UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2006/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 27 tháng 3 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND ngày 3/112/2004;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý các chương trình, đề tài, dự án Khoa học và Công nghệ của tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ngành, các đơn vị trực thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Giao cho Sở khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành theo Quyết định số 26 /2006/QĐ- UBND ngày 27 tháng 03 năm 2006 của UBND tỉnh Thái Bình)
Điều 1. Đối tượng điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của Quy định này là các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, các tổ chức Khoa học và Công nghệ (viết tắt KH và CN), các tập thể, cá nhân ở trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện các chương trình, đề tài, dự án Khoa học và Công nghệ của tỉnh .
Quy định này áp dụng cho việc quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có đầu tư kinh phí sự nghiệp KH và CN của tỉnh bao gồm:
- Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn.
- Chương trình, đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Dự án sản xuất thử nghiệm
- Dự án xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn;
- Áp dụng các thành tựu Khoa học và Công nghệ vào sản xuất (đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp …)
Sau đây gọi tắt là: Chương trình, đề tài, dự án KH và CN.
Điều 3. Phân cấp quản lý chương trình, đề tài, dự án Khoa học và Công nghệ.
1. Chương trình, đề tài, dự án KH và CN nghệ cấp tỉnh bao gồm:
a. Chương trình, đề tài, dự án KH và CN trọng điểm cấp tỉnh: Là chương trình, đề tài, dự án do UBND tỉnh phê duyệt cho tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện; Có mức đầu tư kinh phí lớn để tập trung giải quyết những nhiệm vụ KH và CN có tính liên ngành, quy mô lớn phục vụ trực tiếp các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
b. Đề tài, dự án KH và CN thực hiện chính sách khuyến khích phát triển KH và CN của tỉnh bao gồm: Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, đăng ký bản quyền, sáng chế, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Là đề tài KH và CN được UBND tỉnh giao cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt để tập trung giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm có tính đặc thù của các sở, ngành, huyện, Thành phố.
Kinh phí để thực hiện đề tài chủ yếu do đơn vị chủ trì thực hiện đầu tư là chính; kinh phí sự nghiệp KH và CN của tỉnh chỉ đầu tư hỗ trợ một phần để thực hiện nhiệm vụ của đề tài và ưu tiên cho các đơn vị có chức năng làm công tác nghiên cứu ứng dụng KH và CN.
Điều 4. Yêu cầu chung xác định chương trình, đề tài, dự án KH và CN.
1. Chương trình, đề tài, dự án phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phải có tính sáng tạo, tính tiên tiến về công nghệ và tính khả thi cao.
Nội dung của chương trình, đề tài không trùng với nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Phải có địa chỉ ứng dụng cụ thể; Kết quả của đề tài, dự án phải có khả năng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đóng góp có hiệu quả đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh.
2. Việc xác định chương trình, đề tài, dự án KH và CN phải đảm bảo tính công khai, dân chủ và bình đẳng, các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong và ngoài tỉnh đều có quyền bình đẳng trong việc tham gia đề xuất, đăng ký và tuyển chọn đề tài dự án KH và CN của tỉnh.
3. Chủ nhiệm chương trình, đề tài, dự án KH và CN phải có quỹ thời gian thoả đáng để tham gia trực tiếp thực hiện chương trình, đề tài, dự án; Có đủ năng lực để tiếp thu và ứng dụng tiến bộ KH và CN của chương trình, đề tài để nhân ra diện rộng. Đối với chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, khoa học quản lý; chương trình, đề tài nghiên cứu ứng dụng, chủ nhiệm chương trình, đề tài phải là người có trình độ đại học trở lên và có chuyên môn cùng lĩnh vực KH và CN với đề tài.
Cơ quan chủ trì đề tài, dự án phải có năng lực và điều kiện để tổ chức thực hiện; có khả năng huy động các nguồn vốn khác ngoài vốn ngân sách tỉnh cấp.
Điều 5. Xuất xứ của chương trình, đề tài, dự án KH và CN.
Chương trình, đề tài, dự án KH và CN được hình thành từ yêu cầu để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Từ đề xuất của các sở, ban, ngành…, các huyện thành phố, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân và các cán bộ khoa học công nghệ ở trong và ngoài tỉnh; Từ các hoạt động hợp tác KH và CN đối với các tổ chức và cá nhân ở trong nước và nước ngoài.
Điều 6. Quản lý chương trình, đề tài, dự án KH và CN trọng điểm cấp tỉnh.
1. Xác định danh mục các chương trình, đề tài, dự án KH và CN:
a. Sở Khoa học và Công nghệ thông báo công khai và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức KH và CN, các tập thể, cá nhân ở trong và ngoài tỉnh để đề xuất các chương trình, đề tài, dự án KH và CN thực hiện trong năm kế hoạch. Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp danh mục chương trình, đề tài, dự án KH và CN cấp tỉnh được đề xuất từ các nguồn và trình Hội đồng KH và CN tỉnh thẩm duyệt danh mục chương trình, đề tài, dự án KH và CN trọng điểm.
b. Trên cơ sở Danh mục chương trình, đề tài, dự án KH và CN được Hội đồng KH và CN tỉnh thẩm duyệt; Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh phê duyệt Danh mục các chương trình, đề tài dự án KH và CN trọng điểm (trong đó xác định rõ các chương trình, đề tài, dự án giao trực tiếp và chương trình, đề tài, dự án tuyển chọn).
2. Xét duyệt thuyết minh và phê duyệt chương trình, đề tài, dự án KH và CN.
a. Đối với các chương trình, đề tài, dự án giao trực tiếp : Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các tổ chức cá nhân chủ trì chương trình, đề tài, dự án xây dựng thuyết minh và dự toán kinh phí theo mẫu quy định. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập các Hội đồng KH và CN chuyên ngành để xét duyệt thuyết minh chi tiết của từng chương trình, đề tài, dự án theo quy định.
b. Đối với các chương trình, đề tài, dự án phải thông qua tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ thông báo công khai để các tổ chức cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn. Sở Khoa học và Công nghệ thành lập các Hội đồng KH và CN chuyên ngành để tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, đề tài, dự án theo quy định.
Căn cứ kết quả làm việc của các Hội đồng KH và CN chuyên ngành nói trên; Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt từng chương trình, đề tài, dự án.
3. Triển khai thực hiện chương trình, đề tài dự án KH và CN.
Căn cứ quyết định phê duyệt chương trình, đề tài, dự án KH và CN của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành ký hợp đồng với các đơn vị chủ trì và chủ nhiệm chương trình, đề tài, dự án. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh cấp kinh phí trực tiếp cho các đơn vị chủ trì thực hiện theo tiến độ của Hợp đồng. Nếu chương trình, đề tài, dự án do tổ chức, cá nhân ở ngoài tỉnh chủ trì thực hiện thì kinh phí chuyển về sở Khoa học và Công nghệ quản lý để cấp trực tiếp cho tổ chức và cá nhân thực hiện theo tiến độ hợp đồng.
Điều 7. Quản lý đề tài, dự án KH và CN thực hiện chính sách khuyến khích phát triển KHCN của tỉnh.
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đăng ký đề tài, dự án của các tổ chức và cá nhân, Sở Khoa học và Công chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan thẩm duyệt thuyết minh của từng đề tài, dự án và trình UBND tỉnh phê duyệt tổng kinh phí sự nghiệp KH và CN chi cho các đề tài, dự án KH và CN thuộc đối tượng chính sách khuyến khích phát triển KH và CN của tỉnh;
Căn cứ kết quả thực hiện đề tài, dự án; UBND tỉnh ra Quyết định hỗ trợ kinh phí cho những đề tài, dự án có mức kinh phí hỗ trợ từ 50 triệu đồng trở lên theo nguyên tắc đề tài, dự án đã có sản phẩm cụ thể. UBND tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra Quyết định hỗ trợ kinh phí cho những đề tài, dự án có mức kinh phí hỗ trợ không quá 50 triệu đồng.
Điều 8. Quản lý đề tài KH và CN cấp ngành.
Hàng năm, UBND tỉnh phê duyệt tổng kinh phí sự nghiệp KH và CN (không quá 20% tổng kinh phí đầu tư cho chương trình, đề tài, dự án KH và CN của tỉnh) để đầu tư hỗ trợ cho một số đề tài KH và CN của các sở, ban, ngành…, huyện và thành phố.
Thủ trưởng ngành thành lập Hội đồng KH và CN xét duyệt các đề tài KH và CN cấp ngành và đề xuất kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp KH và CN của tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thẩm duyệt kinh phí hỗ trợ cho từng đề tài. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra Quyết định phê duyệt từng đề tài cụ thể
Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh cấp kinh phí trực tiếp cho các đơn vị thực hiện đề tài theo tiến độ của đề tài.
1. Chế độ báo cáo: Định kỳ 6 tháng và hết năm cơ quan và cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, đề tài, dự án KH và CN lập báo cáo về nội dung, tiến độ thực hiện và báo cáo tình hình sử dụng kinh phí (kèm theo bảng kê chứng từ đã thanh toán với Kho bạc Nhà nước) gửi về Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Tài chính để theo dõi, quản lý.
Tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, đề tài, dự án có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện chương trình, đề tài, dự án theo yêu cầu của cơ quan quản lý KH và CN và cơ quan cấp trên theo phân cấp quản lý.
2. Công tác thanh tra, kiểm tra: Các tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình, đề tài, dự án KH và CN chịu sự thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.
3. Nghiệm thu kết quả: Sau khi kết thúc chương trình, đề tài, dự án KH và CN phải tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện để đánh giá những kết quả đạt được về nội dung, tiến độ thực hiện, khối lượng công việc hoàn thành, chưa hoàn thành so với đề cương thuyết minh được duyệt. Công tác nghiệm thu được tổ chức theo 2 cấp:
- Nghiệm thu cấp cơ sở: Thủ trưởng cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, đề tài, dự án KH và CN thành lập hội đồng và tiến hành tổ chức công việc nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được lập biên bản. Biên bản nghiệm thu và các hồ sơ có liên quan gửi cho cơ quan chủ quản cấp trên và sở Khoa học và Công nghệ
- Nghiệm thu chính thức: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập hội đồng KH và CN chuyên ngành cấp tỉnh để tổ chức nghiệm thu, đánh giá chương trình, đề tài, dự án KH và CN trọng điểm cấp tỉnh.
Thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND các huyện thành phố thành lập hội đồng KH và CN cấp ngành, cấp huyện để tổ chức nghiệm thu, đánh giá đề tài KH và CN cấp ngành, huyện theo sự hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều10. Quy định về quản lý kinh phí chương trình, đề tài, dự án KH và CN.
1. Sử dụng kinh phí đề tài, dự án KH và CN : Thủ trưởng cơ quan đơn vị và cá nhân được giao trực tiếp chủ trì thực hiện chương trình, đề tài, dự án phải chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu chặt chẽ, có hiệu quả, đảm bảo tính chính xác và chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ kế toán tài chính theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước; chế độ, định mức chi cho các chương trình, đề tài, dự án KH và CN theo quy định tại thông tư số 45/2001/TTLB/BTC- BKHCN và MT ngày 18/6/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ( nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan
2. Nộp kinh phí thu hồi : Trong quá trình thực hiện chương trình, đề tài, dự án, tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, đề tài, dự án phải chịu trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thu hồi theo đúng quyết định phê duyệt chương trình, đề tài, dự án của cấp có thẩm quyền vào tài khoản quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh.; Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
1. Tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, đề tài, dự án:
- Tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài, dự án đã được giao.
- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả số kinh phí được cấp để thực hiện chương trình, đề tài, dự án theo quy định của Nhà nước.
- Giao nộp đầy đủ báo cáo kết quả chương trình, đề tài, dự án, kinh phí thu hồi và các tài liệu khác có liên quan cho Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Sở, ban, ngành chủ quản và UBND các huyện, thành phố.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện và đánh giá, nghiệm thu chương trình, đề tài, dự án do các cơ quan thuộc ngành mình thực hiện.
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả và hiệu quả của các chương trình, đề tài, dự án được triển khai tại ngành mình.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan trong việc xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt nội dung kế hoạch Khoa học và Công nghệ hàng năm của tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan, Hội đồng KH và CN tỉnh để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện, tình hình sử dụng kinh phí và đánh giá, nghiệm thu chương trình, đề tài, dự án KH và CN theo quy định hiện hành.
- Định kỳ báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện chương trình, đề tài, dự án.
- Đề nghị UBND tỉnh khen thưởng các tập thể và cá nhân tổ chức thực hiện chương trình, đề tài, dự án đạt kết quả xuất sắc. Đối với các đơn vị và cá nhân không thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng nghiên cứu khoa học, thì yêu cầu đình chỉ việc thực hiện chương trình, đề tài, dự án và báo cáo UBND tỉnh, đề xuất các biện pháp xử lý
- Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của: Hội đồng KH và CN để tuyển chọn chương trình, đề tài, dự án; Hội đồng KH và CN chuyên ngành thẩm duyệt đề cương thuyết minh chương trình, đề tài, dự án KH và CN và biểu mẫu thuyết minh chương trình, đề tài, dự án KH và CN trọng điểm cấp tỉnh; Quy chế hoạt động của hội đồng nghiệm thu, đánh giá chương trình, đề tài dự, án KH và CN cấp tỉnh và cấp ngành trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Sở Tài chính.
- Phối hợp với Sở Khoa họcvà Công nghệ và các Sở, ban, ngành có liên quan trong việc xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt nội dung kế hoạch Khoa học và Công nghệ hàng năm của tỉnh.
- Cấp phát kinh phí kịp thời, đúng quy định cho các cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, đề tài, dự án.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra, thanh quyết toán kinh phí đã cấp cho các cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, đề tài, dự án.
Điều 12. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền quản lý chương trình, đề tài, dự án KH và CN của tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện chương trình, đề tài, dự án KH và CN của tỉnh nếu vi phạm Quy định này thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai nếu phát sinh những vấn đề bất hợp lý, cần phản ánh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
- 1 Quyết định 17/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Quyết định 52/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2006/QĐ-UBND về quản lý các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ của tỉnh Thái Bình
- 3 Quyết định 52/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2006/QĐ-UBND về quản lý các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ của tỉnh Thái Bình
- 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 2 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4 Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 5 Quyết định 13/2002/QĐ-UB về Quy định tạm thời việc Quản lý và thực hiện công tác đăng ký trình tự xây dựng, xét duyệt, triển khai, nghiệm thu và ứng dụng đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6 Thông tư liên tịch 45/2001/TTLT-BTC-BKHCNMT hướng dẫn chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
- 7 Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 1 Quyết định 13/2002/QĐ-UB về Quy định tạm thời việc Quản lý và thực hiện công tác đăng ký trình tự xây dựng, xét duyệt, triển khai, nghiệm thu và ứng dụng đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 17/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành