ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2011/QĐ-UBND | Nam Định, ngày 28 tháng 10 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH CƠ CHẾ HỖ TRỢ MUA MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP ĐỂ CƠ GIỚI HÓA THU HOẠCH LÚA TỪ NĂM 2011-2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 08/11/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 12/11/2010 của UBND tỉnh Nam Định về triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định giai đoạn 2011- 2015;
Xét đề nghị tại các văn bản: Số 1101/STC-NS ngày 06/9/2011 của Sở Tài chính, Tờ trình số 259/TTr-SNN ngày 27/9/2011 của Sở Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành cơ chế hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp để cơ giới hóa thu hoạch lúa từ năm 2011-2012 trên địa bàn tỉnh,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định cơ chế hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp để cơ giới hóa thu hoạch lúa từ năm 2011 đến 2012 trên địa bàn tỉnh Nam Định".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Nông nghiệp & PTNT, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| tm. Ủy ban nhân dân |
QUY ĐỊNH
CƠ CHẾ HỖ TRỢ MUA MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP ĐỂ CƠ GIỚI HÓA THU HOẠCH LÚA, TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh Nam Định)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định về cơ chế hỗ trợ các hộ, nhóm hộ gia đình, các HTX dịch vụ nông nghiệp trong tỉnh đầu tư mua sắm máy gặt đập liên hợp trong khoảng thời gian từ ngày Quyết định có hiệu lực đến hết ngày 30/11/2012 để cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Đối tượng, thời gian áp dụng và quy mô hỗ trợ
1. Đối tượng áp dụng: Các hộ, nhóm hộ gia đình; các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (sau đây gọi chung là đối tượng hỗ trợ) trực tiếp đầu tư mua máy gặt đập liên hợp theo tiêu chuẩn quy định để cơ giới hóa thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2. Thời gian áp dụng: Từ ngày Quyết định có hiệu lực đến 30/11/2012.
3. Quy mô hỗ trợ: Mỗi xã, thị trấn được hỗ trợ mua tối đa 02 máy gặt đập liên hợp. Năm 2011 hỗ trợ mua 01 máy/xã, thị trấn; năm 2012 hỗ trợ mua 01 máy/xã, thị trấn.
Điều 3. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ 100 triệu đồng/máy (Một trăm triệu đồng).
Điều 4. Điều kiện hỗ trợ
- Các loại máy gặt đập liên hợp mua mới 100%, có xuất xứ từ Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.
- Yêu cầu các thông số kỹ thuật và tính năng chủ yếu của máy như sau:
- Công suất động cơ: Từ 35 - 65 mã lực;
+ Độ rộng dàn cắt: Từ 1,2 – 2,0 m.
+ Công suất gặt: Từ 2,0 ha/ngày trở lên;
+ Bánh xích cao su và vận hành tốt trên đồng ruộng của Nam Định;
+ Hệ thống cắt lúa cắt được sát gốc, cả lúa đổ và lúa đứng;
+ Có hệ thống trải rơm, băm rơm và hệ thống cung cấp lúa tự động.
- Các đối tượng đề nghị hỗ trợ là cá nhân phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương (được UBND cấp xã xác nhận); đối tượng là Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp phải có giấy phép kinh doanh và trụ sở chính tại địa phương được UBND cấp xã xác nhận; phải có bản cam kết mua máy để trực tiếp sản xuất (không phải mua về để bán lại), ưu tiên phục vụ nhân dân địa phương giảm giá dịch vụ cho các hộ nông dân, trong thời gian ít nhất là 02 năm (04 vụ) không được chuyển nhượng hoặc bán máy cho bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào khác.
Điều 5. Trình tự hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí
1. Các xã, thị trấn xét duyệt và gửi hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ về huyện, thành phố gồm:
(1) Đơn đề nghị hỗ trợ của đối tượng đầu tư mua máy gặt đập liên hợp;
(2) Hóa đơn mua máy (theo quy định của Bộ Tài chính) kèm theo sổ các thông số kỹ thuật của máy;
(3) Bản cam kết của đối tượng hỗ trợ; nội dung cam kết: Mua máy để phục vụ nhân dân địa phương, giảm giá dịch vụ đối với hộ nông dân, trong thời gian ít nhất là 02 năm (04 vụ) không chuyển nhượng hoặc bán máy cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác. Bản cam kết có xác nhận của UBND xã, thị trấn.
(4) Tờ trình đề nghị hỗ trợ kèm theo biên bản xét duyệt của UBND xã, thị trấn.
2. Đối với các huyện, thành phố:
(1) Tờ trình của UBND huyện, thành phố đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho đối tượng được UBND các xã, thị trấn xét duyệt mua máy gặt đập liên hợp;
(2) Danh sách tổng hợp, chi tiết các đối tượng được UBND xã, thị trấn xét duyệt và đề nghị hỗ trợ (nêu rõ loại máy của từng đối tượng);
Mỗi năm UBND huyện, thành phố tổng hợp và trình đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ 02 lần vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.
3. Sở Nông nghiệp & PTNT:
Thẩm định hồ sơ đề nghị của các huyện, thành phố tổng hợp kinh phí hỗ trợ đề nghị Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ.
4. Sở Tài chính:
Tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ và hướng dẫn chi trả cho đối tượng được hỗ trợ.
Điều 6. Nguồn kinh phí và nguyên tắc hỗ trợ
- Nguồn kinh phí hỗ trợ: Từ nguồn kinh phí ngân sách tỉnh.
- Nguyên tắc hỗ trợ:
+ Thực hiện hỗ trợ kinh phí sau khi các hộ đã mua máy và mua đúng chủng loại máy.
+ Chỉ hỗ trợ 01 lần cho đối tượng đã mua máy và có đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định. Trong trường hợp đối tượng mua máy đã được nhận kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác thì không được xét hỗ trợ theo cơ chế này.
+ Thu hồi kinh phí hỗ trợ nếu đối tượng được hỗ trợ không thực hiện đúng các nội dung đã cam kết.
Điều 7. Quản lý, cấp phát kinh phí hỗ trợ
- Sau khi được duyệt kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, UBND các huyện, thành phố cấp bổ sung mục tiêu cho ngân sách xã, thị trấn;
- UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm tiếp nhận, cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hỗ trợ và quyết toán ngân sách theo quy định hiện hành.
Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được hạch toán: Chương 856 hoặc 857, khoản 011, tiểu mục 7149 và quyết toán ngân sách xã, thị trấn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
a) UBND các xã, thị trấn
- Thông báo cơ chế hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp của tỉnh trên hệ thống truyền thanh của xã;
- Tổ chức cho các đối tượng có nhu cầu mua máy đăng ký mua máy;
- Tổ chức hội nghị xét duyệt dân chủ, công khai đối tượng đủ điều kiện để đề nghị hỗ trợ (có ghi biên bản hội nghị);
- Lập tờ trình, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng đủ điều kiện đề nghị hỗ trợ;
- Hướng dẫn đối tượng hỗ trợ lập 01 bộ hồ sơ gốc lưu tại UBND xã và 03 bộ hồ sơ công chứng gồm: 01 bộ gửi UBND huyện (thành phố), 01 bộ gửi Sở Nông nghiệp & PTNT và 01 bộ gửi Sở Tài chính;
- Chi trả đúng, đủ số tiền hỗ trợ cho các đối tượng được hỗ trợ ngay sau khi số kinh phí hỗ trợ của tỉnh được chuyển về tài khoản của UBND xã.
- Giám sát, kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động khai thác máy gặt đập liên hợp nhằm đảm bảo đối tượng được hỗ trợ thực hiện đúng các nội dung đã cam kết. Trường hợp đối tượng được hỗ trợ không thực hiện đúng cam kết thì UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thu hồi số kinh phí mà tỉnh đã hỗ trợ để nộp hoàn trả ngân sách tỉnh theo đúng quy định.
b) UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp & PTNT phối hợp kiểm tra thực tế kết quả đầu tư và vận hành thử máy gặt đập liên hợp, đảm bảo chính xác về chủng loại, chất lượng máy và điều kiện được hỗ trợ.
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ và thực tế (do phòng ban chuyên môn của huyện chịu trách nhiệm). UBND huyện lập Tờ trình, biểu tổng hợp và gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định (kèm theo các biên bản kiểm tra) về Sở Nông nghiệp & PTNT để thẩm định và Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định cấp kinh phí hỗ trợ.
c) Sở Nông nghiệp và PTNT
Thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các huyện, thành phố và tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho từng xã, thị trấn và từng huyện, thành phố đề nghị Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí.
d) Sở Tài chính
Căn cứ hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các huyện, thành phố; các xã, thị trấn và Tờ trình đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT, lập Tờ trình đề nghị UBND tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thành phố để hỗ trợ các đối tượng mua máy gặt đập liên hợp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.
- 1 Quyết định 22/2013/QĐ-UBND tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp để cơ giới hóa thu hoạch lúa đến 2015 do tỉnh Nam Định ban hành
- 2 Quyết định 560/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Nam Định ban hành từ 01/01/2009 đến hết 31/12/2013
- 3 Quyết định 560/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Nam Định ban hành từ 01/01/2009 đến hết 31/12/2013
- 1 Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2010 bổ sung quy định hỗ trợ cho nông dân đầu tư mua máy gặt lúa các loại kèm theo Quyết định 769/QĐ-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 769/QĐ-UBND năm 2010 hỗ trợ cho nông dân đầu tư mua máy gặt lúa các loại do tỉnh An Giang ban hành
- 3 Nghị quyết 11/2008/NQ-HĐND phê chuẩn một số chính sách trong thực hiện Đề án hỗ trợ đầu tư máy gặt, máy sấy lúa và thí điểm trạm bơm nước phục vụ sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2009 - 2012
- 4 Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2010 bổ sung quy định hỗ trợ cho nông dân đầu tư mua máy gặt lúa các loại kèm theo Quyết định 769/QĐ-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Nghị quyết 11/2008/NQ-HĐND phê chuẩn một số chính sách trong thực hiện Đề án hỗ trợ đầu tư máy gặt, máy sấy lúa và thí điểm trạm bơm nước phục vụ sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2009 - 2012
- 3 Quyết định 769/QĐ-UBND năm 2010 hỗ trợ cho nông dân đầu tư mua máy gặt lúa các loại do tỉnh An Giang ban hành