ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2007/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 10 tháng 9 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
Căn cứ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư pháp-Bộ Công an hướng dẫn quy định cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế phối hợp hướng dẫn và giải quyết việc đăng ký, quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài, quốc tịch, lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (kèm theo các phụ lục số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,14,15).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 101/2003/QĐ-UBT ngày 28/10/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy chế phối hợp hướng dẫn và giải quyết việc đăng ký, quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - thị xã, xã - phường - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP HƯỚNG DẪN VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC ĐĂNG KÝ - QUẢN LÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI, QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 26/ 2007/QĐ – UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh)
Điều 1. Quy chế này quy định việc thống nhất hướng dẫn và trách nhiệm phối hợp giải quyết các vấn đề về hộ tịch có yếu tố nước ngoài, quốc tịch, lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc giải quyết các vấn đề về hộ tịch có yếu tố nước ngoài, quốc tịch, lý lịch tư pháp của công dân, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức trao kết quả giải quyết đối với từng vụ việc theo cơ chế “một cửa”.
Thời gian giải quyết hồ sơ được tính theo ngày làm việc.
Điều 3. Cán bộ, công chức của các ngành Tư pháp, Công an, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh được phân công thực hiện nhiệm vụ này khi tiếp xúc với công dân phải thông hiểu các yêu cầu về nghiệp vụ công tác, hướng dẫn cho tổ chức, công dân thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật; bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ liên quan để giải quyết kịp thời, không được tiếp xúc và giải quyết các yêu cầu của công dân ngoài phạm vi trụ sở cơ quan.
Điều 4: Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn.
1. Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết đăng ký kết hôn (đính kèm phụ lục số 01).
2. Trình tự phối hợp giải quyết hồ sơ kết hôn.
Qui trình giải quyết được thực hiện như sau:
Sở Tư pháp nhận hồ sơ và kiểm tra xử lý | Thông báo niêm yết và thẩm tra xác minh, phỏng vấn | Chuyển Văn phòng UBND tỉnh nghiên cứu và trình Chủ tịch tỉnh ký | Tổ chức lễ trao giấy CNKH theo thời gian hẹn. | Ghi chú: Trường hợp hồ sơ chuyển Công an thẩm tra, thì thời gian được phép gia hạn |
02 ngày | 10 ngày | 03 ngày | 03 ngày | 15 ngày |
* Trong thời hạn 18 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
- Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.
Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn;
- Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện việc niêm yết. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về việc kết hôn thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư pháp;
- Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ;
- Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
* Những trường hợp cần thẩm tra của cơ quan Công an thì thời hạn chung được phép kéo dài tối đa là 33 ngày.
Nếu hết thời hạn quy định mà cơ quan Công an chưa có công văn trả lời, Sở Tư pháp vẫn đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan Công an xác minh nhưng chưa được trả lời.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp và hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy các bên đương sự có đủ điều kiện kết hôn, thì Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, sau đó chuyển lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận kết hôn và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận kết hôn, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn nơi công dân Việt Nam cư trú để ghi vào sổ hộ tịch.
Việc trao Giấy chứng nhận kết hôn phải được tiến hành trang trọng, cả hai bên đương sự phải có mặt, xuất trình hộ chiếu, giấy CMND hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế khác trước khi ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự không thể có mặt vào thời điểm đã định, đương sự phải có đơn đề nghị Sở Tư pháp cho tạm hoãn việc đăng ký kết hôn. Thời hạn tạm hoãn việc kết hôn không được quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu quá thời hạn này mà vẫn không tổ chức đăng ký kết hôn do vắng mặt đương sự, Sở Tư pháp báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh hủy hồ sơ kết hôn. Nếu sau đó đương sự mới yêu cầu tổ chức đăng ký kết hôn thì đương sự phải làm lại các giấy tờ thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
3. Từ chối đăng ký kết hôn.
Việc đăng ký kết hôn bị từ chối, khi hồ sơ vi phạm vào Điều 18 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ; Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh.
Văn bản trả lời cho đương sự về việc từ chối đăng ký kết hôn phải được gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
Điều 5: Trung tâm hỗ trợ kết hôn.
Khi có nhu cầu cần thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ để được hướng dẫn về điều kiện, thủ tục và soạn thảo Quy chế phối hợp thực hiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 6: Thủ tục và trình tự giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi .
1.Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết hồ sơ con nuôi: (đính kèm phụ lục số 02).
2. Trình tự phối hợp giải quyết hồ sơ con nuôi:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin nhận con nuôi từ Cục con nuôi quốc tế chuyển về, Sở Tư pháp có trách nhiệm liên hệ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Trung tâm bảo trợ xã hội) để xác lập hồ sơ trẻ em theo quy định pháp luật, thẩm tra tính xác thực của hồ sơ, nếu hồ sơ trẻ em có vấn đề phức tạp thì chuyển sang cơ quan công an thẩm tra làm rõ.
Qui trình giải quyết được thực hiện như sau:
STP tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn lập hồ sơ trẻ em | Trung tâm BTXH hoàn tất hồ sơ trẻ em | Sở Tư pháp thẩm tra xác minh | Báo cáo hồ sơ về Cục CNQT và chờ văn bản trả lời | Thông báo đương sự đến hoàn tất hồ sơ và nộp lệ phí | Trình UBND tỉnh ký QĐ | Tổ chức trao QĐ và trao bé | Ghi chú: Chuyển Công an thẩm tra, xác minh (nếu có) |
02 ngày | 05 ngày | 15 ngày | 30 ngày | 15 ngày | 03 ngày | 05 ngày | 15 ngày |
Công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc: khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi khi về nước thường trú phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định.
* Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết: (đính kèm theo phụ lục số 03)
Điều 8: Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con và mối quan hệ giải quyết.
1.Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con: (đính kèm phụ lục số 04).
2. Trình tự phối hợp giải quyết hồ sơ nhận cha, mẹ con:
Sau khi nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Sở Tư pháp ra giấy hẹn giải quyết cho đương sự thời gian 25 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
- Niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con ở Việt Nam và tại trụ sở Sở Tư pháp 15 ngày liên tục. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc xin nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải gởi văn bản báo cáo ngay cho Sở Tư pháp.
- Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, nếu thấy có nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các đương sự hoặc yêu cầu họ bổ sung giấy tờ cần thiết.
- Báo cáo kết quả thông báo niêm yết, kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định, kèm theo hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp và hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định công nhận cha, mẹ, con và hoàn trả hồ sơ cho Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định việc công nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp có trách nhiệm tiến hành trao Quyết định cho các bên đương sự, ghi vào sổ đăng ký và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Qui trình giải quyết được thực hiện như sau:
Sở Tư pháp nhận hồ sơ và kiểm tra xử lý | Thông báo niêm yết | Thẩm tra xác minh | Trình chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định | Tổ chức lễ trao Quyết định theo thời gian hẹn. |
02 ngày | 15 ngày | 02 ngày | 03 ngày | 03 ngày |
*Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì giao cho Sở Tư pháp có văn bản trả lời cho người gởi đơn yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 9: Thủ tục đăng ký khai sinh:
* Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết đăng ký khai sinh cho trẻ em có cha hoặc mẹ là người nước ngoài; trẻ em có cha và mẹ là người nước ngoài: (đính kèm phụ lục số 05).
Điều 10: Thủ tục đăng ký khai tử.
* Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết đăng ký khai tử: (đính kèm phụ lục số 06).
* Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết: (đính kèm phụ lục số 07).
Điều 12: Điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác.
* Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết: (đính kèm phụ lục số 08).
Điều 13: Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi:
* Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết: (đính kèm phụ lục số 09).
Điều 14: Thủ tục cấp lại bản chính giấy khai sinh:
* Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết: (đính kèm phụ lục số 10).
