UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2534/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 22 tháng 11 năm 2010 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VỀ DẠY NGHỀ NĂM 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Công văn số 1131/TCDN-KHTC, ngày 07 tháng 7 năm 2010 của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015;
Xét Tờ trình số 674/TTr-SLĐTBXH, ngày 01 tháng 10 năm 2010 và Công văn số 766/SLĐTBXH, ngày 04/11/2010 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long,
QUYẾT ĐỊNH:
(Kèm theo Kế hoạch số 156/KH-SLĐTBXH, ngày 03/11/2010 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long về dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long).
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH VĨNH LONG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/KH-SLĐTBXH | Vĩnh Long, ngày 03 tháng 11 năm 2010 |
DẠY NGHỀ NĂM 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2534/QĐ-UBND, ngày 22/11/2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Công văn số 1131/TCDN-KHTC, ngày 07 tháng 7 năm 2010 của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 và Chỉ thị số 11/CT-UBND, ngày 01 tháng 7 năm 2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015;
Căn cứ vào thực trạng và yêu cầu phát triển công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, gồm các nội dung như sau:
I. TÌNH HÌNH, ƯỚC KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DẠY NGHỀ NĂM 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010:
1. Tình hình thực hiện công tác dạy nghề năm 2010 và giai đoạn 2006 - 2010:
a) Các mặt đạt, thuận lợi:
- Công tác dạy nghề tiếp tục được các cấp, các ngành, lãnh đạo ở trung ương và địa phương tập trung quan tâm chỉ đạo và đầu tư; các chương trình, dự án về phát triển dạy nghề tiếp tục được chú trọng triển khai thực hiện như dự án hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và các đối tượng lao động đặc thù, dự án đầu tư tăng cường thiết bị dạy nghề cho trường, trung tâm dạy nghề, đặc biệt Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đang trong quá trình triển khai thực hiện với sự tham gia của nhiều cấp ban ngành, địa phương và cơ sở dạy nghề.
- Bộ máy tổ chức, quản lý của các cơ sở dạy nghề nhất là các trung tâm dạy nghề tuyến huyện từng bước được củng cố ổn định, đội ngũ giáo viên dạy nghề tiếp tục được tăng cường đã tạo thuận lợi trong triển khai, thực hiện các hoạt động dạy nghề.
- Hầu hết các đơn vị dạy nghề ngay từ đầu năm đã tích cực triển khai thực hiện kế hoạch, các chương trình, dự án về dạy nghề, góp phần thực hiện tốt kế hoạch công tác dạy nghề của năm và của giai đoạn.
b) Khó khăn, hạn chế:
- Công tác tuyển sinh học nghề còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở bậc trung cấp nghề và cao đẳng nghề, hệ đào tạo nghề vẫn chưa thật sự hấp dẫn người học. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của suy giảm kinh tế làm người học nghề khó tìm được việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp, nhu cầu tuyển lao động có tay nghề tại các khu, cụm tuyến công nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chưa cao, ngành nghề tuyển dụng còn ít…..; còn có một số nguyên nhân chủ quan như công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội, người lao động về học nghề, việc làm còn hạn chế; chưa xây dựng được mối liên hệ thực sự gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp và các đơn vị giới thiệu lao động, đơn vị sử dụng lao động để giải quyết việc làm cho người sau học nghề, tính chủ động sáng tạo của một số cơ sở dạy nghề trong việc giải quyết đầu vào và đầu ra cho dạy nghề còn chưa cao, sự phối hợp giữa cơ sở dạy nghề với các cấp chính quyền, đoàn thể trong thực hiện công tác dạy nghề ở một số nơi còn nhiều hạn chế…..
- Hiệu quả khai thác sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đã được đầu tư ở một số đơn vị dạy nghề vẫn còn thấp; nhiều trung tâm dạy nghề tuyến huyện vẫn còn thiếu giáo viên cơ hữu ở một số ngành nghề gây nhiều khó khăn cho hoạt động dạy nghề nhất là việc tăng quy mô và chất lượng đào tạo.
- Việc thực hiện triển khai, bố trí, tổ chức sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho dạy nghề còn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch.
2. Kết quả thực hiện công tác dạy nghề năm 2010 và giai đoạn 2006 - 2010:
2.1. Về phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:
Hiện trên địa bàn tỉnh có tổng số 28 cơ sở dạy nghề và có dạy nghề, trong đó:
- Cơ sở dạy nghề thuộc địa phương: 26 (trong đó cơ sở công lập gồm 01 trường trung cấp nghề, 08 trung tâm dạy nghề, 02 trung tâm giới thiệu việc làm (GTVL) có dạy nghề, 02 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề, 07 trung tâm dạy nghề tư thục, 05 doanh nghiệp có dạy nghề).
- Cơ sở dạy nghề thuộc trung ương: 03 (gồm 01 trường trung cấp nghề và 02 trường cao đẳng chuyên nghiệp có dạy nghề).
Dự kiến trong năm 2010 trên địa bàn tỉnh thành lập thêm 03 cơ sở, trong đó có 01 trung tâm dạy nghề công lập thuộc huyện, 01 trung tâm dạy nghề (TTDN) tư thục và 01 doanh nghiệp có dạy nghề. Ước giai đoạn 2006 - 2010 tổng số cơ sở dạy nghề tăng thêm là 09 cơ sở, trong đó có 01 trung tâm dạy nghề công lập thuộc huyện, 05 trung tâm dạy nghề tư thục và 03 doanh nghiệp đăng ký hoạt động dạy nghề.
2.2. Kết quả thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề:
a) Năm 2010:
- Thực hiện tuyển sinh dạy nghề 9 tháng đầu năm 2010: 18.642 người, đạt 77,7% kế hoạch năm (24.000 người). Trong đó:
+ Cao đẳng nghề: 160 người.
+ Trung cấp nghề: 1.202 người.
+ Sơ cấp nghề: 6.480 người.
+ Dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng: 10.800 người.
* Trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng lao động đặc thù (từ sơ cấp nghề trở xuống): 8.180 người.
- Tổng số học sinh học nghề tốt nghiệp 9 tháng đầu năm 2010 là: 13.320 người.
- Ước thực hiện tuyển sinh dạy nghề cho cả năm 2010 là 24.000 người; số người tốt nghiệp học nghề là 21.970 người.
b) Ước thực hiện giai đoạn 2006 - 2010:
- Tổng số thực hiện tuyển sinh học nghề: 94.399 người, đạt 101,07% kế hoạch (93.400 người, theo "Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2006 - 2010" đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt).
* Trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng lao động đặc thù (từ sơ cấp nghề trở xuống): 39.514 người.
- Tổng số tốt nghiệp học nghề là 90.193 người.
2.3. Kết quả thực hiện Dự án tăng cường năng lực dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo:
a) Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề:
- Năm 2010: Kinh phí đầu tư cho các cơ sở dạy nghề là 6.970 triệu đồng, ngân sách trung ương (NSTW) là 6.500 triệu đồng, ngân sách địa phương (NSĐP) là 470 triệu đồng, trong đó đầu tư cho Trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long 3.500 triệu đồng để mua sắm bổ sung thiết bị dạy nghề, đầu tư cho 07 trung tâm dạy nghề huyện, thành phố thuộc tỉnh là 3.470 triệu đồng (mua sắm bổ sung thiết bị dạy nghề là 3.000 triệu đồng, nâng cấp nhà xưởng là 470 triệu đồng).
- Giai đoạn 2006 - 2010: Tổng kinh phí thực hiện đầu tư là 29.621,8 triệu đồng (NSTW là 24.200,8 triệu đồng, NSĐP là 5.421 triệu đồng). Đã thực hiện đầu tư cho 01 trường trung cấp nghề, 07 trung tâm dạy nghề tuyến huyện và 01 trung tâm GTVL có dạy nghề thuộc tỉnh. Trong đó đầu tư tăng cường thiết bị dạy nghề là 26.271,8 triệu đồng, nâng cấp cải tạo nhà xưởng dạy nghề là 3.350 triệu đồng.
- Kinh phí bổ sung năm 2010 để thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 12.000 triệu đồng, sẽ tập trung đầu tư cho 07 trung tâm dạy nghề tuyến huyện, trong đó đầu tư tăng cường thiết bị dạy nghề là 5.800 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng mở rộng nhà xưởng dạy nghề là 6.200 triệu đồng.
- Ngoài ra, trong năm 2010 đã thực hiện lập dự án để xây dựng trung tâm dạy nghề ở huyện Bình Tân là huyện mới thành lập, với kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản dự kiến là 9.122 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương.
b) Đầu tư hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và các đối tượng lao động đặc thù:
- Năm 2010: Kinh phí đầu tư là 7.190 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ từ Dự án tăng cường năng lực dạy nghề là 1.500 triệu đồng, bổ sung để thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg là 5.000 triệu đồng; ngân sách địa phương là 690 triệu đồng. Hiện số cơ sở dạy nghề tham gia thực hiện dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và các đối tượng lao động đặc thù trên địa bàn tỉnh là 10 đơn vị, gồm 07 TTDN thuộc huyện, thành phố, TTDN của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và 02 trung tâm GTVL có dạy nghề.
- Giai đoạn 2006 - 2010: Tổng kinh phí thực hiện là 16.433,4 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ là 13.732,8 triệu đồng, ngân sách địa phương đầu tư là 2.700,6 triệu đồng.
II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015:
1. Các chỉ tiêu dự kiến của Kế hoạch dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 của địa phương:
1.1. Về phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:
Năm 2011 thực hiện xây dựng hoàn chỉnh bước đầu về mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị để đưa TTDN huyện Bình Tân đi vào hoạt động. Dự kiến cho phép thành lập và cấp phép hoạt động cho từ 02 cơ sở dạy nghề ngoài công lập trở lên.
Giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục củng cố ổn định các cơ sở dạy nghề công lập, nâng cấp trường trung cấp nghề của tỉnh thành trường cao đẳng nghề, tuỳ theo khả năng phát triển sẽ nâng cấp một số TTDN huyện lên trường trung cấp nghề. Tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề ngoài công lập được phép thành lập và hoạt động ở nhiều loại hình, bậc trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo khác nhau; phấn đấu hàng năm có thêm từ 3 - 4 cơ sở ngoài công lập tham gia vào mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh.
1.2. Dự kiến thực hiện các chỉ tiêu đào tạo nghề:
a) Năm 2011:
- Tuyển sinh dạy nghề cho 32.100 người, trong đó:
+ Cao đẳng nghề: 200 người.
+ Trung cấp nghề: 2.300 người.
+ Sơ cấp nghề: 9.500 người.
+ Dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng: 20.100 người.
* Trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng lao động đặc thù: 12.860 người.
- Dự kiến tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 23,7%, góp phần nâng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) lên 38%.
b) Giai đoạn 2011 - 2015:
- Tuyển sinh dạy nghề cho 172.800 người, trong đó:
+ Cao đẳng nghề: 1.650 người.
+ Trung cấp nghề: 13.300 người.
+ Sơ cấp nghề: 56.000 người.
+ Dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng: 101.850 người.
* Trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng lao động đặc thù: 68.900 người.
- Dự kiến đến 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%, góp phần nâng tỷ lệ lao động có trình độ CMKT lên 55%.
1.3. Thực hiện đầu tư các nguồn lực kinh phí cho dạy nghề:
a) Dự án tăng cường năng lực dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (trong đó có kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ):
- Năm 2011:
Dự kiến đề xuất kế hoạch đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước năm 2011 là 56.660 triệu đồng (trong đó kinh phí trung ương là 42.635 triệu đồng; kinh phí địa phương là 14.025 triệu đồng), gồm các nội dung đầu tư cụ thể như sau:
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long và 10 trung tâm dạy nghề, trung tâm GTVL có dạy nghề: 29.010 triệu đồng (trong đó NSTW: 22.150 triệu đồng; NSĐP: 6.860 triệu đồng).
Hỗ trợ xây dựng chương trình, giáo trình cho các cơ sở dạy nghề: 330 triệu đồng (NSTW: 250 triệu đồng; NSĐP: 80 triệu đồng).
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề: 110 triệu đồng (NSTW: 80 triệu; NSĐP: 30 triệu đồng).
Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và các đối tượng lao động đặc thù: 25.700 triệu đồng (trong đó NSTW: 19.000 triệu đồng; NSĐP: 6.700 triệu đồng).
Hỗ trợ hoạt động tuyên truyền về việc làm, học nghề; điều tra khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm; thí điểm mô hình dạy nghề và giám sát đánh giá Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 1.510 triệu đồng (trong đó NSTW: 1.155 triệu đồng; NSĐP: 355 triệu đồng).
- Giai đoạn 2011 - 2015:
Dự kiến đề xuất đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước là 502.648 triệu đồng (trong đó kinh phí trung ương là 286.115 triệu đồng; kinh phí địa phương là 256.115 triệu đồng), gồm các nội dung đầu tư cụ thể như sau:
Đầu tư hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động Trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long và các trung tâm dạy nghề, trung tâm GTVL có dạy nghề: 374.472 triệu đồng (trong đó NSTW: 162.530 triệu đồng; NSĐP: 212.212 triệu đồng).
Đầu tư thực hiện Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn: 167.488 triệu đồng (trong đó NSTW: 123.585 triệu đồng; NSĐP: 43.903 triệu đồng).
Đề xuất kế hoạch kinh phí đầu tư theo từng năm của giai đoạn 2011 - 2015 được nêu chi tiết theo biểu dưới đây:
TT | Chỉ tiêu/nhiệm vụ | Đơn vị tính | Kế hoạch 2011 - 2015 | |||||
Tổng | Trong đó | |||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||||
| Thực hiện Dự án tăng cường năng lực dạy nghề (CTMTQG GD-ĐT) | Triệu đồng | 542.230 | 56.660 | 85.828 | 96.948 | 134.610 | 168.184 |
1 | Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề | Triệu đồng | 374.742 | 29.010 | 54.206 | 63.010 | 98.130 | 130.386 |
| - Trường trọng điểm | Trường | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 |
| Kinh phí thực hiện | Tr.đồng | 269.000 | 5.000 | 30.000 | 39.000 | 80.000 | 115.000 |
| Trong đó: + Ngân sách trung ương | // | 87.000 | 5.000 | 10.000 | 12.000 | 25.000 | 35.000 |
| + Ngân sách địa phương | // | 182.000 | 0 | 20.000 | 27.000 | 55.000 | 80.000 |
| - Số TTDN được hỗ trợ | T.Tâm | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 9 |
| Kinh phí thực hiện | Tr.đồng | 105.742 | 24.010 | 24.206 | 24.010 | 18.130 | 15.386 |
| Trong đó: + Ngân sách trung ương | // | 75.530 | 17.150 | 17.290 | 17.150 | 12.950 | 10.990 |
| + Ngân sách địa phương | // | 30.212 | 6.860 | 6.916 | 6.860 | 5.180 | 4.396 |
2 | Đầu tư cho Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn | Triệu đồng | 167.488 | 27.650 | 31.622 | 33.938 | 36.480 | 37.798 |
| Trong đó: + Ngân sách trung ương | Tr. đồng | 123.585 | 20.485 | 23.390 | 25.005 | 26.885 | 27.820 |
| + Ngân sách địa phương | // | 43.903 | 7.165 | 8.232 | 8.933 | 9.595 | 9.978 |
b) Tổng hợp các nguồn kinh phí đề xuất đầu tư cho dạy nghề năm 2011 trên địa bàn tỉnh:
- Tổng số: 172.008 triệu đồng (khu vực công lập là 164.423 triệu đồng), trong đó:
+ NSTW: 91.215 triệu đồng (khu vực công lập), trong đó xây dựng cơ bản là 48.580 triệu đồng.
+ NSĐP: 71.355 triệu đồng (khu vực công lập).
+ Nguồn khác: 9.438 triệu đồng (khu vực công lập là 1.853 triệu đồng).
- Trong đó, chia theo các nội dung đầu tư:
+ Kinh phí chi thường xuyên: 10.525 triệu đồng (nguồn ngân sách nhà nước là 8.750 triệu đồng).
+ Kinh phí xây dựng cơ bản: 53.580 triệu đồng (trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 48.580 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng cơ bản Trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long), còn lại là ngân sách địa phương.
+ Kinh phí Dự án tăng cường năng lực dạy nghề là 59.323 triệu đồng (NSTW là 42.635 triệu đồng, NSĐP là 14.025 triệu đồng, nguồn khác là 2.663 triệu đồng).
2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt Kế hoạch dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015:
- Tập trung thực hiện tốt, có hiệu quả các nguồn lực đầu tư nhằm tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, thông qua việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, chương trình, giáo trình đào tạo.
- Huy động, tổ chức cho các cơ sở dạy nghề và có dạy nghề, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các làng nghề, các hội nghề nghiệp... tham gia thực hiện tốt Đề án Hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, người lao động về nghề nghiệp, việc làm trong đó có học nghề.
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, các bậc đào tạo nghề. Tăng quy mô thực hiện dạy nghề theo địa chỉ, theo hình thức liên kết với các doanh nghiệp, các làng nghề, hội nghề nghiệp .....
- Phối hợp với các ban ngành chức năng, các tổ chức tín dụng, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để đưa vào thực hiện các chính sách ưu đãi cho người lao động học nghề như vay vốn học nghề, vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, đi lao động xuất khẩu....
- Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động dạy nghề ở các đơn vị, đảm bảo đúng pháp luật và các quy định của Nhà nước về dạy nghề. Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề ngoài công lập hoạt động và phát triển, khuyến khích các cơ sở này tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh, góp phần đa dạng hoá và nâng cao quy mô hoạt động dạy nghề.
3. Tổ chức thực hiện:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các ban ngành liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc lập kế hoạch, triển khai hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí đầu tư cho dạy nghề.
+ Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể xã hội khác, các phương tiện truyền thông…. để tổ chức thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động trên địa bàn tỉnh về việc làm, học nghề.
+ Chủ trì, phối kết hợp với các cấp ban ngành, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện Đề án Hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội và các tổ chức tín dụng, kết hợp lồng ghép với Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để thực hiện chính sách cho vay vốn hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tạo việc làm, đi xuất khẩu lao động.
+ Chủ trì, phối hợp với các ban ngành chức năng liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy nghề theo quy định.
- Các cơ sở dạy nghề:
+ Lập kế hoạch sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư, kế hoạch đào tạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu được giao.
+ Phối kết hợp với các cấp ban ngành đoàn thể, các trung tâm GTVL, các doanh nghiệp, làng nghề, các hội nghề nghiệp thực hiện tuyên truyền về học nghề, quảng cáo chiêu sinh, tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ hướng dẫn học sinh, sinh viên học nghề tiếp cận các chính sách cho vay vốn hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động ….
4. Một số đề xuất, kiến nghị:
- Các cấp, các ngành chức năng ở trung ương và địa phương cần xem xét ban hành các chính sách, cơ chế cụ thể để hỗ trợ việc thu hút, tuyển dụng và ổn định đội ngũ giáo viên các cơ sở dạy nghề, nhất là các TTDN ở tuyến huyện. Cụ thể bên cạnh các dự án đầu tư nhằm hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề, Nhà nước cũng cần có dự án đầu tư hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên ở các trung tâm dạy nghề thuộc đối tượng trên.
- Các cấp, ngành chức năng cần hướng dẫn, hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề công lập về xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính tự chủ theo quy định.
- Có kế hoạch để cụ thể hoá việc thực hiện chính sách phân luồng học sinh phổ thông, góp phần tăng số lượng lao động học nghề, phát triển cân đối cơ cấu trình độ đào tạo của lực lượng lao động xã hội.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long./.
| GIÁM ĐỐC |