ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2012/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 05 tháng 10 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, đăng báo Cần Thơ chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 14/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy chế quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; cán bộ ở ấp, khu vực.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, ẤP, KHU VỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức bao gồm: Thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm; điều động, tiếp nhận; xếp lương, nâng bậc lương, nâng ngạch lương; xử lý kỷ luật và quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cán bộ, công chức cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn; ấp, khu vực.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã
1. Cán bộ, công chức cấp xã đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Việc ban hành quy định phân cấp quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác nội vụ ở xã, phường, thị trấn.
3. Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định và số lượng cán bộ, công chức cấp xã do Ủy ban nhân dân thành phố quy định.
TUYỂN DỤNG, BỔ NHIỆM CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 3. Thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm công chức cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm đối với các chức danh: Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã trên cơ sở công nhận kết quả trúng tuyển trong xét tuyển của Hội đồng xét tuyển.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tuyển dụng đối với các chức danh: Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và môi trường (đối với xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội trên cơ sở công nhận kết quả trúng tuyển của Hội đồng thi tuyển hoặc của Phòng Nội vụ (trong trường hợp không thành lập Hội đồng thi tuyển).
Điều 4. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã
Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến bằng văn bản trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định tiếp nhận các trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
Hằng năm, Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả bằng văn bản việc thực hiện nội dung quy định tại Điều này với Bộ Nội vụ để theo dõi, kiểm tra.
ĐIỀU ĐỘNG, TIẾP NHẬN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 5. Điều động, tiếp nhận cán bộ cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động, tiếp nhận cán bộ cấp xã từ xã, phường, thị trấn này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện hoặc giữa hai đơn vị hành chính cấp huyện trong thành phố Cần Thơ.
2. Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc điều động, tiếp nhận cán bộ cấp xã ra ngoài thành phố hoặc từ tỉnh, thành phố khác đến.
Điều 6. Điều động, tiếp nhận công chức cấp xã
Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc điều động, tiếp nhận đối với các công chức: Chỉ huy trưởng Quân sự; Trưởng Công an xã; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và môi trường (đối với xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội ra ngoài thành phố và từ tỉnh, thành phố khác đến.
Điều 7. Xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên
1. Giám đốc Sở Nội vụ quyết định việc xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên trên cơ sở văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị sử dụng công chức (kèm theo biên bản họp Hội đồng kiểm tra, sát hạch). Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch thực hiện theo Điểm a, b Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ.
Sở Nội vụ có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu.
2. Việc xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên phải có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ và kèm theo hồ sơ cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ.
XẾP LƯƠNG, NÂNG BẬC LƯƠNG, NÂNG NGẠCH LƯƠNG VÀ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 8. Xếp lương cán bộ, công chức cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc xếp lương cho cán bộ, công chức cấp xã trên cơ sở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải phù hợp với chức danh đảm nhiệm và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
2. Giám đốc Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xếp lương đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
Hằng năm, Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả bằng văn bản việc thực hiện tại Điều này với Bộ Nội vụ để theo dõi, kiểm tra.
Điều 9. Nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc nâng bậc lương thường xuyên cho cán bộ, công chức cấp xã trên cơ sở có đủ điều kiện theo quy định hiện hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức cấp xã (do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ hưu) theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và Mục I Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức. Vào cuối quý I hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo danh sách cán bộ, công chức cấp xã được nâng bậc lương trước thời hạn về Sở Nội vụ để theo dõi, kiểm tra.
Điều 10. Nâng ngạch lương cán bộ, công chức cấp xã
1. Cán bộ, công chức cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại Bảng lương số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới phù hợp với chức danh hiện đang đảm nhiệm.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc nâng ngạch lương cho cán bộ, công chức cấp xã trên cơ sở có đủ các điều kiện theo quy định hiện hành sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Nội vụ.
Điều 11. Xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp xã
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 12. Xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã thực hiện theo Chương VI Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
QUẢN LÝ HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 13. Lập hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã
Việc lập và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức và Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.
Điều 14. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
1. Hồ sơ cán bộ, công chức phải có đầy đủ tài liệu theo quy định, bảo đảm chính xác diễn biến, quá trình công tác của cán bộ, công chức cấp xã.
2. Hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã được lưu giữ tại Phòng Nội vụ 01 bộ và Ủy ban nhân dân cấp xã 01 bộ để quản lý, khai thác và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, ẤP, KHU VỰC
Điều 15. Đối với những người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực
1. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào kết quả bầu cử, nhu cầu công việc, vị trí công tác, trình độ chuyên môn, năng lực và số lượng chức danh những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; ấp, khu vực theo quy định, để bố trí hợp lý, lập danh sách đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Nội vụ) phê duyệt số lượng chức danh và mức phụ cấp theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bố trí, quản lý và sử dụng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; ấp, khu vực và báo cáo về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Nội vụ) tình hình quản lý, sử dụng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; ấp, khu vực.
QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 16. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Ủy ban nhân dân thành phố
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ; hướng dẫn việc kiêm nhiệm một số chức danh để bảo đảm các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có công chức đảm nhiệm.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện đánh giá cán bộ, công chức cấp xã hằng năm.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng; thực hiện chế độ tập sự; điều động, tiếp nhận; thôi việc và thủ tục nghỉ hưu; khen thưởng, xử lý kỷ luật; xếp lương, nâng bậc lương, nâng ngạch lương; lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
4. Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã.
5. Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở quận, huyện.
6. Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ và theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; ấp, khu vực.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 46 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
- 1 Quyết định 14/2006/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; cán bộ ở ấp, khu vực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2 Quyết định 03/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2012/QĐ-UBND về phân cấp quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3 Quyết định 03/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2012/QĐ-UBND về phân cấp quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1 Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về sửa đổi Quyết định 38/2015/QĐ-UBND về quản lý cán bộ, công chức phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định 16/2016/QĐ-UBND về chức danh, số lượng, tiêu chuẩn, chế độ chính sách và quản lý, sử dụng người hoạt động không chuyên trách phường, xã trên địa bàn thành phố
- 2 Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3 Quyết định 85/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế bầu cử, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn kèm theo Quyết định 20/2013/QĐ-UBND do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn
- 5 Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 6 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 7 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 8 Quyết định 02/2008/QĐ-BNV về mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 9 Quyết định 57/2007/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lâm Đồng
- 10 Quyết định 3107/2007/QĐ - UBND sửa đổi Quy định về quản lý công tác tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh do tỉnh Hải Dương ban hành
- 11 Quyết định 06/2007/QĐ-BNV ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 12 Quyết định 11/2007/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh quản lý
- 13 Quyết định 14/2006/QĐ-BNV ban hành quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 14 Thông tư 83/2005/TT-BNV sửa đổi chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công nhân viên chức do Bộ nội vụ ban hành
- 15 Thông tư 03/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 16 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 17 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 18 Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 1 Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về sửa đổi Quyết định 38/2015/QĐ-UBND về quản lý cán bộ, công chức phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định 16/2016/QĐ-UBND về chức danh, số lượng, tiêu chuẩn, chế độ chính sách và quản lý, sử dụng người hoạt động không chuyên trách phường, xã trên địa bàn thành phố
- 2 Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3 Quyết định 85/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế bầu cử, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn kèm theo Quyết định 20/2013/QĐ-UBND do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4 Quyết định 57/2007/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 3107/2007/QĐ - UBND sửa đổi Quy định về quản lý công tác tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh do tỉnh Hải Dương ban hành
- 6 Quyết định 11/2007/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh quản lý