ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2690/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 11 năm 1992 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO CHỐNG THAM NHŨNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
- Để thực hiện Quyết định số 240/HĐBT ngày 26 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tri 80/TT-TU ngày 28 tháng 8 năm 1990 của Ban Thường vụ Thành ủy về đấu tranh chống tham nhũng;
- Căn cứ yêu cầu kiện toàn tổ chức Ban chỉ đạo đấu tranh chống tham nhũng thành phố; được sự nhất trí của ban Thường vụ Thành ủy và các Ngành có liên quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng Thành phố Hồ Chí Minh, thành phần gồm có:
1 – Đ/c Trương Tấn Sang, Quyền chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban;
2 – Đ/c Võ Viết Thanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố - Phó Trưởng Ban;
3 – Đ/c Võ Văn Cương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy – Phó Trưởng Ban;
4 – Đ/c Trần Văn Lục, Chánh thanh tra thành phố - Ủy viên thường trực;
5 – Đ/c Trần Bôn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy - Ủy viên thường trực;
6 – Đ/c Trần Văn Tạo, Phó Giám đốc Công an thành phố - Ủy viên thường trực;
7 – Đ/c Nguyễn Văn Bông, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố - Ủy viên thường trực;
8 – Đ/c Lê Minh Nhựt, Phó Trưởng Ban nội chính TU - Ủy viên;
9 – Đ/c Ngô Thành Lăng, Phó Trưởng Ban tổ chức TU - Ủy viên;
10 – Đ/c Nguyễn Hữu Đức, Phó Trưởng Ban TCCQ. TP - Ủy viên.
Điều 2. Bộ phận thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo gồm các thành viên của: Ủy ban kiểm tra Thành ủy, Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Thanh tra thành phố.
- Mỗi thành viên cử từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách giúp việc trong bộ phận thường trực.
- Trụ sở thường trực Ban chỉ đạo chống tham nhũng đặt tại Thanh tra thành phố, số 13 đường Trần Quốc Thảo, quận 3.
Điều 3. Ban chỉ đạo chống tham nhũng có nhiệm vụ:
1 – Theo dõi và chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch chống tham nhũng của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ở các ngành, các cấp, cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố.
2 - Kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, nhắc nhở giúp đỡ các nơi thực hiện. Quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và các ngành chức năng là thành viên của Ban chỉ đạo.
3 – Quan hệ chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng thành phố, các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng, thu thập ý kiến phản ánh, góp ý của nhân dân.
4 - Tổ chức và chỉ đạo các đoàn thanh tra ở các đơn vị trọng điểm khi cần thiết.
5 - Kiểm điểm tình hình, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, khịp thời phổ biến kinh nghiệm cho các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị. Thực hiện chế độ sinh hoạt định kỳ hàng tháng.
Điều 4. Ở các quận, huyện cần phải thành lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng tại địa phương. Cơ cấu các thành viên như Ban chỉ đạo của thành phố.
- Các sở ban ngành thành phố cần thành lập hoặc kiện toàn lại Ban chỉ đạo đấu tranh chống tham nhũng tại đơn vị mình, do thủ trưởng đơn vị Quyết định, phù hợp tinh thần Quyết định 240/HĐBT ngày 26 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng. (Danh sách Ban chỉ đạo của Sở ngành và quận, huyện gửi về Ban chỉ đạo thành phố chậm nhất ngày 15 tháng 12 năm 1992).
Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng các sở ban ngành thành phố và các tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố có trách nhiệm báo cáo, cung cấp, phản ảnh tình hình theo yêu cầu của Ban chỉ đạo, tạo điều kiện cho Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo điều 3.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quyết định trước đây trái với quyết định này.
Điều 7. Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các sở ban ngành thành phố, các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và các đồng chí có tên ghi ở điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |