ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2684/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 02 tháng 11 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 26/7/2016 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 608/TTr-SKHCN, ngày 30/9/2016 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng dự thảo Kế hoạch Thực hiện Nghị quyết số 05- NQ/TU,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 26/7/2016 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TU, NGÀY 26/7/2016 CỦA TỈNH ỦY VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2684/QĐ-UBND, ngày 02/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp và nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, tạo lập, quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn lực tài sản trí tuệ, tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu của tỉnh, kết hợp với việc phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp, tổ chức, các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở phát huy các thế mạnh, năng lực cạnh tranh đặc thù riêng của tỉnh, của từng doanh nghiệp, tổ chức, huyện, thị xã, thành phố.
- Định vị và nâng cao giá trị hình ảnh của tỉnh, của doanh nghiệp, tổ chức; nét đặc trưng của hàng hóa, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường, gia tăng thị phần; thu hút và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
- Khuyến khích triển khai các hoạt động ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài; ưu tiên đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, làng nghề, sản phẩm chế biến và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm huy động nguồn lực các cấp, các ngành và toàn xã hội cho phát triển thương hiệu tỉnh Vĩnh Long trở thành biểu tượng được nhận biết rộng rãi trong cả nước qua các nhà đầu tư, khách du lịch đến Việt Nam và một số giá trị đặc thù.
- Tăng cường nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh về xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Tập huấn, cung cấp kiến thức về sở hữu trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu cho 100% tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.
- Hướng dẫn và hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ cho 100% tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.
Đến năm 2020, có ít nhất 20 doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh thuộc nhóm các thương hiệu mạnh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ theo các tiêu chí bình chọn khác nhau (Thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu cạnh tranh,...), có khả năng cạnh tranh cấp vùng và quốc gia. Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có ít nhất 03 thương hiệu mạnh; mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất một sản phẩm mang thương hiệu mạnh của địa phương.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Tuyên truyền, tập huấn về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về việc xây dựng và phát triển thương hiệu
Tổ chức tập huấn về xác lập quyền, bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ và thương hiệu; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao ý thức của các cấp ủy, chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân về tầm quan trọng của xây dựng và phát triển thương hiệu.
Phối hợp với đơn vị, chuyên gia thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ, thương hiệu góp phần nâng cao kỹ năng xây dựng, bảo vệ, khai thác phát triển tài sản trí tuệ; nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và quản trị thương hiệu cho các ngành và đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long xây dựng các chuyên mục, phóng sự chuyên đề có liên quan về xây dựng và phát triển thương hiệu của tỉnh.
2. Điều tra, đánh giá hiện trạng, tiềm năng và nhu cầu xây dựng phát triển thương hiệu
Tổ chức điều tra, đánh giá sản phẩm của địa phương, nhằm xác định tính cần thiết phải bảo hộ, chủ thể sử dụng, tính đặc thù của sản phẩm mang địa danh, lựa chọn hình thức bảo hộ và tiến hành các thủ tục xác lập quyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ.
Xác định các sản phẩm chủ lực, đặc sản, làng nghề, xuất khẩu của tỉnh, làm cơ sở cho đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh của các doanh nghiệp, tổ chức và thương hiệu tỉnh Vĩnh Long.
3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu
Nghiên cứu ban hành và triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ đăng ký xác lập quyền và phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí xác định các sản phẩm chủ lực, tiêu chí xác định thương hiệu mạnh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp xây dựng, dịch vụ hoặc theo các tiêu chí bình chọn khác nhau (Thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu cạnh tranh,...) có khả năng cạnh tranh cấp vùng và quốc gia làm cơ sở cho việc ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ trọng điểm của tỉnh.
4. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu
Hướng dẫn và hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả,...). Phát huy hiệu quả tài sản trí tuệ của địa phương đã được bảo hộ, tăng cường quản lý, hỗ trợ hoạt động quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể,...
Hỗ trợ doanh nghiệp về hoạt động đào tạo để hình thành bộ phận chuyên trách về xây dựng, bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ và quảng bá thương hiệu.
Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, kết nối các doanh nghiệp thông qua tổ chức hiệp hội cùng tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm theo ngành. Nghiên cứu ban hành các chính sách để hỗ trợ việc xây dựng hoặc tái công nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP,...
Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo quản sản phẩm,...; Hỗ trợ doanh nghiệp sáng tạo sản phẩm mới, áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Khai thác, ứng dụng thông tin khoa học - công nghệ, đặc biệt là thông tin sáng chế phục vụ nghiên cứu, triển khai nhằm tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới với chất lượng cao và thân thiện với môi trường.
Xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực, đặc sản, làng nghề, sản phẩm chế biến và xuất khẩu, dịch vụ và du lịch. Xây dựng hình ảnh đặc trưng của thương hiệu gắn với các giá trị về lịch sử, văn hóa và đặc thù về chất lượng,...
Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, hỗ trợ đơn vị sản xuất kinh doanh giới thiệu hình ảnh thương hiệu thông qua hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch trong và ngoài nước.
Xây dựng các cơ sở dữ liệu và xây dựng trang thông tin điện tử để quảng bá thương hiệu của các đơn vị sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức hội thảo, hội nghị tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng xây dựng thương hiệu thành công để kịp thời nhân rộng.
- Từ ngân sách nhà nước của địa phương. Các sở ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện Kế hoạch này.
- Từ ngân sách nhà nước của Trung ương thông qua các chương trình, đề án, dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn kinh phí đối ứng của tổ chức và doanh nghiệp và nguồn khác.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tổ chức tập huấn về xác lập quyền, bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ và thương hiệu góp phần nâng cao kỹ năng xây dựng, bảo vệ, khai thác phát triển tài sản trí tuệ; nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và quản trị thương hiệu cho các ngành và đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành và các địa phương tổ chức điều tra, đánh giá sản phẩm của địa phương, nhằm xác định tính cần thiết phải bảo hộ, xác định chủ thể quyền sử dụng, xác định tính đặc thù của sản phẩm mang địa danh địa phương, lựa chọn hình thức bảo hộ và tiến hành các thủ tục xác lập quyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ.
- Phối hợp các sở, ban ngành liên quan và chuyên gia nghiên cứu xây dựng các tiêu chí xác định các sản phẩm chủ lực, tiêu chí xác định thương hiệu mạnh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ theo các tiêu chí bình chọn khác nhau (Thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu cạnh tranh,...), có khả năng cạnh tranh cấp vùng và quốc gia làm cơ sở cho việc ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ trọng điểm của tỉnh.
- Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ đăng ký xác lập quyền và phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, tập trung các hoạt động hỗ trợ đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất các sản phẩm chủ lực, đặc sản, làng nghề, sản phẩm chế biến và xuất khẩu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Chủ trì và phối hợp Sở Công thương triển khai Dự án Năng suất chất lượng, giai đoạn 2016 - 2020 đã được phê duyệt.
- Hàng năm, sơ kết đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Công thương
- Chủ trì xây dựng ít nhất 04 thương hiệu mạnh theo các tiêu chí bình chọn khác nhau (Thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu cạnh tranh,...), có khả năng cạnh tranh cấp vùng và quốc gia.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
- Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước;
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở ngành và các địa phương tổ chức điều tra, đánh giá sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương, phổ biến kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Phối hợp triển khai Dự án Năng suất chất lượng giai đoạn 2016 - 2020 về hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, bảo quản sản phẩm.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì xây dựng ít nhất 04 thương hiệu mạnh lĩnh vực nông nghiệp theo các tiêu chí bình chọn khác nhau (Thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu cạnh tranh,...), có khả năng cạnh tranh cấp vùng và quốc gia.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố, quy hoạch và xây dựng phát triển vùng nguyên liệu, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh; tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương.
- Đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ công nhận và tái công nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP cho các chủ lực, đặc sản của tỉnh, giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh duy trì sản xuất và quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở ngành và các địa phương tổ chức điều tra, đánh giá sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương, phổ biến kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì xây dựng ít nhất 02 thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực du lịch theo các tiêu chí bình chọn khác nhau (Thương hiệu Việt, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu cạnh tranh, điểm đến tiêu biểu,...), có khả năng cạnh tranh cấp vùng và quốc gia.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan thực hiện quảng bá hình ảnh đặc trưng của thương hiệu các sản phẩm đặc thù, điểm đến nổi bật tiêu biểu thể hiện các giá trị về lịch sử, văn hóa thông qua các lễ hội, các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch trong và ngoài nước.
5. Sở Xây dựng
Chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng ít nhất 02 thương hiệu mạnh lĩnh vực xây dựng theo các tiêu chí bình chọn khác nhau (Thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu cạnh tranh,...), có khả năng cạnh tranh cấp vùng và quốc gia.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn các cơ quan báo, đài địa phương tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân về tâm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, quảng bá hình ảnh thương hiệu các sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long
Chủ trì tổ chức các hoạt động truyền thông như xây dựng các chuyên mục, phóng sự chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân về tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu, quảng bá hình ảnh thương hiệu các sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ đăng ký xác lập quyền và phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
9. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí các nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan trọng quá trình xây dựng và triển khai cụ thể kế hoạch tại địa phương. Cụ thể, mỗi huyện, thị xã, thành phố chủ trì xây dựng ít nhất 01 thương hiệu mạnh theo các tiêu chí bình chọn khác nhau (Thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu cạnh tranh,...), có khả năng cạnh tranh cấp vùng và quốc gia.
11. Các hội, hiệp hội và các doanh nghiệp trong tỉnh
Phối hợp với các đơn vị liên quan cùng tạo dựng hình ảnh thương hiệu các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương, chủ động đề xuất với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan nhu cầu hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu; xây dựng chiến lược, kế hoạch và bố trí nguồn lực để đẩy mạnh phát triển thương hiệu của ngành, địa phương và doanh nghiệp.
12. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có trách nhiệm: Triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao, tập trung xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, đồng thời kết hợp lồng ghép tham mưu đề xuất và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy, nâng cao hiệu quả việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1 Quyết định 563/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp ưu tiên và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của tỉnh Phú Yên đến năm 2020
- 2 Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 3 Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
- 4 Quyết định 72/2015/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An xây dựng và phát triển thương hiệu giai đoạn 2016-2020
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 1 Quyết định 563/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp ưu tiên và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của tỉnh Phú Yên đến năm 2020
- 2 Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 3 Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
- 4 Quyết định 72/2015/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An xây dựng và phát triển thương hiệu giai đoạn 2016-2020