Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 268/TCHQ-GSQL

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HÀNG HOÁ, HÀNH LÝ, QUÀ BIẾU XUẤT, NHẬP KHẨU CHUYỂN TIẾP BẰNG MÁY BAY

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Điều 6, Điều 12 Pháp lệnh Hải quan ngày 20-2-1990.
Căn cứ Điều 3, Điều 4 bản Quy định thủ tục Hải quan và lệ phí Hải quan ban hành kèm theo Nghị định số 171/HĐBT ngày 27-5-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Căn cứ Nghị định số 16/CP ngày 12-3-1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Tổng cục Hải quan.
Xét đề nghị của đồng chí Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hàng hoá, hành lý, quà biếu xuất, nhập khẩu chuyển tiếp bằng máy bay.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Quy chế trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 4. Cục trưởng, Vụ trưởng các Cục, Vụ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Các tổ chức, đơn vị vận chuyển bảo quản, xếp dỡ hàng hoá XNK thuộc ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Dĩnh

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ HÀNG HOÁ, HÀNH LÝ, QUÀ BIẾU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYỂN TIẾP BẰNG MÁY BAY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 268/TCHQ-GSQL  ngày 11 tháng 10 năm 1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Hàng hoá, hành lý, quà biếu xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiếp (sau đây gọi chung là hàng hoá xuất, nhập khẩu chuyển tiếp) từ sân bay đầu tiên đến sân bay cuối cùng để hoàn thành thủ tục hải quan, chỉ được phép chuyển đến những sân bay có tổ chức Hải quan cửa khẩu sân bay. Đối với hàng hoá nhập khẩu, chỉ được phép chuyển tiếp từ sân bay đầu tiên đến sân bay cuối cùng những lô hàng có vận đơn gốc ghi nơi đến thuộc cửa khẩu sân bay cuối cùng. Những trường hợp đặc biệt cần chuyển tiếp đến những sân bay không có tổ chức Hải quan cửa khẩu sân bay để hoàn thành thủ tục hải quan, cơ quan Hàng không dân dụng Việt Nam phải có văn bản gửi Tổng cục Hải quan trình bày cụ thể từng trường hợp để được xem xét giải quyết, trong trường hợp này, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan chỉ cho phép chuyển tiếp khi đã được Tổng cục Hải quan đồng ý.

Điều 2. Thông báo về hàng chuyển tiếp của cơ quan Hàng không tại sân bay với Hải quan, và giữa các đơn vị Hải quan cửa khẩu sân bay với nhau; trách nhiệm chuyển tiếp bộ hồ sơ hàng xuất, nhập khẩu chuyển tiếp từ sân bay đầu tiên đến sân bay cuối cùng:

1. Cơ quan Hàng không dân dụng dân dụng Việt Nam tại các sân bay có liên quan phải thông báo cho Hải quan cửa khẩu san bay biết về kế hoạch vận chuyển, tiếp nhận, xếp dỡ... hàng chuyển tiếp; Cơ trưởng các chuyển bay vận chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu chuyển tiếp, phải chịu trách nhiệm chuyển bộ hồ sơ của Hải quan tại cửa khẩu sân bay đầu tiên đến giao nguyên niêm phong cho Hải quan tại cửa khẩu sân bay cuối cùng.

2. Hải quan cửa khẩu sân bay đầu tiên phải thông báo cho Hải quan cửa khẩu sân bay cuối cùng biết trước về chuyển bay vận chuyển hàng chuyển tiếp sẽ hạ cánh tại sân bay cuối cùng và tình hình cụ thể về hàng chuyển tiếp kèm theo bộ hồ sơ trên chuyển bay đó.

3. Hải quan cửa khẩu sân bay cuối cùng phải thông báo cho Hải quan cửa khẩu sân bay đầu tiên biết ngay về kết quả cụ thể sau khi tiếp nhận được hàng chuyển tiếp kèm theo bộ hồ sơ do Hải quan cửa khẩu sân bay đầu tiên chuyển đến.

4. Sau 24 giờ, kể từ khi chuyến bay vận chuyển hàng chuyển tiếp cất cánh, nếu Hải quan cửa khẩu sân bay đầu tiên không nhận được thông báo của Hải quan cửa khẩu sân bay cuối cùng về việc đã tiếp nhận được hàng chuyển tiếp thì Hải quan cửa khẩu sân bay đầu tiên phải điện FAX báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát - quản lý về hải quan) biết kịp thời để Tổng cục có chỉ đạo các cục, vụ chức năng tại cơ quan Tổng cục và các địa phương liên quan kiểm tra lại.

Điều 3. Quá trình lưu kho, xếp dỡ hàng xuất nhập khẩu chuyển tiếp lên, xuống các loại phương tiện vận chuyển... không được xếp lẫn với hàng hoá, hành lý nội địa. Trong thời gian lưu kho, nếu xét cần thiết phải kiểm tra lại, phải di chuyển, thay đổi kho hoặc container, thay đổi phương tiện vận chuyển... phải được sự thống nhất của trưởng Hải quan cửa sân bay và lãnh đạo cơ quan Hàng không tại sân bay.

Điều 4. Kiểm tra bộ hồ sơ về hàng xuất, nhập khẩu chuyển tiếp; đối chiếu theo dõi thực tế hàng hoá với bộ hồ sơ; vào sổ theo dõi hàng chuyển tiếp; đối chiếu hồ sơ, sổ sách về hàng chuyển tiếp giữa Hải quan các cửa khẩu và giữa Hải quan với cơ quan Hàng không tại các sân bay.

1. Trong từng Cargo Manifest của một chuyển bay có bao nhiêu vận đơn thì thực tế trên chuyến bay đó phải có bấy nhiêu bộ vận đơn, từng chuyến bay có bao nhiêu bộ vận đơn hàng chuyển tiếp thì thực tế trên chuyến bay đó phải có bấy nhiêu lô hàng chuyển tiếp. Mọi sự sai lệch giữa các chứng từ trong một bộ hồ sơ, giữa bộ hồ sơ với thực tế hàng hoá và mọi trường hợp xẩy ra do rủi ro, bất khả kháng, đều phải yêu cầu bộ phận chuyên trách thuộc cơ quan Hàng không sân bay lập biên bản chứng nhận tại chỗ, có sự chứng kiến, xác nhận của Hải quan sân bay.

2. Hàng chuyển tiếp phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi riêng theo từng chuyến bay. Việc theo dõi phải liên tục, có sự kiểm tra, đối chiếu với sổ sách, hồ sơ của bộ phận chuyên trách thuộc cơ quan Hàng không sân bay và sổ sách, hồ sơ giữa các đơn vị Hải quan cửa khẩu sân bay với nhau. Mọi sai lệch phát hiện được sau khi kiểm tra, đối chiếu với sổ sách của cơ quan Hàng không và sổ sách, hồ sơ giữa các đơn vị Hải quan cửa khẩu sân bay với nhau phải báo cáo ngay cho trưởng Hải quan cửa khẩu để có biện pháp xem xét, xử lý kịp thời.

Chương 2:

THỦ TỤC HẢI QUAN

Điều 5. Thủ tục chuyển tiếp hàng xuất khẩu tại sân bay đầu tiên:

1. Hàng xuất khẩu sau khi đã làm xong các thủ tục theo quy định về khai báo kiểm hoá, tính và thu thuế, niêm phong cặp chì hải quan... phải được áp tải đưa vào kho quy định.

2. Trước khi chuyển hàng từ kho ra máy bay để chuyển tiếp đến sân bay cuối cùng, phải kiểm tra, đối chiếu từng kiện (nếu hàng rời) từ container với bộ hồ sơ (kiểm tra, đối chiếu số lượng kiện, số container, tình trạng bao bì, niêm phong cặp chì Hải quan, mác, mã...) và bố trí lực lượng giám sát liên tục cho tới khi hàng được đưa lên máy bay. Riêng những trường hợp hàng đã được kiểm hoá tại các địa điểm ngoài khu vực cửa khẩu hoặc cửa khẩu khác chuyển đến, ngoài các thủ tục quy định chung phải được kiểm tra lại qua máy soi của Hải quan trước khi đưa hàng ra máy bay.

3. Hải quan chỉ cho xếp lên máy bay để chuyển tiếp đến sân bay cuối cùng những kiện hàng (nếu hàng rời), những container phù hợp với bộ hồ sơ đã làm thủ tục hải quan trước đó về số lượng, trọng lượng, tên và loại hàng, số vận đơn, ký hiệu cắp chì hải quan, nhãn mác bao bì... Sau khi kết thúc việc xếp hàng lên máy bay, phải lập phiếu chuyển tiếp và hoàn chỉnh bộ hồ sơ di chuyển đi theo đến Hải quan cửa khẩu sân bay cuối cùng.

Điều 6. Thủ tục tiếp nhận hàng xuất khẩu chuyển tiếp tại sân bay cuối cùng.

1. Cán bộ hải quan được giao nhiệm vụ làm thủ tục tiếp nhận hàng chuyển tiếp phải có mặt tại nơi quy định trước khi máy bay hạ cánh 15 phút để tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ và giám sát, quản lý hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển vào kho quy định chờ xuất khẩu.

2. Căn cứ bộ hồ sơ theo hàng và các chứng từ liên quan do Hải quan sân bay đầu tiên gửi đến để kiểm tra đối chiếu với thực tế từng kiện, từng container hàng. Hải quan chỉ cho phép hành nhập kho để chờ xuất khẩu đối với những kiện, những container hàng sau khi được xác định là phù hợp với bộ hồ sơ đã làm thủ tục trước đó.

3. Trước khi cho hàng xuất kho để xuất khẩu, phải kiểm đếm lại số lượng kiện, số lượng container, niêm phong cặp chì hải quan, ký hiệu nhãn mác và tình trạng bao bì.... Nếu không có gì khác thường so với thực trạng hàng hoá lúc nhập kho ban đầu, phù hợp với bộ hồ sơ thì áp tải, giám sát cho xếp lên máy bay. Đồng thời hoàn chỉnh, thanh khoản, luân chuyển bộ hồ sơ theo quy định.

Điều 7. Thủ tục chuyển tiếp hàng nhập khẩu tại sân bay đầu tiên:

1. Sau khi tiếp nhận được những bộ hồ sơ hàng nhập khẩu từ các chuyến bay nhập cảnh trong ngày, phải kịp thời tách riêng theo trình tự từng chuyến bay những bộ hồ sơ thuộc các lô hàng phải chuyển tiếp đến Hải quan sân bay khác hoàn thành thủ tục. Đồng thời phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu các chứng từ trong từng bộ hồ sơ và đối chiếu từng bộ hồ sơ với thực tế hàng kèm theo.

2. Hàng chuyển tiếp sau khi xác định phù hợp với bộ hồ sơ, phải được lưu kho riêng hoặc để riêng vào một khu vực quy định trong kho theo thứ tự từng chuyến bay. Hàng ngày phải vào sổ theo dõi cập nhật, các loại hồ sơ, chứng từ phải lưu giữ riêng và luôn luôn phù hợp với thực tế trong kho.

3. Trước khi cho hàng chuyển tiếp xuất kho để chuyển đến sân bay cuối cùng, phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, chứng từ có liên quan để gửi đi theo hàng. Công tác chuẩn bị hồ sơ phải đảm bảo các loại chứng từ, hồ sơ phù hợp với thực tế hàng; việc sắp xếp hồ sơ, cách thể hiện lưu giữ hồ sơ phải theo trình tự chuyến bay nhập cảnh và thời gian hàng nhập kho. Những trường hợp không phù hợp giữa bộ hồ sơ và hàng thực tế phải có các chứng từ hợp lệ chứng minh kèm theo.

Sau khi bộ hồ sơ đã được chuẩn bị xong (kể cả việc lập phiếu chuyển tiếp) và đã đối chiếu phù hợp với thực tế hàng, phải bố trí lực lượng giám sát liên tục cho đến khi hàng được xếp lên máy bay để chuyển tiếp đến Hải quan cửa khẩu sân bay cuối cùng.

Điều 8. Thủ tục tiếp nhận hàng nhập khẩu chuyển tiếp tại sân bay cuối cùng:

1. Cán bộ Hải quan được giao nhiệm vụ làm thủ tục tiếp nhận hàng chuyển tiếp từ sân bay đầu tiên chuyển đến, phải có mặt tại nơi quy định trước khi máy bay hạ cánh 15 phút để tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ và giám sát quá trình xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá từ trên máy bay vào kho quy định.

2. Khi tiếp nhận được bộ hồ sơ, phải kiểm tra đối chiếu số vận đơn trong Cargo Manifest với số của từng bộ vận đơn thực tế kèm theo. Trên cơ sở bộ hồ sơ đã được kiểm tra, đối chiếu từng bộ vận đơn với thực tế từng lô hàng kèm theo. Khi bộ hồ sơ đã được xác định phù hợp với thực tế hàng hoá, mới tiến hành giám sát cho xếp hàng vào kho quy định.

3. Hàng nhập khẩu từ sân bay đầu tiên đã chuyển đến sân bay cuối cùng để hoàn thành thủ tục hải quan, nhưng không hoàn thành thủ tục hải quan tại sân bay cuối cùng mà tiếp tục chyển tiếp đến cửa khẩu khác hoàn thành thủ tục, thì việc chuyển tiếp đó được thực hiện theo các quy định hiện hành của Tổng cục về các loại hình chuyển tiếp khác có liên quan.

Điều 9. Thủ tục tại sân bay đâu tiên đối với các chuyến bay quốc tế xuất cảnh kết hợp vận chuyển hàng hoá và hành khách nội địa:

1. Hàng hoá, hành lý nội địa phải làm thủ tục tại nhà ga nội địa; Hàng hoá, hành lý quốc tế phải làm thủ tục tại nhà ga quốc tế. Hàng hoá, hành lý ký gửi quốc tế sau khi làm xong thủ tục hải quan phải xếp vào container và niêm phong cặp chì hải quan. Vỏ Container phải được kiểm tra kỹ trước khi xếp hàng vào. Hàng quốc tế khi xếp lên máy bay phải xếp khoang riêng và các khoang chứa hàng trên máy bay đều phải được kiểm tra trước khi xếp hàng lên. Hành lý xách tay của hành khách xuất cảnh do Hải quan sân bay cuối cùng làm thủ tục.

2. Đối với hàng hoá, hành lý nội địa vận chuyển trên các chuyến bay quốc tế, Hải quan sân bay đầu tiên không làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, nhưng do đặc thù của chuyến bay này nên phải nắm chính xác lượng hàng hoá, hành lý nội địa thực tế được xếp lên máy bay tại sân bay đầu tiên so với lượng hàng hoá, hành lý trên bộ hồ sơ hàng nội địa đã được cơ quan Hàng không sân bay đã hoàn chỉnh trước đó. Nếu thực tế hàng hoá, hành lý ký gửi của khách nội địa nhiều hơn hoặc nằm ngoài bộ hồ sơ của nó, phải báo cáo ngay lãnh đạo Hải quan cửa khẩu để phối hợp với cơ quan Hàng không sân bay làm rõ kịp thời.

Điều 10. Thủ tục tại sân bay cuối cùng với các chuyến bay quốc tế xuất cảnh kết hợp vận chuyển hàng hoá và hành khách nội địa.

1. Tiến hành làm thủ tục đối với hành lý xách tay của những hành khách xuất cảnh và tổ chức lực lượng giám sát cho đến khi máy bay cất cánh như mọi chuyến bay quốc tế khác.

2. Hải quan tại sân bay cuối cùng phải nắm chắc lượng hàng hoá, hành lý nội địa (hành lý ký gửi) xếp lên máy bay tại sân bay đầu tiên trước khi dỡ hàng xuống. Tại đây phải đảm bảo 100% lượng hàng hoá, hành lý nội địa (hành lý ký gửi) phải được đưa xuống máy bay. Nếu lượng hàng hoá, hành lý nội địa (hành lý ký gửi) sau khi đưa xuống máy bay ít hơn so với lượng hàng hoá, hành lý nội địa xếp lên máy bay tại sân bay đầu tiên thì báo cáo ngay với trưởng Hải quan cửa khẩu để phối hợp với cơ quan Hàng không cho kiểm tra, xử lý kịp thời.

3. Tiến hành làm thủ tục đối với tổ lái máy bay và các nhân viên phục vụ trên máy bay như mọi chuyến bay quốc tế khác

Điều 11. Thủ tục tại sân bay đầu tiên đối với các chuyến bay nhập cảnh kết hợp vận chuyển hành khách và hàng hoá nội địa.

1. Làm thủ tục đối với hành lý xách tay như mọi chuyến bay nhập cảnh khác. Hàng hoá nhập khẩu và hành lý ký gửi của hành khách nhập cảnh vẫn giữ nguyên trên máy bay. Đối với trường hợp này căn cứ vận đơn và Manifest để lập phiếu chuyển tiếp đến Hải quan sân bay cuối cùng.

2. Nếu có hàng hoá, hành lý nội địa (hành lý ký gửi) xếp lên máy bay, yêu cầu xếp riêng, không được xếp lẫn với hàng hoá, hành lý quốc tế.

Điều 12. Thủ tục tại sân bay cuối cùng đối với các chuyến bay nhập cảnh kết hợp vận chuyển hành khách và hàng hoá nội địa.

1. Cán bộ hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và làm các thủ tục khác đối khác đối với chuyến bay này vẫn tiến hành bình thường như các chuyến bay nhập cảnh khác. Đảm bảo thực tế hàng hoá nhập khẩu phải phù hợp với bộ hồ sơ kèm theo; Sau khi kết thúc việc dỡ hàng từ trên máy bay xuống, đảm bảo hàng hoá không còn để lại trên máy bay.

2. Hàng hoá, hành lý ký gửi nội địa, Hải quan không làm thủ tục như đối với hàng hoá, hành lý ký gửi quốc tế, nhưng do đặc thù của chuyến bay này nên Hải quan phải biết chính xác lượng hàng hoá, hành lý nội địa (hành lý ký gửi) phải phù hợp với bộ hồ sơ hàng hoá, hành lý nội địa đã được lập tại sân bay đầu tiên. Nếu phát hiện những kiện hành lý ký gửi tuy buộc Talon nội địa, nhưng không nằm trong bộ hồ sơ hành lý ký gửi nội địa thì báo cáo lãnh đạo Hải quan cửa khẩu để phối hợp với lãnh đạo cơ quan Hàng không sân bay làm rõ và xử lý kịp thời.

Chương 3:

Chương 4: