Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2563/-BGDĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ, BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế và Chánh Văn phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được ban hành mới; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC
(VPCP) (để b/c);
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, VPKST
THC(3), HTQT (2).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Phúc

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ, BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định s 2563/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

PHN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

Phê duyệt hoặc điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2

Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4

Chấm dứt, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

5

Chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo đề nghị của các bên liên kết

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đại học Quốc gia; Đại học vùng; Cơ sở giáo dục đại học

6

Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

Sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định hoạt động Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

8

Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Phê duyệt liên kết giáo dục

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

2

Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết giáo dục

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

3

Chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục theo đề nghị của các bên liên kết

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

4

Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; Cơ sở giáo dục mầm non; Cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

5

Chấm dứt hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

6

Đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

B-BGD-285152-TT

Phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (Thay thế thủ tục: Phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước ngoài)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Đại học Quốc gia; Đại học vùng; Cơ sở giáo dục đại học

2

B-BGD-285153-TT

Gia hạn, điều chỉnh, hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (Thay thế thủ tục: Gia hạn đề án liên kết đào tạo với nước ngoài)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Đại học Quốc gia; Đại học vùng; Cơ sở giáo dục đại học

3

B-BGD-285154-TT

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ (*)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4

B-BGD-285154-TT

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài ti Việt Nam (*)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Thủ tướng Chính phủ

5

B-BGD-285156-TT

Cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài ti Việt Nam (*)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

6

B-BGD-285155-TT

Cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Thay thế thủ tục: Cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

B-BGD-285157-TT

Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài ti Việt Nam (*)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

8

B-BGD-285158-TT

Giải thể cơ sở giáo dục đại học có vn đầu tư nước ngoài ti Việt Nam (*)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Thủ tướng Chính phủ

9

B-BGD-285158-TT

Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quc tế liên chính phủ thành lập; phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (*)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

10

B-BGD-285129-TT

Thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

B-BGD-285154-TT

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (*)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2

B-BGD-285156-TT

Cho phép hoạt động giáo dục đối với: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; Cơ sở giáo dục mầm non; Cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (*)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

3

B-BGD-285157-TT

Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với đi với: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngn hạn; Cơ sở giáo dục mm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (*)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

4

B-BGD-285158-TT

Giải th cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục ph thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (*)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

3. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

STT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính(2)

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

B-BGD-285159-TT

Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2

B-BGD-285154-TT

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (**)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

3

B-BGD-285158-TT

Giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (**)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo

4

B-BGD-285156-TT

Cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (**)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Sở Giáo dục và Đào tạo

5

B-BGD-285157-TT

Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đi với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (**)

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018

Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ghi chú: Những thủ tục hành chính in nghiêng và được đánh dấu (*) là những thủ tục hành chính được tách từ các thủ tục hành chính hiện hành theo thm quyền giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời, các mã hồ sơ thủ tục hành chính hiện hành trên cũng được đưa vào Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ (được đánh dấu (**)).

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ TH CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

I. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

1. Phê duyệt hoặc điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở giáo dục và đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho sở giáo dục và đào tạo đã nộp hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thẩm định chương trình giáo dục tích hợp và thông báo kết quả bằng văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo.

1.2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp.

b) Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện.

c) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

d) Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục.

1.3.2. Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Sở giáo dục và đào tạo.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản thông báo kết quả thẩm định chương trình giáo dục tích hợp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.8. Lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

1.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục;

Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính n định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh;

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

2. Phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ với nước ngoài đối với tất cả các hình thức liên kết đào tạo (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của giám đốc Đại học quốc gia, đại học vùng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ);

- Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nng đối với hồ sơ liên kết đào tạo trực tiếp trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ được tổ chức tại những cơ sở này.

- Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phê duyệt liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và chứng chỉ đào tạo có giá trị tích lũy tín chỉ hoặc học phần để cấp văn bằng.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và ban hành Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài.

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

2.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 06 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

b) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên liên kết đối với nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giảng viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác.

c) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác.

d) Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết (bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

đ) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền (bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

e) Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục Việt Nam (nếu có).

g) Đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mu số 07 tại Phụ lục Nghị định bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết, mục tiêu liên kết; giới thiệu các bên liên kết, nội dung liên kết, ngành và trình độ đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và nội dung giảng dạy; danh sách giảng viên dự kiến kèm theo lý lịch khoa học; đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của văn bằng nước ngoài, chứng chỉ nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục; quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.

2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

2.4. Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hp pháp tại Việt Nam và đã được kiểm định chất lượng giáo dục;

- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đối với tất cả các hình thức liên kết đào tạo (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của giám đốc Đại học quốc gia, đại học vùng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ);

- Giám đốc Đại học Quốc gia, đại học vùng, các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ phê duyệt liên kết đào tạo trực tiếp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được tổ chức tại những cơ sở này.

- Hiệu trưởng (giám đốc) cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phê duyệt liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và chứng chỉ đào tạo có giá trị tích lũy tín chỉ hoặc học phần để cấp văn bằng.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt/Văn bản từ chối phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

2.8. Lệ phí: Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

- Đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

2.10.1. Đội ngũ nhà giáo

2.10.1.1. Trình độ giảng viên:

a) Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học thì giảng viên ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với nhóm ngành giảng dạy;

b) Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ thì giảng viên giảng dạy các môn học, chuyên đề và hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có bằng tiến sĩ phù hợp với nhóm ngành giảng dạy; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên môn tham gia hướng dẫn thực hành, thực tập;

c) Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ thì giảng viên phải có bằng tiến sĩ thuộc nhóm ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải đảm bảo quy định tối thiểu như quy định đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh của các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam.

2.10.1.2. Giảng viên giảng dạy các chương trình liên kết đào tạo phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định.

2.10.1.3. Giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

2.10.1.4. Giảng viên là người bản ngữ nước ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ phải có bằng đại học trở lên và chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.

2.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị

a) Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở giáo dục Việt Nam và bao gồm: Phòng học, phòng làm việc giảng viên, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị cần thiết khác. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập đối với hình thức liên kết đào tạo trực tiếp ít nhất là 05 m2/sinh viên.

b) Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của người học.

c) Liên kết đào tạo không được tổ chức đào tạo ngoài trụ sở chính của cơ sở giáo dục Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

2.10.3. Chương trình đào tạo

2.10.3.1. Liên kết đào tạo được thực hiện tại Việt Nam là chương trình đã được kim định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải đảm bảo điều kiện liên thông giữa các trình độ đào tạo.

2.10.3.2. Liên kết đào tạo được thực hiện theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng; chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam và của nước ngoài.

2.10.3.3. Chuẩn đầu ra của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài không được thấp hơn chuẩn đầu ra quy định bởi các văn bản pháp luật của Việt Nam.

2.10.4. Phạm vi, quy mô tuyển sinh và ngôn ngữ giảng dạy trong liên kết đào tạo

2.10.4.1. Phạm vi liên kết đào tạo

Cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 của Nghị định này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện.

Cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 của Nghị định này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo được phép thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam công nhận.

2.10.4.2. Quy mô đào tạo của liên kết được xác định căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng về Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Trường hợp có chung các điều kiện bảo đảm chất lượng thì quy mô đào tạo của các chương trình liên kết đào tạo phải được tính trong tng quy mô tuyn sinh hàng năm của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài đề xuất quy mô đào tạo trong hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 22 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

2.10.4.3. Liên kết đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài phải giảng dạy bằng ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch. Liên kết đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam có thể giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu s 06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………., ngày……tháng……năm……..

ĐƠN Đ NGHỊ

Phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài ……….(1)………

Kính gửi: ……..(2)……………..

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam ……………………………………………..(3)................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

- Quyết định thành lập: ………………………..(4) .............................................................

Bên nước ngoài: ………………………………….(5).........................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

- Giấy phép thành lập: …………………………………..(6).................................................

đề nghị ……………………(2)………………. xem xét, phê duyệt liên kết đào tạo ………(1)………… giữa …………(3)……………. ………………(5)…………………. với các mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động như sau:

1. Mục tiêu và phạm vi của liên kết: (Ghi tóm tắt lĩnh vực dự định liên kết, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh hàng năm và văn bằng sẽ cấp theo liên kết).

2. Thời hạn hoạt động của liên kết:

…………………………………………………………….

3. Nội dung liên kết (ghi tóm tắt):

…………………………………………………………….

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Các tài liệu gửi kèm Đơn này gồm:

1. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các Bên liên kết.

2. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác.

3. Giấy tờ chứng minh ngành, chuyên ngành được phép đào tạo của cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.

4. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.

5. Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục Việt Nam.

6. Đề án thực hiện liên kết đào tạo.

7. Các văn bản khác (nếu có).

 

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)




H và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu)




H và tên

Ghi chú:

(1) Ngành và trình độ đào tạo đề nghị liên kết;

(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt liên kết đào tạo;

(3) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(4) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục Việt Nam, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản;

(5) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài;

(6) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

 

Mu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………., ngày……tháng……năm……..

Đ ÁN

Thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ …………… giữa ……....... …………

(Mu gồm các nội dung chính, dùng để các bên liên kết tham khảo)

I. SỰ CẦN THIẾT

Mô tả sự cần thiết thực hiện liên kết đào tạo.

II. GIỚI THIỆU CÁC BÊN LIÊN KẾT

1. Giới thiệu các bên liên kết.

2. Quá trình hợp tác giữa các bên.

3. Việc kiểm định của các bên liên kết.

III. NỘI DUNG LIÊN KẾT

1. Mục tiêu: Giới thiệu tóm tắt chuẩn đầu ra của liên kết.

2. Đối tượng tuyển sinh, quy mô tuyn sinh.

3. Thời gian và chương trình đào tạo: Nêu rõ thời gian, hình thức, phương thức thực hiện chương trình đào tạo:

4. Tổ chức thực hiện liên kết đào tạo: Giảng dạy, thi, kiểm tra, tín chỉ, tốt nghiệp, phối hợp giảng dạy giữa giảng viên Việt Nam, giảng viên nước ngoài...

5. Mu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ (nếu có) dự kiến sẽ cấp, tính tương đương của văn bằng nước ngoài với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và khả năng học tiếp lên các trình độ cao hơn đối với người được cấp văn bằng tốt nghiệp của liên kết đào tạo.

6. Kế hoạch/lộ trình triển khai thực hiện.

7. Cơ sở vật chất, thiết bị sẽ sử dụng cho liên kết đào tạo, địa điểm thực hiện liên kết.

8. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy liên kết đào tạo (danh sách trích ngang, lý lịch khoa học và các minh chứng về trình độ chuyên môn, năng lực sử dụng ngoại ngữ đính kèm thành phụ lục).

9. Giáo trình, tài liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác...

IV. TÀI CHÍNH

1. Học phí.

2. Các nguồn tài trợ, đầu tư khác.

3. Cơ chế quản lý thu, chi, đóng góp (nếu có).

V. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ RỦI RO

1. Biện pháp bảo đảm chất lượng.

2. Biện pháp quản lý rủi ro, bảo đảm quyền và lợi ích của người học trong trường hợp liên kết đào tạo chấm dứt trước thời hạn.

VI. CƠ CH QUẢN LÝ LIÊN KẾT

1. Cơ cấu tổ chức quản lý liên kết đào tạo, người đại diện các bên liên kết tham gia quản lý (kèm theo lý lịch cá nhân kèm trong Phụ lục).

2. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học và các bên liên quan khác.

Phụ lục kèm theo.

 

3. Phê duyt liên kết tổ chức thi cấp chng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên đề nghị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định việc liên kết tổ chức cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và thông báo kết quả bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền quyết định.

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mu số 08 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

b) Thỏa thuận (hợp đồng) giữa cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam và cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ nước ngoài,

c) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết,

d) Đề án tổ chức để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mu số 09 tại Phụ lục Nghị định này trong đó có thông tin về giá trị và phạm vi sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài, minh chứng về đảm bảo chất lượng của việc tổ chức thi, địa điểm tổ chức thi, cách thức tổ chức thi, trách nhiệm của các bên, lệ phí thi và các loại phí, cơ chế thu chi và quản lý tài chính, quyền hạn và trách nhiệm người tham dự thi và các nội dung liên quan khác.

3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

3.4. Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt/Văn bản từ chối phê duyệt liên kết của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.8. Lệ phí: Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mu số 08 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Về cơ sở vật chất: Địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ phục vụ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải bảo đảm chất lượng cho công tác tổ chức thi.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………., ngày……tháng……năm……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoi ngữ với nước ngoài tiếng …………….(1)……………

Kính gửi: ……………(2)……………

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam ………………………………………………(3)...............................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

- Quyết định thành lập: ………………………………….(4)..................................................

Bên nước ngoài: ………………………………….(5).........................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

- Giấy phép thành lập: ………………………………………..(6)...........................................

Đề nghị ………….(2)………………… xem xét, phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng ...(1)..., giữa ……….(3)……… và ... (5)... với các mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động như sau:

1. Mục tiêu và phạm vi của liên kết: (Ghi tóm tắt ngoại ngữ dự định liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, quy mô tổ chức thi hàng năm và loại chứng chỉ sẽ cấp theo liên kết).

2. Thời hạn hoạt động của liên kết: …………………………………………………………...

3. Nội dung liên kết (ghi tóm tắt): ………………………………………………………………

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Các tài liệu gửi kèm Đơn này gồm:

1. Đơn đề nghị phê duyệt liên kết.

2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa cơ sở tổ chức thi tại Việt nam và cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ nước ngoài.

3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết.

4. Đề án tổ chức thi để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, trong đó có thông tin về giá trị và phạm vi sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài, minh chứng về bảo đảm chất lượng của việc tổ chức thi, trách nhiệm của các bên, lệ phí thi và các loại phí, cơ chế thu chi và quản lý tài chính, quyền hạn và trách nhiệm người tham dự thi và các nội dung liên quan khác.

5. Các văn bản khác (nếu có).

 

Bên Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)





Họ và tên

Bên nước ngoài
(K
ý tên, đóng du)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Ngoại ngữ đề nghị liên kết cấp chứng chỉ;

(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ;

(3) Tên cơ sở, tổ chức giáo dục Việt Nam;

(4) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở, tổ chức giáo dục Việt Nam, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản;

(5) Tên cơ sở, tổ chức nước ngoài;

(6) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở, tổ chức nước ngoài, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

 

4. Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đối với tất cả các hình thức liên kết đào tạo (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của giám đốc Đại học quốc gia, đại học vùng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ).

- Đại học Quốc gia, đại học vùng, cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ đối với hồ sơ phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo trực tiếp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được tổ chức tại những cơ sở này.

- Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phê duyệt phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và chứng chỉ đào tạo có giá trị tích lũy tín chỉ hoặc học phần để cấp văn bằng.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

4.3. Thành phn, số lượng hồ sơ:

4.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 11 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian được cấp phép;

c) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết.

4.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và đã được kiểm định chất lượng giáo dục;

- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đối với tất cả các hình thức liên kết đào tạo (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của giám đốc Đại học quốc gia, đại học vùng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ) và tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài;

- Giám đốc Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nng phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được tổ chức tại những cơ sở này.

- Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và chứng chỉ đào tạo có giá trị tích lũy tín chỉ hoặc học phần đcấp văn bằng.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh/Văn bản từ chối gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền.

4.8. Lệ phí: Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Việc gia hạn liên kết đào tạo phải thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết đào tạo hết thời hạn. Việc điều chỉnh liên kết đào tạo thực hiện khi có yêu cầu của các bên liên kết.

- Thực hiện đúng quy định trong Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo;

- Không có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

- Chương trình liên kết đào tạo tiếp tục đáp ứng các điều kiện về kiểm định chất lượng.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………., ngày……tháng……năm……..

ĐƠN Đ NGHỊ

Gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết với nước ngoài

……...(1)…….

Kính gửi: …….(2)………

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam ………………………………………………(3)...............................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website; ...................................................................................................................

Bên nước ngoài: …………………………………..(4)........................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

Đã được cho phép thực hiện liên kết: ……....(1)..... theo Quyết định s(5)................

Đề nghị ………..(2)……….. phê duyệt gia hạn liên kết nêu trên trong thời hạn..................

Nội dung và lý do đề nghị: ………………………………………………………………

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và tính chính xác của nội dung trong Đơn đề nghị gia hạn và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tài liệu gửi kèm theo gồm:

1. Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết kèm theo các minh chứng về quá trình tổ chức, thực hiện liên kết trong thời gian được cấp phép;

2. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt);

3. Kiến nghị các nội dung cần điều chỉnh (nếu có) trong Quyết định phê duyệt liên kết và giải trình.

 

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)




H và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu)




H và tên

Ghi chú:

(1) Ghi rõ ngành và trình độ đào tạo đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết (nếu có);

(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt liên kết;

(3) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(4) Tên cơ sở, tổ chức nước ngoài;

(5) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản

 

5. Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài

5.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài.

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

5.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 11 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết tổ chức cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài trong thời gian được cấp phép;

c) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết.

5.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc.

5.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hp pháp ở nước ngoài.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định gia hạn hoặc điều chnh/Văn bản từ chối gia hạn, điều chỉnh liên kết.

5.8. Lệ phí: Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 11 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Việc gia hạn liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài hết thời hạn. Việc điều chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài thực hiện khi có yêu cầu của các bên liên kết.

- Thực hiện đúng quy định trong Quyết định cho phép tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài;

- Không bị phát hiện vi phạm, gian lận trong tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………., ngày……tháng……năm……..

ĐƠN Đ NGHỊ

Gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết với nước ngoài

……….. (1) ......

Kính gửi: …....(2)…….

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam …………………………………………………(3)............................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

Bên nước ngoài: ………………………………………..(4) .................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

Đã được cho phép thực hiện liên kết: ………..(1)...... theo Quyết định số ......(5).............

Đề nghị ………..(2)....................... phê duyệt gia hạn liên kết nêu trên trong thời hạn……

Nội dung và lý do đề nghị: ……………………………………………………………….

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và tính chính xác của nội dung trong Đơn đề nghị gia hạn và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tài liệu gửi kèm theo gồm:

1. Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết kèm theo các minh chứng về quá trình tổ chức, thực hiện liên kết trong thời gian được cấp phép;

2. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt);

3. Kiến nghị các nội dung cần điều chỉnh (nếu có) trong Quyết định phê duyệt liên kết và giải trình.

 

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)




H và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(Ký tên, đóng dấu)




H và tên

Ghi chú:

(1) Ghi rõ ngành và trình độ đào tạo đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết (nếu có);

(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt liên kết;

(3) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(4) Tên cơ sở, tổ chức nước ngoài;

(5) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản

 

6. Chm dứt hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo đề nghị của các bên liên kết

6.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đối với tất cả các hình thức liên kết đào tạo (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của giám đốc Đại học quốc gia, đại học vùng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ).

- Đại học Quốc gia, đại học vùng, cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ đối với hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo trực tiếp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được tổ chức tại những cơ sở này.

- Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đối với hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và chứng chỉ đào tạo có giá trị tích lũy tín chỉ hoặc học phần để cấp văn bằng.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định, quyết định chấm dứt liên kết và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu liên kết đào tạo chưa được chấm dứt thì người có thm quyền có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

6.3.1. Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 12 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động, phương án giải quyết tài chính, tài sản;

6.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc.

6.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và đã được kiểm định chất lượng giáo dục;

- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định chấm dứt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đối với tất cả các hình thức liên kết đào tạo (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của giám đốc Đại học quốc gia, đại học vùng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ);

- Giám đốc Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nng quyết định chấm dứt liên kết đào tạo trực tiếp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được tổ chức tại những cơ sở này.

- Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục đại học Việt Nam quyết định chm dứt liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và chứng chỉ đào tạo có giá trị tích lũy tín chỉ hoặc học phần để cấp văn bằng.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định/Văn bản chấm dứt liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền.

6.8. Lệ phí: Không.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 12 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Theo đề nghị của các bên liên kết;

b) Cơ sở giáo dục khi liên kết đào tạo chấm dứt hoạt động có trách nhiệm:

- Liên hệ để chuyển số học viên đã được tuyển sinh theo quy định sang cơ sở giáo dục khác;

- Bồi hoàn cho người học các khoản chi phí đã nộp đối với trường hợp cung cấp chương trình đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoặc liên kết đào tạo bị đình chỉ hoặc bị chấm dứt hoạt động mà người học không được hoặc không muốn chuyển sang học ở cơ sở giáo dục khác;

- Thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi của giáo viên, giảng viên, người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể;

- Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) hoặc các khoản nợ khác

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐƠN Đ NGHỊ

Chm dứt liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lc ngoại ngữ của nước ngoài

Kính gửi: ………….(1)……………

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam …………………………………………(2).....................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

Bên nước ngoài: ………………………………………(3) ...................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

đã được cho phép thực hiện liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài theo Quyết định số: ………………………(4)…………………

Đề nghị.... (1)... phê duyệt chấm dứt liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài nêu trên kể từ ngày ... tháng ... năm ...

Lý do đề nghị: ............................................................................................................

Trách nhiệm các bên liên kết khi chấm dứt: ...............................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị chấm dứt và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tài liệu gửi kèm theo gồm:

1. Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết kèm theo các minh chứng về quá trình tổ chức, thực hiện liên kết trong thời gian được cấp phép;

2. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt);

3. Kiến nghị các nội dung (nếu có) trong Quyết định phê duyệt chấm dứt và giải trình.

 

Bên Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)





Họ và tên

Bên nước ngoài
(K
ý tên, đóng du)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan đã cấp phép liên kết;

(2) Tên cơ sở, tổ chức giáo dục Việt Nam;

(3) Tên cơ sở, tổ chức nước ngoài;

(4) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

 

7. Chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

7.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định, quyết định chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài.

7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

7.3.1. Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 12 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp bảo đảm quyền lợi hp pháp của người học, người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

7.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc.

7.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định/Văn bản chấm dứt liên kết.

7.8. Lệ phí: Không.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 12 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Không được cơ sở tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cho phép tiếp tục tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ tại Việt Nam;

b) Các bên liên kết khi chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ có trách nhiệm:

- Bồi hoàn cho người đăng ký dự thi các khoản chi phí mà người đăng ký dự thi đã nộp nhưng chưa được tham dự thi;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐƠN Đ NGHỊ

Chấm dứt liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

Kính gửi: ……………(1)…………

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam …………………………………………..(2)...................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

Bên nước ngoài: ……………………………………..(3).................................................... .

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

đã được cho phép thực hiện liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài theo Quyết định số: …………………………..(4)……………………….

Đề nghị.... (1)... phê duyệt chấm dứt liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài nêu trên kể từ ngày ...tháng... năm...

Lý do đề nghị: ............................................................................................................

Trách nhiệm các bên liên kết khi chấm dứt: ...............................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị chấm dứt và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tài liệu gửi kèm theo gồm:

1. Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết kèm theo các minh chứng về quá trình tổ chức, thực hiện liên kết trong thời gian được cp phép;

2. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt);

3. Kiến nghị các nội dung (nếu có) trong Quyết định phê duyệt chấm dứt và giải trình.

 

Bên Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)





Họ và tên

Bên nước ngoài
(K
ý tên, đóng du)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan đã cấp phép liên kết;

(2) Tên cơ sở, tổ chức giáo dục Việt Nam;

(3) Tên cơ sở, tổ chức nước ngoài;

(4) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo/ liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

 

8. Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ

8.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ GDĐT có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ GDĐT thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua bưu điện, thư điện tử cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của Bộ GDĐT, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ GDĐT lập báo cáo thẩm định hồ sơ, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Bộ GDĐT thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

8.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 13 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

b) Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 14 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , trong đó xác định rõ: tên gọi của cơ sở giáo dục, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;

Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các nội dung đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp với quy định tại các Điều 36, 37, 38 của Nghị định này.

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận việc thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương và chấp thuận về nguyên tắc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục dự kiến thành lập hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê đất hoặc cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

d) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

8.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

8.4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vn đu tư nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

8.8. Lệ phí: Không.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 13 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

- Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 14 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

8.10.1. Năng lực tài chính:

a) Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

b) Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.

c) Đối với các cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non hoặc dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông.

8.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị:

8.10.2.1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lớp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;

b) Có phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng chăm sóc và giáo dục trẻ;

c) Có văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;

d) Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;

đ) Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng phù hợp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;

e) Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

g) Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.

8.10.2.2. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;

b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;

c) Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;

d) Có phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;

e) Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

g) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

8.10.2.3. Thuê cơ sở vật chất:

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định về cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài.

8.10.3. Chương trình giáo dục:

8.10.3.1. Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thhiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

8.10.3.2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Nghị định này;

8.10.3.3. Thực hiện nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8.10.4. Đội ngũ nhà giáo:

8.10.4.1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương;

b) Số trẻ em tối đa trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:

Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ:

- Trẻ em 03 - 12 tháng tuổi: 15 trẻ em/nhóm;

- Trẻ em 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ em/nhóm;

- Trẻ em 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ em/nhóm.

Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo:

- Trẻ em 03 - 04 tuổi: 25 trẻ em/lớp;

- Trẻ em 04 - 05 tuổi: 30 trẻ em/lớp;

- Trẻ em 05 - 06 tuổi: 35 trẻ em/lớp.

c) Số lượng giáo viên trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:

- Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ: 05 trẻ em/giáo viên;

- Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo: 10 - 12 trẻ em/giáo viên.

8.10.4.2. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ đại học sư phạm hoặc tương đương;

b) Số lượng giáo viên ít nhất phải bảo đảm tỷ lệ: 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học, 1,95 giáo viên/lớp đối với trường trung học cơ sở và 2,25 giáo viên/lớp đối với trường trung học phổ thông;

c) Số lượng học sinh/lớp không vượt quá 30 học sinh/lớp đối với trường tiểu học, 35 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐƠN Đ NGHỊ

Cho phép thành lập sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài)

Kính gửi: ………………….(1)…………………

Tên nhà đầu tư: ……………………………………….(2)………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số:... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

Xin phép thành lập cơ sở giáo dục (hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học) có vốn đầu tư nước ngoài với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ....................................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ………………………………………(3)................................................

4. Diện tích đất sử dụng: …………………... Diện tích xây dựng......................................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ..........................................................................

5. Phạm vi hoạt động: …………………………………….(4)...............................................

6. Dự kiến quy mô và đối tượng tuyển sinh trong 05 năm đầu hoạt động:.......................

7. Văn bằng, chứng chỉ dự kiến cấp: ............................................................................

8. Thời hạn hoạt động: ................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………………..(1)……………………….. xem xét, quyết định./.

 

 

Đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép thành lập.

 

Mu số 14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Hoặc Quốc hiệu và tên của tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài)

………………, ngày………tháng…….năm……….

Đ ÁN

Thành lập …………… (tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiu cơ sở giáo dục đi học có vốn đầu tư nước ngoài)

(Mu gồm các nội dung chính để tham khảo và áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp)

I. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề;

2. Cơ sở pháp lý.

II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP ...

1. Sự cần thiết thành lập.

2. Mục tiêu đầu tư.

3. Tác động xã hội đối với địa phương, khu vực.

4. Giới thiệu khái quát về chủ đầu tư.

III. CƠ SỞ GIÁO DỤC (tên cơ sở giáo dục)

1. Tên cơ sở giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

2. Địa chỉ.

3. Địa điểm xây dựng/thuê.

4. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.

5. Ngành nghề, quy mô.

6. Văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận: Mu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ/chứng nhận dự kiến sẽ cấp, tính tương đương với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

IV. CƠ CẤU BỘ MÁY T CHỨC, QUẢN LÝ, GIẢNG DẠY

1. Hội đồng trường/thành viên/quản trị...

2. Ban giám đốc/giám hiệu.

3. Các khoa/bộ môn/bộ phận chuyên môn.

4. Các phòng ban chức năng.

5. Các tổ chức chính trị, xã hội.

V. CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP

1. Vốn đầu tư.

2. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư xây dựng/thuê.

3. Chương trình giáo dục.

4. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

5. Giáo trình, học liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác.

VI. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Kế hoạch xây dựng/thuê cơ sở vật chất (quy mô, diện tích, hạng mục, phương án kỹ thuật, công nghệ, các bước triển khai thực hiện).

2. Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên/giảng viên.

3. Nguồn tài chính thực hiện.

VII. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

1. Cơ sở pháp lý.

2. Hệ thống các giải pháp (tổ chức, hành chính, giảng dạy, đào tạo, người học, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tài chính, bảo đảm chất lượng ...)

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XÃ HỘI

1. Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu về tài chính, đầu tư.

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.

IX. ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA (tên cơ sở) VỚI CÁC CƠ S KHÁC

X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI. PHỤ LỤC

 

9. Cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

9.1. Trình tự thực hiện:

Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo .

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ GDĐT có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ GDĐT thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua bưu điện, thư điện tử cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của Bộ GDĐT, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ GDĐT lập báo cáo thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, Bộ GDĐT thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

9.3.1. Thành phần hồ sơ:

Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì phải chun bị hồ sơ như sau:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài theo Mu số 13 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đi chiếu của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Đề án thành lập cơ sở giáo dục đại học theo Mu số 14 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , trong đó xác định rõ: tên gọi của cơ sở giáo dục, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành; Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các nội dung đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp với quy định tại các Điều 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích mốc giới của khu đất) hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý liên quan.

đ) Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục;

e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

9.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

9.4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Sau thời hạn 04 năm kể từ ngày quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hết hiệu lực.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng chính phủ.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ.

9.8. Lệ phí: Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 13 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

- Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 14 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

9.10.1. Năng lực tài chính

a) Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh khả năng tài chính theo quy định của Luật đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.

b) Đối với các cơ sở giáo dục đại học có vn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức quy định đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

9.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị:

9.10.2.1. Đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

a) Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;

b) Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;

c) Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành và phương thức tổ chức đào tạo;

d) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08 m2/người;

đ) Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ;

e) Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;

g) Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.

9.10.2.2. Thuê cơ sở vật chất:

Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

9.10.3. Chương trình giáo dục:

9.10.3.1. Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục đại học có vn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

9.10.3.2. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài.

9.10.3.3. Thực hiện nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.10.4. Đội ngũ nhà giáo:

a) Giảng viên ít nhất phải có trình độ thạc sĩ trở lên trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50% tổng số giảng viên, trừ những ngành đào tạo đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định;

b) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên tối đa là 10 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu, 15 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ, 25 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh;

c) Cơ sở giáo dục phải có đủ số lượng giảng viên cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành đào tạo;

d) Giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

đ) Giảng viên là người bản ngữ nước ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục đại học phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐƠN Đ NGHỊ

Cho phép thành lập sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (hoặc phân hiệu cơ s giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài)

Kính gửi: ………………(1)………………

Tên nhà đầu tư: …………………………………………..(2)…………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

Xin phép thành lập cơ sở giáo dục (hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học) có vốn đầu tư nước ngoài với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ....................................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ………………………………………..(3)..............................................

4. Diện tích đất sử dụng: ………………….. Diện tích xây dựng.......................................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ..........................................................................

5. Phạm vi hoạt động: ………………………………(4)......................................................

6. Dự kiến quy mô và đối tượng tuyển sinh trong 05 năm đầu hoạt động: ......................

7. Văn bằng, chứng chỉ dự kiến cấp: ............................................................................

8. Thời hạn hoạt động: ................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ……………………………(1)…………………….. xem xét, quyết định./.

 

 

Đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép thành lập.

 

Mu số 14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Hoặc Quốc hiệu và tên của tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài)

………………, ngày………tháng…….năm……….

Đ ÁN

Thành lập………… (tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài)

(Mu gồm các nội dung chính để tham khảo và áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp)

I. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề;

2. Cơ sở pháp lý.

II. SỰ CẦN THIT THÀNH LẬP ...

1. Sự cần thiết thành lập.

2. Mục tiêu đầu tư.

3. Tác động xã hội đối với địa phương, khu vực.

4. Giới thiệu khái quát về chủ đầu tư.

III. CƠ SỞ GIÁO DỤC (tên cơ sở giáo dục)

1. Tên cơ sở giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

2. Địa chỉ.

3. Địa điểm xây dựng/thuê.

4. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.

5. Ngành nghề, quy mô.

6. Văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận: Mu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ/chứng nhận dự kiến sẽ cấp, tính tương đương với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

IV. CƠ CẤU BỘ MÁY T CHỨC, QUẢN LÝ, GIẢNG DẠY

1. Hội đồng trường/thành viên/quản trị...

2. Ban giám đốc/giám hiệu.

3. Các khoa/bộ môn/bộ phận chuyên môn.

4. Các phòng ban chức năng.

5. Các tổ chức chính trị, xã hội.

V. CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP

1. Vốn đầu tư.

2. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư xây dựng/thuê.

3. Chương trình giáo dục.

4. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

5. Giáo trình, học liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác.

VI. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Kế hoạch xây dựng/thuê cơ sở vật chất (quy mô, diện tích, hạng mục, phương án kỹ thuật, công nghệ, các bước triển khai thực hiện).

2. Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên/giảng viên.

3. Nguồn tài chính thực hiện.

VII. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

1. Cơ sở pháp lý.

2. Hệ thống các giải pháp (tổ chức, hành chính, giảng dạy, đào tạo, người học, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tài chính, bảo đảm chất lượng ...)

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XÃ HỘI

1. Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu về tài chính, đầu tư.

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.

IX. ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA (tên cơ sở) VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁC

X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI. PHỤ LỤC

 

10. Cho phép thành lập phân hiệu của sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

10.1. Trình tự thực hiện:

Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua bưu điện, thư điện tử cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép thành lập phân hiệu.

Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định, các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

Sau 04 năm kể từ ngày quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu lực, nếu phân hiệu không được phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập phân hiệu hết hiệu lực.

10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

10.3.1. Thành phần hồ sơ:

Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì phải chun bị hồ sơ như sau:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập phân hiệu theo Mu số 13 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu giấy chứng nhận đầu tư gắn với việc mở phân hiệu.

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu giấy tờ kiểm định chất lượng giáo dục hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

d) Đề án đề nghị mở phân hiệu theo Mu số 14 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , trong đó xác định rõ:

- Tên gọi của phân hiệu; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành và các hoạt động giáo dục tại phân hiệu;

- Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của phân hiệu trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục quy định tại các Điều 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và danh sách giảng viên dự kiến phù hợp quy mô chương trình đào tạo.

đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất để xây dựng phân hiệu hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý có liên quan.

e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

g) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trong trường hợp xây dựng cơ sở vật chất.

10.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

10.4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài

13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

10.8. Lệ phí: Không.

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 13 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

- Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 14 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

10.10.1. Năng lực tài chính

a) Dự án đầu tư xin thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn đầu tư tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.

b) Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức quy định đối với dự án đầu tư xin thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

10.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị:

10.10.2.1. Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

a) Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;

b) Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;

c) Có đủ sgiảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành và phương thức tổ chức đào tạo;

d) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08 m2/người;

đ) Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ;

e) Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;

g) Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.

10.10.2.2. Thuê cơ sở vật chất:

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

10.10.3. Chương trình giáo dục:

10.10.3.1. Chương trình giáo dục thực hiện tại phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

10.10.3.2. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài.

10.10.3.3. Thực hiện nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các phân hiệu của cơ sở giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10.10.4. Đội ngũ nhà giáo:

a) Giảng viên ít nhất phải có trình độ thạc sĩ trở lên trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50% tổng số giảng viên, trừ những ngành đào tạo đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định;

b) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên tối đa là 10 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu, 15 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ, 25 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh;

c) Cơ sở giáo dục phải có đủ số lượng giảng viên cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành đào tạo;

d) Giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

đ) Giảng viên là người bản ngữ nước ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục đại học phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu s 13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài)

Kính gửi: …………………….(1)……………………

Tên nhà đầu tư: ………………………………………………(2)…………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

Xin phép thành lập cơ sở giáo dục (hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học) có vốn đầu tư nước ngoài với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ....................................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ………………………………………(3)................................................

4. Diện tích đất sử dụng: ………………Diện tích xây dựng.............................................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ..........................................................................

5. Phạm vi hoạt động: ………………………………….(4)..................................................

6. Dự kiến quy mô và đối tượng tuyển sinh trong 05 năm đầu hoạt động:.......................

7. Văn bằng, chứng chỉ dự kiến cấp: ............................................................................

8. Thời hạn hoạt động: ................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ………………………….(1)………………………… xem xét, quyết định./.

 

 

Đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép thành lập.

 

Mu số 14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Hoặc Quốc hiệu và tên của tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài)

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐỀ ÁN

Thành lập (tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đi học có vốn đầu tư nước ngoài)

(Mu gồm các nội dung chính để tham khảo và áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp)

I. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề;

2. Cơ sở pháp lý.

II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LP ...

1. Sự cần thiết thành lập.

2. Mục tiêu đầu tư.

3. Tác động xã hội đối với địa phương, khu vực.

4. Giới thiệu khái quát về chủ đầu tư.

III. SỞ GIÁO DỤC (tên cơ sở giáo dục)

1. Tên cơ sở giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

2. Địa chỉ.

3. Địa điểm xây dựng/thuê.

4. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.

5. Ngành nghề, quy mô.

6. Văn bằng/chứng chỉ/chng nhận: Mu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ/chứng nhận dự kiến sẽ cấp, tính tương đương với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

IV. CƠ CẤU BỘ MÁY T CHỨC, QUẢN LÝ, GIẢNG DẠY

1. Hội đồng trường/thành viên/quản trị...

2. Ban giám đốc/giám hiệu.

3. Các khoa/bộ môn/bộ phận chuyên môn.

4. Các phòng ban chức năng.

5. Các tổ chức chính trị, xã hội.

V. CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP

1. Vốn đầu tư.

2. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư xây dựng/thuê.

3. Chương trình giáo dục.

4. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

5. Giáo trình, học liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác.

VI. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Kế hoạch xây dựng/thuê cơ sở vật chất (quy mô, diện tích, hạng mục, phương án kỹ thuật, công nghệ, các bước triển khai thực hiện).

2. Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên/giảng viên.

3. Nguồn tài chính thực hiện.

VII. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

1. Cơ sở pháp lý.

2. Hệ thống các giải pháp (tổ chức, hành chính, giảng dạy, đào tạo, người học, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tài chính, bảo đảm chất lượng...)

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XÃ HỘI

1. Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu về tài chính, đầu tư.

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.

IX. ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA (tên cơ s) VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁC

X. KT LUẬN VÀ KIN NGHỊ

XI. PHỤ LỤC

 

11. Thủ tục cho phép hoạt động đối với cơ sở giáo dục đi học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

11.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trường hp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định theo quy định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động.

Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

11.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mu số 16 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

d) Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.

đ) Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục đại học hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , đồng thời gửi kèm:

- Danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;

- Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

- Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;

- Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

- Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

- Quy chế đào tạo;

- Quy mô đào tạo (sinh viên, học viên);

- Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

- Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

- Mu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

11.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

11.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài.

11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định/Văn bản cho phép hoạt động giáo dục của cơ quan có thẩm quyền.

11.8. Lệ phí: Không.

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mu số 16 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có Quyết định thành lập cơ sở giáo dục đại học hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

- Đáp ứng các điều kiện về vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 16

…………..(1)……………
…….…….(2)……..…….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……….

…………., ngày……. tháng……. năm………

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……………………(3)……………………..

Cơ sở giáo dục: ……………………………………………(4)...............................................

Tên bằng tiếng Việt: ....................................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................

Tel: ………………………………….Fax: …………………………….Email: ...........................

Được thành lập theo Quyết định số:... của ... ngày ... tháng ... năm ...

Xin đăng ký cấp phép hoạt động giáo dục với các nội dung chính như sau:

1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: …………………………………… Quốc tịch: ..................................................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND): ........................................................................................

- Ngày cấp: ……………………………………..Nơi cấp:.....................................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam: ...............................................................................

2. Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: ………………………………… Quốc tịch: .....................................................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND): ........................................................................................

- Ngày cấp: ………………………………… Nơi cấp: ........................................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam: ...............................................................................

3. Địa điểm hoạt động: ................................................................................................

4. Nội dung hoạt động giáo dục: ..................................................................................

5. Văn bằng/chứng chỉ: ...............................................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin đăng ký cho phép hoạt động và tài liệu kèm theo.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

 

Đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
(Ký, đóng du và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm:

-

-

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;

(3) Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục;

(4) Tên cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam.

 

12. Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

12.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động trở lại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

12.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

12.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại, trong đó nêu rõ kết quả khắc phục vi phạm dẫn đến bị đình chỉ;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

12.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

12.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

12.5. Đối tượng thực hiện: Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

12.6. Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

12.7. Kết quả giải quyết: Quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại của cấp có thẩm quyền.

12.8. Phí, lệ phí: Không.

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

12.10. Yêu cầu, điều kiện;

Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép hoạt động trở lại khi khắc phục được vi phạm dẫn đến bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

12.11. Căn cứ pháp lý: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

13. Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

13.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư gửi hồ sơ xin phép bổ sung, điều chỉnh hoạt động giáo dục đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định theo quy định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp cơ sở giáo dục đại học chưa đủ điều kiện để bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

13.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

13.3.1. Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị trong đó có nội dung và lý do bổ sung, điều chỉnh kèm theo giấy tờ:

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của quyết định cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

- Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng s vn đầu tư đã thực hiện.

- Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , đồng thời gửi kèm:

+ Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;

+ Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

+ Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;

+ Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

+ Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

+ Quy chế đào tạo;

+ Quy mô đào tạo (sinh viên, học viên);

+ Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

+ Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

+ Mu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

13.3.2: Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

13.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài.

13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định/Văn bản đồng ý bổ sung, điều chỉnh hoạt động giáo dục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

13.8. Lệ phí: Không.

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở giáo dục đại học, hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu bổ sung, điều chnh các nội dung Quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

14. Giải thể cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

14.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị giải thể cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp đảm bảo quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

14.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

14.3. Thành phn, số lượng hồ sơ:

14.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

b) Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hp pháp của người học, nhà giáo cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

14.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

14.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài

14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.

14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định/Văn bản đồng ý cho giải thể cơ sở giáo dục của Thủ tướng Chính phủ.

14.8. Lệ phí: Không.

14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Theo đề nghị của nhà đầu tư.

14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

15. Giải th cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

15.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị giải thể cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.

Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp đảm bảo quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

15.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

15.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

15.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục;

b) Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hp pháp của người học, nhà giáo cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

15.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

15.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

15.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc Nhà đầu tư nước ngoài khác.

15.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định/Văn bản đồng ý cho giải thể cơ sở giáo dục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15.8. Lệ phí: Không.

15.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

15.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Theo đề nghị của nhà đầu tư.

15.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

16. Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

16.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện, thư điện tử cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài để biết và bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện cơ sở giáo dục nước ngoài. Trường hợp không cho phép thành lập, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.

16.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

16.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

16.3.1. Thành phn hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện theo Mu số 18 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP;

b) Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài,

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Điều lệ hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

d) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Báo cáo tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

e) Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

g) Văn bản giới thiệu nhân sự làm Trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và lý lịch cá nhân của người được giới thiệu.

h) Văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

16.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

16.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

16.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

16.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

16.8. Lệ phí: Không.

16.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện theo Mu số 18 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

16.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có tư cách pháp nhân.

- Có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm tại nước sở tại đã được kiểm định chất lượng giáo dục hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng giáo dục.

- Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng.

- Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

- Có địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện hp pháp và bảo đảm trật tự, an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

16.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 18

………………(1)……………….

(QUỐC HIỆU /BIỂU TƯỢNG
CỦA …(1)…
nếu có)

Số: ………….

………, ngày……. tháng…… năm…….

 

ĐƠN Đ NGHỊ

Cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

………………………(1)………………....

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài: ……………………………………..(2)......................

Được thành lập theo: …………………………………………..(3).........................................

Có trụ sở tại: ...............................................................................................................

Điện thoại: …………………………………………Fax: .......................................................

E-mail: …………………………………………..Website: ....................................................

Lĩnh vực hoạt động chính: ...........................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Xin phép thành lập Văn phòng đại diện giáo dục tại Việt Nam với nội dung sau:

1. Tên Văn phòng đại diện:

Tên tiếng Việt: ……………………………………………..(4)................................................

Tên tiếng nước ngoài: .................................................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................

2. Địa chỉ đặt trụ sở Văn phòng đại diện:....................................................................

...................................................................................................................................

3. Trưởng văn phòng đại diện:

Họ và tên: .................................. (5)………………………… Giới tính (Nam, nữ): …………

Sinh ngày ……….. tháng ………. năm ……… Quốc tịch: ...............................................

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam: ……………………………..(6)..........................................

...................................................................................................................................

Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân số: ..............................................................................

Do: …………………………….. cấp ngày ... tháng ... năm .... tại: ....................................

4. Nội dung hoạt động: ..............................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

5. Thời hạn hot đng:................................................................................................

...................................................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn xin phép và Hồ sơ gửi kèm;

- Chp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến Văn phòng đại diện giáo dục của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

 

 

Đại diện theo pháp luật của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm bao gồm:

-

-

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

(2) Ghi tên bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ giấy tờ pháp lý xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, thời điểm và cơ quan ban hành;

(4) Ghi tên bằng chữ in hoa;

(5) Ghi tên bằng chữ in hoa;

(6) Ghi rõ địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc sẽ đến thường trú tại Việt Nam.

 

17. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định cho phép thành lập Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

17.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài gửi hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định cho phép thành lập Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn Quyết định thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài. Trường hợp không cho phép sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do.

17.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

17.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

17.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài trong đó nêu rõ nội dung, lý do sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

b) Quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài hoặc bản sao (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

c) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài hoặc bản sao (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp đã đăng ký hoạt động)

d) Báo cáo chi tiết hoạt động của văn phòng đại diện.

17.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

17.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

17.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

17.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

17.8. Lệ phí: Không.

17.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

17.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài phải đăng ký sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

- Thay đổi tên gọi, người đứng đầu hoặc địa điểm đặt trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài trong phạm vi quốc gia mà tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập;

- Thay đổi tên gọi, người đứng đầu hoặc địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

- Hết thời hạn hoạt động quy định trong quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

b) Việc gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài phải được thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi quyết định cho phép thành lập hết thời hạn.

17.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

18. Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài

18.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài gửi hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép quyết định.

Quyết định chấm dứt phải xác định rõ lý do chấm dứt hoạt động, các biện pháp bảo đảm quyền lợi ích hp pháp của người lao động và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

18.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

18.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

18.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động;

b) Phương án chấm dứt hoạt động trong đó nêu rõ các biện pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động và phương án giải quyết tài chính, tài sản.

18.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

18.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

18.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

18.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

18.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

18.8. Lệ phí: Không.

18.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

18.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện.

18.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

1. Phê duyệt liên kết giáo dục

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc ktừ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở giáo dục và đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để phê duyệt chương trình giáo dục tích hp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định chương trình tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt liên kết giáo dục.

Trường hợp liên kết giáo dục không đủ điều kiện phê duyệt, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 01 Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

b) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên đối với nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác.

c) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác.

d) Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hp và chương trình giáo dục tích hp dự kiến thực hiện.

đ) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

e) Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hp chương trình giáo dục.

g) Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mu số 02 Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết, giới thiệu các bên liên kết; nội dung liên kết; cơ sở vật chất, thiết bị; danh sách giáo viên dự kiến kèm theo lý lịch chuyên môn; đối tượng, tiêu chí và quy mô tuyển sinh; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp, tính tương đương của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài đối với văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam (nếu có); biện pháp đảm bảo quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, sự hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nến có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên và học sinh.

1.3.2. Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

Tối thiểu là 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả thời gian đề nghị Bộ GDĐT phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kim định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt/Văn bản từ chối phê duyệt liên kết giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

1.8. Lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

- Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

1.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đội ngũ nhà giáo:

Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;

Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hp bằng ngoại ngphải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu chương chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương

- Cơ sở vật chất:

Quy mô lớp học và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục

- Chương trình giáo dục:

Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục;

Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính n định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh;

Chương trình giáo dục tích hp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐƠN Đ NGHỊ

Phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài

Kính gửi: ………………(1)………………….

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam …………………………………………(2).....................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

- Quyết định thành lập: …………………………………….(3)..............................................

Bên nước ngoài: ………………………………………..(4)..................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

- Giấy phép thành lập: ……………………………………(5)................................................

đề nghị ……………..(1)……………. xem xét, phê duyệt liên kết giáo dục giữa …………….(2)……………. ………….(4)………… với nội dung như sau:

1. Mục tiêu và phạm vi của liên kết giáo dục: (mục tiêu, cấp học, quy mô tuyển sinh, văn bng/chứng chỉ/chứng nhận, thời gian dự kiến triển khai liên kết).

2. Thời hạn hoạt động của liên kết ………………………………………..

3. Nội dung liên kết (ghi tóm tắt):…………………………………………………

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Các tài liệu gửi kèm Đơn này gồm:

1. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các Bên liên kết;

2. Giấy tờ pháp lý chứng minh tư cách pháp nhân của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác;

3. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;

4. Chương trình tích hợp dự kiến thực hiện; chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài có nội dung tích hợp;

5. Đề án thực hiện liên kết;

6. Các văn bản khác (nếu có).

 

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)





Họ và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(K
ý tên, đóng du)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố quản lý cơ sở giáo dục Việt Nam;

(2) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(3) Số, ký hiệu quyết định (hoặc giấy tờ pháp lý tương đương) cho phép thành lập cơ sở giáo dục Việt Nam, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản;

(4) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài;

(5) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục nước ngoài (giy phép thành lập/hoạt động hoặc giy tờ pháp lý tương đương), thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

 

Mu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày………tháng…….năm……….

Đ ÁN

Thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài

(Mu gồm các nội dung chính, dùng để các bên liên kết tham khảo)

I. SỰ CẦN THIT

Mô tả sự cần thiết thực hiện liên kết giáo dục

II. GIỚI THIỆU CÁC BÊN LIÊN KT

1. Giới thiệu các bên liên kết.

2. Quá trình hợp tác giữa các bên.

III. NỘI DUNG LIÊN KẾT

1. Mục tiêu: Mô tả cụ thể mục tiêu của liên kết nhằm xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục tích hp, mục tiêu cụ thể học sinh sẽ đạt được khi tham gia chương trình tích hợp, bảo đảm mục tiêu giáo dục phổ thông của Việt Nam.

2. Đối tượng tuyển sinh, quy mô tuyển sinh.

3. Chương trình giảng dạy: Mô tả chương trình giáo dục tích hợp, so sánh chương trình giáo dục của Việt Nam, chương trình giáo dục của nước ngoài, các môn học, nội dung tích hợp, ưu điểm của chương trình tích hp ...

4. Phương pháp: Mô tả cách thức thực hiện chương trình tích hợp: Giảng dạy, thi, kiểm tra, tốt nghiệp, sự phối hợp giảng dạy giữa giáo viên Việt Nam, giáo viên nước ngoài...

5. Văn bằng/chứng chỉ: Mu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ/chứng nhận của nước ngoài (nếu có) dự kiến sẽ cấp, tính tương đương về văn bằng/chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.

6. Kế hoạch/lộ trình triển khai thực hiện.

7. Cơ sở vật chất, thiết bị sẽ sử dụng cho liên kết, địa điểm thực hiện liên kết.

8. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy liên kết (danh sách trích ngang, lý lịch đính kèm thành phụ lục) đáp ứng quy định.

9. Sách giáo khoa, học liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác...

IV. TÀI CHÍNH

1. Học phí.

2. Các nguồn tài trợ, đầu tư khác.

3. Cơ chế quản lý thu, chi, đóng góp (nếu có).

V. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ RỦI RO

1. Biện pháp bảo đảm chất lượng.

2. Biện pháp quản lý rủi ro.

VI. CƠ CH QUẢN LÝ LIÊN KẾT

1. Cơ cấu tổ chức quản lý liên kết, người đại diện các bên liên kết tham gia quản lý (kèm theo lý lịch cá nhân).

2. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học và các bên liên quan khác.

Phụ lục kèm theo.

 

2. Gia hạn, điều chỉnh liên kết giáo dục

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục;

Trường hợp liên kết đào tạo không được gia hạn, điều chỉnh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

Trường hợp điều chỉnh liên kết giáo dục trong đó có điều chỉnh chương trình giáo dục tích hp thì Sở GDĐT có trách nhiệm thực hiện việc gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt điều chỉnh chương trình giáo dục tích hp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

2.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký tại Mu số 04 của Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép;

c) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết trong đó có thông tin theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp điều chỉnh liên kết giáo dục trong đó có điều chỉnh chương trình giáo dục tích hp thì thời gian giải quyết tối thiểu là 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả thời gian đề nghị Bộ GDĐT phê duyệt việc điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp).

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

2.8. Lệ phí: Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Việc gia hạn liên kết giáo dục phải được thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết giáo dục hết thời hạn.

- Thực hiện đúng quy định trong Quyết định phê duyệt liên kết giáo dục, không có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐƠN Đ NGHỊ

Gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết giáo dục với nước ngoài

Kính gửi: …………………(1)…………………

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết gồm:

Bên Việt Nam ……………………………………………(2)..................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

Bên nước ngoài: ………………………………………(3)....................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

-Fax: ...........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

Đã được cho phép thực hiện liên kết theo Quyết định số: ……………..(4).......................

Đề nghị.... (1)... phê duyệt gia hạn liên kết nêu trên trong thời hạn ..................................

Nội dung và lý do đề nghị: .........................................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị gia hạn và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tài liệu gửi kèm theo gồm:

1. Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết kèm theo các minh chứng về quá trình tổ chức, thực hiện liên kết trong thời gian được cấp phép;

2. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt);

3. Kiến nghị các nội dung cần điều chỉnh (nếu có) trong Quyết định phê duyệt liên kết và giải trình.

 

BÊN VIỆT NAM
(Ký tên, đóng dấu)





Họ và tên

BÊN NƯỚC NGOÀI
(K
ý tên, đóng du)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố đã cấp phép liên kết;

(2) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(3) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài;

(4) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản

 

3. Chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, quyết định chấm dứt liên kết và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu liên kết giáo dục chưa được chấm dứt thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.3.1. Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài theo Mu số 05 của Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp đảm bảo quyền lợi hp pháp của người học, người lao động, phương án giải quyết tài chính, tài sản;

3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

3.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt liên kết giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.8. Lệ phí: Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài theo Mu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Việc chấm dứt liên kết giáo dục được thực hiện theo đề nghị của các bên liên kết.

b) Các bên liên kết khi chấm dứt hoạt động liên kết trước thời hạn có trách nhiệm:

- Bảo đảm cho học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập đến hết cấp học;

- Bồi hoàn cho học sinh khoản chi phí học sinh đã nộp trong trường hợp liên kết bị chấm dứt hoạt động;

- Thanh toán các khoản lương, tiền công, thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể phù hợp với quy định của pháp luật lao động.

- Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài

Kính gửi: …………………..(1)………………….

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:

Bên Việt Nam ……………………………………………….(2)..............................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

Bên nước ngoài: ……………………………………(3).......................................................

- Trụ sở: ......................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Fax: ..........................................................................................................................

- Website: ...................................................................................................................

Đã được cho phép thực hiện liên kết giáo dục theo Quyết định số: ………… (4)..............

Đề nghị...(1)...phê duyệt chấm dứt liên kết giáo dục nêu trên kể từ ngày... tháng... năm...

Lý do chấm dứt: .........................................................................................................

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục khi chấm dứt liên kết: .................................................

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị chấm dứt và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tài liệu gửi kèm theo gồm:

1. Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết kèm theo các minh chứng về quá trình tổ chức, thực hiện liên kết trong thời gian được cấp phép;

2. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt);

3. Kiến nghị các nội dung (nếu có) trong Quyết định phê duyệt chấm dứt và giải trình.

 

Bên Việt Nam
(Ký tên, đóng d
u)




Họ và tên

Bên nước ngoài
(K
ý tên, đóng du)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố đã cấp phép liên kết;

(2) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;

(3) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài;

(4) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.

 

4. Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

4.1. Trình tự thực hiện:

Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua bưu điện, thư điện tử cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo lập báo cáo thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

4.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , trong đó xác định rõ: Tên gọi của cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành. Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các nội dung bảo đảm chất lượng giáo dục quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hp xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý liên quan;

đ) Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục;

e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

4.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4.4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4.8. Lệ phí: Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 13 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

- Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mu số 14 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

4.10.1. Năng lực tài chính:

a) Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

b) Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đt). Tổng số vn đu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.

4.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị:

4.10.2.1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lớp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;

b) Có phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng chăm sóc và giáo dục trẻ;

c) Có văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;

d) Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;

đ) Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng phù hợp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;

e) Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

g) Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.

4.10.2.2. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đi với khu vực nông thôn;

b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;

c) Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;

d) Có phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;

e) Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

g) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

4.10.3. Chương trình giáo dục:

4.10.3.1. Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

4.10.3.2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Nghị định này;

4.10.3.3. Thực hiện nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.10.4. Đội ngũ nhà giáo:

4.10.4.1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương;

b) Số trẻ em tối đa trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:

Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ:

- Trẻ em 03 - 12 tháng tuổi: 15 trẻ em/nhóm;

- Trẻ em 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ em/nhóm;

- Trẻ em 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ em/nhóm.

Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo:

- Trẻ em 03 - 04 tuổi: 25 trẻ em/lớp;

- Trẻ em 04 - 05 tuổi: 30 trẻ em/lớp;

- Trẻ em 05 - 06 tuổi: 35 trẻ em/lớp.

c) Số lượng giáo viên trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:

- Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ: 05 trẻ em/giáo viên;

- Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo: 10 - 12 trẻ em/giáo viên.

4.10.4.2. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ đại học sư phạm hoặc tương đương;

b) Số lượng giáo viên ít nhất phải bảo đảm tỷ lệ: 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học, 1,95 giáo viên/lớp đối với trường trung học cơ sở và 2,25 giáo viên/lớp đối với trường trung học phổ thông;

c) Số lượng học sinh/lớp không vượt quá 30 học sinh/lớp đối với trường tiu học, 35 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐƠN ĐỀ NGH

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài)

Kính gửi: ……………….(1)……………………

Tên nhà đầu tư: ……………………………………….(2).....................................................

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp số:... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ....

Xin phép thành lập cơ sở giáo dục (hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học) có vốn đầu tư nước ngoài với các nội dung chính như sau:

1. Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ....................................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................................

3. Tổng vốn đầu tư: ……………………………………(3)...................................................

4. Diện tích đất sử dụng: ……………………….. Diện tích xây dựng ................................

Cơ sở vật chất (xây dựng hoặc thuê): ..........................................................................

5. Phạm vi hoạt động: ……………………………………….(4) ...........................................

6. Dự kiến quy mô và đối tượng tuyển sinh trong 05 năm đầu hoạt động:.......................

7. Văn bằng, chứng chỉ dự kiến cấp: ............................................................................

8. Thời hạn hoạt động: ................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Kính đề nghị: ………………………(1)…………………….. xem xét, quyết định./.

 

 

Đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư
(Ký tên, đóng du, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục;

(2) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi rõ phần vốn góp và vốn vay;

(4) Ghi rõ phạm vi hoạt động tương ứng với loại hình cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép thành lập.

 

Mu số 14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Hoặc Quốc hiệu và tên của tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài)

………………, ngày………tháng…….năm……….

ĐỀ ÁN

Thành lập …………….. (tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đi học có vốn đu tư nước ngoài)

(Mu gồm các nội dung chính để tham khảo và áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp)

I. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề;

2. Cơ sở pháp lý.

II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP ...

1. Sự cần thiết thành lập.

2. Mục tiêu đầu tư.

3. Tác động xã hội đối với địa phương, khu vực.

4. Giới thiệu khái quát về chủ đầu tư.

III. CƠ SỞ GIÁO DỤC (tên cơ sở giáo dục)

1. Tên cơ sở giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

2. Địa chỉ.

3. Địa điểm xây dựng/thuê.

4. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.

5. Ngành nghề, quy mô.

6. Văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận: Mu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ/chng nhận dự kiến sẽ cấp, tính tương đương với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

IV. CƠ CẤU BỘ MÁY T CHỨC, QUẢN LÝ, GIẢNG DẠY

1. Hội đồng trường/thành viên/quản trị ...

2. Ban giám đốc/giám hiệu.

3. Các khoa/bộ môn/bộ phận chuyên môn.

4. Các phòng ban chức năng.

5. Các tổ chức chính trị, xã hội.

V. CÁC ĐIỀU KIN THÀNH LP

1. Vốn đầu tư.

2. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư xây dựng/thuê.

3. Chương trình giáo dục.

4. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

5. Giáo trình, học liệu tham khảo, thư viện và các điều kiện khác.

VI. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Kế hoạch xây dựng/thuê cơ sở vật chất (quy mô, diện tích, hạng mục, phương án kỹ thuật, công nghệ, các bước triển khai thực hiện).

2. Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên/giảng viên.

3. Nguồn tài chính thực hiện.

VII. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

1. Cơ sở pháp lý.

2. Hệ thống các giải pháp (tổ chức, hành chính, giảng dạy, đào tạo, người học, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tài chính, bảo đảm chất lượng ...)

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XÃ HỘI

1. Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu về tài chính, đầu tư.

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.

IX. ĐIM KHÁC BIỆT CỦA (tên cơ sở) VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁC

X. KẾT LUẬN VÀ KIN NGHỊ

XI. PHỤ LỤC

 

5. Cho phép hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

5.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định theo quy định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động.

Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

5.3. Thành phn, số lượng hồ sơ:

5.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mu số 16 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài.

d) Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài.

đ) Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.

e) Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , đồng thời gửi kèm:

- Danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng;

- Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

- Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;

- Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

- Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

- Quy chế đào tạo;

- Quy mô đào tạo (học sinh, học viên);

- Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

- Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

- Mu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

5.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

5.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định/Văn bản cho phép hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

5.8. Lệ phí: Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mu số 16 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có Quyết định thành lập cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài; hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài.

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với quy định của pháp luật.

- Đáp ứng các điều kiện về vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 16

…………(1)………….
…………(2)...……….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………..

…………, ngày…… tháng…… năm……..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Kính gửi: ……………………………(3)……………………….

Cơ sở giáo dục: ………………………………………(4).....................................................

Tên bằng tiếng Việt: ....................................................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................

Tel: …………………………….Fax: …………………………..Email: ....................................

Được thành lập theo Quyết định số:... của ... ngày ... tháng ... năm ...

Xin đăng ký cấp phép hoạt động giáo dục với các nội dung chính như sau:

1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: ………………………………………….Quốc tịch: ...........................................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND): ........................................................................................

- Ngày cấp: ………………………………… Nơi cấp: ........................................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam: ...............................................................................

2. Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục:

- Ngày sinh: ………………………………….Quốc tịch: .....................................................

- Số hộ chiếu (hoặc CMND): ........................................................................................

- Ngày cấp: ………………………………….Nơi cấp: ........................................................

- Nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam: ...............................................................................

3. Địa điểm hoạt động: ................................................................................................

4. Nội dung hoạt động giáo dục: ..................................................................................

5. Văn bằng/chứng chỉ: ...............................................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin đăng ký cho phép hoạt động và tài liệu kèm theo.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

 

Đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tài liệu gửi kèm:

-

-

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;

(3) Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục;

(4) Tên cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam.

 

6. Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

6.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động giáo dục gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động trở lại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

6.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại, trong đó nêu rõ kết quả khắc phục vi phạm dẫn đến bị đình chỉ;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

6.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

6.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện: Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

6.6. Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

6.7. Kết quả giải quyết: Quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

6.8. Phí, lệ phí: Không.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

6.10. Yêu cầu, điều kiện;

Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép hoạt động trở lại khi khắc phục được vi phạm dẫn đến bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

6.11. Căn cứ pháp lý: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

7. Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

7.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư gửi hồ sơ xin phép bổ sung, điều chỉnh hoạt động giáo dục đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2. Trường hợp hồ sơ không đày đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định theo quy định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

7.3.1. Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị trong đó có nội dung và lý do bổ sung, điều chỉnh kèm theo giấy tờ:

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của quyết định cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài.

- Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.

- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.

- Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , đồng thời gửi kèm:

+ Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng;

+ Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

+ Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;

+ Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

+ Đi tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

+ Quy chế đào tạo;

+ Quy mô đào tạo (học sinh, học viên);

+ Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

+ Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

+ Mu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

7.3.2: Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

7.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định/Văn bản đồng ý bổ sung, điều chỉnh hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

7.8. Lệ phí: Không.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở giáo dục mầm non/cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh các nội dung quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

8. Đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

8.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có hiệu lực, tổ chức, cơ sở giáo dục thành lập văn phòng đại diện nộp hồ sơ đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo nơi văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài đặt trụ sở.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Nghị đnh này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và thông báo trên cng thông tin điện tử của cơ quan.

Trường hợp không cấp được giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

8.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo Mu số 20 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu với Quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện và bản sao hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài đã gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo,

c) Quyết định bổ nhiệm Trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và lý lịch cá nhân của người được bổ nhiệm;

d) Nhân sự làm việc tại văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và lý lịch cá nhân,

đ) Địa điểm cụ thể đặt văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và giấy tờ pháp lý có liên quan.

8.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

8.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

8.8. Lệ phí: Không.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo Mu số 20 tại Phụ lục Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có hiệu lực, tổ chức, cơ sở giáo dục thành lập văn phòng đại diện phải làm thủ tục đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo nơi văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài đặt trụ sở

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

Mu số 20

……(1)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /

…………, ngày …. tháng …. năm …….

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

Kính gửi: ………(2)………

Văn phòng đại diện của ……….(3)……… tại Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập theo Quyết định số ………. ngày ........ tháng ….. năm (xin gửi kèm theo bản sao); thông tin cụ thể như sau:

1. Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt: ………………………………………(2)................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................................

Quốc tịch: ………………………………………..(3)............................................................

Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................

Tel: …………………………..Fax: ………………………Email: ...........................................

2. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Tên bằng tiếng Việt: ………………………………….(4).....................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài: .........................................................................................

Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................

3. Địa chỉ và thông tin liên hệ trụ sở Văn phòng đại diện:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

4. Nhân sự làm việc tại Văn phòng đại diện

a) Trưởng Văn phòng đại diện:

Họ và tên: …………………….(5)……………………… Giới tính (Nam, nữ):......................

Sinh ngày ………… tháng ……. năm ............................................................................

Quốc tịch: ...................................................................................................................

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam: ...................................................................................

Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân số: ……………………………..……………do: ……………………………......... cấp ngày ……. tháng ……. năm ……… tại ……………….

b) Số lượng nhân viên làm việc tại Văn phòng đại diện: …………….(6)...........................

5. Nội dung hoạt động:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Văn phòng đại diện của …………..(3)……………… tại việt Nam kính đề nghị ……………(2)………….. cấp cho chúng tôi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định./.

 

9. Giải thsở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

9.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị giải thể cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp đảm bảo quyền hp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

9.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục;

b) Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, nhà giáo cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

9.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

9.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài.

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định/Văn bản đồng ý cho giải thể cơ sở giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

9.8. Lệ phí: Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Theo đề nghị của nhà đầu tư.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

10. Chấm dứt hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

10.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp đảm bảo quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phải được công bcông khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

10.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục;

b) Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, nhà giáo cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.

10.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

10.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định/Văn bản đồng ý cho giải thể cơ sở giáo dục của cơ quan có thẩm quyền.

10.8. Lệ phí: Không.

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Theo đề nghị của nhà đầu tư.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.