- 1 Quyết định 1297/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Quyết định 2851/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt quy trình nội bộ liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 2890/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang
- 4 Quyết định 902/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy trình nội bộ sửa đổi, bổ sung trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh An Giang
- 5 Quyết định 1987/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quản lý nhà nước về thi đua - khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre
- 6 Quyết định 4540/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thi đua- khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2611/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 31 tháng 8 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Quyết định số 690/QĐ-UBND ngày 11/3/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng và tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang (Phương án kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Nội vụ gửi báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính kèm theo phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt về Bộ Nội vụ theo quy định.
Điều 3. Giao Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ TÔN GIÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2611/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
I. LĨNH VỰC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
1. Nhóm thủ tục
- Tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đợt hoặc chuyên đề - 1.000898.000.00.00.H58
- Tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - 1.000924.000.00.00.H58
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Về quy định thời điểm nhận hồ sơ, thời gian thẩm định, thời gian thông báo kết quả khen thưởng (Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017), đề nghị:
- Thời điểm nhận hồ sơ: đề nghị bổ sung thời điểm nhận hồ sơ tại Ban Thi đua - Khen thưởng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (do Nghị định số 91/2017/NĐ-CP chưa quy định);
- Thời gian thẩm định, thời gian thông báo kết quả khen thưởng: đề nghị quy định thời gian xem xét hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh” thành tích toàn diện; “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” thực hiện theo Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (do các thành tích này phải thông qua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh).
Lý do:
1. Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định cụ thể thời điểm gửi hồ sơ khen thưởng đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (khoản 1), nhưng không quy định về thời điểm gửi hồ sơ khen thưởng đến Ban Thi đua - Khen thưởng của cấp tỉnh.
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, địa phương ban hành quy định các nội dung được giao quy định chi tiết, trừ các biện pháp thi hành văn bản cơ quan cấp trên về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương và biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương (Điều 28 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
Như vậy, địa phương không có thẩm quyền quy định thời điểm Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh nhận hồ sơ.
2. Việc không quy định cụ thể thời điểm gửi hồ sơ về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh dẫn đến thời gian cơ quan, tổ chức gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng không đồng bộ, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thẩm định và trình khen thưởng. Cụ thể, khi các cơ quan, tổ chức gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng càng trễ, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh càng bị động về thời gian thẩm định và trình khen thưởng (do tỉnh chỉ giải quyết khen thưởng theo đợt, không giải quyết riêng lẻ cho từng trường hợp).
3. Việc khen thưởng danh hiệu thi đua “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh”; “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” hồ sơ phải được thông qua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, theo quy chế hoạt động của Hội đồng việc họp xét thông qua hồ sơ đề nghị khen thưởng chỉ được thực hiện định kỳ hàng quý hoặc có thể họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Ngoài ra, do đặc điểm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh các thành viên tham gia là kiêm nhiệm nên thời gian tổ chức họp bất thường khó thực hiện được vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: sắp xếp công việc chuyên môn, hội họp, công tác đột xuất,….. Do đó, thời gian thông qua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng dễ bị động, kéo dài làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị khen thưởng.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Bổ sung điều khoản quy định về thời điểm nhận hồ sơ tại Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh;
- Việc xem xét hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh”; “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” thực hiện theo Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Kịp thời động viên, tôn vinh tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tiêu biểu xuất sắc; đảm bảo tính khả thi, tăng cường tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính.
Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
1. Nhóm thủ tục
- Thủ tục thông báo về việc thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh - 2.002167.000.00.00.H58 (thuộc thẩm quyền tiếp nhận của 02 cơ quan);
- Thủ tục thông báo về việc đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức - 1.000788.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo tổ chức quyên góp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 19 của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP - 1.000780.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo - 1.000654.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo - 1.000638.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo - 1.000604.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh - 1.000587.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo - 1.000535.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Luật tín ngưỡng, tôn giáo - 1.000517.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo - 1.000415.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành - 1.001642.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 và khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo - 1.001640.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh - 1.001637.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh - 1.001628.000.00.00.H58;
- Thủ tục thông báo tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh - 1.001624.000.00.00.H58.
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị bãi bỏ các thủ tục hành chính lĩnh vực tôn giáo nêu trên.
Lý do:
- Thứ nhất: Đối với các thủ tục thông báo, kết quả thực hiện thủ tục là văn bản xác nhận của Sở Nội vụ, không mang tính chất chấp thuận hay không chấp thuận, chỉ là văn bản xác nhận có tiếp nhận thông báo của tổ chức tôn giáo (văn bản thông báo của tổ chức tôn giáo được thực hiện theo yêu cầu từ kết quả đầu ra của 01 thủ tục hành chính khác).
- Thứ hai: Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, không yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo, cụ thể như sau:
+ Thủ tục thông báo về việc thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh (thuộc thẩm quyền tiếp nhận của 02 cơ quan): Điều 26, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo về việc đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức: Điều 31, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo tổ chức quyên góp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 19 của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP: Điều 19 của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 34, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh: Điều 34, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 34, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Luật tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 34, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 34, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành: Điều 35, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 và khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 33, Điều 34 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh: Điều 36, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh: Điều 43, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh: Điều 43, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo;
+ Thủ tục thông báo tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh: Điều 44, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo.
Do đó việc Sở Nội vụ phải có văn bản xác nhận về việc tiếp nhận thông báo của các tổ chức tôn giáo là không thật sự cần thiết.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị bãi bỏ 16 thủ tục hành chính nêu trên.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đáp ứng kịp thời các nhu cầu hoạt động tôn giáo.
Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh./.
- 1 Quyết định 1297/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Quyết định 2851/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt quy trình nội bộ liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 2890/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang
- 4 Quyết định 902/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy trình nội bộ sửa đổi, bổ sung trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh An Giang
- 5 Quyết định 1987/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quản lý nhà nước về thi đua - khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre
- 6 Quyết định 4540/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thi đua- khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Bình Định