BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2577/2002/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2002 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002-2010;
Căn cứ Quyết định số 195/2001/QĐ-TTG ngày 26/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chủ nhiệm chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích;
Căn cứ Quyết định số 993/QĐ-BYT ngày 27/3/2002 về việc thành lập Ban Điều hành giúp việc cho Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống tai nạn, thương tích;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng- Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ban chủ nhiệm Chương trình Phòng chống tai nạn, thương tích.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế, Chủ nhiệm Chương trình, Thủ trưởng các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và các thành viên của Ban chủ nhiệm chương trình phòng chống tai nạn, thương tích chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Đỗ Nguyên Phương (Đã ký) |
LÀM VIỆC CỦA BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2577/2002/QĐ-BYT ngày 5 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Điều 1. Ban chủ nhiệm Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích được thành lập theo Quyết định số 195/2001/QĐ-TTg ngày 26/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Tên tiếng Anh: The Managing Board of the Programme on Accident and Injury Prevention and Fight.
Điều 2. Ban chủ nhiệm Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích được sử dụng con dấu của Bộ Y tế trong giao dịch, quản lý, điều hành Chương trình.
1. Tổ chức của Ban chủ nhiệm Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích được quy định trong Quyết định số 195/2001/QĐ-TTg ngày 26/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ;
2. Thành viên của Ban Chủ nhiệm Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích đông thời là thành viên của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống tai nạn, thương tích.
3. Chương trình Quốc gia Phòng chống tai nạn, thương tích (PCTNTT) được thực hiện theo Kế hoạch hành động quốc gia Phòng chống tai nạn, thương tích và trước mắt chia thành 4 tiểu ban sau để thực hiện:
- Tiểu ban PCTNTT trong giao thông vận tải do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm Trưởng Tiểu ban (Tiểu ban 1) và phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia.
- Tiểu ban PCTNTT trong lao động sản xuất do Thứ trướng Bộ Lao động Thương binh xã hội làm Trưởng Tiểu ban (Tiểu ban 2).
- Tiểu ban PCTNTT trong nhà trường do Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng Tiểu ban (Tiểu ban 3).
- Tiểu ban PCTNTT trong gia đình và cộng đồng do Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Tiểu ban (Tiểu ban 4).
4. Bộ phận giúp việc cho ban chủ nhiệm là Ban điều hành và Văn phòng thường trực Phòng chống tai nạn, thương tích được thành lập theo Quyết định số 993/QĐ-BYT ngày 27/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Các hoạt động chung của Chương trình do Văn phòng thường trực chịu trách nhiệm. Các lĩnh vực chuyên sâu do Trưởng các Tiểu ban chịu trách nhiệm.
6. Mỗi Tiểu ban của Chương trình có một Tổ Thư ký giúp việc do Trưởng Tiểu ban quyết định.
7. Mỗi Tiểu ban có thể có nhiều Dự án do Trưởng tiểu ban quyết định.
Điều 4. Nhân lực của Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích gồm: Các công chức làm việc kiêm nhiệm, cán bộ do Chương trình thuê làm việc theo chế độ hợp đồng.
Điều 5. Ban chủ nhiệm có nhiệm vụ sau:
1. Chỉ đạo và tố chức thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong toàn quốc;
2. Xây dựng Kế hoạch hành động phòng, chống tai nạn, thương tích của các Bộ, ngành;
3. Tổ chức thực hiện và đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia phòng chống tai nạn, thương tích của các Bộ, ngành, địa phương.
Điều 6. Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ nhiệm Chươnh trình phòng, chống tai nạn, thương tích thực hiện chức trách, nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Ban hành quy chế làm việc của Ban chủ nhiệm Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích.
2. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia Phòng, chống tai nạn, thương tích.
3. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp thường kỳ và bất thường của Ban chủ nhiệm Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích.
4. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình phòng, chống tai nạn, thương tích định kỳ và đột xuất, những vấn đề vượt thẩm quyền của Ban chủ nhiệm.
5. Phê duyệt tổng thể kế hoạch hoạt động, tài chính và sử dụng kinh phí của chương trình do ngân sách phân bổ theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Duyệt các kế hoạch đoàn ra, đoàn vào, kế hoạch hợp tác với nước ngoài.
7. Chỉ đạo trực tiếp các công việc nảy sinh trong quá trình thực hiện Chương trình.
8. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ các hoạt động thực hiện Chính sách Quốc gia phòng chống tai nạn, thương tích.
2. Các Phó chủ nhiệm điều hành thường xuyên một số phần công tác theo sự phân công của chủ nhiệm Chuương trình.
Điều 8. Các Uỷ viên Ban chủ nhiệm Chương trình có nhiệm vụ, trách nhiệm sau:
1. Tham gia và hoạch định các chính sách phòng, chống tai nạn, thương tích của Quốc gia và trong lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý.
2. Tham gia Xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia Phòng chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002-2010.
3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích do Bộ, ngành quản lý.
4. Đề xuất những biện pháp cần sự phối hợp liên ngành để thực hiện Chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích.
5. Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
6. Kiểm tra đôn đốc chỉ đạo các cơ quan Bộ, ngành thực hiện các biện pháp liên ngành đã được thống nhất trong Ban chủ nhiệm Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích theo sự phân công của Chủ nhiệm Chương trình.
Điều 9. Trưởng các Tiểu ban có nhiệm vụ:
1. Ban hành quy chế làm việc của Tiểu ban.
2. Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch hành động Phòng chống tai nạn, thương tích trong lĩnh vực của Tiểu Ban và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt.
3. Báo cáo Ban Chủ nhiệm chương trình về tình hình phòng, chống tai nạn, thương tích định kỳ và đột xuất.
4. Quản lý sử dụng kinh phí được phân bổ cho Tiểu ban theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Chịu trách nhiệm trước Ban Chủ nhiệm chương trình về toàn bộ các hoạt động thực hiện Chính sách Quốc gia phòng chống tai nạn, thương tích trong lĩnh vực phụ trách.
Điều 10. Chủ nhiệm các Dự án thành viên của Chương trình có nhiệm vụ:
1. Lập kế hoạch các hoạt động cụ thể trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích theo kế hoạch.
2. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của Dự án.
3. Báo cáo việc thực hiện với Trưởng các tiểu ban và Ban Chủ nhiệm Chương trình Quốc gia và các tổ chức, cơ quan khác theo quy định.
Điều 11. Ban Điều hành và Văn phòng thường trực Phòng chống tai nạn, thương tích có nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Làm đầu mối của Ban chủ nhiệm làm việc với các cơ quan chức năng khác tổ chức xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động về phòng, chống tai nạn, thương tích và tổng hợp để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chuẩn bị tài liệu, nội dung cho cuộc họp của Ban Chủ nhiệm Chương trình, làm thư ký ghi chép biên bản và dự thảo báo cáo.
a. Tổ chức các hội nghị tổng kết, sơ kết, các hội thảo, lớp tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích.
b. Gửi báo cáo tổng kết dự thảo các năm cho các thành viên Ban chủ nhiệm chương trình tham gia nội dung, tổng hợp ý kiến bổ sung để hoàn thiện, trình Chủ nhiệm chương trình.
3. Tổ chức thực hiện và theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích theo các nội dung của Kế hoạch hành động Quốc gia.
4. Chuẩn bị nội dung, phương tiện, tài chính và tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá đồng thời thông báo cho các đơn vị hoặc địa phương có liên quan biết về kế hoạch và nội dung kiểm tra, giám sát và đánh giá của đoàn.
5. Là đầu mối quan hệ và hợp tác trong và ngoài nước về phòng, chống tai nạn, thương tích và thường trực giải quyết các công việc thường xuyên của Chương trình.
6. Quản lý nguồn lực.
7. Thực hiện công tác văn thư, hành chính và lưu trữ.
8. Tổ chức bàn giao vật tư, tài sản cho các cơ quan chức năng theo quy định.
2. Hình thức hoạt động của Ban chủ nhiệm là các phiên họp định kỳ (3 tháng, 6 tháng một lần) và các cuộc họp bất thường khác. Chủ nhiệm Chương trình triệu tập phiên họp bất thường khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số uỷ viên Ban chủ nhiệm.
Các phiên họp phải được Văn phòng thường trực thông báo bằng văn bản và gửi tài liệu cho các thành viên về nội dung, thời gian và địa điểm với thời hạn trước khi họp ít nhất 5 ngày. Thành phần tham dự họp phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên. Trong trường hợp vắng mặt, thành viên chính thức được phép uỷ quyền cán bộ khác thay mặt dự họp; người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm trước người uỷ quyền về những ý kiến tham gia. Các thành viên có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, bố trí thời gian tham dự đầy đủ.
3. Chủ trì cuộc họp là Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm chương trình. Tham gia cuộc họp gồm có: Uỷ viên Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm các Dự án, cán bộ chương trình và khách mời.
4. Phạm vi giải quyết trong các cuộc họp của Ban chủ nhiệm.
a. Kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình trong quý, 6 tháng, 9 tháng, năm hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất.
b. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trong kỳ kế hoạch, thông qua kế hoạch quý, 6 tháng, năm tiếp theo.
c. Tình hình lồng ghép, phối hợp với các Chương trình dự án có liên quan đến Chương trình Phòng chống tai nạn, thương tích; đề xuất và kiến nghị cơ chế chính sách về quản lý, điều hành và thực hiện chương trình.
d. Tổng kết đánh giá hiệu quả các mục tiêu của Chương trình.
đ. Chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện một số hoạt động dự án cụ thể nằm trong trương trình.
e. Những vấn đề khác (nếu có) do Chủ nhiệm quyết định.
5. Những vấn đề cần biểu quyết của các Uỷ viên Ban chủ nhiệm được thông qua theo nguyên tắc đa số. Nếu có ý kiến ngang nhau thì vấn đề được thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ nhiệm chương trình.
2. Trong quá trình điều hành công tác của Ban chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm thường trực sẽ triệu tập các thành viên có liên quan giải quyết từng mặt công tác cụ thể.
Điều 14. Các thành viên trong Ban chủ nhiệm Chương trình Quốc gia có nhiệm vụ:
- Báo cáo Chương trình và kết quả thực hiện công tác cụ thể từng quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất cho Chủ nhiệm Chương trình.
- Thảo luận và biểu quyết các công việc của Ban chủ nhiệm.
- Tham gia việc kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động của chương trình tại các địa phương và Bộ, ngành đoàn thể theo định kỳ phân công của ban chủ nhiệm.
2. Các đoàn kiểm tra có nhiệm vụ nắm tình hình, phát hiện những trường hợp vi phạm quy định liên quan đến phòng, chống tai nạn, thương tích, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Ban chủ nhiệm kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết.
Điều 16. Phụ trách văn phòng thường trực phòng chống tai nạn, thương tích chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm thường trực Chương trình và Trưởng ban điều hành.
- Phụ trách Văn phòng chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động của Văn phòng và thường xuyên báo cáo công việc với Chủ nhiệm, phó Chủ nhiệm thường trực và trưởng ban điều hành.
- Thường trực Văn phòng giúp việc Phụ trách Văn phòng trực tiếp quản lý, điều hành một số công việc cụ thể do Phụ trách Văn phòng phân công, điều phối các hoạt động của Văn phòng khi Phụ trách Văn phòng vắng mặt.
Điều 17. Việc lập dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí chương trình, kinh phí hoạt động của Ban chủ nhiệm chương trình Quốc gia phòng chống tai nạn, thương tích được thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 18. Các thành viên Ban chủ nhiệm Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích căn cứ vào Quy chế này để tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Điều 19. Trưởng Ban điều hành, phụ trách Văn phòng thường trực Phòng chống tai nạn, thương tích có trách nhiệm tổ chức thực hiện và tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế này báo cáo với Chủ nhiệm Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH
- 1 Công văn 1204/LĐTBXH-BVCSTE năm 2016 triển khai thực hiện Quyết định 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 5789/YT-QĐ của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tai nạn thương tích
- 3 Quyết định 197/2001/QĐ-TTg phê duyệt chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 195/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Công văn 1204/LĐTBXH-BVCSTE năm 2016 triển khai thực hiện Quyết định 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 5789/YT-QĐ của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tai nạn thương tích