Điều 15: Thủ tục cấp bản sao giấy tờ hộ tịch.
* Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết: (đính kèm phụ lục số 11).
* Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết đăng ký việc giám hộ (đính kèm phụ lục số 12).
Điều 17: Đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ.
* Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết: (đính kèm phụ lục số 13).
Điều 18: Thủ tục cấp lý lịch tư pháp.
Công dân Việt Nam có yêu cầu cấp lý lịch tư pháp phải đến nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp.
1. Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết: (đính kèm phụ lục số 14).
2. Trình tự phối hợp giải quyết:
Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Sở Tư pháp ra phiếu hẹn cho đương sự. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp chuyển phiếu yêu cầu xác minh cùng với 01 bộ hồ sơ kèm theo đến Công an tỉnh (Phòng hồ sơ). Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận phiếu chuyển của Sở Tư pháp, Phòng hồ sơ - Công an tỉnh có trách nhiệm chuyển kết quả bằng văn bản cho Sở Tư pháp; nếu trường hợp phức tạp cần thẩm tra thêm thì thời hạn kéo dài không quá 10 ngày và phải thông báo cho Sở Tư pháp được biết.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được kết quả của Phòng Hồ sơ - Công an tỉnh, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho đương sự và lưu trữ hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật.
Điều 19: Thủ tục, trình tự cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam:
1. Thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết (đính kèm phụ lục số 15).
2. Trình tự phối hợp giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp tiến hành thẩm tra hồ sơ. Khi hồ sơ hoàn tất, lời khai, chứng nhận, giấy tờ của đương sự là đúng sự thật, đương sự chưa mất quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp có văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp phải trao hoặc gửi Giấy chứng nhận cho đương sự.
Trường hợp công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài mà khi về Việt Nam có yêu cầu cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp vẫn tiếp nhận và có công văn đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu danh sách thôi quốc tịch Việt Nam. Khi có công văn trả lời của Bộ Tư pháp về việc đương sự chưa có Quyết định của Chủ tịch nước về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam, thì Sở Tư pháp tiến hành trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam cho đương sự.
Yêu cầu hợp pháp hoá lãnh sự, công chứng bản dịch các giấy tờ do cơ quan, tổ chức của nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam. Trừ những trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cán bộ, Công chức các ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các vấn đề về hộ tịch có yếu tố nước ngoài, quốc tịch, lý lịch tư pháp có thành tích thì tuỳ theo mức độ sẽ được xét khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Nhà nước và của ngành.
2. Cán bộ, Công chức của các ngành được giao nhiệm vụ thực hiện, hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của công dân về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, quốc tịch và lý lịch tư pháp, nếu có hành vi vi phạm quy định tiếp dân của Nhà nước và Quy chế phối hợp này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Quy chế phối hợp này được triển khai, tập huấn cho cán bộ, công chức các ngành được giao nhiệm vụ hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của công dân, đồng thời phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức thông qua hệ thống của từng ngành để công dân có yêu cầu thông hiểu và thực hiện.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã niêm yết thông báo và chứng nhận các giấy tờ có liên quan đảm bảo tính chính xác, đúng quy định pháp luật và Quy chế này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc các ngành và địa phương báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh để có ý kiến chỉ đạo./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 02 bộ nộp tại Sở Tư pháp gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
- Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp, cả hai bên đương sự phải có mặt, nếu một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba.
2. Thời gian giải quyết : 18 ngày.
3. Lệ phí: thực hiện theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHẬN, NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.
a- Hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được lập thành 02 bộ nộp tại Cơ quan con nuôi quốc tế gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;
- Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật nước đó;
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;
- Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;
- Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;
- Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
- Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân;
- Người xin nhận con nuôi thuộc trường hợp như có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên; có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam; có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi thì hồ sơ phải có giấy tờ phù hợp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước nơi người đó thường trú cấp để chứng minh.
b- Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;
- Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người được pháp luật quy định về việc cho con nuôi.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em;
- Hai ảnh mầu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.
Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ quy định, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận;
- Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó;
- Đối với trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao có công chứng quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.
Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy tờ quy định, còn phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em.
3. Thời gian giải quyết: 75 ngày.
4. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc: khai sinh, kết hôn, nhận cha mẹ con, nuôi con nuôi khi về nước thường trú phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định.
1. Thủ tục, trình tự giải quyết:
Xuất trình bản chính hoặc bản sao Giấy tờ hộ tịch cần ghi chú.
Đối với trường hợp ghi chú kết hôn mà công dân Việt Nam vắng mặt khi làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì Sở Tư pháp tiến hành phỏng vấn các bên kết hôn để làm rõ sự tự nguyện kết hôn của họ.
2. Thời gian giải quyết: trong ngày, trừ trường hợp có thẩm tra, xác minh, thời gian giải quyết không quá 02 ngày .
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ CON
1. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:
- Tờ khai xin nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con.
- Bản sao giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ.
- Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con.
- Bản sao hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
2. Thời gian giải quyết : 25 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Trường hợp cần xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm 15 ngày.
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
1. Thủ tục giải quyết đăng ký khai sinh cho trẻ em có cha hoặc mẹ là người nước ngoài; trẻ em có cha và mẹ là người nước ngoài:
- Giấy chứng sinh (văn bản xác nhận của người làm chứng hoặc giấy cam đoan việc sinh là có thực);
- Giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch (trường hợp người cha, người mẹ chọn quốc tịch cho con là quốc tịch nước ngoài) phải có xác nhận nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật nước đó.
Xuất trình các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu có);
- Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
- Hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của người đi khai sinh.
2. Thời gian giải quyết: trong ngày, trừ trường hợp phức tạp cần thẩm tra, xác minh, thời gian giải quyết không quá 03 ngày .
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
1. Thủ tục đăng ký khai tử.
Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử (Văn bản xác nhận việc chết, văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên, quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chết).
2. Thời gian giải quyết: trong ngày, trừ trường hợp phức tạp cần thẩm tra, xác minh, thời gian giải quyết không quá 03 ngày .
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
THỦ TỤC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC, XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH.
1. Thủ tục:
-Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình các loại giấy tờ sau:
- Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch;
- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch là đúng;
- Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì phải xuất trình văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính.
2. Thời gian giải quyết: 05 ngày. Trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn chung không quá 10 ngày; Bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay trong ngày.
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG TRONG SỔ HỘ TỊCH VÀ CÁC GIẤY TỜ HỘ TỊCH KHÁC
1. Điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải sổ khai sinh và bản chính giấy khai sinh thì phải xuất trình giấy khai sinh hoặc các giấy tờ khác có liên quan (nếu nội dung điều chỉnh không liên quan đến nội dung được ghi trong giấy khai sinh).
2. Thời gian giải quyết: trong ngày, trừ trường hợp phức tạp cần thẩm tra, xác minh, thời gian giải quyết không quá 03 ngày .
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC SINH, TỬ, KẾT HÔN, NUÔI CON NUÔI:
1. Thủ tục:
- Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình:
- Bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (trong trường hợp không còn bản sao giấy tờ hộ tịch đó thì tờ khai phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi về việc đương sự có đăng ký sự kiện đó tại đây nhưng sổ bộ không còn).
2. Thời gian giải quyết: 05 ngày. Trường hợp xác minh thêm thì thời hạn chung không quá 10 ngày.
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
THỦ TỤC CẤP LẠI BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH
1. Thủ tục:
- Tờ khai (theo mẫu quy định);
- Bản chính giấy khai sinh cũ (nếu có).
2. Thời gian giải quyết: trong ngày, trừ trường hợp phức tạp cần thẩm tra, xác minh, thời gian giải quyết không quá 03 ngày .
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
THỦ TỤC CẤP BẢN SAO GIẤY TỜ HỘ TỊCH
1. Thủ tục:
- Tờ khai đề nghị cấp bản sao giấy tờ hộ tịch;
-Xuất trình Bản sao hoặc bản chính giấy tờ hộ tịch cần sao (nếu có).
2. Thời gian giải quyết: trong ngày.
3. Lệ phí: theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
1. Thủ tục đăng ký việc giám hộ.
- Giấy cử giám hộ (theo mẫu);
- Danh mục tài sản có ghi rõ tình trạng tài sản của người được giám hộ (nếu có).
2. Thời gian giải quyết: 05 ngày.
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHẤM DỨT, THAY ĐỔI GIÁM HỘ
1. Thủ tục:
- Tờ khai (Theo mẫu quy định);
- Quyết định công nhận việc giám hộ;
- Danh mục tài sản đã nộp trước đây và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ(nếu có);
- Xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Thời gian giải quyết: 05 ngày.
3. Lệ phí: theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Công dân Việt Nam có yêu cầu phải đến nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp. Hồ sơ phải được lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm các loại giấy tờ sau:
1. Thủ tục:
- Đơn yêu cầu cấp lý lịch tư pháp (theo mẫu).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân và bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp lệ chứng minh nơi thường trú của đương sự.
Trong trường hợp ủy quyền làm thủ tục cấp lý lịch tư pháp thì phải có văn bản uỷ quyền được UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người uỷ quyền hoặc của người được uỷ quyền chứng nhận; Trong trường hợp người uỷ quyền là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, văn bản uỷ quyền phải được hợp pháp hoá lãnh sự (trừ những trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định pháp luật).
2. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
3. Lệ phí: thực hiện theo quy định của pháp luật.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
1. Thủ tục:
Hồ sơ được lập thành 02 bộ gồm:
- Đơn xin cấp Giấy xác nhận có quốc Việt Nam (theo mẫu);
- Bản sao Giấy CMND hoặc hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng (xuất trình bản chính đối chiếu). Trong trường hợp không có các loại giấy tờ này, thì phải nộp bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau đây để chứng minh có quốc tịch Việt Nam:
- Giấy tờ chứng minh đương sự được nhập quốc tịch Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh đương sự được trở lại quốc tịch Việt Nam;
- Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài;
- Giấy xác nhận đăng ký công dân do Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam cấp;
- Sổ hộ khẩu;
- Thẻ cử tri mới nhất;
- Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; của cha hoặc mẹ;
- Giấy khai sinh;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
- Trong trường hợp không có một trong các giấy tờ quy định trên, thì nộp bản khai danh dự về ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, nơi cư trú của bản thân; họ tên, tuổi, quốc tịch, nơi cư trú của cha, mẹ và nguồn gốc gia đình . Bản khai này phải được ít nhất 02 người biết rõ sự việc đó làm chứng và được Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự sinh ra, xác nhận.
2. Thời gian giải quyết: 20 ngày.
3. Lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
- 1 Quyết định 04/2013/QĐ-UBND về quy chế phối hợp hướng dẫn và giải quyết việc đăng ký, quản lý hộ tịch và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, quốc tịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2 Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục rà soát - hệ thống hóa kỳ đầu văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tính đến thời điểm 31/12/2013
- 3 Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục rà soát - hệ thống hóa kỳ đầu văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tính đến thời điểm 31/12/2013
- 1 Quyết định 220/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài và tra cứu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2 Quyết định 1718/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển hoạt động Lý lịch tư pháp giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 4 Nghị định 69/2006/NĐ-CP sửa đổi nghị định 68/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 6 Bộ luật Dân sự 2005
- 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Nghị định 68/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- 10 Thông tư liên tịch 07/1999/TTLT-BTP-BCA quy định cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp - Bộ Công an ban hành
- 11 Nghị định 104/1998/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam
- 1 Quyết định 220/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài và tra cứu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2 Quyết định 1718/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển hoạt động Lý lịch tư pháp giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước