ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2655/QĐ-UBND | Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 28 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BÀ RỊA - VŨNG TÀU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tại Tờ trình số 46/TTr-BQL ngày 01 tháng 9 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 3 thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu. (Các phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp, Giám đốc các sở, ban, ngành và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KCN BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh BRVT)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KCN BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Stt | Tên thủ tục hành chính |
1 | Cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam |
2 | Điều chỉnh nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trong Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam |
3 | Điều chỉnh thông tin đăng ký Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam |
1. Cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tại Bộ phận một cửa tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
Bộ phận một cửa tập trung cấp tỉnh của tỉnh tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản: 01 bản giao cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp, 01 bản lưu tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp gửi thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công thương (đối với trường hợp phải lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Công thương).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Công thương (đối với trường hợp phải lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Công thương), Ban Quản lý các Khu công nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về lý do không cấp giấy phép.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp nhận kết quả tại Bộ phận một cửa tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
b) Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày lễ.
- Sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00;
- Chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30.
c) Cách thức thực hiện:
- Thông qua hệ thống bưu chính;
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
d) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT;
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo mẫu MĐ-6 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT;
Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có ngành nghề kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa nhưng chưa được cấp Giấy phép kinh doanh thì thành phần hồ sơ phải có Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo mẫu BC-3 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
- Chứng từ của cơ quan thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do.
đ) Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính và 02 bộ phôtô.
e) Thời hạn giải quyết: 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp không phải lấy ý kiến của Bộ Công thương và 36 ngày làm việc trong trường hợp phải lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Công thương.
g) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công thương.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban Quản lý các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Cơ quan phối hợp hoặc Cơ quan được ủy quyền: không.
h) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh.
k) Lệ phí: Không.
l) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT;
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo mẫu MĐ-6 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT.
- Báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp theo mẫu BC-3 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT (đối với trường hợp cần phải nộp).
m) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Không có.
n) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công thương quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24/12/2013 của Bộ Công thương công bố lộ trình mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
Mẫu MĐ-1: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh |
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
Kính gửi: (Cơ quan có thẩm quyền)
1. Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):..................................................
Giấy chứng nhận đầu tư số..............do.............cấp ngày......tháng......năm.....
Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)…………………………………………………………
Điện thoại:…………….Fax:…………Email:………Website (nếu có):......
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ và tên:...............................Nam/Nữ:....................Quốc tịch:......................
Chức danh:.....................................................................................................
Đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với nội dung sau:
I. Hoạt động mua bán hàng hóa:………………………………………
II. Hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:………………
III. Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất (số 1) (nếu không lập cơ sở bán lẻ thì ghi: không lập cơ sở bán lẻ)
1. Tên cơ sở bán lẻ:................................................................................
2. Địa chỉ: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)...........................................................
3. Người đứng đầu cơ sở bán lẻ:
Họ và tên...............................................Nam/Nữ.........................Quốc tịch....
Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu số.................do..............cấp ngày......tháng........năm..........
Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú/tạm trú.............................................
Chỗ ở hiện nay:............................................................................
4. Quy mô của cơ sở bán lẻ:
- Diện tích đất: ...........................................................................................
- Tổng diện tích sàn xây dựng:...................................................................
- Diện tích kinh doanh mua bán hàng hóa:.............................................
5. Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ: …………………………………
Doanh nghiệp cam kết:
1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh này.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy phép kinh doanh./.
| ......, ngày...... tháng....... năm....... |
Mẫu MĐ-6: Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa |
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢN GIẢI TRÌNH VIỆC ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA
I. Nội dung giải trình về sự phù hợp với cam kết mở cửa thị trường
1. Quốc tịch nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào nơi đăng ký thành lập (trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức), quốc tịch (trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân) của nhà đầu tư nước ngoài để xem xét nhà đầu tư nước ngoài thuộc hay không thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
2. Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 20007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM) và quy định pháp luật có liên quan để xem xét sự phù hợp giữa hình thức đầu tư và lĩnh vực đầu tư.
II. Nội dung giải trình việc đáp ứng điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa (nếu đề nghị cấp phép thực hiện)
1. Hàng hóa kinh doanh: Nhà đầu tư nước ngoài lập danh mục hàng hóa đề nghị cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo tên nhóm hàng hoặc tên từng mặt hàng kèm theo mã HS tương ứng và căn cứ vào Danh mục hàng hóa và lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của Phụ lục số 02, 03 và 04 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM và quy định pháp luật có liên quan để xem xét sự phù hợp giữa hàng hóa với lộ trình mở cửa thị trường.
2. Phạm vi hoạt động: Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào các quy định về hoạt động mua bán hàng hóa của Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 23/2007/NĐ-CP), Luật Thương mại và quy định pháp luật có liên quan để giải trình phạm vi hoạt động là: quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối (bán buôn, bán lẻ, lập cơ sở bán lẻ, nhượng quyền thương mại, đại lý mua bán hàng hóa). Trong đó cần giải trình rõ:
a) Phương thức thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, mua trong nước các hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối (giải trình rõ các thủ tục phải thực hiện để hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục mua hàng đối với hàng hóa mua trong nước).
b) Chu trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối:
- Chu trình thực hiện quyền xuất khẩu: giải trình về trình tự lưu chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng của người bán đến khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu gắn với điều kiện không được mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu.
- Chu trình thực hiện quyền nhập khẩu: giải trình về trình tự lưu chuyển hàng hóa từ khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu đến khi giao hàng cho người mua gắn với điều kiện không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối.
- Chu trình thực hiện quyền phân phối: giải trình về trình tự lưu chuyển hàng hóa từ khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu đến khi giao hàng cho người mua (đối với hàng nhập khẩu để phân phối) và trình tự lưu chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng của người bán đến khi giao hàng cho người mua (đối với hàng mua trong nước để phân phối), cách thức bán hàng (đối với hàng hóa bán lẻ để tiêu dùng).
c) Thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng.
d) Các phương án về kho lưu giữ, bảo quản hàng hóa (trường hợp liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ, cần giải trình các biện pháp khắc phục).
đ) Các vấn đề liên quan đến điều kiện kinh doanh (trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối thuộc diện kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài cần giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh tương ứng theo quy định của pháp luật).
3. Giải trình về khả năng tham gia và phát triển thị trường.
III. Nội dung giải trình việc đáp ứng điều kiện thực hiện hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu đề nghị cấp phép thực hiện)
1. Hoạt động kinh doanh: Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa được quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, các quy định pháp luật có liên quan và lộ trình thực hiện tương ứng tại Biểu cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam với WTO để xem xét sự phù hợp giữa hoạt động kinh doanh với lộ trình mở cửa thị trường.
2. Phạm vi hoạt động: nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào các quy định về hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, Luật Thương mại và Biểu cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam với WTO để giải trình phạm vi các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đề nghị cấp phép. Trong đó cần giải trình rõ:
- Mã CPC của hoạt động kinh doanh (theo Bảng mã phân loại sản phẩm dịch vụ trung tâm của Liên hợp quốc).
- Nội dung của hoạt động kinh doanh (mô tả tính chất, đặc điểm, trình tự thực hiện hoạt động kinh doanh...).
- Thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng.
- Các vấn đề liên quan đến điều kiện kinh doanh (trường hợp hoạt động kinh doanh thuộc diện kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài cần giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh tương ứng theo quy định của pháp luật).
3. Giải trình về khả năng tham gia và phát triển thị trường.
IV. Các nội dung khác
1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã có đối tác tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần làm rõ mối quan hệ hiện tại với đối tác, phương án thay đổi mối quan hệ với đối tác sau khi được cấp phép kinh doanh và phương án giải quyết mâu thuẫn hoặc tranh chấp có thể phát sinh với đối tác (nếu có).
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài có Văn phòng đại diện, Chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần báo cáo về tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và phương án hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh sau khi được cấp phép kinh doanh.
3. Các nội dung giải trình khác (nếu cần hoặc được yêu cầu)./.
| ......, ngày...... tháng....... năm....... |
Mẫu BC-3. Báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp |
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC |
|
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA
Kính gửi: (Cơ quan có thẩm quyền)
THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):..................................................
Giấy chứng nhận đầu tư số......do..............cấp ngày......tháng........năm..........
Giấy phép kinh doanh (nếu có) số.......do........cấp ngày......tháng........năm...
Ngành, nghề thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính:
Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố).............................................................................................
Điện thoại:…….Fax:……Email: ……………Website (nếu có)................
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ và tên:............................Nam/Nữ:..............................Quốc tịch................
Chức danh:......................................................................................................
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYỀN XUẤT KHẨU
Stt | Tên hàng/nhóm Kim ngạch (USD hàng | Kim ngạch (USD) | Tỷ trọng so với tổng sản lượng thu mua | Ghi chú |
1 | Hàng nông sản: - Cà phê - Hạt tiêu - ........... |
|
|
|
2 | Hàng công nghiệp |
|
|
|
.... | ...... |
|
|
|
Tổng cộng (USD) |
II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN NHẬP KHẨU VÀ QUYỀN PHÂN PHỐI
Stt | Tên hàng/nhóm hàng | Kim ngạch (USD) | Ghi chú |
1 | Hàng phục vụ sản xuất (máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư) |
|
|
2 | Hàng tiêu dùng |
|
|
Tổng cộng (USD) |
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÂN PHỐI BÁN LẺ GẮN VỚI CƠ SỞ BÁN LẺ
Stt | Tên cơ sở bán lẻ | Doanh thu (VNĐ) | Ghi chú |
1 | Cơ sở bán lẻ thứ nhất (số 1) |
|
|
2 | Cơ sở bán lẻ số 2 |
|
|
.... | ..... |
|
|
Tổng cộng |
|
|
IV. TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU (chỉ yêu cầu đối với doanh nghiệp được cấp phép thực hiện nhiều mục tiêu hoạt động trong đó có bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa)
Tên hoạt động | Nội dung | Mặt hàng | (Kim ngạch (USD) |
Xuất khẩu | Xuất khẩu hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất |
|
|
Xuất khẩu hàng hóa do doanh nghiệp mua lại từ doanh nghiệp khác sản xuất tại Việt Nam |
|
| |
Xuất khẩu hàng hóa do doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam |
|
| |
Xuất khẩu hàng hóa do doanh nghiệp mua lại từ doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam |
|
| |
Tổng cộng (USD) |
| ||
Nhập khẩu | Nhập khẩu hàng hóa cho hoạt động gia công, sản xuất của doanh nghiệp |
|
|
Nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền nhập khẩu và quyền phân phối |
|
| |
Tổng cộng (USD) |
|
V. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Stt | Các chỉ tiêu | Kết quả (VNĐ) |
I. Doanh thu | ||
1 | Tổng doanh thu |
|
2 | Doanh thu từ hoạt động mua bán hàng hóa |
|
3 | Doanh thu từ hoạt động phân phối |
|
4 | Doanh thu từ hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa |
|
5 | Doanh thu từ hoạt động sản xuất (nếu có) |
|
6 | Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác (nếu có) |
|
II. Kết quả hoạt động kinh doanh | ||
7 | Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (lãi/lỗ) |
|
8 | Kết quả hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa (lãi/lỗ) |
|
Công ty cam kết: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung báo cáo này./.
Sao gửi: - Bộ Công Thương; - Sở Công Thương; - Các cơ quan có liên quan. | ......, ngày...... tháng....... năm....... |
2. Điều chỉnh Giấy phép kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
a) Trình tự thực hiện:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tại Bộ phận một cửa tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
Bộ phận một cửa tập trung cấp tỉnh của tỉnh tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản: 01 bản giao cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp, 01 bản lưu tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công thương (đối với trường hợp phải lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Công thương).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Công thương (đối với trường hợp phải lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Công thương), Ban Quản lý các Khu công nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về lý do không cấp giấy phép.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh (đối với trường hợp không phải lấy ý kiến của Bộ Công thương).
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp nhận kết quả tại Bộ phận một cửa tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
b) Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày lễ.
- Sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00;
- Chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30.
c) Cách thức thực hiện:
- Thông qua hệ thống bưu chính;
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
d) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ-2 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BCT;
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo mẫu MĐ-6 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BCT;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện nội dung bổ sung;
- Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã được cấp phép theo mẫu BC-3 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BCT;
- Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do;
- Giấy phép kinh doanh đã được cấp (bản chính).
đ) Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính và 02 bộ phô tô.
e) Thời hạn giải quyết: 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp không phải lấy ý kiến của Bộ Công thương và 26 ngày làm việc trong trường hợp phải lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Công thương.
g) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công thương.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban Quản lý các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Cơ quan phối hợp hoặc Cơ quan được ủy quyền: không.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh.
k) Lệ phí: không.
l) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ- 2 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT.
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo mẫu MĐ-6 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT.
- Báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp theo mẫu BC-3 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT.
m) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: không có.
n) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công thương quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24/12/2013 của Bộ Công thương công bố lộ trình mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
Mẫu MĐ-2: Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh |
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP KINH DOANH SỐ…
(thay đổi lần thứ......)
Kính gửi: (Cơ quan có thẩm quyền)
1. Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):..................................................
Giấy chứng nhận đầu tư số.........do.........cấp ngày........tháng.........năm.........
Giấy phép kinh doanh số.............do...........cấp ngày........tháng.........năm .....
Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố).... Điện thoại:……….Fax:…………Email: …………Website (nếu có): ………...........
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ và tên:........................................Nam/Nữ......................Quốc tịch...........
Chức danh:......................................................................................................
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với nội dung sau:
1. Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung:
.........................................................................................................................
2. Lý do sửa đổi, bổ sung:
.........................................................................................................................
3. Nội dung đề nghị được cấp phép sau khi sửa đổi, bổ sung:
.........................................................................................................................
Doanh nghiệp cam kết:
1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh này.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy phép kinh doanh./.
| ......, ngày...... tháng....... năm....... |
Mẫu MĐ-6: Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa |
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | …, ngày… tháng… năm….. |
BẢN GIẢI TRÌNH VIỆC ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA
I. Nội dung giải trình về sự phù hợp với cam kết mở cửa thị trường
1. Quốc tịch nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào nơi đăng ký thành lập (trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức), quốc tịch (trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân) của nhà đầu tư nước ngoài để xem xét nhà đầu tư nước ngoài thuộc hay không thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
2. Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 20007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM) và quy định pháp luật có liên quan để xem xét sự phù hợp giữa hình thức đầu tư và lĩnh vực đầu tư.
II. Nội dung giải trình việc đáp ứng điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa (nếu đề nghị cấp phép thực hiện)
1. Hàng hóa kinh doanh: Nhà đầu tư nước ngoài lập danh mục hàng hóa đề nghị cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo tên nhóm hàng hoặc tên từng mặt hàng kèm theo mã HS tương ứng và căn cứ vào Danh mục hàng hóa và lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của Phụ lục số 02, 03 và 04 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM và quy định pháp luật có liên quan để xem xét sự phù hợp giữa hàng hóa với lộ trình mở cửa thị trường.
2. Phạm vi hoạt động: Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào các quy định về hoạt động mua bán hàng hóa của Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 23/2007/NĐ-CP), Luật Thương mại và quy định pháp luật có liên quan để giải trình phạm vi hoạt động là: quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối (bán buôn, bán lẻ, lập cơ sở bán lẻ, nhượng quyền thương mại, đại lý mua bán hàng hóa). Trong đó cần giải trình rõ:
a) Phương thức thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, mua trong nước các hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối (giải trình rõ các thủ tục phải thực hiện để hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục mua hàng đối với hàng hóa mua trong nước).
b) Chu trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối:
- Chu trình thực hiện quyền xuất khẩu: giải trình về trình tự lưu chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng của người bán đến khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu gắn với điều kiện không được mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu.
- Chu trình thực hiện quyền nhập khẩu: giải trình về trình tự lưu chuyển hàng hóa từ khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu đến khi giao hàng cho người mua gắn với điều kiện không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối.
- Chu trình thực hiện quyền phân phối: giải trình về trình tự lưu chuyển hàng hóa từ khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu đến khi giao hàng cho người mua (đối với hàng nhập khẩu để phân phối) và trình tự lưu chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng của người bán đến khi giao hàng cho người mua (đối với hàng mua trong nước để phân phối), cách thức bán hàng (đối với hàng hóa bán lẻ để tiêu dùng).
c) Thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng.
d) Các phương án về kho lưu giữ, bảo quản hàng hóa (trường hợp liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ, cần giải trình các biện pháp khắc phục).
đ) Các vấn đề liên quan đến điều kiện kinh doanh (trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối thuộc diện kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài cần giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh tương ứng theo quy định của pháp luật).
3. Giải trình về khả năng tham gia và phát triển thị trường.
III. Nội dung giải trình việc đáp ứng điều kiện thực hiện hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu đề nghị cấp phép thực hiện)
1. Hoạt động kinh doanh: Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa được quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, các quy định pháp luật có liên quan và lộ trình thực hiện tương ứng tại Biểu cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam với WTO để xem xét sự phù hợp giữa hoạt động kinh doanh với lộ trình mở cửa thị trường.
2. Phạm vi hoạt động: nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào các quy định về hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, Luật Thương mại và Biểu cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam với WTO để giải trình phạm vi các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đề nghị cấp phép. Trong đó cần giải trình rõ:
- Mã CPC của hoạt động kinh doanh (theo Bảng mã phân loại sản phẩm dịch vụ trung tâm của Liên hợp quốc).
- Nội dung của hoạt động kinh doanh (mô tả tính chất, đặc điểm, trình tự thực hiện hoạt động kinh doanh...).
- Thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng.
- Các vấn đề liên quan đến điều kiện kinh doanh (trường hợp hoạt động kinh doanh thuộc diện kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài cần giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh tương ứng theo quy định của pháp luật).
3. Giải trình về khả năng tham gia và phát triển thị trường.
IV. Các nội dung khác
1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã có đối tác tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần làm rõ mối quan hệ hiện tại với đối tác, phương án thay đổi mối quan hệ với đối tác sau khi được cấp phép kinh doanh và phương án giải quyết mâu thuẫn hoặc tranh chấp có thể phát sinh với đối tác (nếu có).
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài có Văn phòng đại diện, Chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần báo cáo về tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và phương án hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh sau khi được cấp phép kinh doanh.
3. Các nội dung giải trình khác (nếu cần hoặc được yêu cầu)./.
| ......, ngày...... tháng....... năm....... |
Mẫu BC-3. Báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp |
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC |
|
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA
Kính gửi: (Cơ quan có thẩm quyền)
THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):................................................
Giấy chứng nhận đầu tư số....do..........cấp ngày......tháng........năm..............
Giấy phép kinh doanh (nếu có) số.......do......cấp ngày......tháng........năm......
Ngành, nghề thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính:
Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)............................................................................................
Điện thoại:….Fax: Email: ……………Website (nếu có).........................
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ và tên:.................................Nam/Nữ:..........Quốc tịch................
Chức danh:........................................................................
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYỀN XUẤT KHẨU
Stt | Tên hàng/nhóm Kim ngạch (USDhàng | Kim ngạch (USD) | Tỷ trọng so với tổng sản lượng thu mua | Ghi chú |
1 | Hàng nông sản: - Cà phê - Hạt tiêu - ........... |
|
|
|
2 | Hàng công nghiệp |
|
|
|
.... | ...... |
|
|
|
Tổng cộng (USD) |
II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN NHẬP KHẨU VÀ QUYỀN PHÂN PHỐI
Stt | Tên hàng/nhóm hàng | Kim ngạch (USD) | Ghi chú |
1 | Hàng phục vụ sản xuất (máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư) |
|
|
2 | Hàng tiêu dùng |
|
|
Tổng cộng (USD) |
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÂN PHỐI BÁN LẺ GẮN VỚI CƠ SỞ BÁN LẺ
Stt | Tên cơ sở bán lẻ | Doanh thu (VNĐ) | Ghi chú |
1 | Cơ sở bán lẻ thứ nhất (số 1) |
|
|
2 | Cơ sở bán lẻ số 2 |
|
|
.... | ..... |
|
|
Tổng cộng |
|
|
IV. TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU (chỉ yêu cầu đối với doanh nghiệp được cấp phép thực hiện nhiều mục tiêu hoạt động trong đó có bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa)
Tên hoạt động | Nội dung | Mặt hàng | (Kim ngạch (USD) |
Xuất khẩu | Xuất khẩu hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất |
|
|
Xuất khẩu hàng hóa do doanh nghiệp mua lại từ doanh nghiệp khác sản xuất tại Việt Nam |
|
| |
Xuất khẩu hàng hóa do doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam |
|
| |
Xuất khẩu hàng hóa do doanh nghiệp mua lại từ doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam |
|
| |
Tổng cộng (USD) |
| ||
Nhập khẩu | Nhập khẩu hàng hóa cho hoạt động gia công, sản xuất của doanh nghiệp |
|
|
Nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền nhập khẩu và quyền phân phối |
|
| |
Tổng cộng (USD) |
|
V. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Stt | Các chỉ tiêu | Kết quả (VNĐ) |
I. Doanh thu | ||
1 | Tổng doanh thu |
|
2 | Doanh thu từ hoạt động mua bán hàng hóa |
|
3 | Doanh thu từ hoạt động phân phối |
|
4 | Doanh thu từ hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa |
|
5 | Doanh thu từ hoạt động sản xuất (nếu có) |
|
6 | Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác (nếu có) |
|
II. Kết quả hoạt động kinh doanh | ||
7 | Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (lãi/lỗ) |
|
8 | Kết quả hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa (lãi/lỗ) |
|
Công ty cam kết: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung báo cáo này./.
......, ngày...... tháng....... năm.......
Sao gửi: - Bộ Công thương; - Sở Công thương; - Các cơ quan có liên quan. | NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
3. Cấp lại Giấy phép kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
a) Trình tự thực hiện:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh tại Bộ phận một cửa tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
Bộ phận một cửa tập trung cấp tỉnh của tỉnh tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản: 01 bản giao cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp, 01 bản lưu tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp gửi thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp cấp lại Giấy phép kinh doanh. Trường hợp không cấp lại Giấy phép kinh doanh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về lý do không cấp giấy phép.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp nhận kết quả tại Bộ phận một cửa tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
b) Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ ngày lễ.
- Sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00;
- Chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30.
c) Cách thức thực hiện:
- Thông qua hệ thống bưu chính;
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
d) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ-3 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BCT;
- Phần bản gốc còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép kinh doanh trong trường hợp bị rách, nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy một phần; hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy phép kinh doanh, hoặc bản giải trình lý do có cam kết của doanh nghiệp trong trường hợp bị rách, nát, cháy, hoặc tiêu hủy toàn bộ.
đ) Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính và 02 bộ phô tô.
e) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
g) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Quản lý các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban Quản lý các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Cơ quan phối hợp hoặc Cơ quan được ủy quyền: không.
h) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh.
k) Lệ phí: không.
l) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ- 3 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT.
m) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: không có.
n) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công thương quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24/12/2013 của Bộ Công thương công bố lộ trình mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
Mẫu MĐ-3: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh/Giấy phép lập cơ sở bán lẻ |
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY PHÉP KINH DOANH SỐ…/ GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ SỐ....
Kính gửi: (Cơ quan có thẩm quyền)
1. Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):.......................................................
Giấy chứng nhận đầu tư............do...........cấp ngày........tháng.........năm .............
Giấy phép kinh doanh/ Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số:........do.....cấp ngày....tháng.....năm....
Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)......................................................................................................
Điện thoại:…………. Fax:……… Email:……… Website (nếu có):.................
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ và tên:..................................Nam/Nữ:...........Quốc tịch.....................
Chức danh:........................................................................................................
Đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh/Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số .....với lý do sau:
1.……………………….
2………………………..
Doanh nghiệp cam kết:
1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh/ Giấy phép lập cơ sở bán lẻ này.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy phép kinh doanh/Giấy phép lập cơ sở bán lẻ./.
| ......, ngày...... tháng....... năm....... |
- 1 Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình thực hiện theo cơ chế một cửa
- 2 Quyết định 885/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực hộ tịch, nuôi con nuôi, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Điện Biên
- 3 Quyết định 2447/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 2448/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và 04 lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Thanh Hóa
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Quyết định 08/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 9 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 1 Quyết định 885/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực hộ tịch, nuôi con nuôi, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Điện Biên
- 2 Quyết định 2447/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 2448/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và 04 lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình thực hiện theo cơ chế một cửa