Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2641/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 23 tháng 8 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG TIẾP NHẬN, XÁC MINH, BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29/3/2011;

Căn cứ Nghị định s62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 ca Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ;

Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;

Căn cThông tư liên tịch số 134/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 25/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác htrợ nạn nhân quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;

Căn cứ Thông tư s 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sđiu của Luật Phòng, chống mua bán người;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG ngày 10/02/2014 của Bộ trưng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưng Bộ Ngoại giao hướng dn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán;

Xét đề nghị của Giám đc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình s91/TTr-LĐTBXH ngày 17/6/2019 và Báo cáo s 396/BC-BLĐTBXH ngày 12/8/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam và các Đoàn thể tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Chánh, PCVP. UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VX, KTNS, THNC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hòa Hiệp

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TRONG TIẾP NHẬN, XÁC MINH, BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2641/QĐ-UBND ngày 23/8/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về nguyên tắc phối hợp, hình thức phối hợp, nội dung phối hợp và trách nhiệm của cơ quan chủ trì với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ đối với nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan được giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện việc tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện phối hợp

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người. Đảm bảo thống nhất công tác quản lý nhà nước về tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

2. Hoạt động phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định.

3. Bảo đảm kịp thời, chính xác, an toàn: bảo hộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân.

4. Bảo đảm bí mật thông tin về nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hình thức phối hợp

Tùy theo tính chất, nội dung công việc cần phối hợp với các cơ quan khác, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng một trong các hình thức phối hợp sau đây:

1. Phát hành văn bản hoặc gửi hồ sơ đề nghị cơ quan phối hợp tham gia ý kiến. Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời bằng văn bản theo thời hạn đề nghị của cơ quan chủ trì; quá thời hạn trên mà không trả lời, được xem như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về nội dung được hỏi ý kiến.

2. Tổ chức họp, trong trường hợp cần thiết thì lập biên bản để làm cơ sở xác định trách nhiệm các bên phải tiến hành theo thẩm quyền. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm cử người đi họp, ý kiến phát biểu của người được cử đi họp được xem là ý kiến chính thức của đơn vị. Trường hợp có một hoặc các bên không thống nhất nội dung thì được bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp và trình UBND tỉnh quyết định.

3. Cơ quan phối hợp cử công chức lãnh đạo, công chức chuyên môn nghiệp vụ để giúp cơ quan chủ trì giải quyết công việc nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo đúng nguyên tắc phối hợp.

Điều 5. Nội dung phối hợp

1. Phối hợp trong việc tham mưu, triển khai thực hiện các quy định có liên quan đến việc tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân theo quy định.

2. Phối hợp trong công tác xác minh thông tin, tiếp nhận, chuyển tuyến nạn nhân tới các cơ quan, tổ chức và gia đình phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, tình trạng tâm lý và sức khỏe của nạn nhân. Bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân của họ trong suốt quá trình tiếp nhận, tái hòa nhập cộng đồng.

3. Phối hợp trong việc tuyên truyền âm mưu, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, cung cấp thông tin về chính sách, chế độ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ dành cho nạn nhân bị mua bán trở về.

4. Quản lý địa bàn, rà soát, thống kê, lập cơ sở dữ liệu về người bị mua bán trở về; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

Chương II

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh các nội dung quy định liên quan đến công tác thực hiện việc tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo đúng quy định.

2. Phối hợp với Công an tỉnh trong việc tiếp nhận nạn nhân trở về.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo quy định.

4. Áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 7, Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ đối với nạn nhân, người thân thích đi cùng nạn nhân do cơ quan mình tiếp nhận; đề nghị các cơ quan có liên quan và người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân và người thân của họ khi cần thiết.

5. Phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tệ nạn mua bán người, vận động người dân thực hiện tốt công tác di cư, kết hôn với người nước ngoài, lao động ở nước ngoài an toàn.

6. Chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc khảo sát tình hình, thống kê nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh để tổng hợp, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

7. Trên cơ sở kế hoạch hàng năm UBND tỉnh giao, chủ trì lập dự toán kinh phí bảo đảm cho các hoạt động tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 7. Công an tỉnh

1. Chủ trì công tác tiếp nhận đối với nạn nhân từ nước ngoài trở về thông qua đường ngoại giao. Thực hiện hợp tác quốc tế trong việc xác minh thông tin nhân thân của nạn nhân, cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa họ về nước. Chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh cấp giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân theo quy định.

2. Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xác minh, xác định nạn nhân; cấp giấy chứng nhận cho nạn nhân theo quy định.

3. Thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết những trường hợp nạn nhân được trao trả, giải cứu để phối hợp tiếp nhận. Chuyển tuyến đưa nạn nhân vào Trung tâm Công tác xã hội tỉnh hoặc đưa về gia đình (theo nguyện vọng của nạn nhân) để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định.

4. Chỉ đạo các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân và người thân thích của nạn nhân theo thẩm quyền khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị.

5. Tăng cường công tác đấu tranh với các loại tội phạm mua bán người; tập trung triệt phá các đường dây, ổ nhóm lừa gạt, dụ dỗ phụ nữ, trẻ em để bán ra nước ngoài. Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh, xử lý đối với tệ nạn mua bán người; phổ biến âm mưu, phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người.

6. Chủ trì lập dự trù kinh phí bảo đảm cho các hoạt động tiếp nhận nạn nhân từ nước ngoài trở về, xác minh và bảo vệ nạn nhân bị mua bán trở về theo chức năng của ngành mình, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 8. Sở Tư pháp

1. Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý và Phòng Tư pháp các huyện, thành phố nơi nạn nhân được tiếp nhận hoặc trở về thường trú thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho nạn nhân; phối hợp với các cơ quan thi hành pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân trong quá trình tố tụng; phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.

2. Phới hợp với các cơ quan, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người, những chính sách, chế độ hỗ trợ của Nhà nước dành cho nạn nhân bị mua bán trở về trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt tuyên truyền cho Nhân dân biết các thủ tục khi kết hôn có yếu tố nước ngoài để tránh cho người dân bị đối tượng xấu lừa gạt.

Điều 9. Sở Y tế

Chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức khám, chữa bệnh cho nạn nhân theo quy định.

Điều 10. Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý, tạo điều kiện tiếp nhận những nạn nhân bị mua bán trở về có nhu cầu học văn hóa, không kỳ thị, phân biệt đối xử; miễn học phí theo đúng quy định của pháp luật.

2. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng tuyên truyền về tệ nạn mua bán người tại các đơn vị trường học, trường nghề; nâng cao ý thức cảnh giác của các em học sinh trước âm mưu, thủ đoạn của đối tượng mua bán người; giáo dục kỹ năng sống cho các em biết cách tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội.

Điều 11. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh lồng ghép, bố trí các nguồn lực cho công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành có liên quan thẩm định các chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch có liên quan đến công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định.

Điều 12. Sở Tài chính

1. Bố trí kinh phí thực hiện công tác tiếp nhận, xác minh, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân theo Thông tư liên tịch số 134/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 25/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân.

2. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí tiếp nhận, xác minh, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước; nguồn huy động, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 13. UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa

1. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố thực hiện việc tiếp nhận đối với những nạn nhân được giải cứu, tự trở về và nạn nhân bị mua bán trong nước đến trình báo.

2. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Công an các huyện, thành phố trong việc xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán trở về.

3. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 7, Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ đối với nạn nhân, người thân thích đi cùng nạn nhân do cơ quan mình tiếp nhận.

4. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kịp thời hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân khi mới tiếp nhận, chuyển tuyến cho nạn nhân đến Trung tâm Công tác xã hội tỉnh khi nạn nhân có nhu cầu. Nếu nạn nhân không có nhu cầu được chuyển tuyến đến Trung tâm Công tác xã hội tỉnh thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trợ cấp tiền tàu xe, tiền ăn, đi đường cho nạn nhân trở về nơi cư trú.

5. Thực hiện việc hỗ trợ khó khăn ban đầu, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ học văn hóa cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.

6. Huy động các nguồn lực ở địa phương, lồng ghép các chương trình xóa đói, giảm nghèo để giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống, góp phần phòng, chống mua bán người bền vững trên từng địa bàn khu dân cư.

7. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị có liên quan đến công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn huyện, thành phố hàng năm lập dự trù kinh phí tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trong nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, trình UBND các huyện, thành phố xem xét, quyết định.

Điều 14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Chỉ đạo các thành viên căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thực hiện việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tệ nạn mua bán người, những hệ lụy của tệ nạn này đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh. Vận động các thành viên chung tay hỗ trợ những nạn nhân bị mua bán trở về.

Điều 15. Thông tin, báo cáo

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chỉ đạo Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội định kỳ 06 tháng và hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành có liên quan về công tác phối hợp tiếp nhận, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân theo định kỳ 06 tháng, một năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. Chủ động đánh giá công tác phối hợp giữa các cơ quan theo quy chế này, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

2. Các sở, ngành có liên quan

Các cơ quan thực hiện công tác tiếp nhận, xác minh, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo định kỳ hàng quý, 06 tháng, một năm bằng văn bản hoặc đột xuất bằng các hình thức thông tin liên lạc phù hợp (điện thoại, Email...).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Thành lập các tổ chức phối hợp thực hiện

1. Cấp tỉnh

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành, ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về (Thành phần Tổ công tác do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định). Tổ công tác liên ngành có trách nhiệm tham mưu cho liên ngành trong việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng theo quy định pháp luật.

2. Cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là Tổ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện. Thành viên Tổ gồm đại diện các cơ quan, đơn vị: Công an, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tư pháp, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, tổ chức cùng cấp liên quan. Nhiệm vụ của các thành viên do Tổ trưởng phân công.

3. Cấp xã

Căn cứ tình hình thực tế về công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về tại địa phương. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập Tổ công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm Tổ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện. Thành viên Tổ gồm Trưởng công an xã, Chủ tịch Hội phụ nữ, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc công chức Văn hóa - Xã hội). Nhiệm vụ của các thành viên do Tổ trưởng phân công.

Điều 17. Kinh phí thực hiện

Kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo trong dự toán chi thường xuyên hàng năm được giao của các cơ quan, đơn vị theo quy định.

Điều 18. Điều khoản thi hành

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp quá trình thực hiện Quy chế này của các cơ quan, đơn vị.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.