BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2691/2002/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2002 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “THƯỜNG QUY GIÁM SÁT CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
- Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, chức năng và tổ chức bộ máy Bộ Y tế,
- Căn cứ Quyết định số 605/BYT - QĐ ngày 03/5/1995 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban phòng chống AIDS Bộ Y tế,
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Thường quy giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng, Vụ Điều trị, Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, Viện trưởng Viện Da liễu Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Thủ trưởng y tế các Ngành, Giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2691/2002/QĐ - BYT ngày 19 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau đây viết tắt là bệnh LTQĐTD) là các bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng, đơn bào và các nguyên nhân khác gây nên và lây lan qua quan hệ tình dục không được bảo vệ, qua đường máu và lây từ mẹ sang con.
2. Tiếp cận hội chứng là chẩn đoán, điều trị, tư vấn, quản lý người bệnh và bạn tình của họ dựa theo hội chứng. Tiếp cận hội chứng không dựa trên cơ sở của các chẩn đoán căn nguyên mà chỉ dựa vào hội chứng.
3. Báo cáo ca bệnh là báo cáo các trường hợp mắc bệnh LTQĐTD được khám, phát hiện trong các cơ sở y tế của nhà nước và tư nhân.
4. Các tỉnh giám sát các bệnh LTQĐTD trọng điểm là các tỉnh được lựa chọn tham gia chương trình giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
5. Giám sát các bệnh LTQĐTD là sự thu thập liên tục và có hệ thống các yếu tố về sự phân bố và chiều hướng của bệnh LTQĐTD nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp.
6. Giám sát trọng điểm các bệnh LTQĐTD là sự thu thập liên tục có hệ thống và liên tục các số liệu về sự phân bố và chiều hướng của bệnh LTQĐTD trong các nhóm dân chúng có nguy cơ khác nhau (quần thể trọng điểm) nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp ở một số nơi đã được lựa chọn.
II. MỤC TIÊU XÉT NGHIỆM, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP MẪU CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
1. Mục tiêu xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
1.1. Chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.2. Chỉ định và theo dõi kết quả điều trị các bệnh LTQĐTD
1.3. Sàng lọc các bệnh LTQĐTD trong cộng đồng.
1.4. Tìm trường hợp bệnh.
1.5. Giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.6. Nghiên cứu khoa học.
2. Các nguyên tắc thu thập mẫu:
2.1. Mẫu xét nghiệm giữ bí mật tự nguyện: Các thông tin cá nhân và kết quả xét nghiệm của người tự nguyện xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đều phải được giữ bí mật.
2.2. Mẫu xét nghiệm dấu tên tự nguyện: Một cá nhân tự nguyện đến xét nghiệm bệnh LTQĐTD nhưng không cung cấp tên, địa chỉ mà thay bằng mã số. Người đó có thể biết kết quả xét nghiệm của mình nếu họ muốn.
2.3. Mẫu xét nghiệm theo quy định: Các mẫu máu, dịch sinh học và mô cơ thể phải được xét nghiệm sàng lọc bệnh LTQĐTD nhằm tránh lây lan các bệnh LTQĐTD qua đường máu như giang mai, HIV, viêm gan.
2.4. Mẫu xét nghiệm bắt buộc: Mẫu máu, dịch sinh học và mô cơ thể phải xét nghiệm bệnh LTQĐTD mà không quan tâm đến người đó có đồng ý hay không.
III. GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
1. Mục tiêu của giám sát trọng điểm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
1.1. Báo cáo trường hợp bệnh.
1.2. Xác định tỷ lệ bệnh LTQĐTD và phân bố bệnh LTQĐTD trong các nhóm dân chúng.
1.3. Theo dõi chiều hướng tỷ lệ mắc bệnh LTQĐTD theo thời gian.
1.4. Xác định nhóm có nguy cơ bị mắc các bệnh LTQĐTD để đề ra các biện pháp can thiệp .
1.5. Đánh giá nguyên nhân hội chứng.
1.6. Dự báo tình hình nhiễm HIV trong các đối tượng bệnh nhân mắc bệnh LTQĐTD để lập kế hoạch phòng chống hiệu quả.
1.7. Giám sát kháng kháng sinh.
2. Giám sát trọng điểm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
2.1. Các bệnh được giám sát trọng điểm
- Bệnh giang mai
- Bệnh lậu
- Trùng roi âm đạo
- Nhiễm Chlamydia trachomatis đường sinh dục (tuỳ theo nguồn lực)
- Nhiễm HIV (thực hiện đồng thời với giám sát HIV)
2.2. Quần thể trọng điểm, địa điểm lấy mẫu và cỡ mẫu trọng điểm
a. Đối với bệnh giang mai
TT | Nhóm quần thể | Địa điểm lấy mẫu | Cỡ mẫu |
1 | Người hoạt động mại dâm | - Tụ điểm thu gom và phát hiện | 200 |
2 | Bệnh nhân nam và nữ mắc các bệnh LTQĐTD (bệnh nhân hoa liễu) | - Bệnh viện da liễu, trung tâm da liễu, Khoa da liễu thuộc trung tâm phòng chống bệnh xã hội hoặc trung tâm y tế dự phòng, các phòng khám da liễu tỉnh/ thành phố, quận/ huyện. - Phòng khám bệnh tư nhân | 200
200 |
3 | Phụ nữ mang thai | - Bệnh viện, khoa sản, nhà hộ sinh, Trung tâm chăm sóc BMTE-KHHGĐ của tỉnh/thành phố, quận/ huyện. | 800 |
4 | Nhóm khác (người cho máu, khám tuyển nghĩa vụ quân sự ....) | - Địa điểm tuỳ tình hình cụ thể của mỗi địa phương. | 800 |
| Cộng các nhóm |
| 2.200 |
b. Đối với bệnh lậu và trùng roi âm đạo, nhiễm Chlamydia đường sinh dục
TT | Nhóm quần thể | Địa điểm lấy mẫu | Cỡ mẫu |
1 | Người hoạt động mại dâm | - Tụ điểm thu gom và phát hiện | 200 |
2
| Bệnh nhân nam, nữ mắc các bệnh LTQĐTD (bệnh nhân hoa liễu) | - Bệnh viện da liễu, trung tâm da liễu, Khoa da liễu thuộc trung tâm phòng chống bệnh xã hội hoặc trung tâm y tế dự phòng, các phòng khám da liễu tỉnh/ thành phố, quận/ huyện. - Phòng khám bệnh tư nhân | 200
200 |
3 | Phụ nữ mang thai | - Bệnh viện, khoa sản, nhà hộ sinh, Trung tâm chăm sóc BMTE-KHHGĐ của tỉnh/thành phố, quận/ huyện. | 800 |
| Cộng các nhóm |
| 1.400 |
3.3. Thu thập mẫu:
a.Các nhóm quần thể giám sát trọng điểm đều lấy mẫu theo nguyên tắc giữ bí mật tự nguyện.
b. Lấy mẫu theo phương pháp liên tục hệ thống.
3.4. Thời gian lấy mẫu:
a. Hàng năm lấy mẫu một đợt, lấy đủ cỡ mẫu quy định . Thời gian lấy mẫu bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 8 (kéo dài không quá 4 tháng và tránh lấy mẫu lặp lại ).
B. Không loại bỏ các mẫu đã biết tên hoặc đã biết rõ tình trạng xét nghiệm của người đó.
3.5. Kỹ thuật xét nghiệm
a. Chẩn đoán lậu cầu: Nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy hoặc PCR
b. Chẩn đoán giang mai: Xét nghiệm bằng phản ứng RPR, TPHA
c. Trùng roi âm đạo: Soi tươi
d. Chlamydia trachomatis: ELISA hoặc IF ( miễn dịch huỳnh quang) hoặc PCR
1. Mục tiêu của báo cáo ca bệnh
a. Đánh giá tỷ lệ mới mắc tối thiểu của các nhiễm trùng LTQĐTD
b. Góp phần theo dõi chiều hướng phát triển của các bệnh LTQĐTD
c. Cung cấp thông tin cho việc điều trị
d. Cung cấp dữ liệu cho việc quản lý các dịch vụ y tế công lập và ngoài công lập.
2. Các bệnh phải báo cáo:
2.1. Các bệnh viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung:
a. Viêm niệu đạo không do lậu
b. Viêm cổ tử cung có mủ nhày
c. Nhiễm Chlamydia
d. Bệnh lậu
2.2. Những bệnh có tiết dịch âm đạo ( viêm âm đạo)
a. Viêm âm đạo do vi khuẩn
b. Bệnh trùng roi sinh dục
c. Nấm Candida đường sinh dục
2.3. Viêm tiểu khung
2.4. Các bệnh loét sinh dục
a. Bệnh giang mai
b. Hạ cam
c. Herpes sinh dục
d. Bệnh u hạt bẹn hoa liễu
e. Bệnh hột xoài
2.4. Viêm mào tinh hoàn
2.5. Bệnh sùi mào gà
2.6. Bệnh vi rút khác
a. Nhiễm Cytomegalovi rút
b. Bệnh u mềm lây
c. Viêm gan B
2.7. Bệnh do ký sinh trùng
a. Bệnh rận mu
b. Bệnh ghẻ
2.8. Bệnh khác
3. Báo cáo các trường hợp theo hội chứng
Có 4 hội chứng được báo cáo
a. Hội chứng loét sinh dục ( nam+ nữ)
b. Hội chứng tiết dịch niệu đạo ( nam )
c. Hội chứng tiết dịch âm đạo ( nữ )
