ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2021/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 28 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật quản lý Ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương;
Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg ngày 26/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BCT ngày 30/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương thuộc chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại; Thông tư số 40/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi một số điều của Thông tư số 11/2019/TT-BCT ngày 30/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương thuộc chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tờ trình số 228/TTr-TTXTĐT ngày 22/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Hoà Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2021. Quyết định này thay thế Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Hòa Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 25/2021/QĐ-UBND ngày 28/07/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Chương trình).
2. Đối tượng áp dụng
a) Các đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình;
b) Các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình;
c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh
1. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình.
2. Kinh phí thực hiện Chương trình phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ tài chính hiện hành.
3. Hoạt động xúc tiến thương mại cụ thể phải có tính khả thi về nội dung, phương thức, thời gian, địa điểm, kinh phí và tiến độ triển khai.
4. Khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại.
Điều 3. Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình
1. Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình: Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh có chức năng hoạt động xúc tiến thương mại có chương trình, Đề án xúc tiến thương mại đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu, điều kiện và tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Đơn vị chủ trì phải có đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân.
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện Chương trình.
c) Nắm rõ nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp.
d) Có kinh nghiệm, năng lực trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
e) Thực hiện chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, lợi ích xã hội, không nhằm mục đích lợi nhuận.
3. Đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện Chương trình và có trách nhiệm quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 4. Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình
Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân có giấy phép đăng ký kinh doanh là đối tượng thụ hưởng phần hỗ trợ xúc tiến thương mại theo quy định tại quy chế này.
Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình
Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ các nguồn sau:
1. Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch.
2. Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình.
3. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
4. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quản lý kinh phí xúc tiến thương mại tỉnh Hòa Bình
Vào quý II hàng năm, các đơn vị tham gia Chương trình Xúc tiến thương mại lập kế hoạch xúc tiến thương mại cho năm sau gửi cho đơn vị quản lý chương trình (Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình); Đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch chương trình, đề án và tập hợp các đề án, chương trình của các đơn vị tham gia, trình đơn vị quản lý chương trình; đơn vị quản lý chương trình sau khi thẩm định các chương trình, đề án tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí trình UBND tỉnh Hòa Bình.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC HỖ TRỢ
Mục 1. KẾT NỐI GIAO THƯƠNG, THAM GIA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TẠI VIỆT NAM
Điều 7. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài
1. Nội dung thực hiện
a) Tuyên truyền, quảng bá:
- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông, các hình thức quảng bá của hội chợ, triển lãm;
- Tổ chức giới thiệu thông tin về hội chợ, triển lãm, đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm;
- Tổ chức văn nghệ thu hút khách tham quan đối với hội chợ, triển lãm do Việt Nam tổ chức hoặc đồng tổ chức ở nước ngoài có quy mô từ 100 gian hàng trở lên (nếu có).
b) Tổ chức và dàn dựng khu triển lãm của tỉnh Hòa Bình (nếu có).
c) Tổ chức, dàn dựng gian hàng:
- Thiết kế tổng thể và chi tiết;
- Mặt bằng, dịch vụ điện, nước, an ninh, bảo vệ, vệ sinh, môi trường;
- Dàn dựng khu vực thông tin xúc tiến thương mại chung, trình diễn sản phẩm (nếu có);
- Dàn dựng gian hàng;
- Trang trí chung.
d) Lễ khai mạc (đối với hội chợ, triển lãm do tỉnh Hòa Bình tổ chức hoặc đồng tổ chức có quy mô từ 100 gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam trở lên hoặc tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài có quy mô từ 30 gian hàng trở lên): Mời khách, lễ tân, trang trí, văn nghệ, sân khấu, âm thanh, ánh sáng.
đ) Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức (hỗ trợ công tác phí, tiền Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ cho 01 người của đơn vị chủ trì đi theo đoàn thực hiện công tác tổ chức đối với đoàn có dưới 08 doanh nghiệp, hỗ trợ 02 người cho đoàn có từ 08 đến 15 doanh nghiệp, hỗ trợ 03 người cho đoàn có từ 16 đến 30 doanh nghiệp, và 04 người cho đoàn có từ 31 đến 50 doanh nghiệp và 05 người cho đoàn từ 51 doanh nghiệp trở lên).
e) Tổ chức hội thảo: Hội trường, thiết bị, trang trí, âm thanh, ánh sáng, phiên dịch, an ninh, lễ tân, giải khát giữa giờ, tài liệu, diễn giả (nếu có).
g) Tư vấn lựa chọn sản phẩm tham gia (nếu có).
2. Quy mô: Hội chợ, triển lãm đa ngành có quy mô tối thiểu 12 gian hàng và tối thiểu 12 doanh nghiệp tham gia. Hội chợ, triển lãm chuyên ngành có quy mô tối thiểu 06 gian hàng và tối thiểu 06 doanh nghiệp tham gia.
3. Nội dung hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều này do đơn vị chủ trì, tổ chức, doanh nghiệp tham gia chi trả.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 200 triệu đồng/ 1 đơn vị tham gia
Điều 8. Tổ chức hội chợ, triển lãm tại Hòa Bình đối với sản phẩm xuất khẩu
1. Nội dung thực hiện
a) Tuyên truyền, quảng bá:
- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông;
- Tổ chức giới thiệu, thông tin về hội chợ, triển lãm.
b) Tổ chức, dàn dựng gian hàng:
- Thiết kế tổng thể và chi tiết;
- Dàn dựng gian hàng;
- Trang trí chung.
c) Mặt bằng tổ chức hội chợ, triển lãm.
d) Dịch vụ: điện, nước, vệ sinh, môi trường, an ninh, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, y tế, internet.
đ) Lễ khai mạc và các sự kiện liên quan trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm.
e) Các hoạt động tổ chức, quản lý hội chợ, triển lãm.
2. Quy mô
a) Hội chợ, triển lãm đa ngành có quy mô tối thiểu 200 gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m) và 100 đơn vị tham gia.
b) Hội chợ, triển lãm chuyên ngành có quy mô tối thiểu 80 gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m).
3. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm a và điểm b, hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 điều này; mức hỗ trợ tối đa nội dung này là 12 triệu đồng/ 1 đơn vị tham gia.
1. Nội dung thực hiện
a) Tuyên truyền, quảng bá:
- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông;
- Tổ chức giới thiệu, thông tin về hội chợ, triển lãm.
b) Tổ chức, dàn dựng gian hàng:
- Thiết kế tổng thể và chi tiết;
- Dàn dựng gian hàng;
- Trang trí chung.
c) Mặt bằng tổ chức hội chợ, triển lãm.
d) Dịch vụ: điện, nước, vệ sinh, môi trường, an ninh, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, y tế, internet.
đ) Lễ khai mạc và các sự kiện liên quan trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm.
e) Các hoạt động tổ chức, quản lý hội chợ, triển lãm.
2. Quy mô: Hội chợ, triển lãm có quy mô tối thiểu 60 gian hàng quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m), trong đó tối thiểu 15 gian hàng của doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu.
3. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nội dung thực hiện
a) Tuyên truyền, quảng bá:
- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông;
- Tổ chức giới thiệu, thông tin về hội chợ, triển lãm.
b) Tổ chức, dàn dựng gian hàng:
- Thiết kế tổng thể và chi tiết;
- Dàn dựng gian hàng;
- Trang trí chung.
c) Mặt bằng tổ chức hội chợ, triển lãm.
d) Dịch vụ: điện, nước, vệ sinh, môi trường, an ninh, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, y tế, internet.
đ) Lễ khai mạc và các sự kiện liên quan trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm.
e) Các hoạt động tổ chức, quản lý hội chợ, triển lãm.
2. Quy mô: Hội chợ, triển lãm có quy mô tối thiểu 50 doanh nghiệp và 100 gian hàng quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m).
3. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 11. Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng
1. Hỗ trợ xây dựng khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất khẩu trên sàn giao dịch thương mại điện tử
Sàn giao dịch thương mại điện tử được chọn để tổ chức gian hàng phải thuộc 50 sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu thế giới theo xếp hạng của tổ chức đánh giá được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
a) Nội dung thực hiện:
- Tư vấn, hỗ trợ mở tài khoản trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Mở tài khoản, duy trì tư cách thành viên;
- Thiết kế nhận diện chung gian hàng của các đơn vị tham gia;
- Tuyên truyền, quảng bá, mời các đơn vị tham gia, giao dịch;
- Xây dựng hình ảnh, video, số hóa các sản phẩm trưng bày của đơn vị tham gia;
- Nâng hạng gian hàng và sử dụng dịch vụ gia tăng của sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì.
b) Quy mô: Tối thiểu 12 đơn vị tham gia.
c) Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung sau:
- Duy trì tư cách thành viên cơ bản cho tài khoản của đơn vị tham gia tối đa 12 tháng; duy trì tư cách thành viên đặc biệt cho đơn vị chủ trì tối đa 12 tháng để khai thác thông tin khách hàng cung cấp cho đơn vị tham gia;
- Thiết kế nhận diện chung gian hàng của các đơn vị tham gia;
- Tuyên truyền, quảng bá, mời các đơn vị tham gia, giao dịch;
- Tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Thuê nhân công hỗ trợ kỹ thuật, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến tài khoản; thuê tư vấn đấu thầu (nếu có); bưu chính; điện thoại; văn phòng phẩm.
2. Tham gia gian hàng của các hội chợ, triển lãm quốc tế trên môi trường mạng
a) Nội dung thực hiện:
- Tuyên truyền, quảng bá, tổ chức giới thiệu thông tin về gian hàng của tỉnh; mời các đơn vị tham gia, giao dịch;
- Thuê gian hàng trực tuyến;
- Thiết kế tổng thể và chi tiết khu gian hàng trực tuyến;
- Xây dựng hình ảnh, video, số hóa các sản phẩm trưng bày của đơn vị tham gia;
- Tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì.
b) Quy mô: Tối thiểu 12 đơn vị tham gia đối với hội chợ, triển lãm đa ngành; 06 đơn vị tham gia đối với hội chợ, triển lãm chuyên ngành.
c) Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung sau:
- Tuyên truyền, quảng bá, tổ chức giới thiệu thông tin về gian hàng của tỉnh; mời các đơn vị tham gia, giao dịch;
- Thuê gian hàng trực tuyến;
- Thiết kế tổng thể và chi tiết khu gian hàng trực tuyến;
- Tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Chi phí cho cán bộ tổ chức, thuê tư vấn đấu thầu (nếu có), bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
3. Tổ chức hội chợ, triển lãm trên môi trường mạng
a) Nội dung thực hiện:
- Tuyên truyền, quảng bá, tổ chức giới thiệu thông tin về hội chợ, triển lãm; mời đơn vị tham gia, giao dịch;
- Thuê nền tảng trực tuyến tổ chức hội chợ, triển lãm;
- Thiết kế tổng thể và chi tiết hội chợ, triển lãm;
- Xây dựng hình ảnh, video, số hóa các sản phẩm trưng bày của đơn vị tham gia;
- Tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Chi phí cho cán bộ tổ chức, thuê tư vấn đấu thầu (nếu có), bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
b) Quy mô: Tối thiểu 100 đơn vị tham gia đối với hội chợ, triển lãm đa ngành; 50 đơn vị tham gia đối với hội chợ, triển lãm chuyên ngành.
c) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung trên.
4. Tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu, giao thương trên môi trường mạng
a) Nội dung thực hiện:
- Tuyên truyền, quảng bá, tổ chức giới thiệu thông tin về hội nghị, giao thương; mời đơn vị tham gia, giao dịch;
- Thuê nền tảng trực tuyến, đường truyền mạng;
- Thuê hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch;
- Thuê báo cáo viên, thuyết trình viên;
- In ấn tài liệu, giải khát giữa giờ, văn phòng phẩm đối với hội nghị, giao thương kết hợp trực tiếp và trực tuyến;
- Tổ chức gian hàng, khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm đối với giao thương kết hợp trực tiếp và trực tuyến;
- Tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Chi phí cho cán bộ tổ chức, thuê tư vấn đấu thầu (nếu có), bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
b) Quy mô:
- Hoạt động giao thương giữa đơn vị Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài: Tối thiểu 07 đơn vị nước ngoài, 21 đơn vị Việt Nam tham gia đối với hoạt động giao thương chuyên ngành; tối thiểu 20 đơn vị nước ngoài, 60 đơn vị Việt Nam tham gia đối với hoạt động giao thương đa ngành;
- Hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu: Tối thiểu 60 đơn vị Việt Nam và 20 đơn vị nước ngoài tham gia;
- Hoạt động giao thương giữa nhà cung cấp với các nhà xuất khẩu Việt Nam, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài: Tối thiểu 21 nhà cung cấp và 07 nhà xuất khẩu.
c) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung trên.
5. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường trên môi trường mạng
a) Nội dung thực hiện:
- Tuyên truyền, quảng bá, mời các đơn vị tham gia;
- Thuê nền tảng trực tuyến, đường truyền mạng;
- Thuê hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch;
- Thuê báo cáo viên, thuyết trình viên;
- Tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì.
b) Quy mô: Tối thiểu 100 đơn vị Việt Nam tham gia đối với chương trình cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, thị trường xuất khẩu; tối thiểu 50 đơn vị nước ngoài đối với chương trình cung cấp thông tin sản phẩm, ngành hàng của Việt Nam.
c) Nội dung hỗ trợ:
Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung sau:
- Tuyên truyền, quảng bá, mời các đơn vị tham gia;
- Thuê nền tảng trực tuyến, đường truyền mạng;
- Thuê báo cáo viên, thuyết trình viên: Thù lao, công tác phí;
- Tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Chi phí cho cán bộ tổ chức, thuê tư vấn đấu thầu (nếu có), bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
6. Tổ chức đào tạo, tập huấn trên môi trường mạng
a) Nội dung thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo;
- Thuê giảng viên, số hóa bài giảng;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (nếu có);
- Thuê nền tảng đào tạo trực tuyến;
- Khởi tạo và nhập liệu nội dung đào tạo;
- Kiểm thử chương trình đào tạo;
- Khởi tạo tài khoản giảng viên và học viên;
- Thuê, mua thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo, tập huấn;
- In ấn, phát hành giấy chứng nhận (nếu có);
- Tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì.
b) Quy mô: Tối thiểu 50 đơn vị tham gia.
c) Nội dung hỗ trợ:
Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo;
- Thuê giảng viên, số hóa bài giảng;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (nếu có);
- Thuê nền tảng đào tạo trực tuyến;
- In ấn, phát hành giấy chứng nhận (nếu có);
- Tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Chi phí cho cán bộ tổ chức, thuê tư vấn đấu thầu (nếu có), bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
Điều 12. Tổ chức đoàn giao dịch thương mại ở nước ngoài
1. Nội dung thực hiện
a) Tuyên truyền, quảng bá và mời các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đến giao thương:
- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông;
- Tổ chức giới thiệu, thông tin về đoàn doanh nghiệp.
b) Tổ chức hội thảo, giao thương: Hội trường, thiết bị, trang trí, khu trưng bày sản phẩm mẫu, phiên dịch, lễ tân, giải khát giữa giờ, tài liệu, thẻ tên, văn phòng phẩm.
c) Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức.
d) Các hoạt động tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì.
đ) Đơn vị tham gia: Vé máy bay/ vé tàu/ vé xe, chi phí vận chuyển hàng mẫu, ăn, ở, đi lại.
2. Quy mô: Tối thiểu 15 đơn vị tham gia đối với đoàn đa ngành, 07 đơn vị tham gia đối với đoàn chuyên ngành.
3. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và chi phí đi lại bao gồm: Tiền vé máy bay, vé tàu, vé xe từ Việt Nam đến nước công tác và ngược lại (kể cả vé máy bay, vé tàu xe trong nội địa nước đến công tác) cho 01 người/đơn vị tham gia.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là: 40 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Châu Á; 60 triệu đồng/01 đơn vị tham gia tại khu vực châu Âu, Châu Phi, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Á; 100 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Trung Mỹ, Mỹ La Tinh.
Điều 13. Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Hòa Bình giao dịch để mua hàng
1. Nội dung thực hiện
a) Tuyên truyền, quảng bá:
- Mời các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam;
- Tổ chức giới thiệu, thông tin về đoàn doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam.
b) Tổ chức hội thảo và giao thương: Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ.
c) Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
d) Doanh nghiệp nước ngoài tham gia: Ăn, ở, đi lại tại tỉnh Hòa Bình.
đ) Vé máy bay khứ hồi, ăn, ở, đi lại tại Việt Nam cho người của đơn vị đối tác tổ chức đưa đoàn vào tỉnh Hòa Bình.
e) Doanh nghiệp trong nước: Hàng hóa, thiết bị trưng bày, vận chuyển, ăn, ở, đi lại, tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài tham quan nhà máy, cơ sở sản xuất, vùng nguyên liệu.
2. Quy mô
a) Tối thiểu 07 doanh nghiệp nước ngoài, 21 doanh nghiệp Việt Nam đối với đoàn giao thương chuyên ngành.
b) Tối thiểu 20 doanh nghiệp nước ngoài, 60 doanh nghiệp Việt Nam đối với đoàn giao thương đa ngành.
3. Nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
b) Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và không quá 04 ngày 03 đêm cho 01 người/doanh nghiệp nước ngoài.
c) Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này và không quá 04 ngày 03 đêm cho 01 người/đoàn có quy mô tối thiểu 07 doanh nghiệp nước ngoài.
Điều 14. Tổ chức Hội nghị quốc tế tại Hòa Bình về ngành hàng xuất khẩu
1. Nội dung thực hiện
a) Tuyên truyền, quảng bá:
- Mời các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam;
- Tổ chức giới thiệu, thông tin về Hội nghị quốc tế ngành hàng.
b) Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ.
c) Báo cáo viên, thuyết trình viên: Thù lao, ăn, ở, đi lại tại Việt Nam.
d) Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
2. Quy mô: Tối thiểu 60 doanh nghiệp Việt Nam, 20 doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài sản xuất, kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực ngành hàng liên quan.
3. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nội dung thực hiện
a) Tuyên truyền, quảng bá, mời các tổ chức, doanh nghiệp đến giao dịch.
b) Tổ chức giao thương:
- Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ;
- Tổ chức gian hàng, khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm.
c) Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
2. Quy mô: Tối thiểu 21 nhà cung cấp và 07 doanh nghiệp xuất khẩu.
3. Nội dung được hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 2. HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 16. Xây dựng và phát hành thông tin, cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường
1. Nội dung thực hiện
a) Thu thập, mua thông tin, cơ sở dữ liệu về ngành hàng, thị trường, sản phẩm trong nước và nước ngoài.
b) Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu.
c) Biên tập, xây dựng báo cáo, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm thông tin khác.
d) Phát hành dưới dạng bản in (in ấn, phát hành), ấn phẩm điện tử hoặc phổ biến tại các hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn.
2. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
1. Nội dung thực hiện
a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Tổ chức phổ biến, tập huấn:
- Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ;
- Phổ biến trên các phương tiện thông tin truyền thông;
- Giảng viên, báo cáo viên: Thù lao, ăn, ở, đi lại.
c) Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
2. Quy mô: Tối thiểu 70 đơn vị tham gia.
3. Nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Mỗi đơn vị tham gia được hỗ trợ không quá 02 học viên.
1. Nội dung thực hiện
a) Thu thập thông tin, nghiên cứu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường.
b) Tổ chức nghiên cứu thực địa tại Việt Nam và/hoặc nước ngoài.
c) Xây dựng báo cáo nghiên cứu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường.
d) Phát hành báo cáo nghiên cứu dưới dạng bản in (in ấn, phát hành) hoặc ấn phẩm điện tử hoặc phổ biến tại các hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn.
đ) Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
2. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện nội dung quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.
1. Nội dung thực hiện
a) Tuyên truyền, quảng bá, mời các tổ chức, doanh nghiệp tham gia.
b) Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ.
c) Báo cáo viên: Thù lao, ăn, ở, đi lại.
d) Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
2. Quy mô
a) Tối thiểu 100 đơn vị tham gia đối với chương trình cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, thị trường xuất khẩu.
b) Tối thiểu 50 doanh nghiệp nước ngoài đối với chương trình cung cấp thông tin quảng bá sản phẩm, ngành hàng của Việt Nam.
3. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
1. Nội dung thực hiện
a) Hoạt động tư vấn, thiết kế, phát triển sản phẩm cho sản phẩm/nhóm sản phẩm:
- Chuyên gia: Thù lao, ăn, ở, đi lại hoặc hợp đồng trọn gói;
- Tổ chức tư vấn: Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ.
b) Triển khai kết quả tư vấn, thiết kế, phát triển sản phẩm đến doanh nghiệp (nếu có);
c) Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
2. Quy mô: Tối thiểu 50 doanh nghiệp tham gia.
3. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.
1. Nội dung thực hiện
a) Thuê tư vấn xây dựng nội dung và kế hoạch, chiến lược tuyên truyền, quảng bá.
b) Thực hiện sản phẩm tuyên truyền, quảng bá:
- Xây dựng sản phẩm tuyên truyền, quảng bá: Thiết kế, thu thập tư liệu, viết bài, sản xuất phim, ảnh, sản phẩm truyền thông;
- Tuyên truyền, quảng bá, phát hành tại các sự kiện xúc tiến thương mại và trên các phương tiện thông tin truyền thông.
2. Chương trình xây dựng và thực hiện theo kế hoạch liên tục tối thiểu 03 năm, tối đa 05 năm đối với 01 thị trường mục tiêu
3. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nội dung thực hiện
a) Xây dựng kế hoạch và nội dung truyền thông.
b) Hợp đồng trọn gói với tổ chức, chuyên gia truyền thông nước ngoài: Viết bài, làm phóng sự trên báo, tạp chí chuyên ngành, truyền thanh, truyền hình, internet.
c) Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
2. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 3. NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Điều 23. Xúc tiến thương mại thị trường trong nước
1. Tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp hoặc vật tư, máy móc thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp Việt nam đến người tiêu dùng theo quy mô thích hợp với địa bàn của tỉnh (bao gồm chi phí thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng; dịch vụ phục vụ: Điện, nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ; chi phí quản lý; trang trí chung hội chợ triển lãm; tổ chức khai mạc, bế mạc; tổ chức hội thảo; chi phí phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng về giới thiệu hội chợ triển lãm). Hỗ trợ 50% các khoản chi phí sau:
a) Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng.
b) Dịch vụ phục vụ: Điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ (nếu chưa có trong chi phí thuê mặt bằng và gian hàng).
c) Chi phí quản lý của đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm.
d) Trang trí chung của hội chợ triển lãm.
đ) Tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng.
e) Tổ chức hội thảo: Chi phí thuê hội trường, thiết bị.
f) Chi phí tuyên truyền quảng bá giới thiệu hội chợ triển lãm.
g) Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 10 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
2. Tổ chức các hoạt động bán hàng, thực hiện các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các khu cụm công nghiệp, khu đô thị thông qua các doanh nghiệp kinh doanh theo ngành hàng, hợp tác xã, tổ hợp tác cung ứng dịch vụ trên địa bàn Tỉnh theo các đề án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hỗ trợ 70% các khoản chi phí:
a) Chi phí vận chuyển.
b) Chi phí thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng quầy hàng.
c) Dịch vụ phục vụ: Điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ.
d) Trang trí chung của khu vực tổ chức hoạt động bán hàng.
đ) Tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng.
e) Chi phí quản lý, nhân công phục vụ;
f) Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu việc tổ chức hoạt động bán hàng;
g) Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 105 triệu đồng/1 đợt bán hàng.
3. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại. Các ấn phẩm để phổ biến kết quả điều tra, khảo sát, phổ biến pháp luật, tập quán, thói quen mua sắm. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
a) Chi phí mua tư liệu.
b) Chi phí điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu.
c) Chi phí xuất bản và phát hành.
d) Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 1 triệu đồng/1 đơn vị đăng ký và nhận thông tin.
4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hoá và dịch vụ Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác. Hỗ trợ 100% chi phí thực hiện nội dung sản phẩm truyền thông và phát hành.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 95 triệu đồng/1 chuyên đề tuyên truyền.
5. Hỗ trợ công tác quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại. Hỗ trợ 50% các khoản chi phí (nếu chưa được nhà nước cấp kinh phí) liên quan đến công tác lập quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại, mua tư liệu nghiên cứu tham khảo
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 175 triệu đồng/1 cụm, điểm quy hoạch.
6. Tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại thị trường trong nước tổng hợp: Tháng khuyến mại, tuần hàng Việt Nam, chương trình hàng Việt, chương trình giới thiệu sản phẩm mới, bình chọn sản phẩm Việt Nam được yêu thích nhất theo tháng, quý, năm. Hỗ trợ 50% các khoản chi
7. Đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ; hỗ trợ tham gia các khoá đào tạo chuyên ngành ngắn hạn cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành đặc thù; đào tạo kỹ năng phát triển thị trường trong nước cho các đơn vị chủ trì; hợp tác với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển thị trường trong nước. Hỗ trợ 100% các khoản chi
a) Chi phí giảng viên, thuê lớp học, thiết bị giảng dạy, tài liệu cho học viên và các khoản chi khác (nếu có).
b) Hoặc học phí trọn gói của khoá học.
8. Các hoạt động xúc tiến thương mại khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 24. Chương trình xúc tiến thương mại thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh
1. Tổ chức phiên chợ hàng Việt từ khu vực sản xuất đến miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
- Chi phí vận chuyển;
- Chi phí thuê mặt bằng, dàn dựng gian hàng, điện nước, an ninh, vệ sinh;
- Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu chương trình tổ chức bán hàng và hệ thống phân phối hàng hóa;
- Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 150 triệu đồng/1 phiên.
2. Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh cho các thương nhân của tỉnh tham gia hoạt động tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ 100% chi phí.
3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản cho miền núi, vùng sâu, vùng xa (gồm chi phí viết bài và chi phí phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng). Hỗ trợ 100% chi phí.
4. Hoạt động xúc tiến thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Hỗ trợ 100% các khoản chi phí hỗ trợ cho các điểm trưng bày, giới thiệu bao gồm kệ, tủ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; Chi phí thiết kế, in ấn pa nô, tập gấp, đĩa CD và các hoạt động tuyên truyền, quảng bá; Khảo sát lựa chọn địa điểm, thẩm định đánh giá sản phẩm và các khoản chi phí khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/1 địa điểm.
Điều 26. Trách nhiệm của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình
1. Chủ trì hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Chủ trì, triển khai thực hiện các chương trình, Đề án Xúc tiến thương mại khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Hướng dẫn xây dựng các chương trình, Đề án Xúc tiến thương mại theo đúng quy định.
4. Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo nội dung và kết quả thực hiện Chương trình, Đề án Xúc tiến thương mại tại địa phương về Cơ quan quản lý nhà nước theo đúng quy định.
5. Tổng kết việc thực hiện Quy chế; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định việc sửa đổi, bổ sung quy chế này trong trường hợp cần thiết.
Điều 27. Trách nhiệm của Sở Công thương
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại theo đúng quy định; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại diễn ra trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 28. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí xúc tiến thương mại tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình và các đơn vị chủ trì trong việc tổ chức hiệu quả các Đề án xúc tiến thương mại của tỉnh nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch trong nước và nước ngoài.
Điều 30. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì
1. Tổ chức thực hiện các Đề án đã được phê duyệt theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ, dự toán trong Hợp đồng đã ký; đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
2. Đối với Đề án có nhiều đơn vị tham gia Chương trình, đơn vị chủ trì có trách nhiệm phối hợp và phân công các đơn vị tham gia thực hiện từng nội dung của Đề án.
3. Có trách nhiệm lựa chọn đơn vị tham gia phù hợp với tiêu chí đã cam kết trong Đề án. Nội dung tham gia của doanh nghiệp phải phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện đề án về Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình.
1. Những nội dung không được quy định trong quy chế này, được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch) để đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 26/2016/QĐ-UBND Quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
- 2 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Lắk
- 3 Quyết định 11/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hà Nam
- 4 Quyết định 44/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5 Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung chi và mức chi hỗ trợ Chương trình xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6 Quyết định 1591/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt danh mục đề án, nhiệm vụ Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 7 Quyết định 2209/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tuyên truyền, quảng bá xúc tiến thương mại, xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025
- 8 Quyết định 54/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang
- 9 Quyết định 2212/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Hậu Giang năm 2022