước vận chuyển, chủ phương tiện được thu thêm tiền chèn lót, chằng buộc bao gồm: tiền công, tiền khấu hao vật liệu dụng cụ.

Phí chèn lót, chằng buộc do chủ hàng và chủ phương tiện thỏa thuận ghi vào Hợp đồng vận chuyển.

Chủ phương tiện vận tải chịu trách nhiệm cung cấp vật liệu, dụng cụ, nhân lực để thực hiện việc chèn lót, chằng buộc hàng hóa.

d) Phí đường, cầu, phà:

Trường hợp phương tiện vận chuyển trên đường có thu phí đường, cầu, phà thì chủ hàng phải thanh toán tiền phí đường, cầu, phà cho chủ phương tiện theo đơn giá do Nhà nước quy định.

e) Chi phí vệ sinh phương tiện:

Phương tiện vận tải đưa đến xếp hàng hóa phải được quét dọn sạch sẽ, vệ sinh thông thường do bên vận tải đảm nhiệm không tính tiền.

Trường hợp vận chuyển hàng hóa là các loại vôi, xi măng rời, hàng dơ bẩn… thì chủ hàng phải trả tiền vệ sinh cho chủ phương tiện theo giá thỏa thuận giữa 2 bên.

4. Một số ví dụ tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô:

Ví dụ 1: Vận chuyển 12 tấn muối iốt trên quãng đường miền núi có cự ly 30km đường loại 5, sử dụng phương tiện có trọng tải nhỏ (3 tấn), cước vận chuyển tính như sau:

1. Mức cước cơ bản:

5.002 đồng/tấn-km x 1,4 (HB4) x 30km x 12 tấn = 2.521.008 đồng.

2. Các quy định được cộng thêm:

Áp dụng khoản 2/II phụ lục số 1 (sử dụng phương tiện có trọng tải từ 3 tấn trở xuống): 2.521.008 đồng x 30% = 756.302 đồng.

3. Tổng số tiền cước vận chuyển:

2.521.008 đồng + 756.302 đồng = 3.277.310 đồng.

Ví dụ 2: Vận chuyển 25 tấn xăng bằng xe Stec (có sử dụng thiết bị hút, xả), cự ly 42km đường loại 2, cước vận chuyển được tính như sau:

1. Mức cước cơ bản:

1.494 đồng/tấn-km x 1,3 (HB3) x 42km x 25 tấn = 2.039.310 đồng.

2. Các quy định được cộng thêm:

Áp dụng điểm b/4/II Phụ lục 1 (sử dụng xe Stec): (2.039.310 đồng x 20%) + (6.500 đồng x 25 tấn) = 570.362 đồng

3. Tổng số tiền cước vận chuyển:

2.039.310 đồng + 570.362 đồng = 2.609.672 đồng.

Ví dụ 3: Vận chuyển 22 tấn phân hóa học trên quãng đường có cự ly 85km (trong đó: 5km đường loại 3; 30km đường loại 4 và 50 km đường loại 5), xe có trọng tải 5 tấn nhưng chỉ chở được 4 tấn (hệ số sử dụng trọng tải bằng 80%), sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng, cước vận chuyển tính như sau:

1. Mức cước cơ bản:

(1.992 đ/tấn-km x 5km + 2.888 đ/tấn-km x 30km + 4.190 đ/tấn-km x 50km) x 1,3 (HB3) = 397.930 đồng/tấn

2. Các quy định được cộng thêm tiền cước:

- Áp dụng khoản I/II Phụ lục 1 (sử dụng xe 3 cầu chạy xăng):

397.930 đồng/tấn x 30% = 119.379 đồng/tấn.

Cộng tiền cước một tấn hàng là: 397.930 đồng + 119.397 đồng = 517.309 đồng.

3. Các quy định được tăng, giảm cước:

- Áp dụng điểm b/6/II Phụ lục 1 (hàng vận chuyển chỉ xếp được 80% trọng tải đăng ký phương tiện):

(517.309 đồng/tấn x 5 tấn x 90%): 4 tấn = 581.973 đồng/tấn

4. Tổng số tiền cước vận chuyển:

581.973 đồng/tấn x 22 tấn = 12.803.406 đồng

Ví dụ 4: Xe ô tô 5 tấn được điều từ bãi đỗ xe (điểm A) đến địa điểm B cự ly dài 50km, để vận chuyển hàng hóa từ điểm B đi đến điểm C có cự ly dài 100km, sau khi xong việc xe chở về điểm đỗ A, tiền huy động phí được tính như sau:

- Tổng số Km xe chạy từ A đến C là: 150 km x 2 = 300 km;

- Số Km phải trừ theo quy định là: 3km x 2 = 6km;

- Số Km xe chạy có hàng từ B đến C là: 100km x 2 = 200km;

- Đơn giá cước hàng bậc 1, đường loại 1, cự ly trên 100Km là 1.120 đ/tấn-km;

Tiền huy động phí là

(300km – 6km – 200km) x 1.120đ/tấn-km x 5 tấn = 526.400 đồng.