d. Hội chứng đau vùng tiểu khung ở phụ nữ
4. Nội dung báo cáo.
(Theo Phụ lục đính kèm).
V. GIÁM SÁT KHÁNG KHÁNG SINH CỦA LẬU CẦU
Giám sát nhạy cảm của lậu cầu đối với kháng sinh bằng phương pháp khuyếch tán. Các kháng sinh sau đây được lựa chọn để giám sát kháng kháng sinh
a. Penicilin - G
b. Quinolon : Naladixic acid
c. Ciprofloxacin
d. Cephalosporin (thế hệ 1,2)
e. Cephalosporin thế hệ 3: Ceftriaxon
f. Các Cephalosporin khác: Cefixime
g. Spectinomycin
h. Kanamycin
i. Erytromycin
j. Cloramphenicol
k. Tetracyclin
l. Co-trimoxazol
1. Tổ chức thực hiện:
Hàng năm theo kế hoạch chỉ tiêu đã được thống nhất giữa Viện Da liễu Việt Nam với các địa phương và được Bộ Y tế thông qua, bệnh viện- trung tâm - trạm da liễu, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm phòng chống bệnh xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm điều phối, tổ chức thực hiện giám sát trọng điểm, xét nghiệm, phát hiện và giám sát kháng kháng sinh của lậu cầu dưới sự chỉ đạo của Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) bao gồm các việc sau:
1.1. Lập kế hoạch chi tiết trình Sở y tế tỉnh phê duyệt (kế hoạch nhân sự, vật tư, sinh phẩm, kinh phí, thời gian).
1.2. Tổ chức họp dưới sự chủ trì của Sở y tế, giao chỉ tiêu cho các cơ quan phối hợp để triển khai.
1.3. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ trực tiếp tham gia chương trình giám sát.
1.4. Điều phối, tổ chức kiểm tra thực hiện.
2. Hệ thống báo cáo số liệu:
Ban phòng chống AIDS Sở y tế các tỉnh chịu trách nhiệm thu thập tổng hợp báo cáo kết quả giám sát trọng điểm, báo cáo ca bệnh, báo cáo các hội chứng theo sơ đồ hệ thống báo cáo số liệu đính kèm.
3. Thời gian báo cáo:
3.1. Xét nghiệm phát hiện và báo cáo bệnh LTQĐTD:
a. Ban phòng chống AIDS Sở y tế, các đơn vị da liễu tuyến tỉnh báo cáo cho Viện Da liễu vào ngày 20 hàng tháng.
b. Viện Da liễu Việt Nam (Tiểu ban phòng chống các bệnh LTQĐTD) gửi báo cáo cho Ban phòng chống AIDS - Bộ Y tế vào ngày 25 hàng tháng.
c. Báo cáo năm: ngày 20 tháng 12 hàng năm
3.2. Giám sát trọng điểm:
a. Ban phòng chống AIDS của các tỉnh thực hiện giám sát trọng điểm báo cáo cho Viện Da liễu Việt Nam vào ngày 15 tháng 9 hàng năm.
b. Viện Da liễu Việt Nam (Tiểu ban phòng chống các bệnh LTQĐTD) báo cáo cho Ban phòng chống AIDS - Bộ Y tế vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÁO CÁO SỐ LIỆU
(Giám sát trọng điểm, báo cáo ca bệnh và báo cáo các hội chứng)
- 1 Thông tư 09/2012/TT-BYT hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 1387/QĐ-BYT năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đã hết hiệu lực pháp luật tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2013
- 3 Quyết định 1387/QĐ-BYT năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đã hết hiệu lực pháp luật tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2013
- 1 Quyết định 1116/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi của tỉnh, thành phố năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1 Thông tư 09/2012/TT-BYT hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 1387/QĐ-BYT năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đã hết hiệu lực pháp luật tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2013
- 3 Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4 Quyết định 1116/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi của tỉnh, thành phố năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành