- 1 Quyết định 2092/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 479/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 2244/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Phương án quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2633/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 12 tháng 11 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03/6/2018;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của UBND tỉnh ban hành quy định về phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hưng Yên;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 648/TTr-SNV ngày 14/9/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung sau:
1. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường phải tuân thủ và phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quan điểm, chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước và của tỉnh.
2. Thống nhất, đồng bộ và phân bổ hợp lý giữa các lĩnh vực, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, địa phương và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phát huy hiệu quả, phù hợp với khả năng đầu tư và đặc điểm của từng lĩnh vực, địa phương, đơn vị.
3. Sử dụng hiệu quả nguồn lực của tỉnh; tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công; tiếp tục củng cố, đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
4. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, đồng bộ, thống nhất tập trung nguồn lực cho phát triển chuyên môn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính đặc thù của từng lĩnh vực, có tính kế thừa, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ viên chức hiện có.
1. Tăng cường phân cấp, thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển lành mạnh, bền vững.
2. Nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt nhu cầu về phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường của tỉnh.
- Chuyển Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên sang cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên, hoàn thành trong quý IV năm 2020.
- Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
- Trung tâm Quan trắc - Thông tin tài nguyên và môi trường; Trung tâm Phát triển quỹ đất; Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường là các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên.
- Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
- Văn phòng Đăng ký đất đai, Trung tâm Quan trắc - Thông tin tài nguyên và môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất là các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác và các quy định của pháp luật có liên quan.
IV. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Về thực hiện các cơ chế chính sách:
a) Triển khai đồng bộ cơ chế, chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành cơ chế, chính sách đồng bộ để hỗ trợ sự phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị phát triển ổn định, bền vững; đảm bảo lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của Nhà nước.
b) Gắn quyền hạn với trách nhiệm của từng cấp; của tập thể và cá nhân người đứng đầu đơn vị; phân cấp về nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tổ chức, nhân sự, tài chính và đảm bảo các điều kiện vật chất khác. Trao đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực tài nguyên và môi trường về tổ chức, nhân sự, tài chính nhằm phát triển bền vững; đảm bảo các quyền sở hữu trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
c) Quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự nghiệp công lập; quy định và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện thẩm quyền.
d) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý của các cấp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng trong việc giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Về tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Tiếp tục duy trì đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp, tinh gọn, hiệu quả nhằm cung cấp các dịch vụ công cho tổ chức và công dân trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
b) Tiếp tục thực hiện đổi mới mô hình hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ công, đặc biệt khuyến khích thực hiện xã hội hóa đối với các lĩnh vực, nhiệm vụ có khả năng, điều kiện thực hiện xã hội hóa.
c) Tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
a) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho các đơn vị sự nghiệp công lập để phát triển đội ngũ viên chức lĩnh vực tài nguyên và môi trường có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
b) Bố trí nhân lực theo đúng Đề án vị trí việc làm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi Đề án được phê duyệt.
c) Đẩy mạnh việc hợp tác và thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
d) Triển khai thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại viên chức gắn với chính sách đãi ngộ phù hợp.
- Ưu tiên nguồn chi đầu tư phát triển cho sự nghiệp tài nguyên và môi trường trong các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên để đầu tư tăng cường tiềm lực cho các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực tài nguyên và môi trường để đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phục vụ công tác quản lý nhà nước ở địa phương.
- Đẩy nhanh tiến trình thực hiện tự chủ và thực hiện xã hội hóa; gắn việc giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp công lập với chỉ tiêu nhiệm vụ, từng bước tiến tới phương thức đặt hàng cung cấp dịch vụ.
1. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện.
b) Chủ động rà soát, báo cáo UBND tỉnh quyết định việc điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với quy định của Đảng, Nhà nước và điều kiện thực tế của tỉnh.
2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ: Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
3. Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm phối hợp với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc nhà nước Hưng Yên và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2092/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 479/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 2244/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Phương án quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025