- 1 Quyết định 1089/QĐ-BKHĐT năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 2 Quyết định 1481/QĐ-BKHĐT năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đấu thầu, lĩnh vực thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã và hợp tác xã thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 3 Quyết định 1185/QĐ-BKHĐT năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2544/QĐ-BKHĐT | Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2024 |
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 188/QĐ-BKHĐT ngày 31 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tại Phụ lục kèm theo).
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, LĨNH VỰC ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2544/QĐ-BKHĐT ngày 04 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Phạm vi rà soát: Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2018/NĐ-CP); Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là Nghị định số 35/2021/NĐ-CP).
I. PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1. Thủ tục “Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”
1.1. Phương án đơn giản hóa
Sửa đổi, bổ sung thủ tục “Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo” theo hướng phân cấp thủ tục hành chính (TTHC) từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời cắt giảm hồ sơ thông báo thành lập quỹ, cách thức thực hiện TTHC:
- Về cơ quan thực hiện: Phân cấp xử lý TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Về thành phần hồ sơ: Cắt giảm hồ sơ nộp thông báo thành lập quỹ, từ "Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đối với nhà đầu tư là cá nhân; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức" thành "Bản sao căn cước, hộ chiếu, thẻ căn cước đối với nhà đầu tư là cá nhân; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức”.
- Về cách thức thực hiện: Bổ sung cách thức gửi thông báo thành lập quỹ thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: cắt giảm thông tin cần kê khai về ngành nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
1.2. Lý do đơn giản hóa
- Về việc phân cấp TTHC: Căn cứ Quyết định số 1015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/8/2022 về việc phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực thi phương án sửa đổi bổ sung các Điều 11, 12, 13 và khoản 5 Điều 15, khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 38/2018/NĐ-CP. Theo đó phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Về việc cắt giảm hồ sơ nộp thông báo thành lập quỹ: Cắt giảm yêu cầu chứng thực Bản sao có công chứng nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí cho các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khi thực hiện Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
- Bổ sung cách thức gửi thông báo thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân khi nộp hồ sơ, qua đó cắt giảm chi phí tuân thủ và rút ngắn thời gian thực hiện.
- Về việc thay đổi mẫu biểu: Hiện nay việc quy định kê khai ngành nghề lĩnh vực đầu tư của Quỹ như đối với doanh nghiệp mới thành lập tạo gánh nặng tuân thủ cho Quỹ đầu tư khi Quỹ đầu tư thực hiện đầu tư vào một doanh nghiệp nằm ngoài ngành, lĩnh vực đã đăng ký, Quỹ đầu tư mạo hiểm phải đăng ký lại. Việc cắt giảm nhằm giảm bớt chi phí và gánh nặng cho các quỹ đầu tư khi muốn thay đổi, bổ sung lĩnh vực đăng ký.
1.3. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 11 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP.
1.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc thực hiện TTHC mới về Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sẽ giảm chi phí tuân thủ, cụ thể như sau:
- Chi phí thực hiện TTHC trước khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về Thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Nghị định số 38/2018/NĐ-CP hiện hành): 61.086.300 VNĐ;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về Thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo phương án đề xuất): 53.177.670 VNĐ;
- Chi phí tiết kiệm: 7.908.630 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12,95%.
2. Thủ tục Thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
2.1. Phương án đơn giản hóa
Sửa đổi, bổ sung thủ tục “Thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo” theo hướng phân cấp TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn giản hóa thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện:
- Về thành phần hồ sơ: Không yêu cầu bắt buộc cung cấp Điều lệ sửa đổi.
- Về cơ quan thực hiện: Phân cấp cơ quan giải quyết TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Về cách thức thực hiện: Bổ sung cách thức gửi thông báo thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.2. Lý do đơn giản hóa
- Về việc phân cấp TTHC: Tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/8/2022 về việc phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực thi phương án sửa đổi bổ sung các Điều 11, 12, 13 và khoản 5 Điều 15, khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 38/2018/NĐ-CP. Theo đó phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở.
- Đơn giản hóa thành phần hồ sơ và cách thức thực hiện giúp cắt giảm chi phí thực hiện TTHC cho Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
2.3. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 12 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP.
2.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí thực hiện TTHC trước khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Nghị định số 38/2018/NĐ-CP hiện hành): 19.543.930 VNĐ;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo phương án đề xuất): 14.544.320 VNĐ;
- Chi phí tiết kiệm: 4.999.610 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25,58%
3. Thủ tục “Thông báo giải thể và kết quả giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”
3.1. Phương án đơn giản hóa
Sửa đổi, bổ sung thủ tục “Thông báo giải thể và kết quả giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo” theo hướng phân cấp TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và bổ sung cách thức nộp hồ sơ trực tuyến.
- Về cơ quan thực hiện: Phân cấp xử lý TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Về cách thức thực hiện: Bổ sung cách thức gửi thông báo thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.2. Lý do đơn giản hóa
- Tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 về việc phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực thi phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, Bộ cần thực hiện sửa đổi, bổ sung các Điều 11, 12, 13, khoản 5 Điều 15 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 38/2018/NĐ-CP.
- Việc gửi thông báo thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC nhằm rút ngắn thời gian giải quyết và giảm chi phí tuân thủ TTHC cho Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
3.3. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 14 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP.
3.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc thực hiện TTHC mới về thông báo giải thể và kết quả giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sẽ cắt giảm chi phí tuân thủ, cụ thể:
- Chi phí thực hiện TTHC trước khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về thông báo giải thể và kết quả giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Nghị định số 38/2018/NĐ-CP hiện hành): 477.236 VNĐ;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về thông báo giải thể và kết quả giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo phương án đề xuất): 363.608 VNĐ;
- Chi phí tiết kiệm: 113.628 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23,81%.
4. Thủ tục “Thông báo gia hạn thời gian hoạt động quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”
4.1. Phương án đơn giản hóa
- Sửa đổi, bổ sung thủ tục “Thông báo gia hạn thời gian hoạt động quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo” theo hướng phân cấp TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cách thức thực hiện: Bổ sung cách thức gửi thông báo thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4.2. Lý do đơn giản hóa
- Tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 về việc phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực thi phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, Bộ cần sửa đổi bổ sung các Điều 11, 12, 13, khoản 5 Điều 15 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 38/2018/NĐ-CP.
- Việc gửi thông báo thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC nhằm rút ngắn thời gian giải quyết và giảm chi phí tuân thủ TTHC cho Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
4.3. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 13 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP.
4.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc thực hiện TTHC mới về thông báo gia hạn thời gian hoạt động quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sẽ cắt giảm chi phí tuân thủ, cụ thể:
- Chi phí thực hiện TTHC trước khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về thông báo gia hạn thời gian hoạt động quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Nghị định số 38/2018/NĐ-CP hiện hành): 613.589 VNĐ;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về thông báo gia hạn thời gian hoạt động quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo phương án đề xuất): 454.510 VNĐ;
- Chi phí tiết kiệm: 159.079 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25,93 %.
5. Thủ tục “Thông báo chuyển nhượng phần vốn góp của các nhà đầu tư”
5.1. Phương án đơn giản hóa
- Sửa đổi, bổ sung thủ tục “Thông báo chuyển nhượng phần vốn góp của các nhà đầu tư” theo hướng phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Về cách thức thực hiện: Bổ sung cách thức gửi thông báo thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5.2. Lý do đơn giản hóa
Tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 về việc phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực thi phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, Bộ cần sửa đổi bổ sung các Điều 11, 12, 13, khoản 5 Điều 15 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 38/2018/NĐ-CP.
- Việc gửi thông báo thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC nhằm rút ngắn thời gian giải quyết và giảm chi phí tuân thủ TTHC cho Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
5.3. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 17 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP.
5.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc thực hiện TTHC mới về Thông báo chuyển nhượng phần vốn góp của các nhà đầu tư sẽ cắt giảm chi phí tuân thủ, cụ thể:
- Chi phí thực hiện TTHC trước khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về thủ tục Thông báo chuyển nhượng phần vốn góp của các nhà đầu tư theo Nghị định số 38/2018/NĐ-CP hiện hành): 590.863 VNĐ;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về Thủ tục Thông báo chuyển nhượng phần vốn góp của các nhà đầu tư theo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 38/2018/NĐ-CP): 272.706 VNĐ;
- Chi phí tiết kiệm: 318.157 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 53,85 %.
6.1. Phương án đơn giản hóa
6.2. Lý do đơn giản hóa
Hiện nay Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang quy định Quỹ chỉ được hoạt động sau khi thông tin của Quỹ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo thành lập quỹ hợp lệ, công ty thực hiện quản lý quỹ phải gửi bản sao thông báo thành lập quỹ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra việc tăng, giảm vốn góp của quỹ; gia hạn thời gian hoạt động của quỹ; thanh lý, giải thể quỹ và kết quả giải thể quỹ đều phải gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên cổng thông tin Quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các quy định trên tại Nghị định số 38/2018/NĐ-CP nhằm giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi được tình hình hoạt động của các Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thành lập theo Nghị định số 38/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, các quy định trên cũng làm phát sinh chi phí tuân thủ cho các công ty quản lý Quỹ.
Để giảm thiểu TTHC không cần thiết và chi phí tuân thủ TTHC, đồng thời vẫn bảo đảm yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi được tình hình hoạt động của các Quỹ, Bộ đề xuất sửa đổi Nghị định số 38/2018/NĐ-CP theo hướng không yêu cầu công ty thực hiện quản lý quỹ phải gửi bản sao thông báo thành lập quỹ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời kiến nghị bỏ quy định Quỹ chỉ được hoạt động sau khi thông tin của Quỹ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thay vào đó sẽ quy định Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi công ty thực hiện quản lý quỹ thông báo về việc thành lập quỹ hợp lệ, đồng thời gửi bản sao về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi.
6.3. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 11 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP.
- Bổ sung thêm văn bản gửi công ty thực hiện quản lý quỹ thông báo về việc thành lập quỹ hợp lệ của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
6.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí thực hiện TTHC trước khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về công bố thông tin thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; tăng, giảm vốn góp của quỹ; gia hạn thời gian hoạt động của quỹ; thanh lý, giải thể quỹ và kết quả giải thể quỹ trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 38/2018/NĐ-CP hiện hành): 8.635.690 VNĐ;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa (Chi phí tuân thủ TTHC về công bố thông tin thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; tăng, giảm vốn góp của quỹ; gia hạn thời gian hoạt động của quỹ; thanh lý, giải thể quỹ và kết quả giải thể quỹ trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 38/2018/NĐ-CP): 0 VNĐ;
- Chi phí tiết kiệm: 8.635.690 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100 %.
7. Tổng chi phí cắt giảm đơn giản hóa TTHC lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Tổng chi phí thực hiện TTHC trước khi đơn giản hóa: 746.947.607 VNĐ
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 623.212.814 VNĐ
- Tổng chi phí tiết kiệm: 123.734.793 VNĐ
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,57%.
II. PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA TTHC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ
1.1. Phương án đơn giản hóa
- Cắt giảm thủ tục thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định tại dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
- Cắt giảm thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án PPP quy mô nhóm B và không yêu cầu sử dụng vốn nhà nước; dự án áp dụng loại hợp đồng O&M nhằm giảm thiểu thời gian quyết định chủ trương đầu tư đối với 02 nhóm dự án nêu trên.
- Cho phép lập báo cáo nghiên cứu khả thi trong quá trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng phải bảo đảm việc phê duyệt dự án được thực hiện căn cứ quyết định chủ trương đầu tư.
1.2. Lý do đơn giản hóa
Việc sửa đổi các quy định nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định tại dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi); giảm thiểu thời gian quyết định chủ trương đầu tư và giảm thiểu thời gian chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư giúp tiết kiệm chi phí thực hiện TTHC.
1.3. Kiến nghị thực thi
- Sửa Điều 13 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
- Sửa Điều 19, 20 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Lộ trình thực hiện: Trong năm 2025.
1.4. Lợi ích của việc đơn giản hóa TTHC
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 147.200.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 111.200.000 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 36.000.000 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,46 %.
2.1. Phương án đơn giản hóa
- Cắt giảm thủ tục thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định tại dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
- Cắt giảm thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án PPP quy mô nhóm B và không yêu cầu sử dụng vốn nhà nước; dự án áp dụng loại hợp đồng O&M nhằm giảm thiểu thời gian quyết định chủ trương đầu tư đối với 02 nhóm dự án nêu trên.
- Cho phép lập báo cáo nghiên cứu khả thi trong quá trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng phải bảo đảm việc phê duyệt dự án được thực hiện căn cứ quyết định chủ trương đầu tư.
2.2. Lý do đơn giản hóa
Việc sửa đổi các quy định nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định tại dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi); giảm thiểu thời gian quyết định chủ trương đầu tư và giảm thiểu thời gian chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư giúp tiết kiệm chi phí thực hiện TTHC.
2.3. Kiến nghị thực thi
- Sửa Điều 13 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
- Sửa Điều 19, 20 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Lộ trình thực hiện: Trong năm 2025.
2.4. Lợi ích của việc đơn giản hóa TTHC
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 147.200.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 111.200.000 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 36.000.000 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,46 %.
3.1. Phương án đơn giản hóa
- Giản lược nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án áp dụng loại hợp đồng O&M;
- Cho phép tổ chức lập hồ sơ mời thầu trong quá trình chuẩn bị dự án nhưng phải bảo đảm việc phê duyệt hồ sơ mời thầu được thực hiện căn cứ quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án.
3.2. Lý do đơn giản hóa
Việc sửa đổi các quy định nhằm giảm thiểu thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án áp dụng loại hợp đồng O&M và giảm thiểu thời gian lựa chọn nhà đầu tư.
3.3. Kiến nghị thực thi
- Sửa các Điều 11,19 và 28 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
Sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Lộ trình thực hiện trong năm 2025.
3.4. Lợi ích của việc đơn giản hóa TTHC
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 180.800.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 166.000.000 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 14.800.000 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,19 %.
4.1. Phương án đơn giản hóa
- Giản lược nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án áp dụng loại hợp đồng O&M;
- Cho phép tổ chức lập hồ sơ mời thầu trong quá trình chuẩn bị dự án nhưng phải bảo đảm việc phê duyệt hồ sơ mời thầu được thực hiện căn cứ quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án.
4.2. Lý do đơn giản hóa
Việc sửa đổi các quy định nhằm giảm thiểu thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án áp dụng loại hợp đồng O&M và giảm thiểu thời gian lựa chọn nhà đầu tư.
4.3. Kiến nghị thực thi
- Sửa các Điều 11,19 và 28 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
Sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Lộ trình thực hiện trong năm 2025.
4.4. Lợi ích của việc đơn giản hóa TTHC
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 180.800.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 166.000.000 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 14.800.000 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,19 %.
5. Tổng chi phí cắt giảm đơn giản hóa TTHC lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 656.000.000 VNĐ
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 554.400.000 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm: 101.600.000 VNĐ;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,88 %.
III. TỔNG HỢP CHI PHÍ CẮT GIẢM ĐƠN GIẢN HÓA TTHC
- Tổng chi phí thực hiện TTHC trước khi đơn giản hóa: 90.947.607 VNĐ
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 68.812.814 VNĐ
- Tổng chi phí tiết kiệm: 22.134.793 VNĐ
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,3%./.
- 1 Quyết định 1089/QĐ-BKHĐT năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 2 Quyết định 1481/QĐ-BKHĐT năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đấu thầu, lĩnh vực thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã và hợp tác xã thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 3 Quyết định 1185/QĐ-BKHĐT năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư