ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2670/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 04 tháng 9 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ LIÊN KẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 1645/TTr-CAT ngày 31/7/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà liên kế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (không thuộc danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ LIÊN KẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2018 của UBND tỉnh)
Điều 1. Đối tượng áp dụng đối với quy định này là: sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (viết tắt là PCCC và CNCH), Công an các đơn vị, địa phương; UBND các huyện, thị xã, thành phố; chủ hộ gia đình; nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được xây dựng liền kề hoặc độc lập với nhau trên cùng một tuyến phố, thông nhiều tầng, sử dụng để ở hoặc để ở kết hợp làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác (không thuộc danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ).
Nhà liên kế là loại nhà ở riêng, gồm các căn hộ được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều lần so với chiều dài của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị.
Nhà phố liên kế (nhà phố): Là loại nhà ở liên kế, được xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Nhà phố liên kế ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác v.v.
1. Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định về phòng cháy và chữa cháy tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
2. Quy định này quy định các tiêu chí về an toàn phòng cháy chữa cháy cho nhà liên kế để áp dụng trong quá trình hoạt động và tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng. Các giải pháp cải tạo, bổ sung nhằm tăng cường điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy, phù hợp với điều kiện thực tế cơ sở.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh lâu dài, hạn chế việc gián đoạn kinh doanh, sản xuất của cơ sở. Đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy theo hướng ổn định, phát triển phù hợp với quy hoạch.
4. Phương án di chuyển các kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người phải phù hợp quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phù hợp với quy hoạch xây dựng, phát triển của tỉnh.
Điều 4. Ngoài việc áp dụng các tiêu chí này, còn phải tuân theo các quy định có liên quan của các tiêu chuẩn hiện hành khác.
Điều 5. Kết quả áp dụng các tiêu chí là cơ sở để đánh giá việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với khu dân cư và là căn cứ để xác định khu dân cư điển hình tiên tiến về phòng cháy chữa cháy.
TIÊU CHÍ ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ LIÊN KẾ
Điều 6. Đối với chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh
Chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh ở trong nhà liên kế phải:
a) Chủ động học tập, nghiên cứu, nắm vững các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cách sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ, phương pháp chữa cháy, cách thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra…;
b) Thường xuyên tiến hành kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình;
c) Chủ động tự giả định tình huống, cách xử lý khi có cháy, nổ và phổ biến cho thành viên trong gia đình để chủ động xử lý. Chủ động liên hệ, phối hợp với Cảnh sát PCCC và CNCH để được hướng dẫn về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Điều 7. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy
1. Các cơ sở, công trình thuộc diện phải thiết kế và trang bị hệ thống phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Tiêu chuẩn TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí kiểm tra, bảo dưỡng, gồm:
a) Hệ thống báo cháy tự động: Hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy. Thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật.
b) Hệ thống họng nước cháy vách tường (hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà): Là hệ thống được thiết kế để cấp nước trực tiếp tới các nơi dùng nước để chữa cháy. Thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo quy định của tiêu chuẩn TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế, TCVN 5760 : 1993 hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
Khi bể nước của công trình không đảm bảo khối tích theo quy định, thực hiện giải pháp bổ sung lượng nước chữa cháy vào bể nước của công trình từ các nguồn cung cấp như sau:
- Từ nguồn nước thủy cục.
- Kết nối bể nước giữa các công trình lân cận.
c) Hệ thống chữa cháy tự động: Hệ thống chữa cháy được điều khiển tự động khi xảy ra cháy. Thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo quy định của tiêu chuẩn TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt, TCVN 2622 : 1995 , TCVN 7161: 2002 hệ thống chữa cháy bằng khí - phần 1: yêu cầu chung, phần 9: chất chữa cháy HFC-227ea, phần 13: chất chữa cháy IG-100.
d) Hệ thống chống sét: Toàn bộ hệ thống dây dẫn được sử dụng để bảo vệ một công trình khỏi tác động của sét đánh. Thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo quy định của tiêu chuẩn TCVN 9385 : 2012 Chống sét cho công trình xây dựng - hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
2. Đối với các công trình khác, hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ lẻ:
Lựa chọn phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất hoạt động, mức độ nguy hiểm cháy, nổ của ngôi nhà, cụ thể:
a) Trang bị bình chữa cháy đảm bảo định mức 01 bình/50m2 diện tích mặt sàn; bình chữa cháy phải để ở nơi dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện cho việc sử dụng, đảm bảo khoảng cách di chuyển lớn nhất từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần được bảo vệ không quá 15m, để kịp thời xử lý sự cố cháy, nổ xảy ra. Ngoài ra, luôn chuẩn bị sẵn sàng nước chữa cháy, chăn thấm nước, xô gàu múc nước.
b) Lắp đặt thiết bị cảnh báo cháy sớm (01 hoặc 02 đầu báo cháy tự hành) tại các khu vực, vị trí có nguy cơ cháy, nổ cao.
c) Phương tiện phòng cháy chữa cháy định kỳ phải được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
1. Khi thiết kế các lối thoát nạn trong nhà phải đảm bảo có ít nhất hai lối thoát nạn bố trí phân tán; lối thoát nạn phải đảm bảo thoát nạn kịp thời và không bị cản trở, bảo vệ người trên đường thoát nạn, tránh những tác động các yếu tố nguy hiểm của đám cháy như nhiệt độ, khói, khí độc...:
a) Về lối thoát nạn của các gian phòng: Điều 3.2.5 của QCVN 06:2010/BXD quy định đối với các gian phòng bắt buộc phải có không ít hơn 02 lối thoát nạn. Các trường hợp có thể vận dụng ít hơn 2 lối bao gồm:
- Các gian phòng nhóm F 1.1 có mặt đồng thời không nhiều hơn 10 người.
- Các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời từ 6 đến 15 người thì có 01 lối ra thoát nạn và phải có 01 lối ra khẩn cấp tuân theo yêu cầu của mục d Điều 3.2.13 của QCVN 06:2010/BXD.
- Các gian phòng có mặt đồng thời không nhiều hơn 50 người (trừ những trường hợp đã có quy định riêng).
- Các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông nhất không nhiều hơn 5 người, hạng C - không nhiều hơn 25 người hoặc có diện tích không lớn hơn 1.000 m2.
- Các sàn công tác hở hoặc các sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B có diện tích không lớn hơn 100 m2 và các hạng khác có diện tích không lớn hơn 400 m2.
Các căn hộ được bố trí ở cả hai tầng (2 cao trình - thường gọi là căn hộ thông tầng), khi chiều cao bố trí của tầng phía trên lớn hơn 18 m thì phải có các lối ra thoát nạn từ mỗi tầng. Trường hợp, các tầng phía trên của căn hộ bố trí không lớn hơn 18 m thì cho phép có 01 lối thoát nạn tại tầng dưới của căn hộ. Tuy nhiên, phải tuân thủ quy định đối với căn hộ ở độ cao lớn hơn 15m phải có lối ra khẩn cấp (3.2.13 QCVN 06:2010/BXD).
b) Về lối thoát nạn từ các tầng của ngôi nhà: Điều 3.2.6, Điều 3.2.7 của QCVN 06:2010/BXD quy định các tầng nhà thuộc nhóm nhà F1.1; F1.2; F2.1; F2.2; F3; F4 và các tầng có gian phòng có yêu cầu số lối ra thoát nạn không ít hơn 2 thì bắt buộc phải có 02 lối thoát nạn. Các trường hợp có thể vận dụng cho phép có 01 lối thoát nạn (01 cầu thang thoát nạn) từ mỗi tầng:
- Các tầng của nhà ở nhiều căn hộ F1.3 có diện tích của mỗi tầng nhỏ hơn 500m2 khi các căn hộ có độ cao lớn hơn 15 m thì từ mỗi căn hộ phải có một lối ra khẩn cấp. Lối ra khẩn cấp được quy định tại Điều 3.2.13 QCVN 06:2010/BXD.
- Tầng hầm và tầng nửa hầm khi có diện tích không lớn hơn 300 m2 hoặc số người có mặt đồng thời không nhiều hơn 15 người.
- Các tầng của khách sạn, ký túc xá, khối nhà ngủ của cơ sở điều dưỡng, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà an dưỡng (F1.2) nhà văn hóa, thể thao đại chúng (F2), trụ sở cơ quan, văn phòng (F4.3) có chiều cao không quá 15m với diện tích của mỗi tầng không lớn hơn 300m2 và số người không nhiều hơn 20 người và cầu thang bộ thoát nạn là buồng thang kín, cửa đi là cửa ngăn cháy loại 2. Cần lưu ý trường hợp này cũng có thể vận dụng cho loại nhà ống mặt phố thường có tầng trên để ở, tầng trệt thường là cửa hàng hoặc để xe ô tô, xe máy, nếu buồng thang không thể bố trí ở mặt trước nhà mà bố trí ở giữa hoặc ở sau phòng ngoài. Khi đó lối ra thoát nạn từ buồng thang phải được cách ly với các phòng này bằng một hành lang chống cháy.
c) Về lối thoát nạn của ngôi nhà: Điều 3.2.7 của QCVN 06:2010/BXD quy định số lối thoát nạn của nhà không được ít hơn số lối thoát nạn từ bất kỳ tầng nào của ngôi nhà đó. Ngoài ra, các lối ra thoát nạn và đường thoát nạn bên trong nhà (đặc biệt là trường hợp có 01 lối thoát nạn) phải đảm bảo yêu cầu về chiếu sáng, chống cháy, chống khói và các yêu cầu an toàn khác như quy định của QCVN 06:2010/BXD.
d) Về lối ra khẩn cấp:
Các lối ra không thỏa mãn các yêu cầu đối với lối ra thoát nạn có thể được xem là lối ra khẩn cấp để tăng thêm mức độ an toàn cho người khi có cháy. Các lối ra khẩn cấp không được đưa vào tính toán thoát nạn khi cháy. Ngoài ra, các lối ra khẩn cấp còn gồm có:
- Lối ra ban công hoặc lôgia, mà ở đó có khoảng tường đặc với chiều rộng không nhỏ hơn 1,2 m tính từ mép ban công (lôgia) tới ô cửa sổ (hay cửa đi lắp kính) hoặc không nhỏ hơn 1,6 m giữa các ô cửa kính mở ra ban công (lôgia);
- Lối ra dẫn vào một lối đi chuyển tiếp hở (cầu vượt) dẫn tiếp đến một đơn nguyên liền kề của nhà nhóm F 1.3 hoặc đến một khoang cháy liền kề. Lối đi chuyển tiếp này phải có chiều rộng không nhỏ hơn 0,6 m;
- Lối ra ban công hoặc lôgia, mà ở đó có trang bị thang bên ngoài nối các ban công hoặc lôgia theo từng tầng;
- Lối ra bên ngoài trực tiếp từ các gian phòng có cao trình sàn hoàn thiện không thấp hơn âm 4,5 m và không cao hơn 5,0 m qua cửa sổ hoặc cửa đi có kích thước không nhỏ hơn 0,75 m x 1,5 m, cũng như qua cửa nắp có kích thước không nhỏ hơn 0,6 m x 0,8 m; khi đó tại các lối ra này phải được trang bị thang leo; độ dốc của các thang leo này không quy định;
- Lối ra mái của nhà có bậc chịu lửa I, II và III thuộc cấp S0 và S1 qua cửa sổ, cửa đi hoặc cửa nắp với kích thước và thang leo được quy định như tại mục d4.
e) Các cầu thang ngoài kiểu hở định dùng làm lối thoát nạn dự phòng phải được làm từ vật liệu không cháy và thông với các phòng qua chiếu nghỉ hoặc ban công ở cùng độ cao của lối thoát nạn. Cầu thang trên phải có độ dốc không lớn hơn 45° và chiều rộng không nhỏ hơn 0,7m. Các cửa đi, cửa lối ra cầu thang loại này không được có khóa hay các chốt chèn từ phía ngoài.
2. Đối với nhà đang sử dụng
a) Khắc phục các nội dung không đảm bảo về lối thoát nạn quy định tại khoản I nêu trên; tạo thêm lối thoát nạn thứ 2 thuận tiện cho việc thoát nạn cho người khi có sự cố cháy xảy ra.
b) Không sắp xếp vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn; không lắp đặt biển quảng cáo, lồng sắt, lưới sắt tại các ban công, logia của công trình; tầng sân thượng, mái phải bố trí thông thoáng và có lối lên từ tầng dưới qua các thang cố định; tại các vị trí cửa lên tầng mái và các cửa của ngôi nhà có thể thoát ra ngoài phải thiết kế khóa cửa có thể thao tác mở thuận tiện từ bên trong.
c) Bổ sung lối thoát nạn khẩn cấp; lối đi sang các công trình liền kề, có cùng độ cao.
d) Trang bị đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn, trang thiết bị thoát nạn như: thang dây thoát nạn, dây hạ chậm, thang móc, ống tụt tại ban công, logia hoặc tầng mái của công trình; trang bị búa, rìu, phương tiện phá dỡ đặt bên trong công trình.
Điều 9. Quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt
1. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; các chất dễ cháy, nổ (mút xốp, giấy, bông, vải sợi…), ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.
2. Tại nơi đun nấu, không để hàng hóa, chất dễ cháy gần nơi đun nấu
Khi sử dụng bếp cần lưu ý:
a) Đối với bếp gas: Cần tắt bếp và đóng van bình gas khi không sử dụng; thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, van khóa, van an toàn để kịp thời thay thế khi bị hư hỏng. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần đảm bảo thông thoáng và không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; nên lắp đặt đầu báo dò khí gas tại khu vực đặt bình gas, bếp gas. Trường hợp sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm, cần thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu theo đúng quy định của tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành.
b) Đối với bếp điện (bếp từ, hồng ngoại...), cần bố trí đường dây điện phù hợp với công suất của bếp và có thiết bị đóng ngắt, bảo vệ cầu dao, aptomat...
c) Đối với bếp dầu: Thường xuyên lau dầu sạch sẽ; không rót dầu vào bếp khi đang cháy; không dùng xăng làm nhiên liệu cho bếp dầu.
d) Đối với bếp củi: không được bố trí chất đốt (củi) ngay tại khu vực bếp; quá trình đun nấu phải có người trông coi, khi đun nấu xong phải dập tắt tàn lửa, củi, trong tro bếp.
3. Tại khu vực thờ cúng
a) Vách, trần nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy; đèn, bát hương, nến khi đốt cần đặt chắc chắn trên mặt phẳng để tránh bị đổ vỡ, trường hợp đặt trên vật dụng khác thì nên sử dụng vật dụng là loại không cháy hoặc khó cháy (miếng lót bằng kim loại, bát, đĩa, cốc...); không nên thắp đèn, hương, nến, khi đi ngủ hoặc không có người ở nhà;
b) Khi đốt vàng mã nên có người trông coi; nơi đốt vàng mã cần được che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa.
Hàng hóa sắp xếp, bảo quản tại khu vực kinh doanh của ngôi nhà phải bảo đảm:
a) Gọn gàng, ngăn nắp, dễ kiểm tra;
b) Sắp xếp, bảo quản hàng hóa theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, cùng phương pháp chữa cháy giống nhau;
c) Sắp xếp thành hàng, có lối đi ngang, dọc bảo đảm hợp lý phương tiện, không xếp hàng hóa và các vật chướng ngại trên các lối đi, lối thoát nạn;
d) Loại trừ những điều kiện có thể dẫn đến tự cháy do phát sinh nhiệt, do tác dụng phản ứng hóa học...(không xếp hàng hóa gần bóng đèn, gần dây dẫn điện, các hàng hóa kỵ nhau sát gần nhau...);
e) Hàng hóa sắp xếp phải để trên bục kê, ô giá. Nếu xếp chồng phải xếp vững chắc, gọn gàng; phía ngoài gần cửa ra vào phải để lối đi rộng bằng độ rộng của cửa ra vào nhưng không được nhỏ hơn 1m;
f) Không xếp để hàng hóa dễ cháy (nhựa, phim ảnh, bông, polyme tổng hợp; xăng, dầu...) ở chân cầu thang hoặc buồng gần cầu thang;
g) Việc sắp xếp hàng hóa phải tạo ra lối thoát nạn thuận tiện, bảo đảm việc sơ tán người và hàng hóa nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy;
h) Đối với những hàng hóa là chất hóa chất nguy hiểm cháy, nổ phải chia thành nhiều khu vực riêng theo mức độ dễ cháy, nổ của các nhóm hóa chất, để bảo quản an toàn.
i) Việc bố trí hàng hóa dễ cháy cách các thiết bị điện, ổ cắm, bảng điện, tủ điện ít nhất 0,5m; chiều rộng thoát nạn phải đảm bảo không nhỏ hơn 0,7m.
Điều 11. An toàn trong sử dụng điện
a) Hệ thống điện phải được thiết kế đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy; thiết kế, lắp đặt đảm bảo đủ công suất cấp cho các thiết bị sử dụng, có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ (cầu dao, cầu chì, aptomat...) phù hợp cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, nhánh và các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn (điều hòa, bình nóng lạnh...); khi lắp thêm các thiết bị tiêu thụ điện phải được tính toán để không gây quá tải cho hệ thống điện, không câu móc và lắp các thiết bị tùy tiện, cầu dao aptomat nên lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho việc ngắt điện.
b) Khi lắp đặt các thiết bị tiêu thụ điện, cần tính toán không gây quá tải; không nên sử dụng nhiều thiết bị điện cùng ổ cắm.
c) Khi lắp đặt các thiết bị sinh nhiệt lớn (đèn sưởi, quạt sưởi, lò nướng...) cần có khoảng cách an toàn đến các vật dễ cháy.
d) Kiểm tra và tắt các thiết bị điện khi không sử dụng trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà.
e) Nên bố trí tách biệt hệ thống điện của khu sản xuất, kinh doanh với các khu vực khác của nhà.
g) Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện hư hỏng hoặc không đảm bảo an toàn.
h) Đối với hệ thống điện của ngôi nhà có bảo quản, kinh doanh hóa chất dễ cháy, nổ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dụng cụ điện, thiết bị điện đều phải là loại an toàn cháy, nổ;
- Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ở ngoài khu vực chứa các hóa chất dễ cháy, nổ. Bất kỳ nhánh dây điện nào cũng đều phải có thiết bị bảo vệ;
- Hệ thống điện chiếu sáng phải là loại phòng nổ, phải ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi khí, bụi dễ cháy, nổ vào thiết bị chiếu sáng;
- Khi sửa chữa, thay thế thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện dẫn vào nhánh đó và treo bảng cấm đóng điện.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy định này và có biện pháp xử lý đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thực hiện theo quy định.
b) Rà soát các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy khi cấp phép xây dựng nhà ở.
c) Chủ trì phối hợp Công an tỉnh và các sở, ban, ngành tổ chức kiểm tra, khảo sát, thống kê, lập danh sách, phân loại đánh giá các cơ sở, nhà dân không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy.
d) Đối với các cơ sở không có khả năng thực hiện điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp Công an tỉnh hướng dẫn, tuyên truyền, vận động cơ sở tự nguyện thay đổi tính chất sử dụng công trình.
e) Đối với các cơ sở không tổ chức thực hiện, thực hiện không đầy đủ, hoặc đã bị phản ánh, tố giác về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy từ hai lần trở lên mà vẫn không khắc phục, UBND huyện, thị xã, thành phố phối hợp Công an tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của Công an tỉnh
a) Tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, theo dõi hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
b) Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện Quyết định này.
c) Phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các giải pháp khắc phục đối với từng nội dung không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy./.
- 1 Quyết định 1810/QĐ-UBND năm 2019 quy định về An toàn phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trong khu dân cư, nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 1942/QĐ-UBND năm 2019 quy định về tiêu chí an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà liên kế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 12/2019/QĐ-UBND quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ xen cài trong khu dân cư, nhà ở kết hợp kinh doanh, nhà liền kề, nhà cho thuê trọ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4 Kế hoạch 3479/KH-UBND năm 2018 về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ mùa hanh khô năm 2018-2019 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 5 Quyết định 3046/QĐ-UBND năm 2018 quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trong khu dân cư, nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6 Quyết định 41/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 7 Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2018 về Hướng dẫn Tiêu chí an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở, nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trong khu dân cư do tỉnh An Giang ban hành
- 8 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2018 triển khai biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 9 Quyết định 1575/QĐ-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống tội phạm và ma túy giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 10 Quyết định 1732/QĐ-UBND năm 2017 về Nội quy Phòng cháy chữa cháy Tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương
- 11 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 13 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 14 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 1 Quyết định 1810/QĐ-UBND năm 2019 quy định về An toàn phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trong khu dân cư, nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 1942/QĐ-UBND năm 2019 quy định về tiêu chí an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà liên kế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 12/2019/QĐ-UBND quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ xen cài trong khu dân cư, nhà ở kết hợp kinh doanh, nhà liền kề, nhà cho thuê trọ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4 Kế hoạch 3479/KH-UBND năm 2018 về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ mùa hanh khô năm 2018-2019 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 5 Quyết định 3046/QĐ-UBND năm 2018 quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trong khu dân cư, nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6 Quyết định 41/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 7 Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2018 về Hướng dẫn Tiêu chí an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở, nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trong khu dân cư do tỉnh An Giang ban hành
- 8 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2018 triển khai biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 9 Quyết định 1575/QĐ-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống tội phạm và ma túy giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 10 Quyết định 1732/QĐ-UBND năm 2017 về Nội quy Phòng cháy chữa cháy Tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương