Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2654/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN DU LỊCH

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Luật Du lịch năm 2017;

Căn cứ Luật Thống kê năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16/01/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 1177/QĐ-BVHTTDL ngày 26/04/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch tổng thể điều tra tài nguyên du lịch;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án điều tra tài nguyên du lịch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Sở DL,VHTT,VHTTDL các tỉnh/TP;
- Lưu: VT, CDLQGVN, VP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hồ An Phong

 

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN DU LỊCH

(Kèm theo Quyết định số 2654/QĐ-BVHTTDL ngày 12 tháng 09 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

1. Mục đích, yêu cầu điều tra

1.1. Mục đích

Thu thập thông tin về đặc điểm các loại tài nguyên du lịch trên phạm vi cả nước, kết hợp với nguồn thông tin hiện có về hiện trạng tài nguyên du lịch nhằm triển khai các nội dung về điều tra tài nguyên du lịch theo Điều 4, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch quy định điều tra tài nguyên du lịch.

1.2. Yêu cầu

- Việc thu thập thông tin, đánh giá phân loại tài nguyên cần triển khai toàn diện, thực hiện bài bản và chi tiết đến từng địa bàn, từng loại tài nguyên.

- Phạm vi, nội dung điều tra phải đầy đủ. Các tiêu chí, phương pháp đánh giá đảm bảo tính chính xác, kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch.

- Tổ chức đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch, lưu trữ kết quả điều tra để phục vụ cho công tác quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên, thực hiện lập quy hoạch và phát triển sản phẩm du lịch, phát triển các khu, điểm du lịch.

2. Phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra

2.1. Phạm vi:

- Điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch trên phạm vi toàn quốc (63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

2.2. Đối tượng:

- Theo Điều 15. Luật Du lịch 2017: Các loại tài nguyên du lịch:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

+ Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.”

- Theo Danh mục tài nguyên du lịch được quy định tại Phụ lục số 01

2.3. Đơn vị điều tra:

- Các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao.

- Các Ban quản lý di tích; Ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...

- Các doanh nghiệp; các khu, điểm du lịch.

3. Loại điều tra: Điều tra toàn bộ tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.

4. Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra

4.1. Thời điểm, thời gian:

- Thời điểm tiến hành điều tra, đánh giá phân loại tài nguyên: Bắt đầu từ Quí IV/2024 đến hết năm 2029. Ưu tiên triển khai trước đối với những địa phương đã có kế hoạch ngân sách điều tra tài nguyên du lịch.

- Mỗi tỉnh/thành phố được điều tra sẽ tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập thông tin, căn cứ vào số lượng và danh mục tài nguyên du lịch để bố trí thời gian tổ chức điều tra, đánh giá phân loại tài nguyên bảo đảm phù hợp với mục tiêu chung.

4.2. Phương pháp điều tra:

- Phương pháp trực tiếp: thực hiện cùng cơ quan quản lý tại điểm tài nguyên tiến hành khảo sát, đo đạc, lấy thông tin về tài nguyên du lịch.

- Phương pháp gián tiếp: thu thập thông tin sẵn có từ các cơ quan, đơn vị quản lý tài nguyên du lịch.

5. Nội dung, phiếu điều tra

5.1. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra gồm 3 nhóm chỉ tiêu và thông tin chính sau:

- Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất (đất có mặt nước) đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng.

- Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.

- Đặc điểm, tính chất, giá trị của tài nguyên du lịch

5.2. Phiếu điều tra

Mẫu phiếu điều tra gồm 02 cấu phần (a và b):

- Phần a, sử dụng chung để điều tra cho tất cả các loại tài nguyên du lịch để lấy thông tin về các thông tin chung và hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.

- Phần b, gồm 47 mẫu phiếu phù hợp với 77 loại tài nguyên du lịch theo danh mục tài nguyên du lịch để lấy thông tin điều tra về đặc điểm, tính chất, giá trị của tài nguyên du lịch do các yêu cầu thông tin mang tính kỹ thuật có sự khác biệt nhau.

6. Phân loại thống kê sử dụng trong điều tra:

Phân loại thống kê sử dụng trong cuộc điều tra được thực hiện theo Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ cập nhật đến thời điểm điều tra.

7. Quy trình xử lý và biểu đầu ra của điều tra:

7.1. Quy trình xử lý:

a) Quy trình thu thập thông tin được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: chọn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thực hiện điều tra trên cơ sở đề xuất của địa phương để thực hiện trong từng giai đoạn.

- Bước 2: xác định danh mục điểm tài nguyên du lịch phù hợp với danh mục tài nguyên du lịch của từng tỉnh/thành phố căn cứ dữ liệu quản lý nhà nước tại địa phương để đưa vào điều tra.

- Bước 3:

+ Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu gắn với điểm/loại tài nguyên du lịch theo Phiếu điều tra.

+ Tiến hành khảo sát, đo đạc, thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu còn thiếu để hoàn thiện Phiếu điều tra.

b) Quy trình xử lý thông tin, dữ liệu và tổng hợp kết quả điều tra

- Bước 1:

+ Kiểm tra, làm sạch phiếu.

+ Xây dựng hệ thống biểu tổng hợp đầu ra phân theo các nhóm nội dung chính.

- Bước 2:

+ Tiến hành nhập thông tin phiếu điều tra.

+ Tổng hợp kết quả điều tra.

- Bước 3:

+ Tổ chức đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.

+ Phân tích kết quả điều tra và xây dựng báo cáo tổng hợp điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.

- Bước 4:

+ Công bố kết quả điều tra, công bố các loại tài nguyên du lịch.

+ Lưu trữ kết quả.

7.2. Biểu đầu ra của điều tra:

Loại sản phẩm

Đơn vị tính

Tổng số

Tài nguyên du lịch được điều tra

- Trong đó:

+ Số lượng tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Số lượng tài nguyên du lịch văn hóa

+ Số lượng tài nguyên theo từng loại (77 loại tài nguyên du lịch theo danh mục tại Phụ lục 1)

Tài nguyên

 

Tài nguyên du lịch tại mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

- Số lượng tài nguyên du lịch tự nhiên phân theo từng tỉnh/thành phố (63)

- Số lượng tài nguyên du lịch văn hóa phân theo từng tỉnh/thành phố (63)

Tài nguyên

 

Hiện trạng tài nguyên du lịch

Trong đó:

+ Đã được Quy hoạch

+ Chưa được Quy hoạch

Tài nguyên

 

Tài nguyên du lịch đã được đánh giá, phân loại chung cả nước

Trong đó:

+ Số lượng TNDL cấp tỉnh

+ Số lượng TNDL cấp quốc gia

Tài nguyên

 

Tài nguyên du lịch đã được đánh giá, phân loại phân theo từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Trong đó:

+ Số lượng TNDL cấp tỉnh phân theo từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

+ Số lượng TNDL cấp quốc gia phân theo từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Tài nguyên

 

8. Kế hoạch tiến hành điều tra:

Năm

Thời gian thực hiện

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

2024

Tháng 9/2024

Hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục các điểm tài nguyên để xây dựng phương án cụ thể và hướng dẫn tuyển chọn đội ngũ điều tra viên tại các địa phương

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

UBND các tỉnh/thành phố

Tháng 10/2024

Triển khai thực hiện thu thập thông tin, khảo sát, đo đạc, điền thông tin điều tra tài nguyên du lịch

UBND các tỉnh/thành phố

- Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Tháng 11- 12/2024

- Trên cơ sở hồ sơ của các địa phương gửi lên, thành lập Hội đồng để thực hiện đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.

- Xây dựng phần mềm để tổng hợp dữ liệu

- Căn cứ kết quả điều tra và kết quả đánh giá, phân loại, xếp hạng tài nguyên du lịch.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

- Các đơn vị thuộc Bộ

- UBND các tỉnh/thành phố

2025

Từ tháng 01-6/2025

Thực hiện các nội dung công việc điều tra tài nguyên du lịch

UBND các tỉnh/thành phố

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Từ tháng 7 - 9/2025

-Trên cơ sở hồ sơ của các địa phương gửi lên thành lập Hội đồng để thực hiện đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.

- Căn cứ kết quả điều tra và kết quả đánh giá, phân loại, xếp hạng tài nguyên du lịch,

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

- Các đơn vị thuộc Bộ

- UBND các tỉnh/thành phố

Từ tháng 10-12/2025

- Tổ chức công bố (lần 1) các loại tài nguyên, phân loại tài nguyên du lịch của địa phương đã được Hội đồng đánh giá, phân loại.

- Thực hiện lưu trữ kết quả điều tra tài nguyên du lịch.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

- Các đơn vị thuộc Bộ

- UBND các tỉnh/thành phố

2026

Từ tháng 01-9/2026

Thực hiện các nội dung công việc về công tác điều tra tài nguyên du lịch như năm 2025

UBND các tỉnh/thành phố

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Từ tháng 10-12/2026

- Tổ chức công bố (lần 2) các loại tài nguyên, phân loại tài nguyên du lịch của địa phương đã được Hội đồng đánh giá, phân loại.

- Thực hiện lưu trữ kết quả điều tra tài nguyên du lịch.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

- Các đơn vị thuộc Bộ

- UBND các tỉnh/thành phố

2027

Từ tháng 01-9/2027

Thực hiện các nội dung công việc về công tác điều tra tài nguyên du lịch như các năm trước

UBND các tỉnh/thành phố

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Từ tháng 10-12/2027

- Tổ chức công bố (lần 2) các loại tài nguyên, phân loại tài nguyên du lịch của địa phương đã được Hội đồng đánh giá, phân loại.

- Thực hiện lưu trữ kết quả điều tra tài nguyên du lịch.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

- Các đơn vị thuộc Bộ

- UBND các tỉnh/thành phố

2028

Từ tháng 01-9/2028

Thực hiện các nội dung công việc về công tác điều tra tài nguyên như các năm

UBND các tỉnh/thành phố

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Từ tháng 10-12/2028

- Tổ chức công bố (lần 3) các loại tài nguyên, phân loại tài nguyên du lịch của địa phương đã được Hội đồng đánh giá, phân loại.

- Thực hiện lưu trữ kết quả điều tra tài nguyên du lịch.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

- Các đơn vị thuộc Bộ

- UBND các tỉnh/thành phố

2029

Từ tháng 01-9/2029

Thực hiện các nội dung công việc về công tác điều tra tài nguyên như các năm

UBND các tỉnh/thành phố

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Từ tháng 10-12/2029

- Tổ chức công bố (lần 4) các loại tài nguyên, phân loại tài nguyên du lịch của địa phương đã được Hội đồng đánh giá, phân loại.

- Thực hiện lưu trữ kết quả điều tra tài nguyên du lịch.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

- Các đơn vị thuộc Bộ

- UBND các tỉnh/thành phố

9. Tổ chức thực hiện

9.1. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

- Hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục các điểm tài nguyên để thống nhất đưa vào phương án điều tra cụ thể.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trực tiếp là Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao) triển khai thực hiện phương án điều tra tài nguyên du lịch.

- Trên cơ sở hồ sơ của các địa phương gửi lên sau khi tiến hành các cuộc điều tra, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tham mưu thành lập Hội đồng để thực hiện đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.

- Xây dựng phần mềm để tổng hợp dữ liệu

- Căn cứ kết quả điều tra và kết quả đánh giá, phân loại, xếp hạng tài nguyên du lịch tổ chức công bố và lưu trữ kết quả điều tra tài nguyên du lịch

9.2. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao các tỉnh/thành phố:

- Phối hợp với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam xây dựng và ban hành Phương án điều tra tài nguyên du lịch để thực hiện tại địa phương.

- Trong quá trình xây dựng và tổ chức phương án điều tra tài nguyên tại địa phương (trường hợp có tài nguyên du lịch thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành nằm trên địa bàn tỉnh/thành phố) chủ động xin ý kiến của các Bộ, ngành liên quan để phối hợp thực hiện.

- Tuyển chọn điều tra viên và giám sát viên có đủ trình độ và năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều tra.

- Số điều tra viên, giám sát viên sau khi tuyển chọn phải được tập huấn về nghiệp vụ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể trước khi tiến hành điều tra. Đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, chặt chẽ và tổ chức rút kinh nghiệm, bổ sung nghiệp vụ thường xuyên đối với các điều tra viên trong quá trình điều tra.

- Phối hợp chặt chẽ, thống nhất chương trình, lịch, mục đích, nội dung yêu cầu và các lưu ý cần thiết với Ban quản lý hoặc các cơ quan quản lý tài nguyên du lịch được lựa chọn điều tra, tạo điều kiện thuận lợi cho các điều tra viên, giám sát viên triển khai nhiệm vụ.

- Phối hợp với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức công bố, xây dựng phần mềm để lưu trữ kết quả điều tra tài nguyên du lịch

10. Kinh phí:

- Kinh phí thực hiện công tác điều tra tài nguyên để thực hiện các công việc giao cho Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam được bố trí hàng năm từ nguồn ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin cấp cho Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

- Kinh phí thực hiện công tác điều tra tài nguyên du lịch tại địa phương được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương cấp cho các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Mã TNDL

Loại tài nguyên du lịch

TN

Tài nguyên du lịch tự nhiên

TN1

Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với cảnh quan; địa chất, địa mạo; các hệ sinh thái

TN1.1.

Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với cảnh quan, địa hình núi cao

TN1.1.1

Đỉnh núi cao

TN1.1.2

Sống núi cao, sườn núi

TN1.1.3

Đèo

TN1.1.4

Hẻm vực

TN1.1.5

Thung lũng/thảo nguyên

TN1.2.

Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với cảnh quan biển, đảo

TN1.2.1

Bãi biển

TN1.2.2

Đảo

TN1.2.3

Đầm

TN1.2.4

Vịnh

TN1.2.5

Vũng

TN1.2.6

Ghềnh/Vách đá/Bãi đá, sỏi

TN1.3.

Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với địa chất, địa mạo

TN1.3.1

Địa hình karst

TN1.3.2

Miệng núi lửa

TN1.3.3

Công viên địa chất

TN1.3.4

Hồ kiến tạo

TN1.3.5

Hang động

TN1.3.6

Cồn/Cồn cát/Cù lao/Bãi nổi

TN1.4.

Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với các hệ sinh thái (tại rừng, khu bảo tồn tự nhiên)

TN1.4.1

Hệ động vật trên cạn

TN1.4.2

Hệ thực vật trên cạn

TN1.4.3

Hệ động vật dưới nước

TN1.4.4

Hệ thực vật dưới nước

TN 2.

Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với thủy văn

TN 2.1.

Sông

TN2.1.1.

Sông chính

TN2.1.2.

Nhánh sông

TN2.1.3.

Kênh rạch

TN 2.2.

Suối

TN2.2.1.

Suối tự nhiên

TN2.2.2.

Suối/mỏ khoáng nóng

TN 2.3.

Hồ

TN2.3.1.

Hồ tự nhiên

TN2.3.2.

Hồ nhân tạo

TN 2.4.

Thác nước

TN 3.

Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với khí hậu, các yếu tố, đặc điểm tự nhiên khác

TN 3.1

Nhiệt độ mát mẻ ôn hòa

TN 3.2

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

TN 3.3

Các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú

VH

Tài nguyên du lịch văn hóa

VH1

Tài nguyên du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật

VH1.1.

Tài nguyên du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử

VH1.1.1

Di tích lưu niệm danh nhân, anh hùng

VH1.1.2

Di tích lưu niệm sự kiện lịch sử

VH1.2.

Tài nguyên du lịch văn hóa gắn với kiến trúc nghệ thuật

VH1.2.1

Di tích kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng

VH1.2.2

Di tích kiến trúc quân sự

VH1.2.3

Di tích kiến trúc dân sự

VH1.3

Tài nguyên du lịch văn hóa gắn với di tích khảo cổ

VH1.3.1

Di chỉ cư trú

VH1.3.2

Di chỉ mộ táng

VH1.3.3

Di tích, di chỉ hỗ hợp cư trú

VH2

Tài nguyên du lịch văn hóa gắn với giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác

VH2.1

Tài nguyên du lịch văn hóa gắn với tập quán sinh hoạt

VH2.1.1

Chợ

VH2.1.2

Nhà ở

VH2.1.3

Đồ dùng/vật dụng tiêu biểu trong sinh hoạt gia đình

VH2.1.4

Trang phục

VH2.1.5

Ẩm thực

VH2.1.6

Trò chơi dân gian

VH2.1.7.

Lễ hội

VH2.1.8

Các giá trị văn hóa đời sống khác

VH2.2

Tài nguyên du lịch văn hóa gắn với tập quán sản xuất

VH2.2.1

Công cụ sản xuất

VH2.2.2

Phương thức sản xuất

VH2.2.3

Cánh đồng/ Ruộng bậc thang/Trang trại/Miệt vườn/Đồi trồng/Nông trại

VH2.2.4

Làng nghề

VH2.2.5

Phương tiện giao thông, vận chuyển

VH2.3

Tài nguyên du lịch văn hóa gắn với sinh hoạt tín ngưỡng

VH2.3.1

Sinh hoạt tín ngưỡng gắn với vòng đời (sinh đẻ, trưởng thành, hôn nhân, tang lễ)

VH2.3.2

Sinh hoạt tín ngưỡng gắn với tôn giáo

VH2.3.3

Sinh hoạt tín ngưỡng gắn với quan niệm sống

VH3

Tài nguyên du lịch văn hóa gắn với văn học nghệ thuật

VH3.1

Tài nguyên du lịch văn hóa gắn với văn học nghệ thuật

VH3.1.1

Ngôn ngữ, chữ viết, văn học

VH3.1.2

Điêu khắc - hội họa

VH3.1.3

Văn nghệ dân gian (âm nhạc, diễn xướng, vũ đạo, nhạc cụ, múa rối, ca trù)

VH3.1.4

Nghệ thuật sân khấu (tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, ca kịch, xiếc, giao hưởng, thực canh, kịch câm)

VH3.1.5

Tri thức dân gian (kinh nghiệm sống dân gian)

VH4

Tài nguyên du lịch là các công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng cho mục đích du lịch

VH4.1

Các thiết chế văn hóa mới có thể sử dụng cho mục đích du lịch

VH4.1.1

Bảo tàng

VH4.1.2

Rạp hát, nhà hát/Nhà văn hoá/Cung văn hoá/Trung tâm văn hoá

VH4.1.3

Thư viện

VH4.1.4

Sân vận động/Cung thể thao/Nhà thi đấu/Khu Liên hợp thể thao

VH4.2

Các công trình công cộng có thể sử dụng cho mục đích du lịch

VH4.2.1

Quảng trường

VH4.2.2

Công trình kiến trúc/không gian nghệ thuật công cộng/không gian sáng tạo văn hóa nghệ thuật

VH4.2.3

Công viên, vườn hoa/Vườn thú; thảo cầm viên

VH4.2.4

Trung tâm triển lãm mỹ thuật

VH4.2.5

Trung tâm thương mại lớn

VH4.2.6

Trung tâm y dược học cổ truyền; chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp

VH4.3

Các loại công trình khác có thể sử dụng cho mục đích du lịch

VH4.3.1

Công trình công nghiệp

VH4.3.2

Công trình giao thông

VH4.3.3

Công trình thuỷ lợi

VH4.3.4

Khu vui chơi giải trí tổng hợp, chuyên đề

VH4.3.5.

Công trình xây dựng tạo dấu ấn

VH4.3.6

Phim trường

 

PHỤ LỤC 2

HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

1. Tiêu chí, phương pháp đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch

1.1. Tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch

- Căn cứ Khoản 1, điều 5, Nghị định số 168/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch hướng dẫn về đánh giá, phân loại tài nguyên, quy định: “Căn cứ kết quả điều tra, tài nguyên du lịch được đánh giá về giá trị, sức chứa, mức độ hấp dẫn, phạm vi ảnh hưởng và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch”.

- Hệ thống tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch được quy định chi tiết tại Phụ lục số 02.

1.2. Phương pháp đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch được đánh giá theo từng tiêu chí và các yếu tố đánh giá cả định tính và định lượng, được tổng hợp bằng số điểm đánh giá. Cụ thể:

Điểm đánh giá = điểm đánh giá Giá trị (G) + điểm đánh giá Mức độ hấp dẫn (M) + điểm đánh giá Sức chứa (S) + điểm đánh giá Phạm vi ảnh hưởng (P) + điểm đánh giá Khả năng khai thác tài nguyên (K)

Kết quả đánh giá = G+M+S+P+K

- Tổng điểm đánh giá tối đa theo thang điểm 100, trong đó: Điểm đánh giá tối đa về mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch (30 điểm); Điểm đánh giá tối đa về giá trị tài nguyên du lịch (10 điểm); Điểm đánh giá tối đa về sức chứa tài nguyên du lịch (10 điểm); Điểm đánh giá tối đa về phạm vi của tài nguyên du lịch (10 điểm); Điểm đánh giá tối đa về khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch của tài nguyên du lịch (40 điểm).

- Tài nguyên du lịch được đánh giá theo 04 hạng: hạng 1, kết quả đánh giá đạt từ từ 75 - 100 điểm, tài nguyên du lịch được đánh giá rất cao, đặc biệt hấp dẫn, có các điều kiện khai thác và phát triển tối ưu. Hạng 2 (đạt từ 50 - 75 điểm), tài nguyên du lịch được đánh giá cao, có mức độ hấp dẫn cao và điều kiện khai thác tốt. Hạng 3 (đạt từ 25 - 50 điểm), tài nguyên du lịch được đánh giá ở mức trung bình, có mức độ hấp dẫn và khả năng thu hút khách vừa phải. Hạng 4 (đạt dưới 25 điểm), tài nguyên du lịch được đánh giá thấp, khó có khả năng khai thác phát triển du lịch.

- Tài nguyên du lịch được phân loại theo 02 loại: (i) Tài nguyên du lịch cấp quốc gia; (ii) Tài nguyên du lịch cấp tỉnh. Tài nguyên du lịch cấp quốc gia gồm các tài nguyên du lịch được đánh giá ở hạng 1. Tài nguyên du lịch cấp tỉnh gồm các loại tài nguyên có kết quả đánh giá ở mức 2 và 3. Trong đó, các tài nguyên ở hạng 2 có ưu thế hơn trong thu hút khách du lịch. Tài nguyên nằm ở hạng 4 được đánh giá là chưa đủ sức hấp dẫn và điều kiện phù hợp để khai thác, phát triển.

2. Bảng tiêu chí đánh giá:

Tiêu chí chính

Yếu tố đánh giá

- Giá trị

+ Các giá trị sử dụng của tài nguyên; khả năng khai thác nhiều giá trị để phát triển các loại hình du lịch

- Sức chứa

+ Khả năng phục vụ/chứa lượng khách mà không tổn hại môi trường trong 1 thời điểm

- Mức độ hấp dẫn

+ Được xếp hạng của các tổ chức quốc tế/quốc gia

+ Tính độc đáo

+ Tính nguyên bản/nguyên sơ

- Phạm vi ảnh hưởng

+ Thu hút khách du lịch trong phạm vi quốc tế/quốc gia/vùng/tỉnh

- Khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch

+ Các hình thức tiếp cận/khoảng cách, thời gian di chuyển tới các đường quốc lộ, trung tâm đô thị

+ Thời gian khai thác trong ngày/theo mùa

+ Phương thức khai thác độc lập hoặc trong quần thể với các tài nguyên khác

+ Các quy định đặc thù/chuyên ngành đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên

+ Các loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đã có gắn với tài nguyên

+ Mức độ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên và phát triển bền vững

 

PHỤ LỤC 3

THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA

Phụ lục 3.1. Thang điểm đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên

Tiêu chí

Yếu tố đánh giá

Thang đánh giá

Điểm đánh giá

1. Mức độ hấp dẫn

Được xếp hạng của các cơ quan, tổ chức quốc tế/quốc gia

- Di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công viên địa chất toàn cầu, khu dự trữ sinh quyển của thế giới/Di sản thế giới được UNESCO công nhận

10

- Danh thắng cấp quốc gia đặc biệt

8

- Danh thắng cấp quốc gia/VQG

6

- Danh thắng cấp tỉnh/KBTTN

4

- Chưa có xếp hạng

2

Tính độc đáo

- Hoàn toàn không có TNDL tương tự

10

- Có một số ít tương tự trên thế giới

8

- Có một số ít tương tự trong khu vực

6

- Có một số ít tương tự trong nước

4

- Có một số ít tương tự trong tỉnh

2

Tính nguyên bản/nguyên sơ

- Còn nguyên vẹn/còn hoang sơ

10

- Đã thay đổi/nâng cấp

8

- Đã cải tạo sửa chữa/đã khai thác lâu năm

5

Điểm đánh giá tối đa

30

2. Giá trị

- Có giá trị khai thác để phát triển các loại hình du lịch

- Có khả năng khai thác từ 3 giá trị trở lên

10

- Có khả năng khai thác 2 giá trị

6

- Có khả năng khai thác 1 giá trị

3

Điểm đánh giá tối đa

10

3. Sức chứa

Khả năng phục vụ/chứa lượng khách mà không tổn hại môi trường

- Phục vụ được trên 1.500 lượt khách/ngày (sức chứa rất lớn)

10

- Phục vụ được 1.000 - 1.500 lượt khách/ngày sức chưa lớn)

8

- Phục vụ được 800 - 1.000 lượt khách/ngày (sức chứa trung bình)

4

- Phục vụ được 200 - 500 lượt khách/ngày (sức chứa nhỏ)

2

- Phục vụ được dưới 200 lượt khách/ngày (sức chứa rất nhỏ)

1

Điểm đánh giá tối đa

10

4. Phạm vi ảnh hưởng

Thu hút khách du lịch trong phạm vi quốc tế/quốc gia/vùng/tỉnh

- Thu hút khách du lịch quốc tế (khách du lịch quốc tế chiếm ít nhất 10% tổng lượng khách)

10

- Thu hút khách du lịch trên cả nước (khách du lịch nội địa từ các vùng miền chiếm ít nhất 30% tổng lượng khách nội địa)

8

- Thu hút khách du lịch trong vùng (khách du lịch nội địa từ các tỉnh trong vùng chiếm ít nhất 30% tổng lượng khách nội địa)

6

- Thu hút khách du lịch trong tỉnh (khách du lịch nội địa từ các địa bàn trong tỉnh chiếm ít nhất 30% tổng lượng khách nội địa)

4

- Chỉ thu hút khách du lịch trong huyện hoặc chưa khai thác phục vụ khách

2

Điểm đánh giá tối đa

10

5. Khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch

Khả năng tiếp cận

- Số lượng cách tiếp cận

 

+ Tiếp cận được thông qua 5 cách: (đường hàng không; đường bộ; đường sông; đường biển; đường sắt); (đường không, đường biển cách điểm tài nguyên không quá 30km)

5

+ Tiếp cận được thông qua 4 cách

4

+ Tiếp cận được thông qua 3 cách

3

+ Tiếp cận được qua 2 cách

2

+ Tiếp cận được qua 1 cách

1

- Khoảng cách tới đường quốc lộ, tỉnh lộ:

 

+ Dưới 10 km

5

+ Từ 10 - dưới 30 km

4

+ Từ 30 - dưới 60 km

3

+ Từ 60 - dưới 100 km

2

+ Trên 100 km

1

- Thời gian di chuyển tới trung tâm đô thị gần nhất:

 

+ Dưới 1 giờ

3

+ Từ 1 - 2 giờ

2

+ Từ 2 - 4 giờ

1

- Khả năng khai thác (thời gian/mùa)

- Thời gian mở cửa trong ngày:

 

+ Mở cửa đón khách 3 buổi/ngày

3

+ Mở cửa đón khách 2 buổi/ngày

2

+ Mở cửa đón khách 1 buổi/ngày

1

- Số tháng có khả năng khai thác trong năm:

 

+ Khai thác quanh năm

5

+ Khai thác theo mùa vụ

3

+ Khai thác một số ngày nhất định trong năm

1

Phương thức khai thác (khai thác độc lập/trong quần thể với các tài nguyên khác

- Trong quần thể quy mô lớn/đã được xếp hạng

3

- Trong quần thể với 1-3 tài nguyên đơn lẻ khác

2

- Khai thác độc lập

1

Khả năng khai thác phụ thuộc tính đặc thù

- Không có các quy định cấm khai thác

3

- Có quy định nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mức độ khai thác

2

- Quy định chặt chẽ về khai thác (gần khu vực quốc phòng, gần vùng lõi khu bảo tồn…)/có xung đột về văn hóa…

1

Các loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đã có gắn với tài nguyên

- Hạ tầng cơ sở (Giao thông nội bộ thuận lợi; hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải; mạng viễn thông…)

 

+ Hạ tầng đầy đủ, đáp ứng đủ yêu cầu khai thác

3

+ Hạ tầng đáp ứng khoảng 70% yêu cầu khai thác

2

+ Hạ tầng đáp ứng khoảng 50% yêu cầu khai thác

1

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: (Cơ sở lưu trú, nhà hàng, VCGT, Thể thao, Chăm sóc sức khỏe...)

 

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật tại chỗ

3

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật trong bán kính 5 km

2

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật trong bán kính 5 km trở lên

1

- Cơ sở vật chất kỹ thuật khác (nhà vệ sinh, biển chỉ dẫn, PCCC, thiết bị đảm bảo an toàn)

 

+ Có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật khác

2

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật khác nhưng không đầy đủ

1

+ Không có cơ sở vật chất kỹ thuật khác

0

- Mức độ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên và phát triển bền vững

- Thực hiện tốt các quy định, cam kết của UNESCO; Luật BVMT; Luật đa dạng sinh học; có quy định riêng về bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và khuyến khích cộng đồng tham gia

5

- Thực hiện các quy định, cam kết của UNESCO; Luật BVMT; Luật đa dạng sinh học

4

- Có thực hiện các quy định, cam kết của UNESCO; Luật BVMT; Luật đa dạng sinh học, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm gây ảnh hưởng nhỏ đến công tác bảo vệ, gìn giữ tài nguyên

3

- Chưa làm tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản làm cho môi trường và di sản bị tác động xấu

0

Điểm đánh giá tối đa

40

 

Tổng điểm đánh giá tối đa

100

 

Phụ lục 3.2. Thang điểm đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử, kiến trúc, khảo cổ và các công trình lao động sáng tạo của con người phục vụ mục đích du lịch

Tiêu chí

Yếu tố đánh giá

Thang đánh giá

Điểm đánh giá

1. Mức độ hấp dẫn

Được xếp hạng của các cơ quan, tổ chức quốc tế/quốc gia

- Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận/công trình được các tổ chức quốc tế xếp hạng

10

- Di tích cấp quốc gia đặc biệt/công trình đạt các giải thưởng trong nước

8

- Di tích cấp quốc gia

6

- Di tích cấp tỉnh

4

- Chưa có xếp hạng/không có giải thưởng

2

Tính độc đáo

- Hoàn toàn không có TNDL tương tự

10

- Có một số ít tương tự trên thế giới

8

- Có một số ít tương tự trong khu vực

6

- Có một số ít tương tự trong nước

4

- Có một số ít tương tự trong tỉnh

2

Tính nguyên bản/nguyên sơ

- Giữ được giá trị nguyên gốc

10

- Đã được trùng tu, tôn tạo

8

- Có xây dựng thêm các công trình làm ảnh hưởng giá trị di tích

5

2. Giá trị

- Có giá trị khai thác để phát triển các loại hình du lịch

- Có khả năng khai thác từ 3 giá trị trở lên

10

- Có khả năng khai thác 2 giá trị

6

- Có khả năng khai thác 1 giá trị

3

Điểm đánh giá tối đa

10

3. Sức chứa

Khả năng phục vụ/chứa lượng khách mà không tổn hại môi trường

- Phục vụ được trên 1.500 lượt khách/ngày (sức chứa rất lớn)

10

- Phục vụ được 1.000 - 1.500 lượt khách/ngày sức chưa lớn)

8

- Phục vụ được 800 - 1.000 lượt khách/ngày (sức chứa trung bình)

4

- Phục vụ được 200 - 500 lượt khách/ngày (sức chứa nhỏ)

2

- Phục vụ được dưới 200 lượt khách/ngày (sức chứa rất nhỏ)

1

Điểm đánh giá tối đa

10

4. Phạm vi ảnh hưởng

Thu hút khách du lịch trong phạm vi quốc tế/quốc gia/vùng/tỉnh

- Thu hút khách du lịch quốc tế (khách du lịch quốc tế chiếm ít nhất 10% tổng lượng khách)

10

- Thu hút khách du lịch trên cả nước (khách du lịch nội địa từ các vùng miền chiếm ít nhất 30% tổng lượng khách nội địa)

8

- Thu hút khách du lịch trong vùng (khách du lịch nội địa từ các tỉnh trong vùng chiếm ít nhất 30% tổng lượng khách nội địa)

6

- Thu hút khách du lịch trong tỉnh (khách du lịch nội địa từ các địa bàn trong tỉnh chiếm ít nhất 30% tổng lượng khách nội địa)

4

- Chỉ thu hút khách du lịch trong huyện hoặc chưa khai thác phục vụ khách

2

Điểm đánh giá tối đa

10

5. Khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch

Khả năng tiếp cận

- Số lượng cách tiếp cận

 

+ Tiếp cận được thông qua 5 cách (đường hàng không; đường bộ; đường sông; đường biển; đường sắt); (đường không, đường biển cách điểm tài nguyên không quá 30km)

5

+ Tiếp cận được thông qua 4 cách

4

+ Tiếp cận được thông qua 3 cách

3

+ Tiếp cận được qua 2 cách

2

+ Tiếp cận được qua 1 cách

1

- Khoảng cách tới đường quốc lộ, tỉnh lộ:

 

+ Dưới 10 km

5

+ Từ 10 - dưới 30 km

4

+ Từ 30 - dưới 60 km

3

+ Từ 60 - dưới 100 km

2

+ Trên 100 km

1

- Thời gian di chuyển tới trung tâm đô thị gần nhất:

 

+ Dưới 1 giờ

3

+ Từ 1 - 2 giờ

2

+ Từ 2 - 4 giờ

1

- Khả năng khai thác (thời gian/mùa)

- Thời gian mở cửa trong ngày:

 

+ Mở cửa đón khách 3 buổi/ngày

3

+ Mở cửa đón khách 2 buổi/ngày

2

+ Mở cửa đón khách 1 buổi/ngày

1

- Số tháng có khả năng khai thác trong năm:

 

+ Khai thác quanh năm

5

+ Khai thác theo mùa vụ

3

+ Khai thác một số ngày nhất định trong năm

1

Phương thức khai thác (khai thác độc lập/trong quần thể với các tài nguyên khác

- Trong quần thể quy mô lớn/đã được xếp hạng

3

- Trong quần thể với 1-3 tài nguyên đơn lẻ khác

2

- Khai thác độc lập

1

Khả năng khai thác phụ thuộc tính đặc thù

- Không có các quy định cấm khai thác

3

- Có quy định nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mức độ khai thác

2

- Quy định chặt chẽ về khai thác (gần khu vực quốc phòng, gần vùng lõi khu bảo tồn…)/có xung đột về văn hóa…

1

Các loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đã có gắn với tài nguyên

- Hạ tầng cơ sở (Giao thông nội bộ thuận lợi; hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải; mạng viễn thông…)

 

+ Hạ tầng đầy đủ, đáp ứng đủ yêu cầu khai thác

3

+ Hạ tầng đáp ứng khoảng 70% yêu cầu khai thác

2

+ Hạ tầng đáp ứng khoảng 50% yêu cầu khai thác

1

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: (Cơ sở lưu trú, nhà hàng, VCGT, Thể thao, Chăm sóc sức khỏe...)

 

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật tại chỗ

3

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật trong bán kính 5 km

2

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật trong bán kính 5 km trở lên

1

- Cơ sở vật chất kỹ thuật khác (nhà vệ sinh, biển chỉ dẫn, PCCC, thiết bị đảm bảo an toàn)

 

+ Có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật khác

2

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật khác nhưng không đầy đủ

1

+ Không có cơ sở vật chất kỹ thuật khác

0

- Mức độ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên và phát triển bền vững

- Thực hiện tốt các quy định, cam kết của UNESCO; Luật BVMT; Luật đa dạng sinh học; có quy định riêng về bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và khuyến khích cộng đồng tham gia

5

- Thực hiện các quy định, cam kết của UNESCO; Luật BVMT; Luật đa dạng sinh học

4

- Có thực hiện các quy định, cam kết của UNESCO; Luật BVMT; Luật đa dạng sinh học, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm gây ảnh hưởng nhỏ đến công tác bảo vệ, gìn giữ tài nguyên

3

- Chưa làm tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản làm cho môi trường và di sản bị tác động xấu

0

Điểm đánh giá tối đa

40

 

Tổng điểm đánh giá tối đa

100

 

Phụ lục 3.3. Thang điểm đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa gắn với giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác

Tiêu chí

Yếu tố đánh giá

Thang đánh giá

Điểm đánh giá

1. Mức độ hấp dẫn

Được xếp hạng của các cơ quan, tổ chức quốc tế/quốc gia

- Di sản văn hóa phi vật thể nằm trong danh mục được UNESCO ghi danh

10

- Di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục quốc gia

7

- Chưa được ghi danh

2

Tính độc đáo

- Hoàn toàn không có TNDL tương tự

10

- Có một số ít tương tự trên thế giới

8

- Có một số ít tương tự trong khu vực

6

- Có một số ít tương tự trong nước

4

- Có một số ít tương tự trong tỉnh

2

Tính nguyên bản

- Còn thực hành giá trị gốc

10

- Đã thay đổi/nâng cấp

8

- Đã thay đổi, cải tiến để khai thác lâu năm

5

Điểm đánh giá tối đa

30

2. Giá trị

- Có giá trị khai thác để phát triển các loại hình du lịch

- Có khả năng khai thác từ 3 giá trị trở lên

10

- Có khả năng khai thác 2 giá trị

6

- Có khả năng khai thác 1 giá trị

3

Điểm đánh giá tối đa

10

3. Sức chứa

Khả năng phục vụ/lượt trải nghiệm

- Phục vụ được trên 1.000 lượt khách/ngày (sức chứa rất lớn)

10

- Phục vụ được 500 - 1.000 lượt khách/ngày sức chứa lớn)

8

- Phục vụ được 100 - 500 lượt khách/ngày (sức chứa trung bình)

4

- Phục vụ được 50 - 100 lượt khách/ngày (sức chứa nhỏ)

2

- Phục vụ được dưới 50 lượt khách/ngày (sức chứa rất nhỏ)

1

Điểm đánh giá tối đa

10

4. Phạm vi ảnh hưởng

Thu hút khách du lịch trong phạm vi quốc tế/quốc gia/vùng/tỉnh

- Thu hút khách du lịch quốc tế (khách du lịch quốc tế chiếm ít nhất 10% tổng lượng khách)

10

- Thu hút khách du lịch trên cả nước (khách du lịch nội địa từ các vùng miền chiếm ít nhất 30% tổng lượng khách nội địa)

8

- Thu hút khách du lịch trong vùng (khách du lịch nội địa từ các tỉnh trong vùng chiếm ít nhất 30% tổng lượng khách nội địa)

6

- Thu hút khách du lịch trong tỉnh (khách du lịch nội địa từ các địa bàn trong tỉnh chiếm ít nhất 30% tổng lượng khách nội địa)

4

- Chỉ thu hút khách du lịch trong huyện hoặc chưa khai thác phục vụ khách

2

Điểm đánh giá tối đa

10

5. Khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch

Khả năng tiếp cận

- Số lượng cách tiếp cận

 

+ Tiếp cận được thông qua 5 cách (đường hàng không; đường bộ; đường sông; đường biển; đường sắt); (đường không, đường biển cách điểm tài nguyên không quá 30km)

5

+ Tiếp cận được thông qua 4 cách

4

+ Tiếp cận được thông qua 3 cách

3

+ Tiếp cận được qua 2 cách

2

+ Tiếp cận được qua 1 cách

1

- Khoảng cách tới đường quốc lộ, tỉnh lộ:

 

+ Dưới 10 km

5

+ Từ 10 - dưới 30 km

4

+ Từ 30 - dưới 60 km

3

+ Từ 60 - dưới 100 km

2

+ Trên 100 km

1

- Thời gian di chuyển tới trung tâm đô thị gần nhất:

 

+ Dưới 1 giờ

3

+ Từ 1 - 2 giờ

2

+ Từ 2 - 4 giờ

1

- Khả năng khai thác (thời gian/mùa)

- Thời gian mở cửa trong ngày:

 

+ Mở cửa đón khách 3 buổi/ngày

3

+ Mở cửa đón khách 2 buổi/ngày

2

+ Mở cửa đón khách 1 buổi/ngày

1

- Số tháng có khả năng khai thác trong năm:

 

+ Khai thác quanh năm

5

+ Khai thác theo mùa vụ

3

+ Khai thác một số ngày nhất định trong năm

1

Phương thức khai thác (khai thác độc lập/trong quần thể với các tài nguyên khác

- Trong quần thể quy mô lớn/đã được xếp hạng

3

- Trong quần thể với 1-3 tài nguyên đơn lẻ khác

2

- Khai thác độc lập

1

Khả năng khai thác phụ thuộc tính đặc thù

- Không có các quy định cấm khai thác

3

- Có quy định nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mức độ khai thác

2

- Quy định chặt chẽ về khai thác (gần khu vực quốc phòng, gần vùng lõi khu bảo tồn…)/có xung đột về văn hóa…

1

Các loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đã có gắn với tài nguyên

- Hạ tầng cơ sở (Giao thông nội bộ thuận lợi; hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải; mạng viễn thông…)

 

+ Hạ tầng đầy đủ, đáp ứng đủ yêu cầu khai thác

3

+ Hạ tầng đáp ứng khoảng 70% yêu cầu khai thác

2

+ Hạ tầng đáp ứng khoảng 50% yêu cầu khai thác

1

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: (Cơ sở lưu trú, nhà hàng, VCGT, Thể thao, Chăm sóc sức khỏe...)

 

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật tại chỗ

3

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật trong bán kính 5 km

2

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật trong bán kính 5 km trở lên

1

- Cơ sở vật chất kỹ thuật khác (nhà vệ sinh, biển chỉ dẫn, PCCC, thiết bị đảm bảo an toàn)

 

+ Có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật khác

2

+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật khác nhưng không đầy đủ

1

+ Không có cơ sở vật chất kỹ thuật khác

0

- Mức độ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên và phát triển bền vững

- Thực hiện tốt các quy định, cam kết của UNESCO; Luật BVMT; Luật đa dạng sinh học; Luật Di sản văn hóa; có quy định riêng về bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và khuyến khích cộng đồng tham gia

5

- Thực hiện các quy định, cam kết của UNESCO; Luật BVMT; Luật đa dạng sinh học; Luật Di sản văn hóa

4

- Có thực hiện các quy định, cam kết của UNESCO; Luật BVMT; Luật đa dạng sinh học; Luật Di sản văn hóa; tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm gây ảnh hưởng nhỏ đến công tác bảo vệ, gìn giữ tài nguyên

3

- Chưa làm tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản làm cho môi trường và di sản bị tác động xấu

0

Điểm đánh giá tối đa

40

 

Tổng điểm đánh giá tối đa

100

 

PHỤ LỤC 4

BIỂU MẪU THU THẬP THÔNG TIN ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN DU LỊCH

 

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 

 

 

Phiếu ĐTTNDL

Mã đơn vị điều tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Mã đơn vị hành chính + Mã tài nguyên)

 

PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN TÀI NGUYÊN DU LỊCH (PHẦN A)

Sử dụng chung cho tất cả các loại tài nguyên du lịch

(Thời điểm cung cấp thông tin…….Thời điểm bổ sung thông tin…..)

I. CÁC NỘI DUNG THÔNG TIN CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN

1. Tên gọi:..................................................................................................................

2. Vị trí tài nguyên:

- Thôn, ấp (Bản, tổ)...................................................................................................

- Xã/Phường/Thị trấn:...............................................................................................

- Huyện/Quận/ (Thị xã, TP thuộc tỉnh):....................................................................

- Tỉnh/TP trực thuộc Trung ương:............................................................................

- Tọa độ:……………………………………………………………………………

3. Phạm vi, ranh giới ..........................................................................................

4. Chủ thể quản lý và sử dụng

- Chủ thể quản lý……………………………………………………………………

- Chủ thể sử dụng (nếu cùng chủ thể quản lý thì ghi NT)……………………………

5. Thời gian hình thành, phát hiện và khai thác

- Thời gian hình thành: Ngày ...... tháng ....... năm........

- Thời gian phát hiện: Ngày ...... tháng ....... năm........

- Thời gian khai thác: Ngày ...... tháng ....... năm........

6. Khả năng tiếp cận

6.1 Khả năng tiếp cận tài nguyên theo: đường hàng không; đường bộ; đường sông; đường biển; đường sắt

6.2. Khoảng cách tới đường quốc lộ (từ trung tâm tài nguyên): ………………km

6.3. Thời gian di chuyển tới trung tâm đô thị gần nhất:…………… giờ

7. Đặc điểm, tính chất của tài nguyên (mô tả các đặc điểm nổi bật, riêng biệt của tài nguyên)…………………………………………………………………………………

8. Các giá trị của tài nguyên có thể khai thác cho phát triển du lịch (đánh dấu x vào các ô phù hợp kèm theo miêu tả (nếu có))

□ Giá trị địa chất. Mô tả cụ thể:………………………………………………………

□ Giá trị lịch sử. Mô tả cụ thể:………………………………………………………….

□ Giá trị kiến trúc. Mô tả cụ thể:……………………………………………………….

□ Giá trị thẩm mỹ/cảnh quan. Mô tả cụ thể:……………………………………………

□ Giá trị quý hiếm/độc đáo. Mô tả cụ thể:……………………………………………

□ Giá trị đại diện. Mô tả cụ thể:………………………………………………………

□ Giá trị khoa học. Mô tả cụ thể:………………………………………………………

□ Giá trị linh thiêng. Mô tả cụ thể:……………………………………………………

□ Khác:………………………………………

9. Được ghi danh, xếp hạng, công nhận bởi các cơ quan, tổ chức trong nước/quốc tế (đánh dấu x vào các ô phù hợp)

□ Di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công viên địa chất toàn cầu, khu dự trữ sinh quyển của thế giới

□ Di sản văn hoá thế giới

□ Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp quốc gia đặc biệt

□ Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp quốc gia/vườn quốc gia

□ Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp tỉnh/khu bảo tồn tự nhiên

□ Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh được đưa vào danh mục kiểm kê

□ Chưa xếp hạng

10. Thuộc nhóm/quần thể tài nguyên/quần thể địa danh (đánh dấu x vào các ô phù hợp kèm theo miêu tả (nếu có))

□ Rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).                  □ Quần thể di tích/danh thắng

□ Loại khác

- Tên nhóm/quần thể tài nguyên/quần thể địa danh: ....................................................

- Mã nhóm/quần thể tài nguyên/quần thể địa danh:

 

 

 

11. Hình ảnh, video cụ thể về tài nguyên du lịch:…………………………………..

12. Bản đồ gắn với tài nguyên du lịch (nếu có): ……………………………………

II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH.

1. Tình trạng tài nguyên (đánh dấu x vào các ô phù hợp kèm theo miêu tả (nếu có))

□ Còn nguyên vẹn/còn hoang sơ                       □ Đã thay đổi/nâng cấp

□ Đã cải tạo sửa chữa/đã sử dụng lâu năm

Ghi chú/mô tả:………………………………………………………………

2. Tình trạng khai thác tài nguyên: (đánh dấu x vào 01 mục phù hợp)

□ Đã khai thác                       □ Chưa khai thác

Nếu đã được khai thác, bổ sung thông tin:

- Lượng khách đến: .......................... lượt/ năm

- Khách đến theo số liệu được xác nhận trong năm gần nhất có cơ cấu là:

□ Khách trong địa bàn huyện: ……………khách, chiếm…………%/tổng

□ Khách trong địa bàn tỉnh: ……………khách, chiếm…………%/tổng

□ Khách từ các tỉnh khác trong vùng: ……………khách, chiếm…………%/tổng

□ Từ các tỉnh khác trên cả nước: ……………khách, chiếm…………%/tổng

□ Khách quốc tế: ……………khách, chiếm…………%/tổng

3. Thời gian khai thác (đánh dấu x vào 01 mục phù hợp)

□ Khai thác quanh năm

□ Khai thác theo mùa vụ: □ Mùa Xuân     □ Mùa hạ      □ Mùa thu           □ Mùa Đông

□ Khai thác một số ngày nhất định trong năm

- Thời gian mở cửa trong ngày (nếu có): ……buổi/ngày

4. Mức độ khai thác, sử dụng:          □ Thường xuyên       □ Ít              □ Rất ít

5. Phương thức khai thác (đánh dấu x vào 01 mục phù hợp)

□ Độc lập            □ Trong quần thể quy mô lớn/đã được xếp hạng

□ Trong quần thể với 1-3 tài nguyên đơn lẻ khác (cụ thể:………………………)

6. Thông tin về các loại hình du lịch đang được khai thác

- Các loại hình du lịch đang được khai thác:…………………………

- Thời gian mở cửa hàng ngày cho khách (giờ)……………………… …

- Thời lượng mỗi chuyến tham quan (giờ)………………………… …………

- Ước lượng số lượng khách tối đa / thời điểm (khách) ……………………

7. Các quy định khai thác (đánh dấu x vào 01 mục phù hợp)

□ Không có các quy định cấm khai thác

□ Có quy định nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mức độ khai thác. Cụ thể loại văn bản:……………….

□ Quy định chặt chẽ về khai thác (gần khu vực quốc phòng, gần vùng lõi khu bảo tồn…)/có xung đột về văn hóa. Cụ thể loại văn bản:……………….

8. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (đánh dấu x vào 01 mục phù hợp)

□ Có cơ sở lưu trú, nhà hàng trong phạm vi ranh giới tài nguyên. Mô tả số liệu cụ thể:…………………………………………………………………………………..

□ Có cơ sở lưu trú, nhà hàng trong bán kính: …….. km.

□ Có nhà vệ sinh, biển chỉ dẫn, PCCC…trong phạm vi ranh giới tài nguyên hoặc gần tài nguyên. Mô tả số liệu cụ thể:………………………… ……………………..

9. Hạ tầng cơ sở (Giao thông nội bộ thuận lợi; hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải; mạng viễn thông…)(đánh dấu x vào 01 mục phù hợp)

□ Hạ tầng đầy đủ, đáp ứng đủ yêu cầu khai thác. Mô tả số liệu cụ thể:……………...

□ Hạ tầng đáp ứng khoảng 70% yêu cầu khai thác. Mô tả số liệu cụ thể:……………

□ Hạ tầng đáp ứng khoảng 50% yêu cầu khai thác. Mô tả số liệu cụ thể:……………

10. Hiện trạng quy hoạch (đánh dấu x vào 01 mục phù hợp)

□ Đã được đưa vào/ lập quy hoạch phát triển du lịch. Cụ thể tên Quy hoạch:……

□ Chưa đưa vào/ lập quy hoạch phát triển du lịch

11. Hiện trạng môi trường (đánh dấu x vào các ô phù hợp)

+ Không khí/nước/đất:   □ Chưa ô nhiễm              □ Có dấu hiệu ô nhiễm/Ô nhiễm

+ Văn hoá: □ Có tệ nạn   □ Không có tệ nạn     □ Có dấu hiệu biến đổi văn hoá truyền thống

12. Hiện trạng bảo vệ và gìn giữ tài nguyên (đánh dấu x vào các ô phù hợp)

□ Triển khai các quy định, cam kết của UNESCO. Cụ thể:………………………

□ Triển khai Luật BVMT; Luật đa dạng sinh học. Cụ thể:……………………….

□ Có quy định của địa phương. Số và loại văn bản:………

□ Có quy định của đơn vị quản lý của khu, điểm chứa tài nguyên du lịch. Số và loại văn bản:………………………………………………………………………

□ Các hoạt động chính về bảo vệ, gìn giữ tài nguyên. Mô tả các loại hoạt động:…….......................................................................................................................

□ Có ít/nhiều tình trạng vi phạm gây ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, gìn giữ tài nguyên. Cụ thể:…………………………………………………………………………

□ Hoàn toàn không để xảy ra tình trạng vi phạm gây ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, gìn giữ tài nguyên

13. Các thông tin khác mô tả hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên: …………………………………………………………………………………

 

PHIẾU THÔNG TIN ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN DU LỊCH (PHẦN B)
Sử dụng cho từng mã tài nguyên du lịch cụ thể

III. THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

 

1. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLTN GẮN VỚI ĐỊA HÌNH NÚI CAO

Sử dụng cho các Mã TNDL: TN1.1.1, TN1.1.2, TN1.1.3, TN1.1.4

1. Loại tài nguyên

Loại: □ Đỉnh núi      □ Sống núi cao, sườn núi; □ Đèo  □ Hẻm vực

2. Độ cao/độ sâu (m)………………….

3. Cảnh quan gắn kèm :……………………..

4. Chiều dài (m)………………….(đối với đèo)

5. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

2. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLTN GẮN VỚI BIỂN ĐẢO - BÃI BIỂN

Sử dụng cho Mã TNDL 1.2.1

1. Chiều rộng của bãi (m).......... ; Diện tích của bãi:...................... (m2)

2. Độ dốc của bãi (%):.............; Chiều cao trung bình của sóng (m):.........

3. Nền đáy của bãi: □ Cát     □ Sỏi     □ Cuội     □ Sét        □ Bùn

4. Loại bãi cát: □ Cát vàng        □ Cát trắng mịn         □ Cát đen

5. Màu nước: □ Nước đục            □ Nước trong xanh

6. Nhiệt độ nước biển bình quân vào những ngày hè: .................(ºC)

7. Nhiệt độ không khí bình quân ngày hè:.................................. (ºC)

8. Tốc độ dòng chảy (m/s):..................................;

9. Tốc độ gió (m/s): .........................................

10. Hải sản biển: □ Phong phú, đa dạng      Rất ít        Không có

11. Các loài động vật gây hại (cá mập, sứa,....)

Không có

Có                  Tên loài: ............................................................

12. Các loài thực vật gây hại (Tảo, nấm có độc tố,.....)

Không có

Có       Tên loài:........................................................................................

% diện tích thực vật nước trong phạm vi 100km cách bờ: ........................

3. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLTN GẮN VỚI BIỂN ĐẢO - ĐẢO

Sử dụng cho Mã TNDL 1.2.2

1. Diện tích của đảo:...................... (m2)

2. Khoảng cách với đất liền: ………………………………….(km)

3. Có bãi biển hay không trên đảo: □ Có       Không

Nếu có, xin cung cấp thông tin về bãi biển

4. Chiều rộng của bãi (m).......... ; Diện tích của bãi:...................... (m2)

5. Độ dốc của bãi (%):.............; Chiều cao trung bình của sóng (m):.........

6. Nền đáy của bãi: □ Cát     □ Sỏi     □ Cuội     □ Sét        □ Bùn

7. Loại bãi cát: □ Cát vàng         □ Cát trắng mịn     □ Cát đen

8. Màu nước: □ Nước đục             □ Nước trong xanh

9. Nhiệt độ nước biển bình quân vào những ngày hè: .................(ºC)

10. Nhiệt độ không khí bình quân ngày hè:.................................. (ºC)

11. Tốc độ dòng chảy (m/s):..................................;

12. Tốc độ gió (m/s): .........................................

13. Hải sản biển: □ Phong phú, đa dạng         □ Rất ít          □ Không có

14. Các loài động vật gây hại (cá mập, sứa,....)

□ Không có

□ Có                           Tên loài: ............................................................

15. Các loài thực vật gây hại (Tảo, nấm có độc tố,.....)

□ Không có

□ Có                           Tên loài: ............................................................

% diện tích thực vật nước trong phạm vi 100km cách bờ: .......................

16. Có dân cư trên đảo không: □ Có                 □ Không

Nếu có: số lượng dân cư là bao nhiêu……………………………(người)

17. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

4. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLTN GẮN VỚI BIỂN ĐẢO - ĐẦM, VỊNH, VŨNG

Sử dụng cho các Mã TNDL 1.2.3, 1.2.4, 1.2.5

1. Diện tích mặt nước:.........m2(ha)

2. Đặc điểm cấu thành

□ Có đảo         □ Có sự đa dạng sinh học       □ Có thảm thực vật bao quanh

□ Có bãi tắm      □ Có các bản dân tộc quanh hồ/đầm/vịnh     □ Có ghềnh đá

3. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

 

5. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLTN GẮN VỚI BIỂN ĐẢO - GHỀNH, VÁCH, BÃI ĐÁ, SỎI

Sử dụng cho các Mã TNDL 1.2.6

1. Diện tích:.........m2

2. Đặc điểm cấu thành

□ Đá xếp          □ Sỏi đá           □ Cuội

□ Thảm rêu             □ Vách đá

4. Các đặc điểm liên quan

□ Gắn liền với bãi tắm               □ Gắn liền với cảnh quan biển, đảo

□ Khác:……………………………………………………………..

3. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

6. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN GẮN VỚI ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO

(Địa hình Karst, Miệng núi lửa, Công viên địa chất)

Sử dụng cho các Mã TNDL 1.3.1., 1.3.2., 1.3.3

1. Loại địa hình Karst

□ Dạng địa hình Karst trên mặt                □ Dạng địa hình Karst ngầm

2. Nếu là Miệng núi lửa

+ Diện tích (m2)………………………

+ Có/không tàn tích núi lửa……………….

+ Cảnh quan gắn kèm……………………..

Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):..................................................

3. Nếu là Công viên địa chất

- Diện tích (m2)………………………

- Đã tham gia mạng lưới CVĐC toàn cầu: □ Chưa tham gia.        □ Đã tham gia

- Hệ sinh thái……………………………

- Loại di sản địa chất…………………….

Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):..................................................

7. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN GẮN VỚI ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO

(Hang Động)

Sử dụng cho Mã TNDL 1.3.5

1. Thể tích hang: ...........(m3);

2. Tổng chiều dài hang: .......... (m)

3. Cửa hang: rộng ....... (m); cao............. (m)

4. Loại hang:

□ Hang sáng   □ Hang tối      □ Hang có ánh sáng lờ mờ   □ Hang khô    □ Hang ẩm ướt

5. Đặc điểm hang:

□ Không có thạch nhũ    □ Có thạch nhũ, nhũ đá đẹp          □ Có sông, hồ ngầm

6. Tính chất hang:

□ Có thể đưa khách vào được     □ Không thể đưa khách vào được    □ Có đường thông gió

7. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

8. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN GẮN VỚI CÁC HỆ SINH THÁI

(Hệ động, thực vật trên cạn/ Hệ động, thực vật dưới nước)

Sử dụng cho các Mã TNDL TN 1.4.1, TN 1.4.2, TN 1.4.3, TN 1.4.4

1. Loại rừng

□ Rừng đặc dụng; □ Rừng phòng hộ □ Rừng sản xuất.

Nếu là rừng đặc dụng, tài nguyên là:

□ Vườn quốc gia; □ Khu dự trữ thiên nhiên; □ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; □ Khu bảo vệ cảnh quan □ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật

2. Diện tích có thể khai thác phát triển du lịch: ................... (ha)

3. Về thực vật có: ................ họ; ......................chi; ................ loài bậc cao, trong đó:

Thực vật quý hiếm: ............... (loài); được ghi trong sách đỏ VN: ............. (loài)

Tên loài: ..........................................................................................................

Số lượng: ............................ (cây)

4. Về động vật có: ................ bộ; ......................họ; ................ giống; ................loài, trong đó:

- Động vật quý hiếm: ......... (loài); được ghi trong sách đỏ VN: ............. (loài)

- Thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ VN:

- Tên loài: .....................................................................................

- Số lượng: ............................ (con)

5. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

9. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH SÔNG

(Sông chính, Nhánh sông, Kênh rạch)

Sử dụng cho các Mã TNDL TN 2.1.1, TN 2.1.2., TN 2.1.3

1. Chất lượng nước

□ Nước Đục         □ Trong            □ Có bồi lắng phù sa

2. Chiều dài: .............m;

3. Chiều rộng đoạn rộng nhất:…………(m), đoạn hẹp nhất:…………..(m)

4. Chiều sâu: ...................m;

5. Đặc điểm dòng chảy: □ Chảy siết        □ Chảy hiền hòa

6. Đặc điểm gắn liền

□ Gắn với làng quê trù phú    □ Gắn với cảnh quan đẹp    □ Có thảm thực vật bao quanh

7. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

10. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH SUỐI

(Suối tự nhiên)

Sử dụng cho Mã TNDL TN 2.2.1

1. Chiều dài:................... (m)

2. Chiều rộng đoạn rộng nhất:…………(m), đoạn hẹp nhất:…………..(m)

3. Đặc điểm màu nước: …………………………………………………..

4. Dòng chảy: □ Chảy siết    □ Chảy hiền hòa    □ Chảy qua nhiều đoạn có đá, ghềnh

5. Cảnh quan gắn liền: □ Gắn với khu vực tự nhiên    □ Gắn với làng quê trù phú

□ Gắn với thác nước       □ Có thảm thực vật bao quanh

□ Gắn với cảnh quan đẹp khác:……………………………..

6. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

11. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH SUỐI

(Suối/mỏ khoáng)

Sử dụng cho Mã TNDL TN 2.2.2

1. Nhiệt độ nước cao nhất:................... (ºC), thấp nhất: …………….(ºC)

2. Trữ lượng nước:………………….m3

3. Đặc điểm màu nước: ……………………..

4. Mùi vị:    □ Không mùi              □ Có mùi

5. Cảnh quan gắn liền:    □ Nằm trong khu dân cư       □ Gắn với khu vực tự nhiên

□ Gắn với làng quê trù phú         □ Gắn với cảnh quan đẹp khác:…………………..

6. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

12. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH HỒ

Sử dụng cho Mã TNDL TN 2.3.1, 2.3.2.

1. Loại hồ:   □ Tự nhiên       □ Nhân tạo

2. Diện tích mặt nước: ........ (m)

3. Đặc điểm màu nước:.......

4. Độ sâu: ............(m), độ sâu khi mực nước rút: …………..m

6. Tính chất dòng chảy: □ Rất phẳng lặng        □ Lăn tăn

5. Cảnh quan gắn liền: □ Gắn với khu vực tự nhiên   □ Gắn với làng quê trù phú

□ Gắn với thác nước    □ Có thảm thực vật bao quanh

□ Gắn với cảnh quan đẹp khác:……………………………..

7. Thời điểm nước rút: từ tháng:.........đến tháng……………..

8. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

13. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH THÁC NƯỚC

Sử dụng cho Mã TNDL TN 2.4

1. Độ cao từ đỉnh thác đến chân thác nước: ........ (m)

2. Chiều dài đổ nước liên tục:....... (m)

3. Chiều rộng: ............(m)

4. Độ dốc: ................. độ;

5. Phân tầng: □ Một tầng      □ Nhiều tầng

6. Tính chất dòng chảy: □ Chảy xối xả       □ Chảy hiền hòa    □ Có thảm thực vật bao quanh

7. Thời điểm có nước chảy: □ Quanh năm          □ Theo tháng (vào tháng:...........)

8. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

14. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN GẮN VỚI KHÍ HẬU, CÁC YẾU TỐ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHÁC

(Nhiệt độ mát mẻ ôn hòa)

Sử dụng cho Mã TNDL 3.1

1. Nhiệt độ trung bình trong năm:……………… (ºC)

2. Nhiệt độ cao nhất trong năm:………. (ºC), thấp nhất trong năm:……… (ºC)

3. Số ngày mưa trong năm:........................ngày

4. Nằm ở độ cao so với mực nước biển:...............m

5. Các đặc điểm gắn liền:

Có các vùng nông sản tốt, gồm: ……………………….

Gắn liền với khu vực tự nhiên:…………………………

6. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

15. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN GẮN VỚI KHÍ HẬU, CÁC YẾU TỐ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHÁC

(Các hiện tượng thời tiết đặc biệt (Tuyết rơi. Băng giá…) / Các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú (sao băng, nhật thực, nguyệt thực...)

Sử dụng cho các Mã TNDL 3.2, 3.3

1. Thời điểm xảy ra

□ Xảy ra thường xuyên/theo chu kỳ.        □ Xảy ra ngẫu nhiên

2. Diện tích khu vực xảy ra hiện tượng tự nhiên đặc biệt:........................

3. Các biểu hiện/hiện tượng chính:..............................................................................

4. Đối tượng tham gia:................................................................................

5. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

16. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH GẮN VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ

(Di tích lưu niệm danh nhân, anh hùng/Di tích lưu niệm sự kiện lịch sử)

Sử dụng cho các Mã TNDL VH 1.1.1, VH 1.1.2

1. Loại di tích

□ Di tích lưu niệm, tưởng niệm về các anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước

□ Di tích lưu niệm, tưởng niệm về các anh hùng liệt sỹ

□ Di tích ghi dấu các sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng

□ Di tích ghi dấu chiến công của quân và dân ta

□ Di tích ghi dấu tội ác của kè thù

2. Chiều cao: ........... m;

3. Chiều rộng:................. m;

4. Diện tích: ...................... m2;

5. Số tầng:................ .tầng

6. Vật liệu xây dựng:................................................................................

7. Tình trạng di tích và các sự kiện:

□ Đã tu bổ, tôn tạo                   □ Chưa tôn tạo

□ Có tổ chức lễ hội                  □ Không tổ chức lễ hội

□ Có gắn với các sự kiện lịch sử           □ Không gắn với các sự kiện lịch sử

17. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN VĂN HÓA GẮN VỚI KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT

(Di tích kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng/Kiến trúc quân sự/Kiến trúc dân sự)

Sử dụng cho các Mã TNDL VH 1.2.1,VH 1.2.2,VH 1.2.3

1. Loại di tích

□ Đình  □ Đền  □ Chùa  □ Tháp  □ Nhà thờ  □ Lăng mộ.  □ Nhà cổ  □ Làng cổ

□ Di tích gắn với nho giáo, nho học  □ Hội quán.  □ Phủ.  □ Nghè, miếu, am, điện

2. Nhân vật được suy tôn (phù hợp loại di tích đã chọn) :............................................

3. Loại kiến trúc

□ Kiến trúc phương Đông          □ Kiến trúc phương Tây

□ Có sự giao thoa kiến trúc        □ Có điêu khắc hoa văn

4. Chiều cao: ........... m;

5. Chiều rộng:................. m;

6. Diện tích: ...................... m2;

7. Số tầng:................ .tầng

8. Vật liệu xây dựng:................................................................................

9. Tình trạng di tích và các sự kiện:

□ Đã tu bổ, tôn tạo                                    □ Chưa tôn tạo

□ Có tổ chức lễ hội                                   □ Không tổ chức lễ hội

□ Có gắn với các sự kiện lịch sử              □ Không gắn với các sự kiện lịch sử

18. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLVH GẮN VỚI DI TÍCH KHẢO CỔ

(Di chỉ cư trú/Di chỉ mộ táng/Di tích, di chỉ hỗn hợp cư trú)

Sử dụng cho các Mã TNDL VH 1.3.1, VH 1.3.2, VH 1.3.3

1. Thuộc loại

□ Di chỉ cư trú. □ Di chỉ mộ táng. □ Di chỉ hỗn hợp □ Khác

2. Bản chất :

□ Di chỉ hang động. □ Di chỉ phù sa. □ Di chỉ cư trú không thành lũy

□ Di chỉ cư trú có thành lũy □ Di chỉ mộ thuyền □ Di chỉ mộ chum vò □ Di chỉ hầm mộ

3. Tổng diện tích khai quật:..................... m2;

4. Chiều sâu khai quật: .................m

5. Các hiện vật khai quật được: .................................................................................

6. Các di chỉ thuộc thời:........................................................................................

7. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):.............................................

19. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLVH GẮN VỚI TẬP QUÁN SINH HOẠT - CHỢ

Sử dụng cho Mã TNDL VH 2.1.1

1. Loại chợ

□ Chợ nổi       □ Chợ phiên        □ Khác

2. Thời gian diễn ra phiên chợ: ...............................................................................

3. Sản phẩm bán chủ yếu:............................................................................................

4. Đối tượng tham gia: ..................................................................................................

5. Điểm đặc trưng: .......................................................................................................

6. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):....................................

20. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLVH GẮN VỚI TẬP QUÁN SINH HOẠT - NHÀ Ở

Sử dụng cho Mã TNDL VH 2.1.2

1. Gắn với dân tộc:……………………………….

2. Đặc điểm đặc trưng:

□ Kiến trúc độc đáo, truyền thống.     □ Sử dụng vật liệu độc đáo, truyền thống

□ Trang trí độc đáo       □ Công năng độc đáo

□ Gắn với các giá trị lịch sử.   □ Gắn với các danh nhân hoặc/và hoạt động văn hóa

3. Số lượng trong một khu vực chung (bản/làng): …………………….

4. Diện tích mỗi căn (m2)……………………

5. Thực tế hình thức

□ Còn nguyên vẹn theo truyền thống       □ Đã thay đổi một số vật liệu chính

Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):.......................................

21. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLVH GẮN VỚI TẬP QUÁN SINH HOẠT - ĐỒ DÙNG/VẬT DỤNG GIA ĐÌNH TIÊU BIỂU

Sử dụng cho Mã TNDL VH 2.1.3

1. Gắn với dân tộc:……………………………….

2. Đặc điểm đặc trưng:

□ Kiểu dáng, thiết kế truyền thống, độc đáo

□ Sử dụng vật liệu tự nhiên, địa phương, truyền thống, độc đáo

□ Quy trình chế tác thủ công, độc đáo

□ Có công năng đặc biệt, độc đáo.

3. Công năng sử dụng chính:...................................................

4. Thực tế sử dụng

□ Người dân sử dụng hàng ngày   □ Sử dụng dịp lễ hội hoặc phục vụ đón khách

□ Chỉ một số ít người sử dụng

5. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):........................................

22. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLVH GẮN VỚI TẬP QUÁN SINH HOẠT - TRANG PHỤC

Sử dụng cho Mã TNDL VH 2.1.4

1. Gắn với dân tộc:……………………………….

2. Đặc điểm đặc trưng:

□ Kiểu dáng, thiết kế truyền thống, độc đáo

□ Sử dụng vật liệu tự nhiên, địa phương, truyền thống, độc đáo

□ Quy trình chế tác thủ công, độc đáo

□ Có công năng đặc biệt, độc đáo.

3. Thực tế sử dụng

□ Người dân sử dụng hàng ngày    □ Sử dụng dịp lễ hội hoặc phục vụ đón khách

□ Chỉ một số ít người sử dụng

4. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):........................................

23. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DLVH GẮN VỚI TẬP QUÁN SINH HOẠT - ẨM THỰC

Sử dụng cho Mã TNDL VH 2.1.5

1. Gắn với dân tộc:……………………………….

2. Loại ẩm thực

□ Món ăn        □ Đồ uống            □ Khác

3. Cách thức chế biến:……… ……………………………………………………..

4. Các nguyên liệu:…………… …………………………………………….

5. Cách thức thưởng thức:………………… ………………………………………

6. Hình thức thể hiện món ăn: ………………………………………………………

7. Thông tin thuyết minh món ăn:.............................................................................

8. Các yếu tố văn hóa gắn với món ăn:.......................................................................

9. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):..................................

24. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN TẬP QUÁN SINH HOẠT - TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Sử dụng cho Mã TNDL VH 2.1.6

1. Gắn với dân tộc:……………………………….

2. Hình thức:

□ Con người          □ Vật dụng:...................................    □ Con vật:.....................

3. Thời gian diễn ra trò chơi dân gian:

□ Có thể tổ chức quanh năm    □ Tổ chức vào thời điểm:...................................

4. Đối tượng suy tôn, mục đích:...................................................................................

5. Đặc điểm, các hoạt động chính của trò chơi:...........................................................

6. Các đặc điểm đặc trưng………………..

7. Các yêu cầu về giới hạn (nếu có):……………………………………………

8. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):.............................................

25. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN TẬP QUÁN SINH HOẠT - LỄ HỘI

Sử dụng cho Mã TNDL VH 2.1.7

1. Gắn với dân tộc:……………………………….

2. Hình thức:

□ Lễ hội truyền thống       □ Lễ hội mới             □ Lễ hội khác

3. Thời gian diễn ra lễ hội:.........................................................................................

4. Đối tượng suy tôn, mục đích:...................................................................................

5. Đặc điểm, các hoạt động chính có trong lễ hội:...........................................................

6. Các đặc điểm đặc trưng………………..

7. Các yêu cầu về giới hạn (nếu có):……………………………………………

8. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):.............................................

26. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH GẮN VỚI TẬP QUÁN SẢN XUẤT

(Công cụ sản xuất, Phương thức sản xuất, Làng nghề, Phương tiện vận chuyển)

Sử dụng cho các Mã TNDL VH 2.2.1,VH2.2.2., VH2.2.4

1. Gắn với dân tộc:……………………………….

2. Ngành nghề

□ Nông nghiệp     □ Lâm nghiệp     □ Thuỷ sản     □ Chăn nuôi

3. Trường hợp có làng nghề:

□ Làng nghề truyền thống                   □ Làng nghề mới

4. Sản phẩm chính của làng nghề: ................................................

5. Số lượng người tham gia: ......................................................

6. Các công cụ sản xuất đặc biệt gắn với nghề: .................................................

7. Đặc điểm và công dụng của công cụ sản xuất: ..................................................

8. Phương thức sản xuất đặc biệt gắn với nghề: ........................................................

9. Đặc điểm cụ thể của phương thức sản xuất/quy trình:..........................................

10. Phương tiện vận chuyển đặc trưng (nếu có): ............................................................

11. Đặc điểm cụ thể và công dụng của phương tiện vận chuyển:...................................

8. Một số thông tin khác (nếu có):....................................

27. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH GẮN VỚI TẬP QUÁN SẢN XUẤT

(Cánh đồng/Ruộng bậc thang/Trang trại/Miệt vườn/ Đồi trồng/Nông trại)

Sử dụng cho các Mã TNDL VH2.2.3

1. Diện tích (m2)………………………..

2. Số bậc (đối với ruộng bậc thang)…………

3. Các loại cây trồng chính…………………….

4. Khả năng khai thác: □ Hoa        □ Quả           □ Củ

5. Thời điểm thu hoạch: □ Quanh năm           □ Theo tháng (vào tháng:...........)

6. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có)…………….

28. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA GẮN VỚI VÒNG ĐỜI

Sử dụng cho các Mã TNDL VH 2.3.1

1. Gắn với dân tộc:……………………………….

2. Loại hình

□ Sinh đẻ        □ Trưởng thành.    □ Hôn nhân    □ Tang lễ

3. Các đặc điểm đặc trưng………………..

4. Các yêu cầu về giới hạn (nếu có):……………………………………………

5. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):............................................

29. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA GẮN VỚI TÔN GIÁO

Sử dụng cho Mã TNDL VH 2.3.2

1. Gắn với dân tộc:……………………………….

2. Các nghi thức đặc trưng………………..

3. Số lượng người thực hành nghi thức: ………………………

4. Thời gian kéo dài:……………………………………………..

5. Địa điểm thực hành nghi thức: ……………………………………..

6. Số lượng người có thể tham dự/tham gia: …………………………………

7. Các yêu cầu về giới hạn (nếu có):……………………………………………

8. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):............................................

30. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG GẮN VỚI QUAN NIỆM SỐNG

Sử dụng cho các Mã TNDL VH 2.3.3

1. Gắn với dân tộc:……………………………….

2. Theo quan niệm sống:

□ SHTN trong các sự kiện đời sống.    □ SHTN trong các sự kiện sản xuất   □ SHTN theo các quan niệm tri thức dân gian

3. Các đặc điểm đặc trưng………………..

4. Các yêu cầu về giới hạn (nếu có):……………………………………………

5. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):............................................

31. BIỂU MẪU TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA GẮN VỚI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Sử dụng cho các Mã TNDL VH 3.1.1, VH 3.1.2,, VH 3.1.3, VH 3.1.4, 3.1.5

1. Gắn với dân tộc (nếu có):……………………………….

2. Loại tài nguyên:

□ Văn học    □ Điêu khắc hội hoạ    □ Âm nhạc    □ Diễn xướng   □ Vũ đạo    □ Biểu diễn

3. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………………

4. Các nội dung cơ bản:……………………………………………………………..

5. Các yêu cầu về trình diễn (nếu có)…………………………………………….

6. Các yêu cầu về giới hạn (nếu có):………………………………………………

7. Một số thông tin khác về tài nguyên du lịch (nếu có):........................................

32. BIỂU MẪU CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA - BẢO TÀNG

Sử dụng cho các Mã TNDL VH 4.1.1

1. Chuyên đề của Bảo tàng:………………………………………………………….

2. Hình thức trưng bày: …………….……………………………………………….

3. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

4. Các không gian trưng bày (số lượng, tính hấp dẫn:… …………………………..

5. Số lượng hiện vật:……………………….…………………………………………

6. Giá trị, tính hấp dẫn của hiện vật: ………………………………………….........

7. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc của bảo tàng:......................................

33. BIỂU MẪU CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA - RẠP HÁT/NHÀ VĂN HÓA/TRUNG TÂM VĂN HÓA

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.1.2

1. Chuyên đề của Rạp hát:………………………………………………………….

2. Các loại hình nghệ thuật chính: …………….……………………………………

3. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

4. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc Rạp hát, Trung tâm:.........................

34. BIỂU MẪU CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA - THƯ VIỆN

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.1.3

1. Chuyên đề của Thư viện:………………………………………………………….

2. Hình thức trưng bày: …………….……………………………………………….

3. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

4. Các không gian trưng bày (số lượng, tính hấp dẫn:… …………………………..

5. Số lượng đầu sách:……………………….……………………………………

6. Giá trị, tính hấp dẫn của các đầu sách: ……………………………………….

7. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc Thư viện:.............................

35. BIỂU MẪU CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓASÂN VẬN ĐỘNG/ CUNG THỂ THAO/NHÀ THI ĐẤU/ KHU LIÊN HỢP THỂ THAO

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.1.4

1. Chuyên đề chính của Sân vận động/Cung thể thao/Nhà thi đấu/Khu liên hợp thể thao:……………………………………………

2. Quy mô: …………….……………………………………………….

3. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

4. Các môn thể thao có thể thi đấu:… …………………………..

5. Những giải thi đấu có lượng khách đông nhất:………………………………

6. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc:.........................................................

36. BIỂU MẪU CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH - QUẢNG TRƯỜNG

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.2.1

1. Chủ đề của quảng trường (nếu có):……………………………………………..

2. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

3. Các không gian của quảng trường:… …………………………………………..

4. Các công trình trong quảng trường:… ……………………………………

5. Khả năng quy tụ số lượng bao nhiêu người: ……………………………………

6. Các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị tổ chức tại quảng trường:................

7. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc:.......................................................

37. BIỂU MẪU CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Công trình kiến trúc/ không gian nghệ thuật công cộng/không gian sáng tạo văn hóa nghệ thuật

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.2.2

1. Công trình

□ Tượng đài     □ Bức phù điêu

□ Công trình điêu khắc nghệ thuật/vườn tượng

□ Con đường được sắp đặt, trang trí mang tính nghệ thuật

2. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

3. Giá trị biểu đạt của công trình:… …………………………………………..

4. Khả năng quy tụ số lượng bao nhiêu người chiêm ngưỡng: …………………

5. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc liên quan:...........................................

38. BIỂU MẪU CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Vườn thú, thảo cầm viên/công viên. Vườn hoa )

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.2.3

1. Chuyên đề của Công viên/Khu vui chơi:………………………………………….

2. Các hoạt động trưng bày (nếu có): …………….………………………………

3. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

4. Các không gian (nếu có):…………………………. …………………………..

5. Các cảnh quan chính:……………………….……………………………………

6. Các hoạt động giải trí: …………………………………………………………….

7. Các loại thực vật, cây cảnh:…………………………………………………….

7. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế:.........................................................................

39. BIỂU MẪU CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Trung tâm triển lãm mỹ thuật)

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.2.4

1. Chủ đề của Trung tâm (nếu có):……………………………………………..

2. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

3. Các không gian của Trung tâm:… …………………………………………..

4. Các công trình, tác phẩm quan trọng trong không gian của Trung tâm:… ……

5. Khả năng quy tụ số lượng bao nhiêu người: ……………………………………

6. Các hoạt động tổ chức tại Trung tâm:................................................................

7. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc:.......................................................

40. BIỂU MẪU CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Trung tâm Thương mại lớn)

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.2.5

1. Chủ đề của Trung tâm (nếu có):……………………………………………..

2. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

3. Các không gian của Trung tâm:… …………………………………………..

4. Các công trình, tác phẩm quan trọng trong không gian của Trung tâm:… ……

5. Khả năng quy tụ số lượng bao nhiêu người: ……………………………………

6. Các hoạt động tổ chức tại Trung tâm:................................................................

□ Mua sắm   □ Ẩm thực   □ Biểu diễn nghệ thuật   □ Vui chơi giải trí

7. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc:.......................................................

41. BIỂU MẪU CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Trung tâm y dược học cổ truyền; chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp )

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.2.6

1. Công trình

2. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

3. Giá trị biểu đạt của công trình:… …………………………………………..

4. Khả năng quy tụ số lượng bao nhiêu người chiêm ngưỡng: …………………

5. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc liên quan:...........................................

42. BIỂU MẪU CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH KHÁC CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Công trình công nghiệp )

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.3.1

1. Loại công trình

□ Nhà máy    □ Công trường   □ Nhà máy thủy điện   □ Đập nước, hồ chứa

□ Công trình điện gió, công viên điện gió   □ Giàn khoan   □ Khu chế xuất

□ Khu công nghiệp    □ Khác:……………………………

2. Hoạt động sản xuất chính:…………………………………………………..

3. Giá trị có khả năng thu hút khách du lịch:…………………………………

4. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

5. Diện tích có thể bố trí phục vụ hoạt động du lịch:………………………….

6. Giá trị biểu đạt của công trình:… …………………………………………..

7. Khả năng quy tụ số lượng bao nhiêu người tham quan: …………………

8. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc liên quan:...........................................

43. BIỂU MẪU CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH KHÁC CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Công trình giao thông )

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.3.2

1. Loại công trình

□ Cầu giao thông   □ Hầm giao thông   □ Đường xe điện   □ Đường giao thông trên cao

□ Cảng    □ Khác:……………………………

2. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

3. Giá trị biểu đạt của công trình:… …………………………………………..

4. Giá trị có khả năng thu hút khách du lịch:…………………………………

5. Khả năng quy tụ số lượng bao nhiêu người chiêm ngưỡng: …………………

6. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc liên quan:...........................................

44.BIỂU MẪU CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH KHÁC CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Công trình thủy lợi )

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.3.3

1. Loại công trình

□ Đê    □ Kênh dẫn nước   □ Cọn nước   □ Khác:………………………..

2. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

3. Giá trị biểu đạt của công trình:… …………………………………………..

4. Giá trị có khả năng thu hút khách du lịch:…………………………………

5. Khả năng quy tụ số lượng bao nhiêu người chiêm ngưỡng: …………………

6. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc liên quan:...........................................

45. BIỂU MẪU CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH KHÁC CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Khu vui chơi giải trí tổng hợp, chuyên đề )

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.3.4

1. Chuyên đề của Công viên/Khu vui chơi:………………………………………….

2. Các hoạt động trưng bày (nếu có): …………….………………………………

3. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

4. Các không gian (nếu có):…………………………. …………………………..

5. Các cảnh quan chính:……………………….……………………………………

6. Các hoạt động giải trí: …………………………………………………………….

7. Các loại thực vật, cây cảnh:…………………………………………………….

7. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế:.........................................................................

46. BIỂU MẪU CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH KHÁC CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Công trình xây dựng tạo dấu ấn)

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.3.5

1. Loại công trình

□ Cầu du lịch     □ Tòa cao ốc    □ Tháp     □ Khác:……………………………

2. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

3. Giá trị biểu đạt của công trình:… …………………………………………..

4. Khả năng quy tụ số lượng bao nhiêu người chiêm ngưỡng: …………………

5. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc liên quan:...........................................

47. BIỂU MẪU CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH KHÁC CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH

(Phim trường)

Sử dụng cho Mã TNDL VH 4.3.6

1. Quy mô: ……….ha………..m2

2. Các khu vực chính của phim trường:

□ Công trình    □ Cây xanh cảnh quan    □ Tháp   □ Cầu   □ Khác:………………

3. Hình thái thiết kế của phim trường:

□ Mang tính quốc tế    □ Mang tính quốc gia     □ Mang tính dân tộc

□ Khác:………………

3. Các đặc điểm đặc trưng…………………………………………………….……..

3. Giá trị biểu đạt của phim trường:… …………………………………………..

4. Khả năng quy tụ số lượng bao nhiêu người: …………………

5. Giá trị, tính hấp dẫn của thiết kế kiến trúc liên quan:...........................................

* Ghi chú: Các biểu mẫu có thể được điều chỉnh để phù hợp hơn với điều kiện thực tế trong quá trình triển khai

* Phần cuối của phiếu được ghi cụ thể như sau:

Người trả lời phiếu:

Họ và tên: ...........................................

Điện thoại:...........................................

E-mail:.................................................

Điều tra viên:

Họ và tên: ...........................................

Điện thoại:...........................................

E-mail:.................................................

...............ngày.......tháng.......năm 2024
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 5:

HƯỚNG DẪN ĐIỀN PHIẾU THÔNG TIN ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN DU LỊCH

PHẦN I: CÁC NỘI DUNG THÔNG TIN CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN

1. Tên gọi: Ghi tên đầy đủ của tài nguyên được điều tra

2. Vị trí tài nguyên: Ghi địa chỉ của tài nguyên theo các thông tin chi tiết trong phiếu, tọa độ chính xác

3. Phạm vi, ranh giới: Ghi phạm vi, ranh giới, vị trí giáp ranh của khu vực tài nguyên được điều tra

4. Chủ thể quản lý và sử dụng: Ghi đơn vị/tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài nguyên

5. Thời gian hình thành, phát hiện và khai thác: Ghi rõ thời điểm tài nguyên bắt đầu hình thành, phát hiện và khai thác (nếu có theo tháng, năm)

6. Khả năng tiếp cận: Ghi rõ tài nguyên được tiếp cận theo các hình thức giao thông nào? Khoảng cách được xác định từ trung tâm của tài nguyên được điều tra tới đường quốc lộ (đơn vị tính km) và Thời gian di chuyển từ trung tâm của tài nguyên đến trung tâm huyện/thành phố/tỉnh mất bao nhiêu lâu (đơn vị tính theo giờ)

7. Đặc điểm, tính chất của tài nguyên: Ghi rõ các đặc điểm nổi bật, đặc trưng và những dấu hiệu riêng biệt của tài nguyên đó để phát triển thành sản phẩm du lịch

8. Các giá trị của tài nguyên có thể khai thác cho phát triển du lịch: Đánh dấu X vào các ô phù hợp kèm theo miêu tả chi tiết.

9. Được ghi danh, xếp hạng, công nhận bởi các cơ quan, tổ chức trong nước/quốc tế: Đánh dấu X vào các ô phù hợp

10. Thuộc nhóm/quần thể tài nguyên/quần thể địa danh: Đánh dấu X vào 01 loại hình phù hợp nhất

- Tên nhóm/quần thể tài nguyên/quần thể địa danh: Ghi tên địa danh hoặc tên của quần thể nơi tài nguyên nằm gắn liền

- Mã nhóm/quần thể tài nguyên/quần thể địa danh: Người điền phiếu từ đặt mã quần thể tài nguyên bằng các chữ cái đầu của tên quần thể/địa danh. Sử dụng mã này để điền cho các Phiếu điều tra thông tin tài nguyên cùng nằm trong quần thể này.

11. Hình ảnh, video cụ thể về tài nguyên du lịch: Gửi kèm theo Phiếu điều tra các hình ảnh, video về tài nguyên được điều tra

12. Bản đồ gắn với tài nguyên du lịch (nếu có): Gửi kèm theo Phiếu điều tra các bản đồ của tài nguyên được điều tra (nếu có)

PHẦN II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH.

1. Tình trạng tài nguyên: Đánh dấu X vào mục phù hợp kèm theo miêu tả chi tiết.

2. Tình trạng khai thác tài nguyên: Đánh dấu X vào mục phù hợp và bổ sung các số liệu theo nội dung đã được kê khai trong phiếu điều tra

3. Thời gian khai thác: Đánh dấu X vào 01 mục phù hợp

4. Mức độ khai thác, sử dụng: Đánh dấu X vào 01 mục phù hợp

5. Phương thức khai thác: Đánh dấu X vào 01 mục phù hợp

6. Thông tin về các loại hình du lịch đang được khai thác: Ghi toàn bộ, đầy đủ các loại hình du lịch mà tài nguyên đang khai thác và điền đầy đủ vào các mục dành cho việc thu thập thông tin được kê khai trong phiếu của phần này

7. Các quy định khai thác Đánh dấu X vào mục phù hợp

8. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Đánh dấu X vào mục phù hợp kèm theo miêu tả (nếu có)

9. Hạ tầng cơ sở (Giao thông nội bộ thuận lợi; hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải; mạng viễn thông…):Đánh dấu X vào 01 mục phù hợp

10. Hiện trạng quy hoạch: Đánh dấu X vào 01 mục phù hợp và miêu tả cụ thể

11. Hiện trạng môi trường: Đánh dấu X vào 01 mục phù hợp

12. Hiện trạng bảo vệ và gìn giữ tài nguyên Đánh dấu X vào mục phù hợp kèm theo miêu tả cụ thể

13. Các thông tin khác mô tả hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên: Ghi các thông tin mô tả khác ngoài các thông tin đã kê khai ở các mục trên (nếu có)

PHẦN III. THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Phần này là phần thông tin cụ thể gắn với từng loại tài nguyên, đánh dấu X vào mục phù hợp và kê khai chi tiết vào các nội dung tại phiếu điều tra.