ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2522/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 21 tháng 08 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2003/QĐ-UBND NGÀY 05/6/2017 CỦA UBND TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 20/2016/NĐ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2003/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi là Quy chế phối hợp).
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4; Điều 8; Điều 11; Điểm c, Khoản 1 và tiêu đề Khoản 4, Điều 12 của Quy chế phối hợp như sau:
Bổ sung cụm từ “các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh” vào sau cụm từ "Các Sở, ban, ngành".
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Quy chế phối hợp như sau:
“Điều 5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
1. Các Sở, Ban, ngành, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn ngành mình, đồng thời tập huấn chuyên sâu, hướng dẫn cho các đơn vị thuộc ngành dọc của mình và đội ngũ cán bộ, công chức; viên chức trực tiếp tham mưu về công tác xử lý vi phạm hành chính ở cấp huyện và cấp xã. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trên Trang thông tin điện tử của Sở, ngành mình theo quy định tại Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 8, Nghị định số 81/2013/ND-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.
2. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật cho các đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân có liên quan; duy trì chuyên mục phản ánh tình hình thi hành pháp luật trên Trang thông tin điện tử của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai có hiệu quả các nội dung về đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật”
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 10 Quy chế phối hợp như sau:
“2. Chế độ báo cáo định kỳ:
a. Các Sở, Ban, ngành, các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình gửi về Sở Tư pháp trước ngày 10/7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 10/01 năm tiếp theo đối với báo cáo hằng năm để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh; gửi Bộ Tư pháp trước ngày 20/7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 20/01 năm tiếp theo đối với báo cáo hằng năm.
b. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của ngành, địa phương mình gửi về Sở Tư pháp trước ngày 05/10 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh; gửi Bộ Tư pháp trước ngày 15/10.
c. Trong trường hợp Chính phủ, Bộ Tư pháp điều chỉnh chế độ báo cáo thì thực hiện theo quy định mới; Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, thông báo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chế độ báo cáo mới (nếu có thay đổi)”.
4. Bổ sung Khoản 3, Điều 10 như sau:
“3. Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, các Sở, Ban, ngành, các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh”.
“Điều 11a. Tham mưu trình các hồ sơ xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
1. Đối với hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý vi phạm hành chính:
- Hồ sơ phải vượt thẩm quyền xử lý của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hồ sơ phải được lập theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, bảo đảm hồ sơ, thủ tục, thời hiệu, thời hạn xử phạt đúng quy định của pháp luật trước khi có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; gửi văn bản trình kèm theo hồ sơ vụ việc đến các Sở chuyên ngành cấp tỉnh để kiểm tra, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xử lý.
2. Các Sở chuyên ngành cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo quy định.
3. Về thời hạn trình hồ sơ xử lý vi phạm hành chính: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành phải gửi văn bản trình kèm theo hồ sơ vụ việc đến Sở chuyên ngành cấp tỉnh, cụ thể như sau:
a. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 61, Luật Xử lý vi phạm hành chính (thời hạn ra quyết định tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính):
- Chuyển hồ sơ: 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
- Sở chuyên ngành cấp tỉnh kiểm tra, thẩm định hồ sơ: 07 ngày; kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ;
- Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận và trình Chủ tịch UBND tỉnh ký: 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị và đầy đủ hồ sơ của Sở chuyên ngành cấp tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh (hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh được ủy quyền) xem xét, duyệt ký quyết định: 09 ngày, kể từ ngày Văn phòng UBND tỉnh trình hồ sơ.
b. Đối với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại Điều 61, Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời gian gia hạn không được quá 30 ngày (thời hạn ra quyết định không được quá 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính):
- Chuyển hồ sơ: 30 ngày, trước khi kết thúc thời gian gia hạn.
- Sở chuyên ngành cấp tỉnh kiểm tra, thẩm định hồ sơ: 10 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ và có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
- Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận và trình Chủ tịch UBND tỉnh ký: 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở chuyên ngành cấp tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh (hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh được ủy quyền) xem xét, duyệt ký quyết định: 15 ngày, kể từ ngày Văn phòng UBND tỉnh trình.
4. Đối với các vụ việc mà kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán có kiến nghị xử lý hành chính: Trên cơ sở vụ việc liên quan đến ngành, lĩnh vực nào thì giao các Sở chuyên ngành thuộc lĩnh vực đó chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan xem xét, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo thời hạn quy định tại Khoản 3, Điều này.
5. Đối với các vụ việc vi phạm hành chính do các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc cấp huyện lập (gồm: Công an, Thuế,...) trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý thì các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc cấp huyện gửi văn bản trình kèm theo hồ sơ vụ việc đến các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc cấp tỉnh để kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo thời hạn quy định tại Khoản 3, Điều này.
6. Đối với các vụ việc vi phạm hành chính do UBND cấp xã lập trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý thì UBND cấp xã gửi văn bản trình kèm theo hồ sơ vụ việc đến Sở chuyên ngành kiểm tra, thẩm định và báo cáo UBND cấp huyện để phối hợp xử lý; Sở chuyên ngành có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo thời hạn quy định tại Khoản 3, Điều này.
7. Việc giao, nhận hồ sơ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có giấy biên nhận thể hiện rõ ngày, tháng, năm nhận văn bản và ngày, tháng, năm xử lý văn bản”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; những nội dung không sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 2003/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2003/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Quyết định 2003/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1 Quyết định 128/QĐ-UBND về Kế hoạch Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2 Kế hoạch 496/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019
- 3 Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4 Quyết định 17/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 30/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5 Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về sửa đổi Điều 11 của Quy chế phối hợp trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu kèm theo Quyết định 11/2017/QĐ-UBND
- 6 Kế hoạch 19/KH-UBND về thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2018
- 7 Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 8 Kế hoạch 02/KH-UBND về theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2017
- 9 Quyết định 3950/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2017 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 10 Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
- 11 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12 Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 13 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 14 Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 1 Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về sửa đổi Điều 11 của Quy chế phối hợp trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu kèm theo Quyết định 11/2017/QĐ-UBND
- 2 Kế hoạch 19/KH-UBND về thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2018
- 3 Quyết định 17/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 30/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Kế hoạch 02/KH-UBND về theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2017
- 5 Quyết định 3950/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2017 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6 Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7 Kế hoạch 496/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019
- 8 Quyết định 128/QĐ-UBND về Kế hoạch Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 9 Quyết định 21/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Lai Châu kèm theo Quyết định 22/2017/QĐ-UBND