Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 262/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 02 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 34/2023/QĐ-UBND ngày 24/8/2023 của UBND tỉnh ban hành quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 01/02/2024 của UBND tỉnh ủy quyền Sở Tư pháp giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 16/TTr-STP ngày 21/02/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp.

Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này.

2. Văn phòng UBND tỉnh căn cứ quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này, tổ chức kiểm soát việc chấp hành trình tự, thời gian, nội dung, trách nhiệm, kết quả giải quyết TTHC của cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan.

3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định này xây dựng quy trình điện tử giải quyết TTHC để thiết lập trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế nội dung Quy trình nội bộ TTHC tương ứng trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tại Quyết định số 1855/QĐ-UBND ngày 07/12/2020 và Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 19/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, NC, CBTH;
- Lưu: VT, TTHC(thu).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hoàng Tuấn

 

QUY TRÌNH NỘI BỘ

GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP
(Kèm theo Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 28/02/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Lưu ý quy cách thực hiện và quy ước viết tắt trong quy trình:

- Khi chuyển hồ sơ giấy: Chuyển đầy đủ Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (Mẫu số 01 - Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh); Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04 - Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh) và kèm theo hồ sơ của công dân (trong quy trình viết gọn là “Hồ sơ”).

- Khi phân công xử lý hồ sơ, chuyển tiếp hồ sơ từ bộ phận này sang bộ phận khác xử lý: Phải ký, ghi rõ tên người phân công/người chuyển tiếp, người nhận trên Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu 04). Đồng thời, phải xử lý phân công/chuyển tiếp trên phần mềm điện tử, trùng khớp với việc chuyển trên Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu 04).

- Xử lý việc dừng giải quyết hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu thông tin, chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát Thủ tục hành chính tỉnh Quảng Ngãi chuyển đến (tại bước B4) phải ban hành Thông báo bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ theo đúng mẫu (Mẫu số 07 - Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh); trừ trường hợp phát sinh bổ sung hồ sơ theo quy định pháp luật diễn ra sau bước B4.

+ Trường hợp không đủ cơ sở để giải quyết theo quy định: Ban hành Thông báo trả hồ sơ không giải quyết (Mẫu số 08 - Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh).

+ Việc ký ban hành thông báo Mẫu số 07, Mẫu số 08: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đang trực tiếp xử lý, thẩm định tại các bước của quy trình giải quyết các thủ tục hoặc ủy quyền cho cơ quan, đơn vị cấp dưới có thẩm quyền trực tiếp ký ban hành thông báo.

- Quy ước viết tắt trong Quy trình giải quyết:

+ Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, viết tắt là: “Mẫu số 01”.

+ Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, viết tắt là: “Mẫu số 04”.

+ Thông báo bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ, viết tắt là: “Mẫu số 07”.

+ Thông báo trả hồ sơ không giải quyết, viết tắt là: “Mẫu số 08”.

+ Các bước trong quy trình, viết tắt là: “B1, B2, B3...”.

+ Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Quảng Ngãi, viết tắt là: “Trung tâm”.

+ Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp, viết tắt là Phòng HCTP&BTTP.

1. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng

1.1. Quy trình thực hiện đối với trường hợp không qua giới thiệu

Tổng thời gian giải quyết: 65 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sơ đồ các bước thực hiện

Nội dung công việc

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả thực hiện

Bước 1: Nhận hồ sơ

Tiếp nhận, kiểm tra thành phần giấy tờ trong hồ sơ theo quy định và nhập thông tin hồ sơ vào Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh

- Cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở nuôi dưỡng, tùy từng trường hợp, cơ quan chủ quản có thể là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, Hội chữ thập đỏ, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi...);

- Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm.

Trong giờ hành chính

- Mẫu số 1;

- Mẫu số 4;

- Hồ sơ.

Bước 2: Chuyển hồ sơ

Chuyển hồ sơ (bản giấy) về Phòng HCTP&BTTP để xử lý.

Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm

0,5 ngày làm việc

- Mẫu số 1;

- Mẫu số 4;

- Hồ sơ.

Bước 3: Phân công xử lý hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ từ Trung tâm và phân công xử lý hồ sơ;

- Trên phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04);

- Trên phần mềm.

Trưởng phòng HCTP&BTTP

02 giờ làm việc

- Mẫu số 01;

- Mẫu số 04;

- Hồ sơ.

Bước 4: Kiểm tra, thẩm định hồ sơ

Trường hợp 1: Nếu có công dân Việt Nam thường trú trên địa bàn tỉnh đăng ký nhu cầu nhận con nuôi thì Sở Tư pháp giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi và có văn bản giới thiệu người nhận con nuôi đến UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.

Công chức Phòng HCTP&BTTP

01 ngày

Hồ sơ; dự thảo văn bản gửi về UBND cấp xã.

Trường hợp 2: Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận trẻ em làm con nuôi.

Thứ nhất: Đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 24/2019/NĐ-CP) được nhận đích danh làm con nuôi, Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi và gửi Vụ Con nuôi hồ sơ trẻ em để tìm người nhận con nuôi đích danh.

Công chức Phòng HCTP&BTTP

01 ngày

Hồ sơ; dự thảo văn bản gửi Vụ Con nuôi.

Thứ hai: Đối với trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 24/2019/NĐ-CP).

- Sở Tư pháp thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi. Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi hồ sơ trẻ em cho Vụ Con nuôi để thông báo tìm người nhận con nuôi ở cấp Trung ương.

Công chức Phòng HCTP&BTTP

30 ngày

Hồ sơ; dự thảo văn bản gửi Vụ Con nuôi.

- Vụ Con nuôi thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi. Nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để được xem xét, giải quyết. Trường hợp không có người Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi, Vụ Con nuôi thông báo lại cho Sở Tư pháp.

Vụ Con nuôi - Bộ Tư pháp

31 ngày

Văn bản thông báo.

Bước 5: Trình lãnh đạo sở văn bản

Dự thảo văn bản chuyển lãnh đạo Sở ban hành:

- Văn bản gửi về UBND cấp xã thực hiện theo đúng quy trình nhận nuôi con nuôi trong nước (đối với trường hợp 1);

- Văn bản gửi Vụ Con nuôi đối với trường hợp 2.

PGĐ Sở phụ trách

01 ngày

Hồ sơ; văn bản.

Bước 6: Phát hành văn bản

Chuyển, phát hành văn bản.

Văn thư Sở Tư pháp

02 giờ làm việc

Hồ sơ; văn bản.

1.2. Quy trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng đối với trường hợp giới thiệu

Tổng thời gian giải quyết: 145 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sơ đồ các bước thực hiện

Nội dung công việc

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả thực hiện

Bước 1: Nhận hồ sơ

Tiếp nhận, kiểm tra thành phần giấy tờ trong hồ sơ theo quy định và nhập thông tin hồ sơ vào Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh

- Cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở nuôi dưỡng (tùy từng trường hợp, cơ quan chủ quản có thể là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, Hội chữ thập đỏ, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi...);

- Hồ sơ từ Vụ Con nuôi tiếp nhận chuyển về.

- Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm.

Trong giờ hành chính

- Mẫu số 1;

- Mẫu số 4;

- Hồ sơ.

Bước 2: Chuyển hồ sơ

Chuyển hồ sơ (bản giấy) về Phòng HCTP&BTTP để xử lý.

Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm

0,5 ngày

- Mẫu số 1;

- Mẫu số 4;

- Hồ sơ.

Bước 3: Phân công xử lý hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ từ Trung tâm và phân công xử lý hồ sơ;

- Trên phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04);

- Trên phần mềm.

Trưởng phòng HCTP&BTTP

0,5 ngày

- Mẫu số 01;

- Mẫu số 04;

- Hồ sơ.

Bước 4: Kiểm tra, thẩm định hồ sơ

- Kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

Công chức Phòng HCTP&BTTP

20 ngày

- Hồ sơ;

- Văn bản gửi Công an tỉnh xác minh.

- Giới thiệu trẻ em làm con nuôi (kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận nuôi).

30 ngày

- Tham mưu lãnh đạo sở gửi Công an tỉnh xác minh thông tin đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi.

01 ngày

Bước 5: Xác minh hồ sơ

- Xác minh (kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp);

Công an tỉnh

30 ngày

- Hồ sơ;

- Kết quả xác minh.

Trường hợp Công an cấp tỉnh đã xác minh được thông tin về cha mẹ đẻ của trẻ em bị bỏ rơi nhưng không liên hệ được, thời gian Sở Tư pháp và UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha mẹ đẻ trẻ em thực hiện niêm yết thông báo về việc cho trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi tại trụ sở cơ quan: 60 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh (đối với Sở Tư pháp) và 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp (đối với UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha mẹ đẻ trẻ em).

Bước 6: Phát hành văn bản xin ý kiến các cơ quan liên quan

- Xin ý kiến các cơ quan liên quan (Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh) đối với trường hợp giới thiệu.

+ Dự thảo văn bản xin ý kiến, trình lãnh đạo Sở ký ban hành.

+ Văn thư Sở phát hành văn bản gửi các cơ quan liên quan.

- Công chức Phòng HCTP&BTTP;

- PGĐ Sở phụ trách;

- Văn thư Sở Tư pháp.

01 ngày

Văn bản xin ý kiến

Bước 7: Ý kiến về giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài

Lấy ý kiến về giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài

Các cơ quan liên quan (Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh)

07 ngày

Văn bản đồng ý hoặc không đồng ý

Bước 8: Tham mưu lãnh đạo Sở báo cáo Vụ Con nuôi

Báo cáo kết quả thực hiện về Vụ Con nuôi đối với trường hợp xin ý kiến của các cơ quan liên quan.

Trưởng phòng HCTP&BTTP

0,5 ngày

- Hồ sơ; văn bản báo cáo.

Bước 9: Phát hành văn bản

Ký phát hành văn bản.

PGĐ Sở phụ trách

0,5 ngày

- Hồ sơ; văn bản báo cáo.

Bước 10: Phát hành văn bản

Vào số, phát hành văn bản đến Bộ Tư pháp, đồng gửi UBND tỉnh.

Văn thư Sở Tư pháp

0,5 ngày làm việc

- Hồ sơ; văn bản báo cáo.

Bước 11: Kiểm tra và thông báo kết quả của Vụ Con nuôi

- Kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 28 và khoản 3 Điều 36 Luật Nuôi con nuôi: kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi của Sở Tư pháp.

Vụ Con nuôi - Bộ Tư pháp

30 ngày

- Văn bản thông báo cho Sở Tư pháp.

- Thông báo cho Sở Tư pháp: (kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi, xác nhận trẻ em được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi).

15 ngày

Bước 12: Phát hành văn bản

Vào số và phát hành văn bản.

Văn thư Bộ Tư pháp

0,5 ngày làm việc

- Văn bản thông báo cho Sở Tư pháp.

Bước 13: Quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi

Tham mưu lãnh đạo Sở quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi.

Trưởng phòng HCTP&BTTP; Công chức Phòng HCTP&BTTP, Văn thư Sở Tư pháp.

02 ngày

Tờ trình.

B14: Xem xét, quyết định hồ sơ

Lãnh đạo Sở xem xét, ban hành quyết định

Lãnh đạo Sở Tư pháp

05 ngày

Quyết định nuôi con nuôi.

B15: Phát hành kết quả giải quyết

Phát hành văn bản.

Văn phòng Sở

02 giờ làm việc

Quyết định nuôi con nuôi.

B16: Trả kết quả

Đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định, tổ chức lễ giao nhận nuôi con nuôi tại trụ sở của Sở Tư pháp.

Sở Tư pháp

01 ngày làm việc

- Kết quả giải quyết TTHC được xác nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh;

- Thu lại Mẫu số 01

2. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi

Tổng thời gian giải quyết: 42 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sơ đồ các bước thực hiện

Nội dung công việc

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả thực hiện

Bước 1: Nhận hồ sơ

- Tiếp nhận, kiểm tra thành phần giấy tờ trong hồ sơ theo quy định và nhập thông tin hồ sơ vào Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh

- Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi, lập hồ sơ trẻ em, xin ý kiến cơ quan chủ quản (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Cơ quan chủ quản của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em cho ý kiến và chuyên hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em.

- Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm.

Trong giờ hành chính

- Mẫu số 1;

- Mẫu số 4;

- Hồ sơ.

Bước 2: Chuyển hồ sơ

Chuyển hồ sơ (bản giấy) về Phòng HCTP&BTTP để xử lý

Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm

0,5 ngày làm việc

- Mẫu số 1;

- Mẫu số 4;

- Hồ sơ.

Bước 3: Phân công xử lý hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ từ Trung tâm và phân công xử lý hồ sơ:

- Trên phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04).

- Trên phần mềm.

Trưởng phòng HCTP&BTTP

02 giờ làm việc

- Mẫu số 01;

- Mẫu số 04;

- Hồ sơ.

Bước 4: Kiểm tra, thẩm định hồ sơ

- Tiến hành lấy ý kiến những người có liên quan, xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

- Tham mưu lãnh đạo Sở có văn bản chuyển Vụ Con nuôi kiểm tra thẩm định.

Công chức Phòng HCTP&BTTP

18 ngày làm việc

- Hồ sơ;

- Văn bản gửi Vụ Con nuôi;

- Văn bản gửi Công an tỉnh xác minh.

Bước 5: Tham mưu lãnh đạo Sở chuyển hồ sơ Vụ Con nuôi

Có văn bản gửi Vụ Con nuôi kiểm tra, thẩm định.

Trưởng phòng HCTP&BTTP

0,5 ngày làm việc

- Mẫu số 01;

- Mẫu số 04

- Văn bản đề nghị thẩm định;

- Hồ sơ.

Bước 6: Phát hành văn bản

Ký phát hành văn bản gửi Vụ Con nuôi.

PGĐ Sở phụ trách

0,5 ngày làm việc

- Mẫu số 01

- Mẫu số 04

- Văn bản đề nghị thẩm định;

- Hồ sơ.

Bước 7: Phát hành văn bản

Vào số, phát hành văn bản đến Bộ Tư pháp.

Văn thư Sở Tư pháp

0,5 ngày làm việc

- Văn bản đề nghị thẩm định;

- Hồ sơ.

Bước 8: Kiểm tra, thẩm định

- Kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí theo quy định).

- Thông báo cho Sở Tư pháp (kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú xác nhận trẻ em được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi).

Vụ Con nuôi - Bộ Tư pháp

16 ngày làm việc

Văn bản thông báo cho Sở Tư pháp.

Bước 9: Phát hành văn bản

Vào số và phát hành văn bản.

Văn thư Bộ Tư pháp

0,5 ngày làm việc

Văn bản thông báo cho Sở Tư pháp.

Bước 10: Quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi

- Tham mưu lãnh đạo Sở quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi.

Trưởng phòng HCTP&BTTP; Công chức Phòng HCTP&BTTP, Văn thư Sở Tư pháp

02 ngày làm việc

- Tờ trình;

- Hồ sơ.

B11: Xem xét, quyết định hồ sơ

Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định

Lãnh đạo Sở

02 ngày làm việc

Quyết định công nhận cho trẻ em làm con nuôi

B12: Phát hành kết quả giải quyết

Văn thư vào số văn bản, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ.

Văn phòng Sở

02 giờ làm việc

Quyết định công nhận cho trẻ em làm con nuôi

Bước 13: Trả kết quả

Đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận nuôi con nuôi tại trụ sở của Sở Tư pháp.

Sở Tư pháp

01 ngày làm việc

- Thu lại Mẫu số 01

- Kết quả giải quyết TTHC được xác nhận trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

3. Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Tổng thời gian giải quyết: 47 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sơ đồ các bước thực hiện

Nội dung công việc

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả thực hiện

Bước 1: Nhận hồ sơ

- Tiếp nhận, kiểm tra thành phần giấy tờ trong hồ sơ theo quy định và nhập thông tin hồ sơ vào Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh

Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm.

Trong giờ hành chính

- Mẫu số 1;

- Mẫu số 4;

- Hồ sơ.

Bước 2: Chuyển hồ sơ

Chuyển hồ sơ (bản giấy) về Phòng HCTP&BTTP để xử lý.

Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm

0,5 ngày làm việc

- Mẫu số 1;

- Mẫu số 4;

- Hồ sơ.

Bước 3: Phân công xử lý hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ từ Trung tâm và phân công xử lý hồ sơ:

- Trên phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04).

- Trên phần mềm.

Trưởng phòng HCTP&BTTP

02 giờ làm việc

- Mẫu số 01;

- Mẫu số 04;

- Hồ sơ.

Bước 4: Thẩm tra, lấy ý kiến những người liên quan

Thẩm tra, lấy ý kiến của những người liên quan, dự thảo kết quả giải quyết đề xuất lãnh đạo phòng xem xét.

Công chức Phòng HCTP&BTTP

35 ngày

(Thời gian thẩm tra, lấy ý kiến của những người liên quan là 20 ngày. Thời gian những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài là 15 ngày, kể từ ngày được lấy ý kiến)

- Mẫu số 01;

- Mẫu số 04;

- Hồ sơ.

- Dự thảo văn bản

Bước 5: Dự thảo giải quyết

Xem xét, kiểm tra hồ sơ, xác nhận dự thảo giải quyết trước khi trình lãnh đạo Sở duyệt hồ sơ.

Trưởng phòng HCTP&BTTP

05 ngày

- Mẫu số 01;

- Mẫu số 04;

- Hồ sơ.

- Dự thảo Quyết định

Bước 6: Tham mưu Lãnh đạo Sở quyết định cho trẻ em làm con nuôi

- Tham mưu lãnh đạo Sở xem xét ban hành Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trưởng phòng HCTP&BTTP; Công chức Phòng HCTP&BTTP, Van thư Sở Tư pháp

03 ngày

- Tờ trình;

- Hồ sơ.

B7: Xem xét, quyết định hồ sơ

Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định

Lãnh đạo Sở

02 ngày

Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

B8: Phát hành kết quả giải quyết

Văn thư vào số văn bản, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ.

Văn phòng Sở

0,5 ngày làm việc

Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Bước 9: Trả kết quả

Đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận nuôi con nuôi tại trụ sở của Sở Tư pháp.

Sở Tư pháp

01 ngày làm việc

- Thu lại Mẫu số 01

- Kết quả giải quyết TTHC được xác nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

4. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Tổng thời gian giải quyết: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sơ đồ các bước thực hiện

Nội dung công việc

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả thực hiện

Bước 1: Nhận hồ sơ

- Tiếp nhận, kiểm tra thành phần giấy tờ trong hồ sơ theo quy định và nhập thông tin hồ sơ vào Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh

Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm.

Trong giờ hành chính

- Mẫu số 1;

- Mẫu số 4;

- Hồ sơ.

Bước 2: Chuyển hồ sơ

Chuyển hồ sơ (bản giấy) về Phòng HCTP&BTTP để xử lý.

Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm

04 giờ làm việc

- Mẫu số 1;

- Mẫu số 4;

- Hồ sơ.

Bước 3: Phân công xử lý hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ từ Trung tâm và phân công xử lý hồ sơ:

- Trên phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04).

- Trên phần mềm.

Trưởng phòng HCTP&BTTP

02 giờ làm việc

- Mẫu số 01;

- Mẫu số 04;

- Hồ sơ.

Bước 10: Quyết định đăng ký lại việc nuôi con nuôi

- Tham mưu lãnh đạo Sở quyết định đăng ký lại việc nuôi con nuôi.

Trưởng phòng HCTP&BTTP; Công chức Phòng HCTP&BTTP, Văn thư Sở Tư pháp

01 ngày làm việc

- Tờ trình;

- Hồ sơ.

B11: Xem xét, quyết định hồ sơ

Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định

Lãnh đạo Sở

01 ngày làm việc

Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

B12: Phát hành kết quả giải quyết

Văn thư vào số văn bản, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả qua Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh

Văn phòng Sở

04 giờ làm việc

Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Bước 13: Trả kết quả

Trả kết quả cho người có yêu cầu.

Công chức Sở Tư pháp làm việc tại Trung tâm

04 giờ làm việc

- Thu lại Mẫu số 01

- Kết quả giải quyết TTHC được xác nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.