- 1 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 2 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 3 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 4 Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 1 Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 2 Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 3 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 4 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 5 Thông tư 37/2019/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6 Quyết định 3298/QĐ-BCT năm 2020 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Hoa, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a do Bộ Công thương ban hành
- 7 Quyết định 1719/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Hoa, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 9 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 10 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 11 Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2644/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3298/QĐ-BCT ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-BCT ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm Sorbitol được phân loại theo các mã HS 2905.44.00 và 3824.60.00 có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (mã vụ việc: AD14), Nội dung chi tiết được nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM SORBITOL CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA ẤN ĐỘ, CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A VÀ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2644/QĐ-BCT ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức
a) Tên gọi và đặc tính cơ bản
- Tên gọi: Siro sorbitol
- Đặc tính cơ bản: Siro sorbitol có các đặc tính phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6466:2008 - Phụ gia thực phẩm - Xirô Sorbitol, Quy chuẩn Việt Nam QCVN 4-33:2020/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm Siro sorbitol.
b) Mã số hàng hóa (Mã HS) và mức thuế nhập khẩu hiện hành
Tại thời điểm hiện tại, hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) chính thức được phân loại theo mã HS sau: 2905.44.00 và 3824.60.00.
Mã số | Mô tả hàng hóa | Thuế nhập khẩu ưu đãi (Thuế MFN) |
Phần VI | SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT HOẶC CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN |
|
Chương 29 | HÓA CHẤT HỮU CƠ |
|
2905 | Rượu mạch hở và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng |
|
| - Rượu đa chức khác: |
|
2905.44.00 | - - D-glucitol (sorbitol) | 5% |
Chương 38 | CÁC SẢN PHẨM HÓA CHẤT KHÁC |
|
3824 | Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp có liên quan (kể cả các sản phẩm và chế phẩm chứa hỗn hợp các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác |
|
3824.60.00 | - Sorbitol trừ loại thuộc phân nhóm 2905.44 | 5% |
Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hoá bị áp dụng thuế CBPG chính thức để phù hợp với mô tả hàng hoá bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).
Hàng hóa bị áp dụng thuế CBPG chính thức là hàng hóa có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ (Ấn Độ), Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (In-đô-nê-xi-a) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
2. Kết luận điều tra chính thức
Kết luận điều tra chính thức của Cơ quan điều tra xác định rằng có tồn tại: (i) hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra; (ii) ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại đáng kể; và (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bán phá giá với thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.
Cơ quan điều tra đã gửi dự thảo Kết luận điều tra chính thức cho các bên liên quan đóng góp ý kiến theo quy định.
STT | Tên công ty sản xuất xuất khẩu | Tên công ty thương mại liên quan | Mức thuế chống bán phá giá chính thức |
| (Cột 1) | (Cột 2) | (Cột 3) |
| Ấn Độ | ||
1 | Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Ấn Độ | - | 52,75% |
| In-đô-nê-xi-a | ||
2 | PT Sorini Agro Asia Corporindo | - | 44,39% |
3 | PT Sorini Towa Berlian Corporindo | ||
4 | Tổ chức, cá nhân khác sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ In-đô-nê-xi-a | - | 57,55% |
| Trung Quốc | ||
5 | Shandong Tianli Pharmaceutical Co., Ltd | Shandong Lianmeng International Trade Co., Ltd. | 44,99% |
6 | Tổ chức, cá nhân khác sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc | - | 68,50% |
4. Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế CBPG chính thức
a) Hiệu lực
Thuế CBPG chính thức có hiệu lực kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế CBPG chính thức được ban hành.
b) Thời hạn áp dụng
Thời hạn áp dụng thuế CBPG chính thức là 05 (năm) năm kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế CBPG chính thức có hiệu lực (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ trưởng Bộ Công Thương).
5. Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức
Để có cơ sở xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế CBPG, Cơ quan Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); hoặc
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại:
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;
- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực;
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu;
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; và
- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Nội dung kiểm tra cụ thể như sau:
Bước 1: Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Trường hợp 1: Nếu người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì áp dụng mức thuế CBPG là 68,50%.
- Trường hợp 2: Nếu người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ nước, vùng lãnh thổ khác không phải là Ấn Độ, In-đô-nê-xi- a và Trung Quốc thì không phải nộp thuế CBPG.
- Trường hợp 3: Nếu người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc thì chuyển sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra Giấy chứng nhận chất lượng (bản gốc) của nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận nhà sản xuất)
- Trường hợp 1: Nếu: (i) người khai hải quan không nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất hoặc (ii) nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất nhưng tên tổ chức, cá nhân trên Giấy chứng nhận không trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này thì nộp thuế CPBG ở mức như sau:
52,75% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Ấn Độ;
57,55% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ In-đô-nê- xi-a; và
68,50% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc.
- Trường hợp 2: Nếu người khai hải quan nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên tổ chức, cá nhân trên Giấy chứng nhận trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này thì chuyển sang Bước 3.
Bước 3: Kiểm tra tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu
- Trường hợp 1: Nếu tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 hoặc trùng với tên tên tổ chức, cá nhân tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 3 của Thông báo này.
- Trường hợp 2: Nếu tên tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) không trùng với tên tên tổ chức, cá nhân tại Cột 1 Mục 3 hoặc không trùng với tên tổ chức, cá nhân tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 Mục 3 thì nộp thuế CPBG ở mức như sau:
52,75% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Ấn Độ;
57,55% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ In-đô-nê- xi-a; và
68,5 0% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong vụ việc này, các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu có tên sau đây được xác định có chênh lệch giữa mức thuế CBPG chính thức và mức thuế CBPG tạm thời:
STT | Tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu | Tên công ty thương mại liên quan | Mức thuế CBPG tạm thời | Mức thuế CBPG chính thức | Chênh lệch mức thuế CBPG |
|
|
| (1) | (2) | (3)=(2)-(1) |
In-đô-nê-xi-a | |||||
1 | PT Sorini Agro Asia Corporindo | - | 39,63% | 44,39% | 4,76% |
2 | PT Sorini Towa Berlian Corporindo | - | 56,46% | -12,07% | |
Trung Quốc | |||||
3 | Shandong Tianli Pharmaceutical Co., Ltd | - | 45,15% | 44,99% | -0,16% |
- Trong trường hợp mức chênh lệch thuế CBPG tại Cột (3) bảng trên nhỏ hơn 0 (không), tổ chức, cá nhân nhập khẩu được hoàn lại khoản chênh lệch về thuế đã nộp theo quy định tại khoản 5 Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14.
- Trong trường hợp mức chênh lệch thuế CBPG tại Cột (3) bảng trên lớn hơn hoặc bằng 0 (không), tổ chức, cá nhân nhập khẩu không bị truy thu khoản chênh lệch về thuế.
7. Trình tự thủ tục tiếp theo của vụ việc
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Cơ quan điều tra sẽ thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ sau khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
- 1 Quyết định 1578/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2 Quyết định 1975/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3 Quyết định 2302/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Công văn 1308/TCHQ-TXNK năm 2022 vướng mắc áp dụng thuế chống bán phá giá sợi dài làm từ polyester do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5 Quyết định 706/QĐ-BTC năm 2022 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6 Công văn 1573/TCHQ-TXNK năm 2022 thực hiện thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm vật liệu hàn do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7 Quyết định 928/QĐ-BCT năm 2022 về đính chính Quyết định 2302/QĐ-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành