ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2645/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 16 tháng 8 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2013, TỈNH THANH HÓA.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ vào Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 3170/2010/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy định về việc xác định các nhiệm vụ KH, CN hàng năm của tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 511/TTr-KHCN ngày 02/8/2012 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xin phê duyệt kế hoạch nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch các nhiệm vụ khoa học, công nghệ tỉnh Thanh Hóa năm 2013, bao gồm 40 nhiệm vụ (có danh mục kèm theo).
Điều 2. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các đơn vị tiến hành các thủ tục theo đúng quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các quy định hiện hành, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các đơn vị chủ trì, chủ nhiệm các đề tài, dự án; thủ trưởng ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2013
(Kèm theo Quyết định số: 2645/QĐ-UBND ngày 16/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT | Tên nhiệm vụ | Mục tiêu dự kiến | Nội dung chủ yếu | Kết quả dự kiến | Hình thức giao nhiệm vụ | |||||||
| Chương trình 1: Phát triển tiềm lực Khoa học và Công nghệ của tỉnh | |||||||||||
1. | 1.1 | Đề tài: Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý và đào tạo tại trường đại học Hồng Đức. | *Mục tiêu tổng quát: Tạo lập môi trường làm việc điện tử cho lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. *Mục tiêu cụ thể: Xây dựng được hệ phần mềm tác nghiệp: - Quản lý văn bản hành chính. - Quản lý thi và chấm thi. - Quản lý chương trình đào tạo. - Quản lý hoạt động KH&CN. - Quản lý vật tư thiết bị. - Quản lý nhân sự, tiền lương. - Quản lý đào tạo trực tuyến Elearning. | - Khảo sát toàn diện các hoạt động của trường. - Phân tích và chuẩn hóa dữ liệu vào - ra. - Mô hình hóa các hoạt động nghiệp vụ bằng các sơ đồ toán học. - Xác định các quy trình tác nghiệp của các đơn vị chuyên môn trong trường. - Xác định chuẩn công nghệ, chuẩn dữ liệu. - Lựa chọn công nghệ xây dựng hệ phần mềm. - Phân tích và thiết kế hệ thống. - Lập trình và kiểm thử. - Cài đặt và chạy thử nghiệm. - Nghiệm thu, đánh giá. - Tập huấn và khai thác sử dụng. | - Hệ phần mềm hỗ trợ công tác quản lý văn bản, quản lý chương trình đào tạo, quản lý thi, quản trị vật tư thiết bị, quản lý hoạt động KH&CN của trường ĐH Hồng Đức. - Tài liệu kỹ thuật để sinh viên tham khảo khi học môn Lập trình hướng đối tượng và Phân tích thiết kế hệ thống. - Tài liệu hướng dẫn sử dụng. | Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức | ||||||
2. | 1.2 | Đề tài: Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước về Khoa học và Công nghệ. | Xây dựng được hệ thống thông tin (Cổng thông tin điện tử và Phần mềm quản lý nhiệm vụ Khoa học Công nghệ) phục vụ công tác quản lý Nhà nước về Khoa học công nghệ. | - Khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước tại Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa. - Khảo sát các quy trình quản lý nhiệm vụ KHCN tại Sở Khoa học và Công nghệ. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động khoa học và công nghệ. - Xây dựng 02 phần mềm là Cổng điện tử và phần mềm quản lý nhiệm vụ Khoa học Công nghệ. - Chuyển giao, hướng dẫn sử dụng phần mềm | - Báo cáo khảo sát, đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa. - Cơ sở dữ liệu về hoạt động khoa học và công nghệ. - Phần mềm Cổng thông tin điện tử. - Phần mềm Quản lý nhiệm vụ Khoa học Công nghệ. | Giao trực tiếp Trung tâm Thông tin, ứng dụng và Chuyển giao Khoa học Công nghệ | ||||||
|
| Chương trình 2: Ứng dụng tiến bộ KH&CN nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp cạnh tranh, xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp bền vững | ||||||||||
3. | 2.1 | Dự án KHCN: Xây dựng mô hình sản xuất hoa Lan Hồ Điệp chất lượng cao, tại Thành phố Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa. | Xây dựng được mô hình sản xuất hoa Lan Hồ Điệp có thể điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đạt thu nhập từ 1.000 triệu đồng/1000 m2/năm. | - Xây dựng hệ thống nhà lưới. - Đầu tư thiết bị phù hợp. - Tiếp nhận quy trình công nghệ. - Triển khai sản xuất Hoa Lan theo quy trình công nghệ. - Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong quá trình sản xuất để hoàn thiện quy trình. - Đánh giá hiệu quả của mô hình. | - Mô hình sản xuất hoa Lan Hồ Điệp trong nhà lưới, đạt doanh thu 1.000 triệu đồng/1000 m2/năm. - Hướng dẫn kỹ thuật trồng Lan Hồ Điệp. | Giao trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh - Viện Nghiên cứu rau quả. | ||||||
4. | 2.2 | Dự án KHCN: Xây dựng mô hình Hợp tác xã: sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm do phụ nữ làm chủ. | Xây dựng được 8 mô hình hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu tại 8 xã đại diện cho các vùng miền trong tỉnh. | - Điều tra điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội vùng dự án thực hiện. - Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình. - Tham quan học tập kinh nghiệm. - Xây dựng mô hình hợp tác xã do phụ nữ làm chủ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm. - Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm. - Đánh giá hiệu quả các mô hình. | - 8 mô hình hợp tác xã do phụ nữ làm chủ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu. - Đào tạo nghề nấm cho 280 lao động nữ là thành viên tham gia hợp tác xã trồng nấm. - Báo cáo tổng kết dự án, - Giải pháp nhân rộng mô hình hợp tác xã do phụ nữ làm chủ trong tỉnh. | Giao trực tiếp Trung tâm Dạy nghề Phụ nữ | ||||||
5. | 2.3 | Dự án KHCN: Xây dựng mô hình phát triển cây đậu xanh ĐX208 và ĐX16 vụ hè thu trên đất cát ven biển Thanh Hóa | Phát triển 2 giống đậu xanh ngắn ngày ĐX208; ĐX16 có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện khô hạn và nhiễm mặn trên vùng đất cát ở các huyện ven biển Thanh Hóa. | - Lựa chọn địa điểm, xây dựng 3 mô hình trình diễn 2 giống đậu xanh ĐX208, ĐX16 quy mô 2 ha/mô hình tại các huyện ven biển. - Hoàn thiện quy trình để nhân rộng trong sản xuất. | - 6 tấn đậu xanh giống đạt tiêu chuẩn chất lượng giống xác nhận. - Mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất các loại cây trồng khác. - Hướng dẫn kỹ thuật trồng đậu xanh xen canh và trồng thuần trên đất cát ven biển. | Giao trực tiếp Công ty Cổ phần Khoa học Nông nghiệp Miền Bắc | ||||||
6. | 2.4 | Đề tài: - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng xen cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) dưới tán rừng Cao su thời kỳ khai thác tại Thanh Hóa | - Xây dựng được biện pháp kỹ thuật trồng xen cây Sa nhân tím dưới tán rừng Cao su thời kỳ khai thác. - Xây dựng thành công mô hình trồng Sa nhân tím dưới tán rừng Cao su khai thác đạt hiệu quả cao. - Góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác cao su. | - Lựa chọn địa điểm trồng ở các huyện miền núi Thanh Hóa. - Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm mỗi huyện 1 ha. - Bố trí ô thử nghiệm để xác định các biện pháp kỹ thuật so với đối chứng. - Hoàn thiện quy trình trồng. - Sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. - Đánh giá hiệu quả, nhân rộng. | - Mô hình trồng xen Sa nhân tím dưới tán cây cao su khai thác đạt hiệu quả cao. - Hướng dẫn kỹ thuật trồng xen Sa nhân tím dưới tán cây cao su thời kỳ khai thác. | Giao trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ. | ||||||
7. | 2.5 | Đề tài: Đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu gây hại trên tập đoàn các giống lúa lai ở tỉnh Thanh Hóa. | Đánh giá, lựa chọn được một số giống lúa lai năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu rầy nâu để khuyến cáo cho sản xuất. | - Điều tra, khảo sát về tình hình nhiễm rầy nâu trên tập đoàn lúa lai tại Thanh Hóa. - Đánh giá mức độ nhiễm rầy nâu của các giống lúa lai trên đồng ruộng tại Thanh Hóa. - Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu. - Xây dựng các báo cáo chuyên đề. | - Tập kết quả điều tra, khảo sát - Khuyến cáo các giống lúa lai năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu rầy nâu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Các báo cáo chuyên đề. | Giao trực tiếp Trường Trung cấp Nông - Lâm Thanh Hóa | ||||||
8. | 2.6 | Đề tài: Tuyển chọn bộ giống lúa cực ngắn (80 - 85 ngày) để né tránh thiên tai cho các vùng hay bị lũ sớm tại Thanh Hóa. | - Tuyển chọn được 1- 2 giống lúa cực ngắn (80 - 85 ngày, năng suất 50 - 55 tạ/ha) để gieo cấy tại các vùng hay bị lũ sớm. - Hoàn thiện quy trình và xây dựng mô hình lúa hè thu né lũ. | - Bố trí thực nghiệm so sánh, tuyển chọn bộ giống lúa cực ngắn ở Nông Cống, Tĩnh Gia, Thạch Thành. - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình. - Xây dựng mô hình sản lúa cực ngắn ngày tại vùng hay bị lũ sớm. - Tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền, nhân rộng mô hình. | - 1- 2 giống lúa cực ngắn. - Quy trình canh tác giống mới. - Mô hình trình diễn giống cực ngắn. | Tuyển chọn | ||||||
9. | 2.7 | Dự án KHCN: (Chương trình 68) Hỗ trợ sản xuất thử để công nhận giống Quốc gia và trình diễn mô hình thâm canh giống lúa Thanh Hoa 1 đạt năng suất 10 tấn/ha tại Thanh Hóa. | - Giống Thanh Hoa 1 nghiên cứu chọn tạo tại Thanh Hóa được công nhận giống Quốc gia. - Xây dựng được các mô hình trình diễn giống mới Thanh Hoa 1 đạt năng suất 10 tấn/ha để nhân rộng trong sản xuất. | - Hỗ trợ sản xuất thử ở 11 tỉnh để công nhận giống Quốc gia Thanh Hoa 1. - Xây dựng 6 mô hình trình diễn giống Thanh Hoa 1 tại Thanh Hóa đạt năng suất 10 tấn/ha. | - Quy trình sản xuất hạt giống lai F1 giống Thanh Hoa 1 cho năng suất 10 tấn/ha. - Giống Thanh Hoa 1 thương hiệu “Thanh Hóa”. | Giao trực tiếp Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thanh Hóa | ||||||
10. | 2.8 | Dự án hỗ trợ: Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Yên Định, Thanh Hóa. | *Mục tiêu chung: Xây dựng và được Bộ NN&PTNT công nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Yên Định, Thanh Hóa *Mục tiêu cụ thể: - Bổ sung hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. - Hoàn thiện quy trình chăn nuôi và sản xuất thịt lợn sạch đạt tiêu chuẩn. - Hoàn thiện hồ sơ và đề nghị Bộ NN&PTNT công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. | - Khảo sát tổng thể, xác định các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp. - Đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh với Bộ NN&PTNT. - Xây dựng hệ thống tiêu chí bổ sung trong quản lý và thực hành chăn nuôi tốt. - Thực hiện một số biện pháp kỹ thuật bổ sung theo quy định. - Tổ chức thực hành quy trình chăn nuôi lợn thịt sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá. - Hoàn thiện hồ sơ thủ tục đề nghị Bộ NN&PTNN cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. | - Mô hình cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, được ghi hình bằng DVD và báo cáo. - Giấy chứng nhận cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh (Bộ NN&PTNT cấp). - Các báo cáo có liên quan và sản phẩm trung gian. - Báo cáo tổng kết DA. | Giao trực tiếp Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Yên Định | ||||||
11. | 2.9 | Dự án KHCN: Thực hiện chăn nuôi trên đệm lót sinh học, không có chất thải tại tỉnh Thanh Hóa. | - Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi tạo ra, phát triển chăn nuôi bền vững. - Nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. | - Khảo sát nhu cầu về điều kiện thực hiện, lựa chọn hộ chăn nuôi đủ điều kiện tham gia thực hiện dự án. - Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ nguyên vật liệu, chỉ đạo các hộ xây dựng mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học, mỗi mô hình có diện tích chuồng 20 - 60 m2. - Theo dõi, giám sát việc thực hiện, quy trình kỹ thuật bảo dưỡng đệm lót, thu thập thông tin đánh giá kết quả. - Sơ kết năm, rút kinh nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình. - Tổng kết dự án. | - Các mô hình chăn nuôi trên đệm lót với chuồng trại chăn nuôi không còn mùi hôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm dịch bệnh, tiết kiệm nước, năng lượng chi phí và sức lao động, gia tăng hiệu quả cho người chăn nuôi, có điều kiện để phát triển bền vững. - Quy trình kỹ thuật về chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học phù hợp với điều kiện Thanh Hóa. - Báo cáo tổng kết dự án | Giao trực tiếp Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa | ||||||
12. | 2.10 | Đề tài: So sánh, tuyển chọn, hoàn thiện quy trình sản xuất một số giống khoai tây mới năng suất cao, chất lượng tốt tại Thanh Hóa. | - Xác định được bộ giống khoai tây mới, có năng suất cao, chất lượng tốt, chủ động được giống, phục vụ sản xuất đại trà khoai tây cho tỉnh Thanh Hóa. - Tuyển chọn được 2- 3 giống khoai tây mới, năng suất củ giống (15 tấn/ha), chất lượng tốt, sạch bệnh. - Tập huấn 200 - 300 lượt nông dân sản xuất thành thạo khoai tây giống và thương phẩm. - Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống và thương phẩm cho các giống khoai tây được tuyển chọn. | - Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai. - Chuẩn bị bộ giống đưa vào so sánh, 10 giống: Diamant, Sinora, Hồng Hà 7, VT2, KT3, Solara, Alandin, Atlantic, Eben, Variety. - Tiến hành bố trí thực nghiệm so sánh cho 10 giống trên. - Trình diễn các giống khoai tây tuyển chọn được. - Hội nghị đánh giá, lựa chọn 2 - 3 giống ưu tú. - Tiến hành sản xuất giống phục vụ cho sản xuất đại trà trên quy mô 5 ha. - Theo dõi các chỉ tiêu chính về Kinh tế - kỹ thuật. - Hội nghị đầu bờ | - 2 - 3 giống khoai tây, năng suất củ giống 15 tấn/ha. - Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất khoai tây giống sạch bệnh và khoai tây thương phẩm. - Trên 90 tấn khoai tây thương phẩm. - 200 - 300 nông dân thành thạo kỹ thuật sản xuất giống và thương phẩm. - Báo cáo so sánh, tuyển chọn. - Báo cáo tổng kết. | Tuyển chọn | ||||||
13. | 2.11 | Dự án KHCN: Xây dựng mô hình nuôi chim yến (Aerodramus fuciphagus) trong nhà tự tạo tại Thành phố Thanh Hóa. | Xây dựng mô hình để phát triển nghề nuôi yến tại TP Thanh Hóa - Xây dựng quy trình chuyển giao công nghệ bảo tồn, khai thác và phát triển quần thể chim yến tại tỉnh Thanh Hóa. - Bồi dưỡng 4 người lao động thành thạo nghề nuôi chim yến ở địa phương. | - Nghiên cứu tài liệu và kinh nghiệm tại các tỉnh phía Nam. - Xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ kỹ thuật nhà nuôi chim yến phù hợp với khí hậu địa phương. - Nghiên cứu kỹ thuật, trang thiết bị quyến rũ chim yến vào nhà và làm tổ, các biện pháp khai thác, sơ chế tổ yến - Xây dựng quy trình chuyển giao công nghệ nuôi chim yến trong nhà tại địa phương. | - Nhà nuôi chim yến ở TP Thanh Hóa (nhà nuôi chim yến 200m2, nhà điều hành 50 m2). - Quy trình công nghệ thu hút chim yến và định cư chim yến trong nhà. - Quy trình khai thác tổ yến đảm bảo khả năng tăng đàn tối đa. - Báo cáo kết quả thử nghiệm mẫu nhà nuôi chim yến ở TP Thanh Hóa. - Sơ thảo đề án quy hoạch phát triển nghề nuôi chim yến ở Thanh Hóa. - Báo cáo tổng kết. | Giao trực tiếp Hội Công nghệ Sinh học tỉnh Thanh Hóa | ||||||
14. | 2.12 | Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng quy trình sản xuất hạt giống và thâm canh tổ hợp lúa lai 2 dòng TH72 đạt năng suất, chất lượng cao tại Thanh Hóa. | - Ứng dụng thành công quy trình sản xuất hạt giống lúa lai 2 dòng TH72 đạt năng suất 2,5 tấn/ha. - Xây dựng được mô hình thâm canh tổ hợp lúa lai 2 dòng TH72 đạt năng suất trên 8 tấn/ha (vụ xuân) và trên 7 tấn/ha (vụ mùa). | - Nghiên cứu ứng dụng quy trình sản xuất hạt giống quy mô 5 ha. - Xây dựng mô hình thâm canh tại 3 vùng sinh thái. - Tổng kết, đánh giá mô hình. - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật. - Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. | - Quy trình sản xuất hạt giống. - 2,5 tấn hạt giống/ha. - Quy trình thâm canh tổ hợp lúa lai 2 dòng TH72. - Các báo cáo chuyên đề. | Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức | ||||||
15. | 2.13 | Đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống Cua xanh trong ao tại Thanh Hóa. | Nâng cao tỷ lệ sống từ giai đoạn zoael đến giai đoạn cua bột 6 - 8%, giảm giá thành sản phẩm 50%, tăng khả năng cạnh tranh của cua giống so với công nghệ sản xuất giống cua xanh trong bể. | - Thiết kế, xây dựng ao nuôi. - Bố trí thí nghiệm kỹ thuật về sinh sản nhân tạo cua xanh. - Nghiên cứu sản xuất sinh khối thức ăn tự nhiên cho cua. - Xây dựng, hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống cua xanh trong ao. | - Quy trình kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống của xanh trong ao. - 200.000 con cua giống. - Các báo cáo chuyên đề. - Báo cáo khoa học tổng kết đề tài. | Giao trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa. | ||||||
16. | 2.14 | Dự án KHCN: Xây dựng mô hình ứng dụng than sinh học sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp tại Thanh Hóa. | Xây dựng thành công mô hình ứng dụng than sinh học sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường. | Lựa chọn địa điểm triển khai xây dựng mô hình. - Chuyển giao công nghệ ứng dụng than sinh học sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp. - Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật. - Xây dựng mô hình ứng dụng than sinh học sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả các mô hình. | - Mô hình ứng dụng than sinh học sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp. - Các báo cáo chuyên đề. - Báo cáo phương án sử dụng và nhân rộng kết quả. | Giao trực tiếp Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Hồng Đức | ||||||
17. | 2.15 | Đề tài: Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy tại vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa. | - Cải tiến được đụt lưới mắt vuông đảm bảo khai thác hiệu quả đối tượng các loài cá và bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ. - Xây dựng được 3 mô hình ứng dụng đụt lưới mắt vuông. - Xây dựng được phương án nhân rộng kết quả. | - Thiết kế, cải tiến đụt mắt lưới vuông. - Sản xuất 3 loại đụt mắt lưới vuông theo thiết kế. - Ứng dụng đụt mắt lưới vuông vào khai thác cá. - Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. - Hoàn thiện đụt mắt lưới. - Xây dựng 3 mô hình ứng dụng đụt mắt lưới vuông. | - 3 loại đụt mắt lưới vuông đã được hoàn thiện. - Bản vẽ thiết kế 3 loại đụt mắt lưới vuông. - 3 mô hình ứng dụng đụt mắt lưới vuông. - Các báo cáo chuyên đề. | Giao trực tiếp Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa | ||||||
18. | 2.16 | Đề tài: Nghiên cứu bảo tồn sản xuất giống một số loài hoa phong lan và địa lan quý hiếm, giá trị kinh tế cao tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. | Bảo tồn các loài lan tự nhiên; phân loại, sản xuất giống một số loài phong lan, địa lan quý hiếm, giá trị kinh tế cao tại Khu bảo tồn Xuân Liên. | - Khảo sát, quy tập, phân loại và xây dựng mô hình nhân giống một số loài phong lan, địa lan quý hiếm giá trị kinh tế cao tại Khu bảo tồn Xuân Liên. - Xây dựng phương án bảo tồn, quy trình sản xuất giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài lan tự nhiên quý hiếm. | - Các tập số liệu điều tra, khảo sát. - Các báo cáo chuyên đề. - Quy trình sản xuất giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài lan tự nhiên quý hiếm trong Khu bảo tồn Xuân Liên. - Báo cáo khoa học tổng kết đề tài. | Giao trực tiếp Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên | ||||||
19. | 2.17 | Đề tài: Nghiên cứu sử dụng chất chiết của cây Sài hồ (Pluchea indica Less) làm chế phẩm phòng trị bệnh nhiễm khuẩn cho động vật thủy sản nước lợ và nước mặn. | - Xác định được một số hoạt chất chính từ chất chiết của cây Sài hồ có khả năng sử dụng làm chế phẩm phòng trị bệnh nhiễm khuẩn cho nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. - Xây dựng được quy trình sử dụng chất chiết từ cây Sài hồ để phòng và trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở thủy sản nuôi nước lợ và mặn. | - Điều tra tổng thể các bệnh nhiễm khuẩn gây thiệt hại trên động vật thủy sản nước lợ và nước mặn nuôi chủ yếu ở Thanh Hóa. - Phân lập và định danh các tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn chính trên một số đối tượng thủy sản nuôi chủ yếu ở Thanh Hóa (cá song/mú, cá vược/chẽm, tôm sú, tôm chân trắng). - Xác định các hoạt chất tách chiết từ cây Sài hồ và thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của các hoạt chất. - Xây dựng và thử nghiệm phác đồ phòng bệnh nhiễm khuẩn cho thủy sản. - Xây dựng và thử nghiệm phác đồ trị bệnh nhiễm khuẩn cho thủy sản. - So sánh khả năng sử dụng các chế phẩm chiết từ cây sài hồ với một số hóa dược dùng để phòng, trị bệnh nhiễm khuẩn thương mại. | - Danh mục các bệnh và tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn ở thủy sản nuôi. - Quy trình tách chiết, sản xuất chế phẩm kháng khuẩn từ cây Sài hồ. - Quy trình phòng bệnh nhiễm khuẩn từ chế phẩm tách chiết. - Quy trình trị bệnh nhiễm khuẩn từ chế phẩm tách chiết. - Bước đầu so sánh tốc độ sinh trưởng của thủy sản và giá trị kinh tế của việc sử dụng chế phẩm tách chiết phòng trị bệnh nhiễm khuẩn so với một số sản phẩm thương mại. - Đào tạo 02 - 03 cử nhân và 01 - 02 Thạc sĩ, Tiến sĩ. - 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước. - Báo cáo tổng kết đề tài. | Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức | ||||||
|
| Chương trình 3: Ứng dụng KH&CN nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa – dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng | ||||||||||
20. | 3.1 | Đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý đường giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. | Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản lý đường giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. | - Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu của ngành. - Nghiên cứu xây dựng các modul để quản lý dữ liệu, và trợ giúp công tác tính toán, dự báo kế hoạch phát triển của ngành. - Vận hành khai thác hệ thống. | - Cơ sở dữ liệu về giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Phần mềm quản lý giao thông. | Giao trực tiếp Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa | ||||||
21. | 3.2 | Đề tài: Nghiên cứu triển khai thí điểm giải pháp bảo mật tích hợp, đa tầng đảm bảo an ninh mạng và an toàn dữ liệu cho các cơ quan Nhà nước tại Thanh Hóa. | - Ngăn ngừa tin tặc khai thác, giảm thiểu các nguy cơ bị tấn công, chống lấy cắp thông tin phá hoại hệ thống. Đảm bảo tính tin cậy, toàn vẹn và sẵn sàng cho hệ thống thông tin. - Nghiên cứu triển khai công nghệ “điện toán đám mây” để tận dụng năng lực hệ thống tài nguyên của Trung tâm ANM phục vụ việc cung cấp các phần mềm dịch vụ, Web 2.0... - Đưa giải pháp về an ninh hệ thống vào áp dụng tại Trung tâm ANM theo đúng tiêu chuẩn ISO 27001: 2005. | - Khảo sát hiện trạng và nhu cầu về an toàn, an ninh mạng. - Nghiên cứu triển khai giải pháp bảo mật tích hợp, đa tầng bao gồm xây dựng các dịch vụ: + Dịch vụ bảo vệ hệ thống các máy chủ. + Dịch vụ phòng chống tấn công từ chối dịch vụ. + Dịch vụ thử nghiệm thâm nhập. + Dịch vụ Security Audit. - Đầu tư các phần mềm: quản lý tập trung hệ thống mạng, cập nhật bản vá các lỗ hổng, cung cấp nhật ký theo dõi các thao tác trong hệ thống, phân tích các điểm yếu trong hệ thống, phòng chống virus... - Bổ sung trang thiết bị lưu trữ mạng và thiết bị phần cứng, phần mềm để triển khai giải pháp “điện toán đám mây”. - Triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001:2005. | - Giải pháp đồng bộ, tích hợp để Trung tâm ANM có các thiết bị, phần mềm, công nghệ hiện đại đủ mạnh có thể phòng chống các nguy cơ gây mất an toàn, an ninh mạng phục vụ mạng truyền liệu chuyên dùng của các Cơ quan Đảng và Nhà nước. - Hệ thống các tài liệu, báo cáo chuyên đề đánh giá hiện trạng, kết quả khảo sát, mô tả giải pháp “điện toán đám mây”... in trên giấy và ghi trên đĩa CD- ROM. - Trung tâm ANM có chứng chỉ công nhận tiêu chuẩn ISO 27001:2005. | Giao trực tiếp Sở Thông tin và Truyền thông | ||||||
22. | 3.3 | Đề tài: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ và phần mềm quản lý Quy hoạch xây dựng tỉnh Thanh Hóa. | Xây dựng được cơ sở dữ liệu đồng bộ và phần mềm quản lý Quy hoạch xây dựng tỉnh Thanh Hóa. | - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu. - Học tập kinh nghiệm. - Đánh giá hiện trạng về quản lý Quy hoạch xây dựng. - Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ. - Xây dựng phần mềm Quản lý Quy hoạch xây dựng. | - Cơ sở dữ liệu đồng bộ phục vụ quản lý QHXD ở tỉnh Thanh Hóa. - Phần mềm quản lý quy hoạch xây dựng. | Giao trực tiếp Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa | ||||||
23. | 3.4 | Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế hoa văn tạo khuôn mẫu và cơ giới hóa một số khâu kỹ thuật đánh bóng sản phẩm đúc đồng. | - Đa dạng hóa được các sản phẩm đúc đồng. - Nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. | - Khảo sát thị trường. - Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế hoa văn, tạo khuôn mẫu phù hợp với thị trường. - Ứng dụng các thiết bị phù hợp cơ giới hóa kỹ thuật đánh bóng. - Sản xuất thử một số loại sản phẩm. - Hoàn thiện quy trình công nghệ. | - Báo cáo khảo sát thị trường. - Báo cáo các chuyên đề. - Quy trình sản xuất đồng mỹ nghệ. - 10 sản phẩm đồng mỹ nghệ. | Giao trực tiếp Chi hội Bảo tồn và Phục hồi nghề truyền thống Đông Sơn | ||||||
24. | 3.5 | Dự án SXTN: Sản xuất thử xe lăn dùng cho người khuyết tật. | - Hỗ trợ Sản xuất được 30 xe dùng cho những người khuyết tật cả hai chân, thương binh theo Bằng độc quyền sáng chế số: 9460 do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp ngày 18/7/2011 theo quyết định số 2137/QĐ-SHTT, đảm bảo các quy định hiện hành của Nhà nước về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. - Xe sử dụng dễ dàng, thuận tiện, phù hợp với thương binh và người tàn tật. - Giá thành hợp lý (rẻ hơn xe nhập ngoại). | - Tổ chức sản xuất; gia công, lắp ráp 30 xe gắn máy 3 bánh dùng cho những người khuyết tật cả hai chân, thương binh theo Bằng độc quyền sáng chế. - Xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm; đăng ký lưu hành phương tiện giao thông đường bộ dùng cho thương binh và người tàn tật. - Báo cáo kết quả dự án. | - 30 xe gắn máy 3 bánh dành cho người khuyết tật. - Xe đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe gắn máy 3 bánh dành cho người tàn tật. - Xe sử dụng dễ dàng, thuận tiện, phù hợp với thương binh và người tàn tật. - Giá thành hợp lý (rẻ hơn xe nhập ngoại). | Giao trực tiếp Công ty TNHH Xuân Sinh | ||||||
25. | 3.6 | Dự án SXTN: Sản xuất thử nghiệm bếp Gas năng lượng mới (dựa trên công nghệ yếm khí) nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường tại Thanh Hóa. | - Áp dụng công nghệ yếm khí sản xuất thành công bếp ga năng lượng mới, cải tiến sản phẩm phù hợp với với nhu cầu đun nấu và điều kiện của bà con nông thôn, miền núi. - Sản xuất được 1000 bếp nhỏ (18 x 50 cm) + 500 bếp (35x60 cm) + 20 lò nấu công suất lớn. - Bếp sử dụng bền, an toàn, tiết kiệm chi phí nhiên liệu do sử dụng đa dạng nguồn nhiên liệu sẵn có (lá cây, củi mục, mùn cưa, vỏ trấu, cành cây khô...). - Làm thay đổi các tập quán, thói quen đun nấu ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân nông thôn, miền núi. | - Đầu tư mở rộng thêm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. - Đào tạo 20 cán bộ kỹ thuật có tay nghề. - Tiến hành sản xuất thử. - Hoàn thiện quy trình sản xuất bếp để tạo nhiều ga nhất có thể. - Xây dựng quy trình hướng dẫn sử dụng bếp phục vụ đun nấu hiệu quả. - Tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình đun nấu bằng bếp ga năng lượng mới kết hợp phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường. - Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, đăng ký nhãn hiệu. - Tuyên truyền, giới thiệu Bếp ga năng lượng mới - Tổng kết dự án | - 1000 bếp nhỏ + 500 bếp nhỡ và 20 lò nấu sản xuất đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, đảm bảo an toàn cháy nổ, không khói, nhiệt độ sinh cao, dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí. - 20 cán bộ kỹ thuật lành nghề - 01 Quy trình hoàn thiện cách nhóm bếp để tạo nhiều ga. - 01 Quy trình hướng dẫn cách sử dụng bếp dễ hiểu, dễ thực hiện. - Tạo thêm việc làm cho 20 lao động với thu nhập bình quân 2,5 - 3,0 triệu đồng/ tháng. - Báo cáo tổng kết Dự án | Giao trực tiếp Công ty Cổ phần CN-Tech Vì Dân | ||||||
|
| Chương trình 4: Khoa học Xã hội và Nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội | ||||||||||
26. | 4.1 | Đề tài: Nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại miền núi Thanh Hóa. | Nghiên cứu lý luận và thực tiễn mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng một cách bền vững, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo tại miền núi Thanh Hóa. | - Đánh giá vai trò, khả năng, thế mạnh khai thác loại hình du lịch dựa vào công đồng tại miền núi. - Phân tích thực trạng khai thác phát triển du lịch. - Đề xuất mô hình thích hợp để khai thác có hiệu quả. - Xây dựng các tiêu chí mô hình. - Những giải pháp hữu hiệu. | - Báo cáo các chuyên đề. - Xây dựng một số mô hình điểm. - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu. - 03 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành. | Giao trực tiếp Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch | ||||||
27. | 4.2 | Đề tài: Nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ Văn địa phương trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. | - Xây dựng được hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương trong các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Biên soạn được tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá. - Hoàn thiện được nội dung chương trình, tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương. | - Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học của các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương. - Đánh giá thực trạng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương - Xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng dạy học. - Đưa ra một số đề xuất để thực hiện các giải pháp. - Thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của các giải pháp. | - 01 tài liệu: Đổi mới dạy và học chương trình Ngữ văn địa phương ở Trung học cơ sở. - Các báo cáo chuyên đề. - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu. | Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức | ||||||
28. | 4.3 | Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao vai trò Công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp ở Thanh Hóa. | - Đánh giá thực trạng vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò Công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công. | - Hệ thống hóa và xác định những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của Công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công. - Điều tra thực tiễn để làm rõ thực trạng vai trò của Công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công. | - Báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu. - Báo cáo số liệu điều tra khảo sát, tổng hợp kết quả khảo sát. - Báo cáo chuyên đề. - Tài liệu tập huấn, tài liệu tuyên truyền. - Kỷ yếu hội thảo. - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu. - Bài báo. | Giao trực tiếp Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa | ||||||
29. | 4.4 | Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng của khối dân vận xã, phường, thị trấn trong giai đoạn mới. | - Đánh giá đúng thực trạng tình hình tổ chức và công tác vận động quần chúng của khối dân vận trong thời gian qua, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và kinh nghiệm. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu. | - Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của khối dân vận xã, phường, thị trấn. - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng. - Đề xuất một số giải pháp. | - Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát. - Báo cáo chuyên đề. - Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng của khối dân vận xã, phường, thị trấn. - Báo cáo tổng kết đề tài. | Giao trực tiếp Ban Dân vận tỉnh ủy | ||||||
30. | 4.5 | Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình: “gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa. | - Xây dựng được mô hình: “Gia đình 5 không , 3 sạch” có hiệu quả tại 8 xã của 4 huyện đại diện cho các vùng miền trong tỉnh - Đề ra được các giải pháp nhân rộng mô hình. | - Khảo sát đánh giá thực trạng. - Xây dựng mô hình hoạt động “gia đình 5 không, 3 sạch” có hiệu quả tại 8 xã của 4 huyện đại diện cho 4 vùng miền trong tỉnh. - Tổng kết và đề ra giải pháp tiếp tục nhân rộng mô hình. | - Báo cáo khảo sát đánh giá thực trạng các mô hình hoạt động có hiệu quả của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh trong những năm qua. - 8 mô hình hoạt động. - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu. | Giao trực tiếp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa | ||||||
31. | 4.6 | Đề tài: Nghiên cứu tiềm năng di sản văn hóa và đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch tại không gian văn hóa du lịch Thành nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh. | - Luận giải được cơ sở khoa học của không gian văn hóa du lịch Di sản văn hóa thế giới thành Nhà Hồ và khu di tích lịch sử Lam Sơn. - Sưu tầm, bổ sung được tư liệu về các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến thời Trần - Hồ ở Thanh Hóa, đặc biệt các điểm vệ tinh của thành nhà Hồ. - Đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng văn hóa - du lịch của không gian Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh. - Đề xuất giải pháp xây dựng chuỗi sản phẩm trong trong không gian văn hóa du lịch Di sản văn hóa thế giới thành Nhà Hồ và khu di tích lịch sử Lam Sơn. | - Cơ sở khoa học xác định không gian văn hóa du lịch Di sản văn hóa thế giới thành Nhà Hồ và khu di tích lịch sử Lam Sơn. - Tiềm năng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tại không gian văn hóa - du lịch Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh. - Giải pháp xây dựng chuỗi sản phẩm trong trong không gian văn hóa du lịch Di sản văn hóa thế giới thành Nhà Hồ và khu di tích lịch sử Lam Sơn. | - Báo cáo chuyên đề - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu - Kỷ yếu hội thảo. - Bản kiến nghị các giải pháp - Từ điển địa danh văn hóa địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn (1418 - 1424). - Các bài báo khoa học | Giao trực tiếp Trường Đại học Văn hóa - Thể Thao và Du lịch | ||||||
32. | 4.7 | Đề tài: Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển (2013- 2020). | - Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập và hợp tác Quốc tế. - Tăng cường công tác quản lý, gắn với công tác tu bổ, tôn tạo và tổ chức hoạt động có hiệu quả. | - Khảo sát, nghiên cứu di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa trên diện rộng. - Khảo sát, nghiên cứu và làm rõ giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển. | - Các báo cáo chuyên đề. - Tập tài liệu điều tra, khảo sát và phân loại di sản văn hóa tiêu biểu. - Băng, đĩa âm thanh về văn hóa phi vật thể tiêu biểu. - Album ảnh giới thiệu về các di sản văn hóa tiêu biểu. - Bản đồ, sơ đồ phân vùng di sản văn hóa tiêu biểu. - Bài báo khoa học. - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu. | Giao trực tiếp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy | ||||||
|
| Chương trình 5: Ứng dụng thành tựu KH&CN trong y dược phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng | ||||||||||
33 | 5.1 | Đề tài: Nghiên cứu thực trạng bệnh loãng xương ở phụ nữ trưởng thành tại các huyện miền núi Thanh Hóa. | - Xác định được tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trưởng thành tại các huyện miền núi Thanh Hóa bằng máy siêu âm. - Đưa ra các biện pháp phòng bệnh loãng xương và các biến chứng. | - Nghiên cứu thực trạng bệnh loãng xương. - Nghiên cứu phân tích mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh loãng xương. - Nghiên cứu các chuyên đề. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp. | - Báo cáo tổng hợp, xử lý số liệu khám bệnh loãng xương. - Báo cáo các chuyên đề. - Báo cáo giải pháp phòng bệnh loãng xương và các biến chứng. - Báo cáo tổng kết. | Giao trực tiếp Bệnh viện Đa Khoa khu vực Ngọc Lặc | ||||||
34. | 5.2 | Đề tài: Ứng dụng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn nâng cao chất lượng điều trị vô sinh tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa. | - Đánh giá được thực trạng điều trị bệnh vô sinh tại bệnh viện phụ sản Thanh Hóa. - Xác định được tỷ lệ có thai lâm sàng trước và sau khi ứng dụng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. - Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. - Giải pháp nâng cao tỷ lệ có thai lâm sàng khi ứng dụng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn | - Nghiên cứu hồ sơ đánh giá thực trạng kết quả ứng dụng các kỹ thuật điều trị vô sinh đã áp dụng tại bệnh viện - Ứng dụng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn để điều trị vô sinh. - Tổng kết đánh giá - Báo cáo tổng kết khoa học. | - Các báo cáo chuyên đề. - Tập số liệu báo cáo, phân tích, xử lý số liệu. - Kỷ yếu hội thảo. - Báo cáo tổng kết khoa học. - Bài báo. - Đĩa DVD. | Giao trực tiếp Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. | ||||||
35. | 5.3 | Đề tài: Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý nang ống mật chủ ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. | - Đào tạo được kíp phẫu thuật nội soi bệnh lý nang ống mật chủ. - Nâng cao chất lượng điều trị cho trẻ em mắc bệnh nang ống mật chủ. | - Đào tạo kíp mổ. - Lựa chọn Bệnh nhân tham gia nghiên cứu. - Khám lâm sảng. - Ứng dụng phương pháp nội soi điều trị bệnh nang ống mật chủ. - Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân sau mổ. - Báo cáo tổng kết khoa học đề tài. | - Đào tạo được kíp phẫu thuật. - Các báo cáo nghiên cứu chuyên đề. - Kỷ yếu hội thảo khoa học. - Báo cáo tổng kết khoa học đề tài. - Báo cáo phương án sử dụng kết quả. | Giao trực tiếp Bệnh viện Nhi Thanh Hóa | ||||||
36. | 5.4 | Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng máy siêu âm điều trị kết hợp điện dẫn thuốc và kỹ thuật vận động phục hồi chức năng bệnh nhân liệt 1/2 người do tai biến mạch máu não tại Thanh Hóa. | - Nâng cao chất lượng cuộc sống của những người bị di chứng do TBMMN tại cộng đồng dân cư Thanh Hóa. - Đánh giá tác dụng của máy siêu âm điều trị kết hợp điện dẫn thuốc và các kỹ thuật vận động để điều trị - phục hồi chức năng (PHCN) cho bệnh nhân. - Xác lập phác đồ điều trị - phục hồi chức năng chuẩn cho bệnh nhân để triển khai tại các cơ sở y tế tuyến huyện tại Thanh Hóa. | - Lựa chọn 200 bệnh nhân bị TBMMN sau khi đã được điều trị cấp cứu tại các khoa tại bệnh viện Đa khoa tỉnh đủ tiêu chuẩn theo quy định để tiến hành điều trị - PHCN tại khoa PHCN. Các bệnh nhân này được phân làm 2 nhóm (nhóm nghiên cứu và nhóm chứng). Sử dụng thiết bị và kỹ thuật mới để điều trị - PHCN cho nhóm nghiên cứu. - Theo dõi hướng dẫn tập luyện với thời gian 3 tháng tại gia đình bệnh nhân. - Đánh giá kết quả, xây dựng phác đồ điều trị. | - Các báo cáo chuyên đề. - Báo cáo khoa học tổng kết đề tài. | Giao trực tiếp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. | ||||||
37. | 5.5 | Dự án Hỗ trợ: Nhân rộng kết quả nghiên cứu chế biến dược liệu, bào chế thuốc đông dược và thực phẩm chức năng tại hãng thuốc thể thao Thanh Hóa. | Ứng dụng thành công quy trình chế biến dược liệu, bào chế thuốc đông dược và thực phẩm chức năng được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. | - Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nhà xưởng. - Đào tạo, tập huấn cán bộ, công nhân kỹ thuật. - Tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ. - Kiểm tra đánh giá chất lượng. - Đăng ký cấp phép lưu hành. | Quy trình sản xuất 3 loại thuốc đông dược: Hoàn sinh lực, Thập hoàng hoàn, Hầu tê hoàn và 3 sản phẩm chức năng: Sinh tinh tái tạo hoàn, hồi xuân hoàn, hoạt huyết hóa ứ hoàn. | Giao trực tiếp Hãng thuốc Thể thao Thanh Hóa | ||||||
|
| Chương trình 6: Ứng dụng KH&CN khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu | ||||||||||
38. | 6.1 | Đề tài: Nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp xử lý mối hại các di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. | Xây dựng được hệ thống giải pháp xử lý mối hiệu quả, thân thiện với môi trường cho các công trình di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. | - Điều tra, thu thập các mẫu mối gây hại. - Phân tích, xác định thành phần loài mối gây hại. - Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài mối gây hại. - Nghiên cứu giải pháp xử lý mối cho từng loài gây hại. - Mô hình thử nghiệm. | - Báo cáo khoa học về thành phần loài mối hại. - Báo cáo khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái quan trọng của mỗi loài mối liên quan đến biện pháp phòng trừ. - Giải pháp xử lý mối. | Giao trực tiếp Viện Phòng trừ mối và Bảo vệ công trình. | ||||||
39. | 6.2 | Dự án KHCN: Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình phục hồi các ao hồ nuôi tôm bị suy thoái do ô nhiễm môi trường tại các xã vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. | Phục hồi các ao hồ nuôi tôm bị suy thoái do ô nhiễm môi trường tại các xã vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. | - Đánh giá thực trạng suy thoái các diện tích nuôi tôm tại các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa. - Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh hóa học tổng hợp, xây dựng quy trình phục hồi môi trường các diện tích ao nuôi theo hướng bền vững. - Xây dựng mô hình thí điểm. - Tổng kết đánh giá nhân rộng kết quả. | - Báo cáo đánh giá thực trạng suy thoái các diện tích nuôi tôm tại các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa. - Mô hình phục hồi diện tích 5 (ha) đã bị suy thoái. - Giải pháp khắc phục. | Tuyển chọn | ||||||
40. | 6.3 | Đề tài: Nghiên cứu tận thu khoáng Montnorillonie ở các vùng mỏ đã khai thác để sản xuất hóa phẩm khoan phục vụ công nghiệp. | Tận thu khoáng Montnorillonite ở các vùng khai thác Cromite để sản xuất chất tạo cấu trúc cho dung dịch khoan phục vụ công nghiệp. | - Nghiên cứu làm rõ đặc trưng về thành phần, tính chất của tập hợp khoáng trong các bể thải. - Nghiên cứu các quy trình công nghệ tuyển, làm giàu hàm lượng Mont các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu để hướng tới các ứng dụng thực tiễn. - Nghiên cứu các thông số công nghệ để sản xuất hóa phẩm khoan từ nguồn nguyên liệu thu được. - Pha chế tạo các hệ dung dịch khoan từ Mont thu được theo các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước. - So sánh đánh giá các hệ dung dịch khoan tự pha chế với các sản phẩm nhập ngoại và sản phẩm trên thị trường. - Nghiên cứu các thông số công nghệ của thiết bị chính, thiết bị phụ trợ và dây chuyền sản xuất, tính tương thích của dây chuyền công nghệ và đánh giá khả năng sản xuất thực tiễn tại dây chuyền sản xuất của đơn vị phối hợp. - Thử nghiệm dung dịch khoan tại các công ty đối tác. | - Quy trình thu hồi và làm giàu khoáng Mont từ vùng mỏ đã khai thác. - Quy trình sản xuất hóa phẩm khoan từ khoáng Mont. - Sản phẩm: 10 tấn hóa phẩm khoan đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật. - Kết quả sử dụng thử nghiệm dung dịch khoan tại các Công ty đối tác. | Giao trực tiếp Viện Kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1 Quyết định 779/QĐ-UBND phê duyệt danh mục nhiệm vụ hỗ trợ khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng năm 2014
- 2 Quyết định 160/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2014 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3 Quyết định 3170/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về xác định các nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm của tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 6 Luật Khoa học và Công nghệ 2000