Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 267/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 07 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật đê điều ngày 29/11/2006; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó,khắc phục hậu quả thiên tai;

 Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Phòng, chống thiên tai;

 Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016 - 2020; Căn cứ Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐTWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Chỉ thị số 1391/CT-BNN-PCTT ngày 25/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2020, Chỉ thị số 1786/CT-BNN-TCTL ngày 10/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020; Chỉ thị số 36/CT-TWPCTT ngày 16/4/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tuyên Quang tại Tờ trình số 73/TTr-SNN ngày 01 tháng 6 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3: (Thực hiện);
- Văn phòng Chính phủ;
 - Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- Ủy ban Quốc gia UPSCTTvà TKCN; (Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Phó CVP UBND tỉnh;
- Trưởng phòng: KT, TH, NC, KGVX,
 QH-ĐT-XD, THCB;
- Các CV: TH, NLN, TL; - Lưu VT.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Giang

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Kèm theo Quyết định số 267/QĐ-UBND ngày 07/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh và kinh tế xã hội

1.1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có tọa độ địa lý từ 21030’đến 220 40’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông, địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Yên Bái.

1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của tỉnh Tuyên Quang tương đối phức tạp, địa hình chia cắt mạnh bởi núi cao và sông suối, điểm cao nhất là ở phía Bắc và thấp dần theo hướng Đông Nam; đặc biệt là ở phía bắc tỉnh, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cham Chu với độ cao là 1.587m, Phia Puông 1.880m, núi Ta Tao 1.388m, Núi Là 961m, núi Nghiêm 552m, dãy núi Tam Đảo cao 1.591m và được chia làm 2 khu vực rõ rệt:

Địa hình núi cao phân bố ở phía Bắc bao gồm Na Hang, Lâm Bình, phần phía Bắc huyện Chiêm Hóa và Hàm Yên, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 600 - 700m, có một số đỉnh núi cao trên 1.000m.

Phía Nam tỉnh có địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi thấp, thung lũng chạy dọc theo các sông suối hình thành các khu ruộng bậc thang thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp thuộc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang; phía Nam các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên.

1.3. Đặc điểm khí hậu

Tuyên Quang, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa lớn cùng với địa hình cao dốc trong lưu vực của 3 con sông lớn, nên Tuyên Quang thường xuyên bị lũ lụt đe dọa về mùa mưa; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Theo thống kê nhiều năm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, hàng năm đều chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão hoặc rãnh thấp kết hợp với hoàn lưu bão gây mưa vừa, mưa to đến rất to dẫn đến lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đá và ngập lụt, gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng của người dân.

1.4. Điều kiện tự nhiên, dân sinh và kinh tế xã hội

Tỉnh Tuyên Quang có diện tích tự nhiên: 586.790 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 441.603 ha (chiếm 75,26%), đất sản xuất nông nghiệp 94.795 ha (chiếm 16,15%), đất khác 50.393 ha chiếm 8,59% diện tích tự nhiên.

Toàn tỉnh có 6 huyện, 01 thành phố, 138 xã, phường, thị trấn trong đó có 124 xã, 10 phường và 4 thị trấn. Tổng dân số năm 2018 là 780.156 người trong đó nam 380.002 người, nữ 392.154 người; dân sống ở thành thị 108.091 người, dân sống ở nông thôn 672.068 người.

(Chi tiết Biểu 01,02,03 kèm theo).

2. Tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang nằm sâu trong đất liền thuộc khu vực miền núi phía Bắc hàng năm đều chịu ảnh hưởng do thiên tai gây ra với các loại hình thiên tai chủ yếu thường xảy ra là: Nắng nóng, hạn hán, mưa đá, gió lốc, rét hại và ảnh hưởng của hoàn lưu bão gây mưa dẫn đến lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt dọc theo các khu vực thấp theo ghi nhận được trong thời gian những năm vừa qua:

2.1. Hạn hán

Hạn hán thường xảy ra từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau với mức độ khác nhau. Những đợt hạn nặng đáng kể thường xảy ra trong vụ Đông xuân điển hình là vụ Đông xuân 1991-1992 có 3.000/15.000ha lúa bị hạn chiếm 20%, các loại cây trồng khác bị hạn nặng do thiếu nước chiếm 70-80%.

2.2. Về mưa đá, lốc

Mưa đá, lốc thường xảy ra trong các tháng 3, 4, 5 hàng năm. Trọng điểm là các xã vùng cao của các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hoá, Hàm Yên và một số xã vùng thấp của huyện Sơn Dương (Thanh Tương huyện Na Hang; Thổ Bình huyện Lâm Bình; Nhân Mục, Minh Hương huyện Hàm Yên; Tân An, Yên Lập, Hùng Mỹ huyện Chiêm Hoá và Sơn Nam, Đại Phú, Thiện Kế huyện Sơn Dương…). Trong đó đặc biệt ngày 03/4/2016 đã xảy ra trận mưa đá, đường kính hạt mưa từ 04-08cm đây là trận mưa đá có cường độ mạnh trên địa bàn huyện Chiêm Hóa làm thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân...

2.3. Lũ, lụt sông Lô, sông Gâm

Mùa lũ trên sông Lô, sông Gâm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mỗi năm có từ 12 đến 14 trận lũ (đỉnh lũ cao nhất ở Tuyên Quang năm 1971 ở cos 31,35 m). Lũ sớm vào tháng 4 và lũ muộn vào tháng 11, các đỉnh lũ cao nhất tại Thành phố Tuyên Quang từ 22,00m trở lên đều gây thiệt hại lớn đối với sản 3 xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây do chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, điều tiết của các hồ chứa thủy điện trên sông, không gian thoát lũ của lòng sông biến đổi do tác động của các hoạt động kinh tế nên biên độ các trận lũ trên sông tại thành phố Tuyên Quang lớn nhưng mực nước lớn nhất xuất hiện đều nhỏ hơn báo động II.

2.4. Lũ quét, sạt lở đất

Thường xảy ra tại thượng và trung nguồn sông Phó Đáy và các suối Ngòi Quẵng, Ngòi Bợ, Ngòi Lũ, Ngòi Mục, Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục, Ngòi Cát, Ngòi Liễm thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang gây sạt lở đất ở, đất canh tác ảnh hưởng làm chết và bị thương người, cuốn trôi nhà, vùi lấp đất canh tác, phá hỏng các công trình cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Trong đó đặc biệt là trận lũ trên sông Phó Đáy tháng 7 năm 2001 gây ra thiệt hại lớn cho nhân dân huyện Sơn Dương, cả thị trấn Sơn Dương bị chìm ngập trong nước từ 1-4 m, hàng nghìn ha lúa, hoa màu và khu dân cư bị nước lũ tràn qua, hệ thống thông tin liên lạc bị tắc nghẽn.

2.5. Rét hại

Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xảy ra nhiều đợt rét hại gây ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi: Điển hình là đợt rét năm 2011 rét đậm kéo dài 31 ngày (từ ngày 03/01/2011 đến 03/02/2011) làm 4.641 con trâu, bò bị chết rét; 348.186 kg mạ đã gieo và 7.240 ha lúa đã cấy bị chết do rét.

(Chi tiết Biểu 04 kèm theo).

3. Đánh giá rủi ro thiên tai thường xảy ra trên địa bàn.

3.1. Đánh giá thiên tai

- Trước các tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng ngày càng phức tạp. Ảnh hưởng của thiên tai đang có chiều hướng tăng lên cả về cường độ, số lượng và mức độ nguy hiểm. Thiên tai diễn biến bất thường và có xu hướng cực đoan hơn. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai như mưa đá, lốc xoáy, dông sét, hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán,... gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và nguy cơ mất an toàn cho các công trình cơ sở hạ tầng.

- Mùa mưa xảy ra những trận mưa lớn cục bộ, kèm theo mưa đá, gió lốc mạnh trên diện rộng, thiệt hại do sét gây ra cũng gia tăng về số vụ. Lũ lớn trên các sông suối, ngập lụt, lũ quét cục bộ trên các lưu vực tần suất gia tăng, xảy ra bất thường và khó lường gây thiệt hại nghiêm trọng. Sạt lở đất xu thế gia tăng tại nhiều điểm, khu vực, đặc biệt là các tuyến đường giao thông, bờ sông suối...

- Tập quán và điều kiện sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thường chọn gần nguồn nước, canh tác ven sông suối, các sườn núi, sườn đồi là những khu vực này thường hay bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra như: lũ quét, sạt lở và ngập lụt.

- Đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, yếu và thiếu về khả năng tự phòng vệ, điều kiện phương tiện, trang thiết bị, công cụ, ý thức về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai còn hạn chế. Công tác cảnh báo, thông tin, tuyên truyền còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là từ cấp cơ sở đến các hộ gia đình và người dân. Một số địa phương còn chủ quan với diễn biến thiên tai.

- Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư và sản xuất làm vùi lấp, ngăn cản dòng chảy tự nhiên. Bên cạnh đó việc khai thác rừng, tài nguyên, khoáng sản ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, thảm phủ thực vật bị suy giảm làm tăng nguy cơ, cường độ, tần suất, cấp độ lũ, sạt lở.

3.2. Đánh giá năng lực ứng phó thiên tai

- Về nhân lực: Khi thiên tai xảy ra lực lượng trực tiếp ứng phó giờ đầu là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại chỗ với nòng cốt là dân quân tự vệ, thanh niên tình nguyện và các lực lượng khác của cấp xã, cấp huyện (nội dung chi tiết huy động, sử dụng lực lượng phòng chống thiên tai tại cấp huyện, cấp xã theo phương án ứng phó thiên tai cụ thể của cấp huyện, cấp xã). Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu.

(Chi tiết Biểu 05 kèm theo).

- Về phương tiện, trang thiết bị: Với phương châm "Bốn tại chỗ" các địa phương cấp huyện chủ động huy động phương tiện, trang thiết bị của địa phương để tham gia ứng phó (bao gồm của cá nhân, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn), số lượng chủng loại từng loại trang thiết bị được thể hiện trong phương án ứng phó của địa phương; trường hợp khi xảy ra thiên tai, phương tiện, trang thiết bị không đáp ứng được thì báo cáo Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh huy động phương tiện, trang thiết bị của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, địa bàn khác trong tỉnh chi viện ứng phó khắc phục ảnh hưởng của thiên tai. Số phương tiện, trang thiết bị có thể huy động trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được thể hiện trong bảng tổng hợp.

(Chi tiết Biểu 06 kèm theo).

3.3. Ảnh hưởng của thiên tai đến hoạt động kinh tế - xã hội.

Trước tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, cực đoan, bất thường, xảy ra các dạng thiên tai khó lường đã ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội, sản xuất, đời sống người dân trên địa bàn, cụ thể:

- Ảnh hưởng đến nông nghiệp: Biến đổi khí hậu khiến cho thiên tai khắc nghiệt hơn (rét đậm, rét hại, mưa đá, lũ, lũ quét, hạn hán... xảy ra với cường độ lớn, trái quy luật) sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn đến diện tích gieo trồng cũng như ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi.

- Ảnh hưởng đến lâm nghiệp: Sự thiếu hụt nước trong mùa khô kèm theo nền nhiệt độ không khí ngày càng gia tăng sẽ khiến cho nguy cơ cháy rừng có thể sẽ tăng lên nếu không có các biện pháp quản lý rừng hiệu quả cũng như đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống cháy rừng đến người dân; ngoài ra các loại bệnh, sâu hại rừng có thể tiếp tục phát triển.

- Ảnh hưởng công nghiệp: Nhiệt độ không khí tiếp tục gia tăng sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến những thiệt hại không nhỏ đối với lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế biến của tỉnh. Lượng mưa gia tăng cũng góp phần gây thiệt hại và gây cản trở cho các hoạt động công nghiệp.

- Ảnh hưởng đến giao thông: Sự gia tăng về mưa, lũ có thể sẽ gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với hạ tầng giao thông vận tải, cản trở các hoạt động giao thông vận tải làm chậm quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Ảnh hưởng đến du lịch: Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng du lịch. Mưa lũ gia tăng cùng với sự gia tăng của nhiệt độ, nhất là thời gian có nền nhiệt độ cao kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến lượng du khách đến, lưu trú tại tỉnh.

- Ảnh hưởng đến y tế và sức khỏe cộng đồng: Số ngày có nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (> 35oC) có khả năng tiếp tục tăng, do đó cần phải có các phương án tuyên truyền để bảo vệ sức khỏe người dân.

3.4. Nhận định về xu hướng thiên tai

Hiện tượng El Nino; La Nina tác động mạnh mẽ đến thời tiết, khí hậu Việt Nam. Theo diễn biến lịch ENSO trong 100 năm qua, tần suất và cường độ của El Nino và La Nina thể hiện xu thế tăng.Với xu hướng thiên tai trên phạm vi toàn cầu cũng như phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng, thiên tai xảy ra ngày càng nhiều hơn về loại hình, tần suất xuất hiện, phức tạp hơn về diễn biến và nặng nề hơn về hậu quả. Sự nóng lên của toàn cầu và biến đổi khí hậu, hiện tượng ElNino, LaNina đã làm gia tăng các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán, lốc xoáy ...; tại tỉnh Tuyên Quang những năm gần đây các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Mưa lớn, lũ cục bộ, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, hạn hán, rét 6 hại, lốc xoáy, mưa đá xảy ra với cường độ mạnh và tần suất xuất hiện ngày càng nhiều. Trong những tháng đầu năm 2020 hiện tượng thời tiết cực đoan trái quy luật xảy ra bất thường ngay trong tháng 01/2020 mưa đá đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

3.5. Cấp độ rủi ro thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh:

a) Áp thấp nhiệt đới, bão: Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 và cấp 4.

b) Mưa lớn: Cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất cấp 2.

c) Lũ, ngập lụt: Cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất cấp 3.

d) Lũ quét: Cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất cấp 2.

e) Sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ, dòng chảy: Cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất cấp 2.

f) Nắng nóng: Cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất cấp 2.

g) Hạn hán: Cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất cấp 2.

h) Rét hại sương muối: Cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất cấp 2.

i) Lốc, sét, mưa đá: Cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất cấp 2

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006, Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013, Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai; Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 1391/CT-BNN-PCTT ngày 25/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2020, Chỉ thị số 1786/CT-BNN-TCTL ngày 10/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020; Chỉ thị số 36/CT-TWPCTT ngày 16/4/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020;

Căn cứ Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai;

Căn cứ Văn bản số 23/TWPCTT ngày 10/3/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về rà soát, xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai. Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được hoàn thiện cập nhật bổ sung trên cơ sở Phương án số 13/PA-UPTT ngày 26/4/2019 và ý kiến rà soát của các cơ quan đơn vị, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo nội dung Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các loại hình thiên tai đã và có nguy cơ xảy ra trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với các nội dung chính sau:

2. Mục đích

Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đặc biệt là người, tài sản và các công trình trọng yếu. Kịp thời sơ tán, di dời dân ở khu vực xung yếu có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương.

3. Yêu cầu

Các cấp các ngành thực hiện có hiệu quả phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”; hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.

Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội.

Bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, các hồ gần nơi khu dân cư đông đúc hoặc gần trung tâm kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng quan trọng ở hạ du công trình thủy lợi.

Đảm bảo giao thông được thông suốt trong mọi tình huống; hoàn thành hệ thống thông tin liên lạc từ cấp tỉnh đến cấp xã (hữu tuyến, vô tuyến, di động, lực lượng hỏa tốc).

Người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn cảnh báo của chính quyền, của cơ quan chức năng; đồng thời nâng cao ý thức chủ động, tự giác tham gia cùng chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

III. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI

1. Phương châm ứng phó

Đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân, chủ động sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế thấp nhất mọi rủi ro gây ra.

Bảo vệ các công trình quan trọng về An ninh Quốc gia, phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các công trình giao thông, thông tin liên lạc hoạt động thông suốt.

Đảm bảo an ninh trật tự, thông tin liên lạc trong quá trình xử lý, ứng phó với rủi ro thiên tai.

Phối hợp chặt chẽ giữa Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Ban Chỉ huy PCTT và TKCN) với các cấp, các ngành, các huyện, thành phố trong chỉ đạo, chỉ huy phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Huy động nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm "Bốn tại chỗ" để ứng phó với thiên tai.

Thống kê, đánh giá thiệt hại; bảo vệ môi trường, phục hồi sản xuất; hỗ trợ để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau thiên tai theo đúng quy định của Nhà nước.

2. Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

Với các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh tương ứng có các biện pháp ứng phó như sau:

2.1. Trách nhiệm chỉ huy, phối hợp ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

2.1.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 160/2018/NĐ-CP đối với địa phương như sau:

Cấp xã (xã, phường, thị trấn): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ (Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn) để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên. Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn cấp xã phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người được ủy quyền. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện hỗ trợ.

Cấp huyện (huyện, thành phố): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền (Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai nòng cốt là Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn) để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

2.1.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 160/2018/NĐ-CP đối với địa phương như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2; huy động nguồn lực theo thẩm quyền (Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai và của tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn) để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

Cấp huyện, cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ như đối với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

2.1.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 160/2018/NĐ-CP đối với địa phương như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn; chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai, tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Cấp huyện, cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ như đối với ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2 ở trên đảm bảo phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.        2.1.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 160/2018/NĐ-CP đối với địa phương như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Cấp huyện, cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ như đối với ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 3 phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

2.1.5. Rủi ro thiên tai vượt cấp độ 4 (tình trạng khẩn cấp) thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 160/2018/NĐ-CP

Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai; phân công trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

2.2. Phương án ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão và siêu bão.

Công tác triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão và siêu bão theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3, 4 thực hiện theo Phương án số 861/PA-PCTT ứng phó bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được UBND tỉnh phê duyệt ngày 16/5/2016, đồng thời báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.

2.3. Phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt.

2.3.1. Đối với mưa lớn, lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân tự vệ và lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, xuồng, áo phao cứu sinh, máy bơm nước và các trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Triển khai các biện pháp: Rà soát các điểm ngập lụt, các biện pháp tiêu thoát nước, các biện pháp cứu hộ, cứu nạn và khôi phục đời sống sản xuất sau mưa, lũ, ngập lụt.

2.3.2. Đối với mưa lớn, lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2:

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, trạm bơm, máy bơm nước, các loại phao, nhà bạt, bè, mảng và các trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó:

- Toàn bộ hoạt động của các sở, ngành, huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn chuyển sang trạng thái sẵn sàng ứng phó.

- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thường xuyên nắm bắt tình hình xả lũ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để xác định chi tiết thời điểm, khu vực và phạm vi, quy mô ảnh hưởng. Liên hệ chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh để thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn trong tỉnh, cảnh báo trước đến các sở, ngành, các huyện, thành phố và thông qua phương tiện truyền thông đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là nhân dân đang sinh sống tại các khu vực xung yếu, ven sông, vùng trũng thấp.

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Tỉnh Đoàn thanh niên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tỉnh và chính quyền địa phương trọng điểm triển khai lực lượng, phương tiện (xe tải, xuồng máy, bè, mảng…) tổ chức sơ tán, di dời dân và tài sản của dân tại các khu vực ngập sâu, bị chia cắt đến nơi tạm cư, trợ giúp nhân dân đi lại an toàn. Tổ chức trực ban nghiêm túc, tiếp nhận mọi thông tin do người dân cung cấp để triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, cháy nổ khi xảy ra ngập úng kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là tại các khu vực bị ngập sâu.

- Sở Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp thuộc ngành (Doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác...) để phục vụ ứng cứu kịp thời khi có sự cố thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh, không để người dân thiếu đói.

- Công ty Điện lực tỉnh kịp thời cắt điện tại những nơi bị ngập sâu; bảo vệ hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, hướng dẫn việc sử dụng điện an toàn trong tình trạng ngập nước, đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, bố trí máy phát điện dự phòng để đảm bảo điện sinh hoạt cho khu vực ảnh hưởng.

- Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh triển khai lực lượng phân luồng, điều tiết, hướng dẫn giao thông, nhất là các tuyến đường huyết mạch của tỉnh; cắm biển báo tại các khu vực, tuyến đường nguy hiểm, bị ngập sâu để người dân biết và hạn chế đi lại. Huy động và cung ứng phương tiện vận tải để vận chuyển người, hàng hóa qua các khu vực nguy hiểm, ra khỏi vùng ngập sâu, bị chia cắt được an toàn, đảm bảo giao thông huyết mạch tại các tuyến đường quan trọng, cửa ngõ ra vào tỉnh, duy trì hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy thông suốt đến các huyện - thành phố, phường - xã - thị trấn, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, cứu trợ xã hội, cung ứng các dịch vụ cần thiết cho khu vực bị ngập úng, chia cắt; khẩn trương thu dọn cây xanh bị ngã, đổ.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh kiểm tra, xử lý bảo đảm an toàn, không để phát tán nguồn ô nhiễm, chất độc hại (hóa chất, xăng dầu, rác thải…) ra môi trường.

- Sở Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, xử lý đảm bảo an toàn công trình, nhà ở, chung cư (nhà tập thể) cũ, xuống cấp, nhất là những công trình ngầm, công trình có dấu hiệu nứt, lún, nghiêng do bị ngập úng.

- Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên (lực lượng thanh niên tình nguyện) triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng tình hình thiên tai để trộm cắp, cướp giật.

- Sở Y tế tỉnh đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bị nạn, phòng chống dịch bệnh do thiên tai gây ra và bảo đảm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Tham gia ứng cứu khi xảy ra tình huống thiên tai. Tập hợp, huy động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ và triển khai hỗ trợ các vùng bị xảy ra thiên tai.

- Sở Giáo dục và Đào tạo theo dõi, nắm bắt tình hình ngập úng, chia cắt để thông báo quyết định cho học sinh nghỉ học kịp thời.

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, bảo vệ đường dây viễn thông an toàn khi xảy ra ngập úng.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang kịp thời thông tin và cảnh báo tình hình mưa lớn, tình trạng ngập úng tại các khu vực, tuyến đường, thông báo hướng dẫn giao thông của cơ quan chức năng để các tổ chức, nhân dân biết và chủ động tự phòng, chống và ứng phó.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý địa bàn phải luôn quán triệt phương châm “Bốn tại chỗ” trong giai đoạn phòng, chống ngay tại cơ sở để có kế hoạch tổ chức tốt công tác kiểm tra thực địa trước mùa mưa lũ. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các phương án, biện pháp chủ động phòng, chống của địa phương đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn để sẵn sàng thích ứng, tránh tình trạng bị động, lúng túng hoặc bất ổn, hoang mang khi đối phó, xử lý tình huống sự cố thiên tai, nhất là ngập úng.

+ Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hiệu quả: Chuẩn bị lực lượng, phương tiện: các sở, ngành, các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn khẩn trương chuẩn bị kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ của đơn vị, địa phương mình, nắm chắc các phương tiện, trang thiết bị hiện có do các đơn vị trực thuộc quản lý và các phương tiện, trang thiết bị trưng dụng trong nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để kịp thời huy động ứng cứu khi cần thiết. Toàn bộ hoạt động của các sở, ngành, huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn chuyển sang trạng thái sẵn sàng ứng phó.

+ Tổ chức trực ban 24/24 giờ để nắm chắc diễn biến tình hình mưa lớn, lũ, ngập lụt và triển khai các phương án ứng phó của địa phương, đơn vị mình. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xác định các khu vực bị cô lập, ngập sâu để tập trung huy động lực lượng, phương tiện, vật tư chi viện cho huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để xử lý tình huống giảm thiểu ngập úng, sơ tán, di dời, cứu trợ khẩn cấp.

+ Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang, lực lượng chi viện, hỗ trợ của cấp trên và huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ tổ chức cứu nạn, cứu hộ, cứu sập, cháy nổ; chủ động sơ tán, di dời dân ở các khu vực ngập sâu, bị chia cắt đến nơi tạm cư an toàn đã được xác định, đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần trước hết là lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, ánh sáng, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng dịch, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

+ Chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thành phố, Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn huy động lực lượng y, bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thiết bị, thuốc men để sơ cấp cứu, chữa bệnh cho người dân.

+ Chuẩn bị nhiên liệu, huy động máy bơm nước cơ động của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa bàn huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để thực hiện bơm chống ngập úng.

- Đối với người dân: Thường xuyên theo dõi thông tin, hướng dẫn của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trên phương tiện truyền thông. Chú ý quản lý, chăm sóc trẻ em, người già, người bệnh, người tàn tật an toàn khi nhà ở và khu vực xung quanh nhà ở bị ngập; cẩn thận khi đi qua những khu vực ngập nước, kể cả những khu vực quen thuộc, chỉ đi qua khi chắc chắn không có nguy hiểm và có các lực lượng, phương tiện hỗ trợ; tuân theo biển báo nguy hiểm hoặc hướng dẫn của những người có trách nhiệm; không cố cứu vớt tài sản bị nước cuốn trôi, đặc biệt ở ven sông, suối; ngắt nguồn điện bị ngập nước, cẩn thận kiểm tra khi sử dụng lại đồ điện sau khi bị ngập nước; không tiếp xúc với nguồn điện khi đang ướt hoặc đang đứng dưới nước; sử dụng nước sạch tiết kiệm, phòng khi thiếu nước sạch trong thời gian bị ngập úng kéo dài; cung cấp thông tin về tình trạng ngập úng tại khu vực sinh sống cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để được trợ giúp, ứng cứu kịp thời; chủ động cho con em nghỉ học khi thấy không an toàn; chủ động tham gia công tác khắc phục hậu quả ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, xử lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau ngập lụt.

2.3.3. Đối với lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3

Triển khai thực hiện như phương án ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2, đồng thời Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo và đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ.

2.4. Biện pháp ứng phó với nắng nóng, hạn hán

2.4.1. Nắng nóng, hạn hán đối với rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Lực lượng ứng cứu: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng kinh tế, Ban Quản lý khai thác công trình thủy lợi Tuyên Quang, các lực lượng của huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các Ban Quản lý công trình thủy lợi cơ sở.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Máy bơm nước, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với nắng nóng, hạn hán tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Áp dụng biện pháp: Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán; vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước; ưu tiên nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm nước tránh lãng phí, thất thoát nước; ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm cũng như các máy bơm cơ động.

2.4.2. Nắng nóng, hạn hán đối với rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện:

- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, nắng nóng, hạn hán, cảnh báo tình hình thời tiết đến địa phương; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Ban Quản lý khai thác công trình thủy lợi Tuyên Quang kiểm tra công trình thủy lợi, quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước; tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng; có phương án lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống. Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và diễn biến của hạn hán; sử dụng các giống ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để thuận tiện cung cấp nước tưới, sử dụng nước hiệu quả, khuyến cáo tích trữ nước trong các ao vườn để phục vụ sản xuất và đời sống.

- Trong trường hợp do hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng hoặc có yêu cầu bất thường về sử dụng nước thì lập kế hoạch, phương án tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất chỉ đạo hồ thủy điện Tuyên Quang điều tiết xả nước cho hạ du.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình khô hạn để nhân dân biết, chủ động phòng chống hạn; triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già khi xảy ra nắng nóng, hạn hán.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất vụ hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có; các vùng thường xuyên thiếu nước tưới khuyến cáo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp hạn chế thiệt hại; tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nước hợp lý, ứng dụng các biện pháp tưới tiên tiến để sử dụng nước tiết kiệm.

- Tăng cường chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã, các ban quản lý công trình thủy lợi cơ sở triển khai nạo vét kênh mương, cống lấy nước, khơi thông dòng 16 chảy, đảm bảo điều kiện dẫn nước thông thoáng đến mặt ruộng; tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình nguồn nước; chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết, sử dụng nguồn hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và ngân sách dự phòng để thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán.

2.5. Biện pháp ứng phó với rét hại, sương muối

2.5.1. Đối với rét hại, sương muối ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình hình thực tế tại địa phương triển khai các biện pháp chống rét cho người, gia súc và cây trồng, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật.

a) Lực lượng ứng cứu: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế dự phòng và các lực lượng khác của huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Chăn, áo ấm, quạt sưởi và các trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch ứng phó với rét hại, sương muối tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Triển khai các biện pháp phòng chống rét cho người, chống rét và bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, bảo vệ cây trồng phù hợp.

2.5.2. Đối với rét hại, sương muối ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, y tế dự phòng, thanh niên và các lực lượng khác của tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Chăn, áo ấm, quạt sưởi và các trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó:

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình rét hại, sương muối, cảnh báo tình hình thời tiết đến người dân; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp chống rét cho cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn, định hướng nhân dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp.

+ Chỉ đạo các các đơn vị trực thuộc (Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ Thực vật...) phối hợp với UBND huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống rét cho vật nuôi, cây trồng; theo dõi tình trạng sức khỏe, tình hình dịch bệnh trên vật nuôi; hướng dẫn nhân dân các biện pháp kỹ thuật phòng, chống rét cho diện tích lúa mới cấy.

+ Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang thông tin kịp thời về thời tiết khí hậu tới người dân; phổ biến các biện pháp và kinh nghiệm chống đói, rét; giới thiệu các mô hình chống đói, rét cho trâu bò đã được người dân áp dụng.

+ Theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai, thực hiện công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

- Sở Y tế đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các bệnh phát sinh do thời tiết rét đậm dài ngày, đặc biệt là đối với người già, trẻ em, người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, thai phụ; khuyến cáo để người dân chủ động phát hiện, kịp thời thông tin hoặc đến các cơ sở y tế để điều trị. Chỉ đạo các cơ sở điều trị trong toàn tỉnh tăng cường chế độ thường trực, kịp thời cấp cứu, khám, điều trị bệnh nhân, không để bệnh nhân phải chờ lâu; thực hiện che chắn, đảm bảo tránh gió lùa, bổ sung chăn, đệm, lò sưởi, điều hoà để đảm bảo giữ ấm cho bệnh nhân. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư hoá chất cần thiết đảm bảo đáp ứng nhu cầu điều trị. Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, nắm chắc tình hình cơ sở, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp bệnh, dịch bệnh; thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

- Sở Giáo dục và Đào tạo nắm bắt tình hình diễn biến thời tiết để có sự chỉ đạo cụ thể đối với các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh về việc cho học sinh nghỉ học theo quy định.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang tăng cường thời lượng phát sóng, thông tin kịp thời về diễn biến thời tiết và các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.

2.6. Biện pháp ứng phó đối với lốc, sét, mưa đá 2.

2.6.1. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Lực lượng ứng cứu: Sử dụng lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại máy cắt bê tông, máy đục bê tông, cưa máy và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình hình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá tại địa phương; thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

2.6.2. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại xe cứu hộ giao thông, máy khoan cắt bê tông, cưa máy và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức thông tin, thông báo kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo có khả năng xảy ra lốc, sét, các khu vực bị ảnh hưởng lốc, sét để nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác.

- Chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân:

+ Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng dông gió, lốc xoáy. Nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibroximăng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có dông gió, lốc xoáy.

+ Dùng vật liệu dằn (phù hợp vật liệu mái) kết hợp tre, vầu, gỗ...giằng, buộc bằng dây thép để giữ mái, chống gió và lốc xoáy.

+ Chặt tỉa cành, nhánh cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện…; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pano, áp phích; các giàn giáo của công trình đang thi công.

+ Khi có mưa kèm theo dông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn.

+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền đến nhân dân những bản tin dự báo, cảnh báo mưa đá để chủ động phòng, chống an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác; hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc….

+ Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có biện pháp phòng, chống và ứng phó hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, thông báo, yêu cầu và kiểm tra các chủ phương tiện thuyền, bè hoạt động trên sông, trên lòng hồ thủy điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Toàn bộ người trên thuyền phải mặc áo phao và chuẩn bị đầy đủ phao cứu sinh trên thuyền khi đang ở trên sông.

+ Khi thấy ổ mây dông thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn.

+ Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên sông, trên lòng hồ thủy điện theo tổ, nhóm, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền kịp thời hỗ trợ nhau khi gặp nạn.

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc, đảm bảo luôn hoạt động hiệu quả để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi gặp sự cố, tình huống nguy hiểm, bất lợi.

2.7. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

2.7.1. Đối với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân tự vệ và các lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Ôtô, máy cẩu, máy xúc, máy ủi, máy khoan cắt bê tông, máy bơm và các loại trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Triển khai các biện pháp như rà soát các hộ phải di dời vĩnh viễn hoặc sơ tán đến khu vực an toàn, triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khôi phục đời sống và sản xuất sau lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất.

2.7.2. Đối với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: ôtô, máy ủi, máy xúc, máy cắt bê tông, máy đục bê tông, máy bơm và các loại trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở tại các tuyến sông, suối trên địa bàn tỉnh, tiến hành cắm biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở, phân loại mức độ sạt lở và sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ từ đó có biện pháp xử lý sạt lở phù hợp, trong đó, ưu tiên các vị trí tập trung dân cư đông, các công trình phúc lợi công cộng quan trọng, công trình phục vụ quốc phòng - an ninh; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh để biết và chủ động phòng, chống.

- Thường xuyên kiểm tra và xử lý đối với những trường hợp vi phạm, lấn chiếm trái phép hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, suối và lập các bến bãi trái phép gây sạt lở trên địa bàn tỉnh.

- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ bờ sông, suối; thường xuyên tổ chức kiểm tra các tuyến kè bảo vệ bờ sông suối, đường giao thông, khu dân cư… đã được đầu tư xây dựng để kịp thời phát hiện các vị trí xuống cấp, hư hỏng và có kế hoạch duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn công trình nhằm phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở, sụt lún.

- Công tác tổ chức khắc phục hậu quả:

+ Khẩn trương, kịp thời ứng cứu người, trục vớt tài sản và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sạt lở.

+ Tổ chức vận động di dời và hỗ trợ nhân dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn; tổ chức tốt lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra sạt lở, kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở, bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi đã di dời.

+ Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “Cứu người trước, cứu tài sản sau”, huy động đội ngũ y, bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thuốc men để cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc men chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực xảy ra thiên tai, vùng bị chia cắt, khu vực lũ quét, sạt lở nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

+ Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai.

+ Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho nhân dân

+ Tổ chức các đoàn, đội tình nguyện hỗ trợ dân sinh, phòng chống dịch bệnh. Khôi phục và phục hồi sản xuất; nhanh chóng khắc phục ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh tuyệt đối không được để dịch bệnh bùng phát; ổn định đời sống nhân dân ngay sau khi thiên tai xảy ra.

3. Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra

Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các địa phương thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại theo nội dung được quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

4. Nguồn lực ứng phó thiên tai

4.1. Lực lượng phương tiện trang thiết bị

Lực lượng dự kiến huy động từ các sở, ban ngành tỉnh đến cấp huyện, cấp xã tham gia công tác phòng, tránh, ứng phó khi xảy ra thiên tai. Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu.

(Chi tiết Biểu 05 kèm theo).

4.2. Phương tiện, trang thiết bị

Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện chủ động huy động phương tiện, trang thiết bị của địa phương để tham gia ứng phó; trường hợp phương tiện, trang thiết bị không đáp ứng thì báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh huy động phương tiện, trang thiết bị của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh.

(Chi tiết Biểu 06 kèm theo).

4.3. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính

- Các Sở, ban, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng khái toán để dự trù kinh phí cho các hoạt động phi công trình, công trình, dự trữ vật tư nguyên liệu, mua sắm trang thiết bị và các khoản chi tiêu cho hoạt động theo Phương án ứng phó thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hàng năm.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn vốn thực hiện Phương án ứng phó thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của các sở, ban, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp huyện hàng năm.

- Sở Tài chính cân đối các nguồn vốn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phân bổ kế hoạch vốn thực hiện công tác phòng chống thiên tai của các sở, ban, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4.4. Nguồn lực tài chính thực hiện

- Kêu gọi sự hỗ trợ của Trung ương, các cấp các ngành, các tổ chức xã hội và sử dụng ngân sách tỉnh để đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai, thủy lợi, giao thông thực hiện dự án di dời dân, triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

- Cân đối Ngân sách được giao các sở, ngành, đơn vị, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn: đầu tư, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “Bốn tại chỗ”, trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền, phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn.

- Lồng ghép nguồn kinh phí từ các dự án khác thực hiện hoạt động phòng chống giảm nhẹ thiên tai ứng phó biến đổi khí hậu.

- Vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho dự án phòng chống thiên tai ứng phó biến đổi khí hậu.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí trung ương, kinh phí địa phương, Quỹ Phòng chống thiên tai, quỹ cứu trợ… và các nguồn đóng góp tự nguyện theo quy định của Chính phủ và của tỉnh trong phòng chống và ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Ngoài ra, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn được thực hiện theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

5. Chế độ thông tin, báo cáo

- Các Sở, ngành, đơn vị tỉnh và huyện, thành phố thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

- Nội dung, chế độ báo cáo và kiểm tra kết quả báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLTBNNPTNT-BKHĐT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện lập báo cáo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp, báo cáo Trung ương theo quy định.

Địa điểm Thường trực của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN là Chi cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và PTNT.

Địa chỉ: Số 108 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang. Điện thoại: (0207) 3823 759, Fax : (0207) 3821 962

Thư điện tử: trucban.tq@gmail.com; ccthuyloi@tuyenquang.gov.vn

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1

1.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền tới nhân dân các biện pháp phòng, tránh, ứng phó.

- Chỉ đạo nhân dân khẩn trương thu hoạch mùa màng đã đến kỳ thu hoạch (nếu có); có biện pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản.

- Đối với các xã xảy ra ngập lụt có dân cư sống dọc bờ sông, suối sơ tán dân ra khỏi hành lang thoát lũ của sông, suối đến nơi an toàn. với phương châm “cứu người trước, cứu tài sản sau’’.

- Khi thiên tai xảy ra trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

+ Lực lượng nòng cốt là trung đội dân quân tự vệ xã; ngoài ra huy động lực lượng cán bộ xã, Công an xã, Trạm y tế xã, lực lượng thanh niên, các đoàn thể tại xã và nhân dân trong xã sẵn sàng hỗ trợ ứng phó, cứu hộ các khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai.

+ Vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

- Các lực lượng tham gia đảm bảo mỗi người một dụng cụ cầm tay phù hợp để ứng phó với loại hình thiên tai xảy ra (như ky khiêng đất, cuốc xẻng, dây thừng mỗi dây dài 10 m ứng phó lũ quét, sạt lở đất …)

- Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn cấp xã phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người được ủy quyền.

- Huy động toàn bộ các phương tiện thông tin hiện có như điện thoại cố định, điện thoại di động, mạng internet để nhanh chóng truyền tin. Sử dụng các hình thức thông tin truyền thông sẵn có của địa phương như: Hệ thống loa truyền thanh của địa phương hiện có, phát tín hiệu bằng âm thanh từ các phương tiện thô sơ như trống, kẻng…

- Sử dụng lực lượng hỏa tốc mỗi xã biên chế từ 10 đến 20 người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông thạo địa hình trong đội giao liên hỏa tốc để truyền tin khi các phương tiện thông tin liên lạc khác bị mất tác dụng do mưa bão, sạt lở đất, lũ quét chia cắt.

- Báo cáo diễn biến tình hình mưa, lũ tại địa phương về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để có chỉ đạo sát với thực tế và hiệu quả.

- Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hỗ trợ.

- Khi thiên tai xảy ra và sau khi thiên tai xảy ra có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn y tế, môi trường, thú y… triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, dập dịch kịp thời tránh không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.

1.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Khi thiên tai xảy ra nhanh chóng phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, lãnh đạo các phòng ban đơn vị trực thuộc, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện xuống địa bàn các xã bị ảnh hưởng của thiên tai để chỉ đạo các lực lượng được huy động, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia cứu hộ, cứu nạn và sơ tán nhân dân theo phương án đã được huyện phê duyệt.

- Chỉ đạo và tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ; bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống.

- Triển khai thực hiện phương án phòng chống lũ, lụt; rà soát các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, triển khai phương án sơ tán nhân dân; thông báo tình hình mưa lũ để nhân dân chủ động ứng phó, hạn chế đi lại trong vùng ngập lũ.

- Có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên. Sẵn sàng nguồn lực để hỗ trợ các địa bàn lân cận khi có yêu cầu.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

+ Lực lượng nòng cốt là Ban Chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện, Trung đội dân quan tự vệ huyện, huy động các cán bộ ban, ngành, đoàn thể huyện, Bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế huyện và các cá nhân trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân tình nguyện.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm huy động các loại vật tư phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn. Ngay đầu mùa mưa bão ký cam kết nguyên tắc với các chủ phương tiện để sẵn sàng trưng dụng phục vụ công tác ứng cứu, khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.

- Tổ chức thu hoạch sớm cây trồng nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

- Tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực trọng điểm, các khu vực sơ tán đi và đến. Cắm biển báo, bố trí lực lượng chốt chặn ở những đoạn đường bị ngập sâu, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng nước chảy xiết và các khu vực nguy hiểm; phối hợp với Công an tỉnh tổ chức phân luồng, sắp xếp các phương tiện giao thông đang đỗ trên các tuyến quốc lộ, tuyến đường tỉnh đảm bảo an toàn và an ninh. Cấm các đò ngang, đò dọc hoạt động và bố trí lực lượng ứng trực tại các bến đò ngang, đò dọc để kiểm tra việc thực hiện. Cấm người dân vớt củi hoặc hoạt động sinh kế trên sông.

- Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lũ cho các công trình đang thi công.

- Cho học sinh trong vùng ngập lũ nghỉ học theo thông báo của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

- Thành phố Tuyên Quang, huyện Sơn Dương cử cán bộ xuống cùng với Uỷ ban nhân dân các xã có đê kiểm tra lực lượng, vật tư phục vụ ứng cứu đê, tổ chức lực lượng phối hợp với lực lượng quản lý đê nhân dân kiểm tra canh gác toàn tuyến đê, cống dưới đê.

- Khi mực nước sông Lô tại thành phố Tuyên Quang lớn hơn 28,00m. Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Sơn, Sơn Dương triển khai việc chuẩn bị các phương tiện có trọng tải lớn, lực lượng ứng cứu thường trực để sẵn sàng sơ tán nhân dân ra khỏi vùng ngập lụt và tổ chức lực lượng canh gác, thường trực hộ đê.

- Tổ chức cứu trợ cho cá nhân và gia đình bị thiệt hại do lũ gây ra.

- Tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên về diễn biến mưa, lũ, lụt, tình hình thiệt hại và kết quả triển khai đối phó, khắc phục hậu quả; đề nghị chi viện, hỗ trợ về nhân lực, phương tiện từ cấp trên khi cần thiết.

2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2

2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

- Chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định.

- Chỉ đạo công tác tổng hợp thiệt hại, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, khôi phục, phục hồi sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự, khắc phục ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân sau thiên tai; báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để phục vụ công tác chỉ đạo.

- Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp.

- Huy động dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng vũ trang địa phương và các tổ chức, cá nhân tình nguyện.

Lực lượng cơ động cứu hộ cứu nạn cấp tỉnh:

+ Lực lượng Quân đội theo tiêu chí hợp đồng tác chiến giữa Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh với các đơn vị đóng quân trên địa bàn (Trung đoàn 148, Sư 316, kho KV2…) và theo tình hình thực tế để huy động.

+ Lực lượng thuộc Công an tỉnh, lực lượng Kiểm lâm tỉnh, trang thiết bị đặc chủng của đơn vị phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

+ Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

2.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Tổ chức thực hiện ứng phó với thiên tai cấp độ 2 xảy ra trên địa bàn theo thẩm quyền; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3

3.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

- Chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực trên địa bàn theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai cấp bách trên địa bàn.

- Trường hợp thiên tai xảy ra ở mức độ vượt quá cấp độ 3 hoặc có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

3.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4

4.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực trên địa bàn theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai khẩn cấp, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

4.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

5. Rủi ro thiên tai từ vượt cấp độ 4 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai)

Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

V. CƠ CẤU TỔ CHỨC, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

1. Cơ cấu tổ chức, năng lực thực hiện

1.1. Cơ cấu tổ chức

a) Cấp tỉnh

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được thành lập theo Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Tuyên Quang.

b) Cấp huyện và cấp xã Trên cơ sở cơ cấu tổ chức cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã thành lập bộ máy Ban Chỉ huy thực hiện phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (xã) làm Trưởng ban và các thành viên là Trưởng các phòng, ban liên quan (Thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 160/2018/NĐ-CP).

1.2. Năng lực tổ chức điều hành

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của tỉnh, huyện và xã điều hành thực hiện phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro được tổ chức chặt chẽ theo hệ thống từ cấp tỉnh tới cấp xã. Bộ máy tổ chức có chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động cụ thể, đủ khả năng điều hành hoạt động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống của thiên tai.

Chủ động phòng tránh, cứu hộ sơ tán người, cứu hộ các công trình kịp thời khi xảy ra rủi ro thiên tai; nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân và tái thiết sau thiên tai.

2. Nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị

2.1. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

- Là cơ quan điều hành thống nhất mọi hoạt động về công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh; là cơ quan thường trực điều phối công tác ứng phó với thiên tai của các cấp, các ngành trong tỉnh với Trung ương.

- Tiếp nhận các bản tin dự báo, cảnh báo của Trung ương, của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tuyên Quang về thiên tai và công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương tổ chức triển khai thực hiện; ban hành các công điện và các văn bản chỉ đạo yêu cầu các cấp, các ngành sẵn sàng, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

- Tổ chức trực ban, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các sở, ngành, huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Xây dựng, phê duyệt, cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương xác định khu vực nguy hiểm; xây dựng phương án ứng phó, trong đó, cần chú trọng phương án ứng phó với hạn hán, nắng nóng, rét hại; phương án phòng tránh lũ quét, lũ ống, phương án phòng chống nguy cơ ngập lụt các vùng trũng khi có mưa lớn và xả lũ thủy điện Tuyên Quang tại địa phương mình, phương án điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến của khí hậu; phân công công việc cụ thể rõ ràng cho cấp xã, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; tổ chức chỉ đạo lực lượng hộ đê, đập; chủ động xây dựng kế hoạch bổ sung nhằm đảm bảo đủ trang bị, phương tiện thiết yếu phục vụ cần thiết để có thể huy động kịp thời khi có rủi ro thiên tai xảy ra; phối hợp chặt chẽ với Công ty Thủy điện Tuyên Quang, Nhà máy Thủy điện ICT Chiêm Hóa để xây dựng phương án phù hợp với vận hành xả lũ công trình thủy điện, cập nhật các địa điểm xung yếu, số hộ dân, số dân phải sơ tán, di chuyển đến vị trí an toàn để hướng dẫn người dân chủ động di chuyển khi xảy ra thiên tai.

- Triển khai, vận động nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, lòng sông, trước các công trình thủy lợi hồ, đập làm ách tắc dòng chảy, hạn chế đến việc tiêu thoát nước.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai công tác ứng phó theo phương án đã lập và yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phải triển khai công tác phòng chống thiên tai của đơn vị; trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

- Lập kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án di dời các hộ dân tại các khu vực xung yếu, trong đó tập trung tổ chức kiên quyết di dời những hộ dân đang sinh sống trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất đã được cảnh báo về nơi an toàn trước mùa mưa lũ, thường xuyên rà soát bám sát kế hoạch báo cáo kịp thời trách để xảy ra thiệt hại nhất là thiệt hại về người.

- Thống kê các thông tin, số lượng: nhà ở (tạm, kiên cố), diện tích, số hộ dân, nhân khẩu, cơ sở vật chất hạ tầng và tài sản của nhà nước và nhân dân trong khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai, xây dựng phương án cụ thể trong việc tổ chức di dời, sơ tán bảo vệ dân ở vùng chịu ảnh hưởng của bão, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

- Xây dựng và phân bổ chỉ tiêu về nhân lực, vật tư phục vụ công tác ứng phó thiên tai. Xác định khu vực, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất để sơ tán nhân dân ra khỏi vùng thiên tai đến nơi an toàn khi có yêu cầu.

- Chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định để khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

- Tổ chức thực hiện tốt mạng lưới thông tin 2 chiều từ huyện, thành phố đến các xã, phường, thị trấn và nhân dân trong vùng thiên tai bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Thường trực, tổng hợp báo cáo số liệu liên quan đến thiên tai trên địa bàn và kết quả triển khai khắc phục hậu quả do thiên tai cho cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên.

- Tăng cường kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn đối với các cơ sở hạ tầng, các loại tài sản, các công trình đang xây dựng. Có biện pháp cụ thể để khắc phục kịp thời các công trình bị xuống cấp, hư hỏng có thể gây ra mất an toàn trong mùa mưa lũ.

- Kiểm tra các phương án huy động, bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện hộ đê, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; rà soát, xác định cụ thể về số lượng, chủng loại phương tiện, vật tư phương tiện hiện có đảm bảo đủ cơ số, chất lượng để huy động kịp thời khi có thiên tai.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các xã có kè, đê, tiến hành bồi trúc, tu sửa kịp thời những khiếm khuyết các tuyến kè bảo vệ bờ, đê, cống dưới đê. Chuẩn bị lực lượng, đất, cọc tre, bao tải, dụng cụ... để ứng cứu đê khi có sự cố mất an toàn xảy ra. Đảm bảo cho các tuyến đê, cống dưới đê an toàn tuyệt đối.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các công trình thủy lợi, nhất là các hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn để phối hợp với Ban Quản lý công trình thủy lợi Tuyên Quang xây dựng phương án phòng chống thiên tai bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa bão.

- Kiểm tra rà soát khoanh định các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất để xây dựng hoàn thiện phương án phòng tránh và tổ chức thực hiện cắm biển cảnh báo và thông báo cho nhân dân biết để có biện pháp phòng tránh trong mùa mưa bão. Lập quy hoạch, xác định quỹ đất bố trí các điểm dân cư an toàn và xây dựng kế hoạch di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Tăng cường kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình cơ sở hạ tầng, các loại tài sản, các công trình đang xây dựng. Có biện pháp cụ thể để khắc phục kịp thời các công trình bị xuống cấp, hư hỏng có thể gây ra mất an toàn trong mùa mưa lũ; đối với các công trình đang thi công do Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố làm chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ và có biện pháp gia cố, phòng tránh, tuyệt đối không để công trình bị mưa, lũ gây thiệt hại.

- Tập trung kiểm tra, yêu cầu các chủ đầu tư, các hộ dân thực hiện nghiêm trách nhiệm tham gia duy tu, sửa chữa các công trình phòng chống thiên tai do địa phương quản lý, sử dụng.

- Trong tình huống cấp bách phải chủ động thực hiện gia cố, xử lý tạm thời các hư hỏng của các công trình phòng chống thiên tai để bảo đảm đối phó với các ảnh hưởng của mưa, lũ, xả lũ theo phương châm “Bốn tại chỗ".

- Các huyện, thành phố có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, suối phải đẩy nhanh tiến độ các dự án chống sạt lở đang thực hiện; thường xuyên rà soát, kiểm tra và có kế hoạch đầu tư bảo vệ, làm kè chống sạt lở bờ sông, suối theo hướng ổn định lâu dài, bền vững.

- Huy động và chỉ đạo các Trung tâm viễn thông đảm bảo thông tin thông suốt trong địa bàn quản lý, đặc biệt ưu tiên cho các xã có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra địa bàn, xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; chuẩn bị địa điểm sơ tán khi có thiên tai xảy ra. thường xuyên đôn đốc kiểm tra các xã có đê, có công trình kè phòng chống sạt lở triển khai công tác kiểm tra, bồi trúc, phát hiện và tu sửa kịp thời các khiếm khuyết có nguy cơ gây mất an toàn của các tuyến đê, cống dưới đê và các tuyến kè bảo vệ bờ. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, đất, cọc tre, bao tải, dụng cụ… để ứng cứu đê, kè khi có mưa lũ. Đảm bảo cho các công trình phòng chống thiên tai an toàn tuyệt đối khi có thiên tai xảy ra.

- Tổ chức thường trực và tổng hợp thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn về con người, nhà cửa, về giáo dục, y tế, nông lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, thủy sản, thông tin liên lạc, công nghiệp, xây dựng, nước sạch, vệ sinh môi trường và các công trình khác trên địa bàn, triển khai, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo quy định.

- Lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn, ưu tiên đầu tư nâng cấp công trình phòng chống thiên tai ở các xã vùng thường xuyên bị thiên tai, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

- Phân công lãnh đạo và cán bộ xuống địa bàn kiểm tra, đôn đốc; tổ chức kiểm tra, rà soát lại lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó, rà soát lại phương án sơ tán, kiểm tra và thực hiện công tác đảm bảo an toàn nơi sơ tán đến; hạn chế, cấm người đi lại trong thiên tai, thông báo cho học sinh tạm nghỉ học khi có lệnh của cơ quan cấp trên.

- Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm có thể xảy ra Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phát lệnh sơ tán, chỉ đạo các lực lượng được huy động, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia cứu hộ, cứu nạn và sơ tán nhân dân theo phương án đã được huyện, thành phố phê duyệt (trong trường hợp phải sơ tán).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

`- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, chốt chặn, an ninh trật tự, bảo vệ tài sản trước, trong và sau thiên tai; sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó; đảm bảo thông tin liên lạc, kiểm soát tình hình báo cáo cấp trên kịp thời. Đảm bảo lương thực, nước uống, y tế trước, trong và sau thiên tai; ngay sau thiên tai xảy ra tổ chức ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.

- Tập trung khắc phục giao thông, giải phóng lòng đường ngay sau khi thiên tai suy yếu để đảm bảo hoạt động của công tác tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.

- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà cửa hoặc bị hư hỏng nặng; chăm sóc, điều trị người bị thương; thăm hỏi, động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn; vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bưu điện, thủy lợi, cơ sở sản xuất, hỗ trợ nông dân khôi phục và tổ chức sản xuất nông nghiệp.

- Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại.

- Tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương, trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của huyện, thành phố Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chi viện, hỗ trợ về nhân lực, phương tiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các công trình thủy lợi, nhất là các hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn để phối hợp với các đơn vị quản lý công trình xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa bão.

2.3. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Kiểm tra địa bàn xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; chuẩn bị địa điểm sơ tán khi có thiên tai xảy ra.

- Các xã có đê, có công trình kè phòng chống sạt lở triển khai công tác kiểm tra, bồi trúc, phát hiện và tu sửa kịp thời các khiếm khuyết có nguy cơ gây mất an toàn của các tuyến đê, cống dưới đê và các tuyến kè bảo vệ bờ. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, đất, cọc tre, bao tải, dụng cụ… để ứng cứu đê, kè khi có mưa lũ.

- Khi có thông tin (dự báo, cảnh báo, thông tin thiên tai đã xảy ra…) sử dụng các hình thức thông tin truyền thông sẵn có của địa phương như: Phát tín hiệu bằng âm thanh từ các phương tiện thô sơ như trống, kẻng…. thông báo cho nhân dân biết để phòng tránh, ứng phó.

- Sử dụng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai để truyền tin khi các phương tiện thông tin liên lạc khác bị mất tác dụng do mưa bão, sạt lở đất, lũ quét chia cắt.

- Trong tình huống cấp bách, các địa phương phải chủ động thực hiện gia cố, xử lý tạm thời các hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều để bảo đảm đối phó với các ảnh hưởng của mưa, lũ, xả lũ theo phương châm “Bốn tại chỗ".

- Triển khai, vận động nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, lòng sông, trước các công trình thủy lợi hồ, đập làm ách tắc dòng chảy, hạn chế đến việc tiêu thoát nước.

- Khẩn trương thực hiện đầy đủ các công điện, văn bản chỉ đạo của cấp trên theo dõi diễn biến thông báo cho nhân dân chủ động đối phó với mọi tình huống; chủ động thực hiện phương án sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm theo phương án đã xây dựng; rà soát các nhà yếu, các cây xanh để tiến hành chằng chống và chặt tỉa cây cối; tập hợp lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, chuẩn bị vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng phó.

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền tới nhân dân các biện pháp phòng tránh, ứng phó.

- Báo cáo diễn biến tình hình mưa bão tại địa phương về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để có chỉ đạo sát với thực tế và hiệu quả.

- Đối với các xã được cảnh báo, dự báo, xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã triển khai ngay các phương án ứng phó đã lập phát lệnh sơ tán, trực tiếp chỉ huy công tác sơ tán, huy động lực lượng xung kích trên địa bàn. Tổ chức sơ tán khẩn cấp tất cả các hộ dân sống trong vùng nguy cơ ảnh hưởng thiên tai nhất là các hộ dân sống gần bờ sông, suối, vùng có nguy cơ bị trượt, sạt lở đất, gần các vách taluy đến vị trí an toàn với phương châm ‘‘cứu người trước, cứu tài sản sau’’.

- Đối với các xã, phường xảy ra ngập úng: Chỉ đạo nhân dân khẩn trương thu hoạch mùa màng đã đến kỳ thu hoạch (nếu có); gia cố bờ bao, có biện pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị sản xuất trên địa bàn di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

- Hình thức sơ tán: Người dân tự đi sơ tán là chính; sơ tán tại chỗ, sơ tán từ nhà tạm, nhà bán kiên cố sang nhà kiên cố, sơ tán vào các công sở, cơ quan, đơn vị..., ưu tiên sơ tán trước cho các đối tượng dễ bị tổn thương trước (gồm người già, trẻ em, phụ nữ, người bệnh). Đặc biệt chú ý đến người dân sống trong các nhà tạm, không kiên cố, khu vực thấp, gần sông, suối vách ta luy, sau hạ du các hồ chứa đề phòng bão mạnh, siêu bão kết hợp mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Người sơ tán phải mang theo nhu yếu phẩm cần thiết để sử dụng trong thời gian sơ tán.

- Tập trung chỉ đạo khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân sau thiên tai. - Phối hợp với các cơ quan chuyên môn y tế, môi trường, thú y … triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, dập dịch kịp thời, tránh không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.

- Phối hợp với các lực lượng tăng cường của cấp trên tiếp tục công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn; huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo yêu cầu của cấp trên để kịp thời ứng phó và cứu trợ khẩn cấp.

2.4. Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Tuyên Quang

Cung cấp số liệu khí tượng thủy văn kịp thời cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN phục vụ công tác điều hành; dự báo, cảnh báo, thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết, bão, lũ, thiên tai, đặc biệt là cảnh báo sớm các nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; cung cấp kịp thời các bản tin dự báo bão, lũ lụt trên địa bàn tỉnh cho Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh huyện, thành phố để thông báo đến nhân dân trong tỉnh.

2.5. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Kiểm tra, đôn đốc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố có đê, kè hoàn thành công tác tu bổ trước mùa mưa lũ hàng năm; chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn các công trình phòng chống thiên tai, công trình thủy lợi. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện rà soát, chỉ đạo việc di dân ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn. Thực hiện nhiệm vụ thường trực công tác phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; tham mưu chỉ đạo kịp thời các phương án ứng phó khi thiên tai xảy ra; đôn đốc tổng hợp, báo cáo về thiệt hại và những diễn biến của thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo thực hiện phương án sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng vùng để hạn chế thiệt hại, dự phòng đủ các loại giống, vật tư nông nghiệp, thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm ở những địa bàn xung yếu, vùng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, thiên tai nhằm khôi phục sản xuất, kịp thời dập tắt các ổ dịch bệnh phát sinh.

- Tổng hợp tình hình thiệt hại về nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản theo quy định, đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất; phối hợp với các ngành đề xuất cơ chế chính sách, phương án khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn với Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, Ngành Trung ương; xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

- Lập kế hoạch nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước bị xuống cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa. Kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp, tu bổ hệ thống đê điều bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không để lũ lụt gây xói lở, thiệt hại.

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, đôn đốc các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó từng cấp độ rủi ro thiên tai. Kiểm tra công tác triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai; Là đầu mối điều phối các quan hệ và phối hợp giữa các cấp, các ngành trên địa bàn trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo đảm bảo công tác trực ban của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. - Phân công lãnh đạo Sở, lãnh đạo các Chi cục, phòng ban chuyên môn xuống các địa bàn chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả phục hồi sản xuất ổn định đời sống nhân dân.

- Đôn đốc, chỉ đạo các huyện, thành phố, Ban Quản lý công trình thủy lợi Tuyên Quang làm tốt công tác kiểm tra, tu bổ, gia cố các công trình thuỷ lợi, đê, kè, cống dưới đê, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, chỉ đạo việc di dân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

- Chỉ đạo Ban Quản lý khai thác công trình thủy lợi Tuyên Quang, Ban quản lý công trình thủy lợi cơ sở phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các xã, các huyện, thành phố vận hành công trình thủy lợi an toàn, triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, cụ thể như sau:

+ Căn cứ Kế hoạch Phòng ngừa, ứng phó sự cố vỡ đê, đổ vỡ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang số 03/KH-PCTT được ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh phê duyệt ngày 06/6/2017 xây dựng phương án ứng phó rủi ro thiên tai tại các công trình thủy lợi nhất là tại các hồ chứa lớn nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ đập. Tiến hành kiểm tra, đánh giá việc vận hành điều tiết hệ thống các hồ chứa trên địa bàn quản lý, đồng thời rà soát, lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hồ theo quy định.

+ Hướng dẫn các Ban Quản lý công trình thủy lợi cơ sở, các chủ hồ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng trong mùa mưa lũ chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương án ứng cứu khi có thiên tai xảy ra gây đổ vỡ công trình. Bố trí cán bộ theo dõi các công trình có hư hỏng, đặc biệt đối với các công trình có nguy cơ xảy ra sự cố phải cử cán bộ phụ trách thường xuyên nắm bắt thông tin để kịp thời xử lý khi sự cố xảy ra.

+ Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn cụ thể, chi tiết sát thực tế, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước do yếu tố chủ quan gây nên.

2.6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố các ngành các đơn vị chuẩn bị đầy đủ lực lượng và phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố, thiên tai xảy ra trong từng tình huống.

- Hàng năm, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh lập Kế hoạch hiệp đồng công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Khi có dự báo thiên tai xảy ra tổ chức thường trực rà soát lại Kế hoạch hiệp đồng công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Triển khai công tác hỗ trợ sơ tán, ứng phó cho các huyện, thành phố, xã, phường; Triển khai công tác bố trí lực lượng, phương tiện ứng phó, xử lý tình huống khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực trọng điểm; thực hiện công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thiên tai trong điều kiện có thể theo kế hoạch hiệp đồng đã đề ra.

- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thường trực Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng Phương án cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn ứng với từng loại hình thiên tai, tình huống, cấp độ thiên tai để tổ chức thực hiện hiệu quả khi có thiên tai xảy ra; bảo đảm quân đội là lực lượng chủ lực, nòng cốt trong công tác tìm kiếm cứu nạn. Kiểm tra đôn đốc hướng dẫn các huyện, thành phố, rà soát thống kê các phương tiện vật tư cần thiết phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bố trí phương tiện, lực lượng sẵn sàng, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các huyện, thành phố, các ngành, các đơn vị thuộc Quân khu, Bộ Quốc phòng đóng trên địa bàn để tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi cần thiết, bảo đảm sát với thực tế của từng vùng, khu vực trong tỉnh và phù hợp với diễn biến thiên tai, sự cố, tai nạn; chủ động phòng ngừa, đối phó, giải quyết tốt hậu quả trong mọi tình huống.

- Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, hướng dẫn kỹ năng để ứng phó, cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai.

- Bảo dưỡng vật tư thiết bị, vận hành phương tiện để chủ động ứng phó bão lũ; lập kế hoạch trang bị, bổ sung phương tiện, vật tư thiết bị. Tranh thủ sự chỉ đạo và hỗ trợ về nguồn lực của các cấp chính quyền và Bộ, ngành để tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tìm kiếm người bị nạn, sơ cấp cứu và đưa về cơ sở y tế điều trị; cùng lực lượng xung kích phòng 37 chống thiên tai, dân quân tự vệ địa phương giúp nhân dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà ở tạm, ổn định đời sống và sản xuất.

- Khi có lệnh huy động chi viện, hỗ trợ nhanh chóng huy động nhân lực phương tiện, vật tư để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân và khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.

- Phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương để tham gia cứu chữa người bị thương; thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.

2.7. Sở Giao thông vận tải

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố các đơn vị quản lý giao thông kiểm tra, xử lý bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời dân chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng cứu và xử lý kịp thời khi các công trình giao thông bị hư hỏng.

- Phối hợp với Công an tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các phương tiện giao thông hoạt động trên sông và vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định về quản lý, đăng ký đăng kiểm phương tiện đường thủy, trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho người và phường tiện. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành chức năng liên quan kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn tại các bến thủy, bến khách ngang sông đặc biệt tại các nhà hàng nổi phục vụ ăn uống giải trí trên sông Lô thuộc địa phận thành phố Tuyên Quang; các cầu yếu, cầu treo, cầu phao và các hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang.

- Có phương án huy động phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy nội địa phù hợp với địa hình khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai để kịp thời đáp ứng yêu cầu di chuyển dân cư, lực lượng cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ; đánh giá thiệt hại các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, bến thủy; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất hỗ trợ khắc phục thiên tai.

- Chỉ đạo tu bổ những đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng, đảm bảo giao thông bước đầu cho người và phương tiện. Đối với đoạn đường nguy hiểm, tổ chức cắm biển cảnh báo cho người và phương tiện biết để chủ động phòng tránh; lập kế hoạch nâng cấp hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông đô thị, giao thông nông thôn sau thiên tai. Xây dựng mới hệ thống cầu, cống đảm bảo kết nối giao thông và tiêu thoát lũ.

- Triển khai phương án bảo đảm an toàn giao thông vận tải trước, trong và sau thiên tai. Phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương chốt chặn các đoạn đường các khu vực nguy hiểm.

- Phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố quản lý nắm bắt toàn bộ phương tiện vận tải đường thuỷ, đường bộ về số lượng, vị trí tập kết phục vụ cho công tác ứng cứu, giải toả hành khách khi có thiên tai. Chỉ đạo các hạt giao thông làm tốt công tác bảo đảm giao thông trên các tuyến đường; có kế hoạch chuẩn bị lực lượng, phương tiện để thường trực đảm bảo giao thông tại các vị trí thường bị ngập lụt, sạt lở đất trên các tuyến đường quan trọng.

2.8. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố kiểm tra thực tế khu vực có thiên tai xảy ra; hướng dẫn khắc phục hậu quả lũ lụt, vệ sinh môi trường đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nhân dân khi có thiên tai.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động khai thác tài nguyên trên các sông, suối để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các trường hợp khai thác tài nguyên trái phép gây sạt lở bờ sông, cản trở dòng chảy.

- Phối hợp với cơ quan truyền thông phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình huống và biện pháp ứng phó khi xảy ra sụt đất, động đất.             2.9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, thông tin di động kiểm tra các trạm tiếp sóng viễn thông, bảo đảm cho mạng thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tiếp nhận, xử lý thông tin trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thông suốt trong mọi tình huống; có kế hoạch phối hợp sử dụng hệ thống thông tin nội bộ của lực lượng vũ trang trong tỉnh khi cần thiết.

- Phối hợp, chỉ đạo các cơ quan thông tin kịp thời thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dân trong tỉnh biết và chủ động phòng, tránh an toàn, bổ sung các hình thức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống thiên tai, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều… trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Chỉ đạo các điểm bưu điện văn hóa xã thực hiện tốt công tác thông tin thiên tai. Ưu tiên xử lý thông tin liên lạc cho các máy điện thoại phục vụ cho công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; có phương án chuyển nhanh, kịp thời các văn bản, công điện về Phòng chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.

2.10. Sở Kế hoạch và Đầu tư;Sở Tài chính

Cân đối ngân sách tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời hỗ trợ khẩn cấp, cứu đói cho nhân dân, cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ kinh phí để khắc phục phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.

2.11. Công an tỉnh

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công an tỉnh, Công an huyện, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an ninh trật tự khi xảy ra sự cố, tai nạn do thiên tai gây ra nhất là tại các công trình trọng điểm; bảo vệ tài sản của nhà nước, nhân dân và các doanh nghiệp khi có rủi ro thiên tai xảy ra; bố trí lực lượng phương tiện thường trực 24/24 giờ để sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn kịp thời theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải giải tỏa kịp thời hành khách, đảm bảo giao thông thông suốt; đồng thời phối hợp với các địa phương triển khai Phương án đảm bảo an toàn giao thông, chốt chặn các tuyến đường và các khu vực nguy hiểm; phối hợp cùng chính quyền cơ sở đảm bảo an ninh trật tự, chống âm mưu phá hoại hồ, đập, đê điều.

- Chuẩn bị lực lượng xuồng máy phục vụ công tác kiểm tra chỉ đạo của tỉnh. Lập phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản của nhà nước và nhân dân tại các điểm nút giao thông tắc nghẽn, các khu vực bị ngập lụt nặng.

2.12. Sở Công Thương

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành quản lý dự trữ đủ lương thực, xăng, dầu, muối và các nhu yếu phẩm khác; bố trí các điểm bán hàng phù hợp để đảm bảo cung ứng thuận tiện cho nhân dân khi có thiên tai, lũ lụt xảy ra. Phối hợp chặt chẽ với Cục dự trữ Nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn trong việc dự trữ bảo quản một số mặt hàng nhằm giữ vững ổn định kinh tế hỗ trợ kịp thời nhân dân trong khu vực khi bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

- Chỉ đạo Công ty Thủy điện Tuyên Quang, Nhà máy thủy điện ICT Chiêm Hóa xây dựng, trình duyệt và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án thủy điện sông Lô 8A, sông Lô 8B, thủy điện Yên Sơn theo quy định tại Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa để triển khai thực hiện; chỉ đạo chủ đầu tư các dự án công trình thủy điện đang thi công có phương án đảm bảo an toàn cho công trình tránh các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn cho công trình ảnh hưởng đến dân sinh kinh tế khu vực đầu mối và hạ du công trình;

- Chỉ đạo Công ty Điện lực Tuyên Quang triển khai Phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống, mạng lưới điện kịp thời xử lý các sự cố điện để phục vụ đời sống và sản xuất.

2.13. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Kiểm tra, thống kê báo cáo thiệt hại về người, nhà cửa nhân dân. Nắm rõ số người chết, người mất tích, người bị thương; số hộ và số người bị ảnh hưởng 40 thiên tai; số nhà sập đổ, nhà bị hư hỏng, nhà bị ngập nước… Trên cơ sở đánh giá thiệt hại về người và nhà ở phối hợp Sở Tài chính xem xét cân đối nguồn ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chi hỗ trợ, cứu trợ khẩn cấp cho gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; đồng thời, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định hiện hành.

2.14. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các nhà trường tích cực tuyên truyền biện pháp phòng chống và ứng phó với thiên tai thông qua các giờ ngoại khóa, tích hợp kiến thức liên môn giảng dậy trong các giờ học chính khóa nhất là tại một số huyện, khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai.

- Thực hiện sửa chữa, nâng cấp trường học sau thiên tai. Ưu tiên nâng cấp trường học đối với vùng trũng, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai.

- Triển khai công tác phòng chống thiên tai cho các công trình, cơ sở giáo dục. Phối hợp với huyện, thành phố sử dụng cơ sở giáo dục đào tạo làm nơi sơ tán nhân dân khi cần thiết.

- Thông báo kịp thời cho các trường học trên địa bàn tỉnh khi có lệnh cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ học phòng, tránh thiên tai.

2.15. Sở Y tế

- Xây dựng các biện pháp chống rét, nắng nóng cho người đặc biệt các đối tượng dễ bị tổn thương. Tổ chức tập huấn cho các đội vệ sinh phòng dịch bệnh và làm sạch môi trường, đội sơ, cấp cứu ở cả tuyến tỉnh và tuyến huyện.

- Chuẩn bị đủ vật tư, cơ số thuốc chữa bệnh, thuốc khử trùng vệ sinh môi trường và các thiết bị y tế phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Triển khai khám chữa bệnh cho nhân dân bị ảnh hưởng thiên tai; cung cấp thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, khử trùng và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời không để dịch bệnh xảy ra.

- Củng cố kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, đội phòng chống dịch bệnh vệ sinh môi trường; thông báo số máy thường trực ở bệnh viện tỉnh, huyện và các khu vực khi có thiên tai xảy ra; đảm bảo khám, chữa và cấp cứu trong mọi tình huống.        2.16. Sở Xây dựng

- Kiểm tra các chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc triển khai Phương án phòng chống thiên tai cho các công trình nhất là các công trình đang thi công dở dang, các nhà cao tầng, tháp cẩu, cây xanh,….

- Đánh giá thiệt hại các trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, kho tàng, nhà máy,… theo lĩnh vực quản lý ngành; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất giải pháp khắc phục.

2.17. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn, báo chí đóng trên địa bàn tỉnh

- Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tuyên Quang, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thiên tai, tăng thời lượng cung cấp thông tin, dự báo tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai nhanh chóng, kịp thời, chính xác; hướng dẫn người dân ứng phó với các sự cố có thể phát sinh khi thời tiết xấu hoặc thiên tai bất thường xảy ra để nhân dân biết và chủ động phòng, tránh đạt hiệu quả. Thực hiện chế độ phát tin cảnh báo, thông báo, truyền tin khi xảy ra thiên tai theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch hợp tác với cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các cơ quan liên quan để thực hiện các chương trình chuyên đề về phòng, chống, ứng phó thiên tai.

- Triển khai Phương án đảm bảo an toàn các cơ sở phát thanh, truyền hình, các công trình viễn thông, các trụ ăng ten trong khu dân cư; phương án dự phòng và đảm bảo an toàn, thông suốt liên lạc với Trung ương và địa phương.

2.18. Công ty Điện lực Tuyên Quang

- Lập phương án cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong thời gian thiên tai, nhất là khi có lũ lụt xảy ra, thực hiện thông báo kế hoạch cắt điện cho từng khu vực, từng tuyến đường dây, trạm biến áp theo mức nước (cos nước) để nhân dân biết, chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.

- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư dự phòng và nhân lực để khắc phục nhanh các sự cố, hư hỏng của hệ thống lưới điện. Tổ chức kiểm tra hệ thống cung cấp điện, đặc biệt là các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở gây sự cố để có biện pháp khắc phục, sửa chữa trước mùa mưa bão, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra. Chỉ đạo công tác vận hành an toàn lưới điện trong mùa mưa lũ; chuẩn bị phương án đảm bảo duy trì cung cấp điện cho các đối tượng ưu tiên đặc biệt như: Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Bệnh viện, trụ sở Thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện, thành phố.

2.19. Công ty Thủy điện Tuyên Quang, Nhà máy Thủy điện ICT Chiêm Hóa

- Thực hiện nghiêm Quy trình vận hành hồ chứa được phê duyệt và Quy chế phối hợp về công tác phòng chống lụt bão trong mùa mưa lũ giữa Công ty, Nhà máy với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Đài Khí tượng Thủy văn Tuyên Quang. Khẩn trương xây dựng, trình duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa để triển khai thực hiện. Trong thời gian phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp chưa được phê duyệt tiếp tục tổ chức thực hiện phương án phòng chống lũ lụt hạ du công trình thủy điện đã được phê duyệt đến khi có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được phê duyệt; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp trong việc triển khai phương án đảm bảo an toàn hạ du thủy điện khi tiến hành xả lũ.

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan của tỉnh Tuyên Quang để thông báo và tuyên truyền đến nhân dân vùng hạ du những thông tin, nội dung cần triển khai, tuân theo về công tác phòng chống thiên tai của hồ chứa thủy điện, đặc biệt là với nhân dân sinh sống gần hạ du công trình. Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân địa phương phía hạ lưu chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình vận hành hồ chứa về Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Chiêm Hóa.

2.20. Cục Thống kê tỉnh

Chủ động phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo dõi, tổng hợp lập báo cáo đánh giá thiệt hại nhanh chóng, kịp thời và chính xác báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để để có biện pháp hỗ trợ kịp thời đảm bảo đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

2.21. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTTvà TKCN tỉnh, các ngành liên quan

- Trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra theo lĩnh vực mình phụ trách. Chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các Sở, ngành liên quan lập Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại một số huyện, huyện thành phố theo lĩnh vực mình phụ trách.

- Các Sở, ngành, đơn vị theo lĩnh vực quản lý đánh giá, thống kê thiệt hại do thiên tai, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau 03 ngày khi kết thúc thiên tai, các sở, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo thiệt hại về Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

2.22. Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên thực hiện nhiệm vụ phòng chống và ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra.

Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức cứu trợ, phân phối hàng, tiền cho người dân bị thiệt hại do thiên tai, sớm ổn định đời sống, sản xuất.

2.23. Các tổ chức, cá nhân

Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình rủi ro thiên tai, chủ động phòng chống; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng để tham gia vào công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai khi được sự huy động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phương án này thay thế Phương án số 13/PA-UPTT ngày 26/4/2019 phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnhTuyên Quang.

2. Các sở, ban ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ Phương án này để tổ chức thực hiện; hàng năm rà soát, xây dựng phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị mình bảo đảm phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và các đặc điểm loại hình thiên tai có thể xảy ra sát với tình hình thực tế tại mỗi địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện đồng thời gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp, theo dõi và tham mưu chỉ đạo kịp thời, hiệu quả.

3. Giao Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh - Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức kiểm tra đôn đốc các Sở, ban, ngành, đơn vị, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện phương án này./.