BỘ THUỶ SẢN
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 27/2005/QĐ-BTS | Ngày 01 Tháng 09 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản tại Tờ trình số 433/TTr-KTBVNL-KT ngày 15 tháng 8 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định Quy định Tiêu chí khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, các Tổng công ty trực thuộc Bộ Thuỷ sản; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh ven biển có quản lý thuỷ sản và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN |
QUY ĐỊNH
TIÊU CHÍ KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÁO CHO TÀU CÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BTS ngày 01 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định Tiêu chí này quy định các điều kiện cần thiết đối với các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (sau đây gọi tắt là khu tránh trú bão) trong phạm vi cả nước.
Quy định Tiêu chí này áp dụng cho các khu tránh trú bão vùng và khu tránh trú bão của các địa phương do Ngành Thuỷ sản quản lý.
Quy định Tiêu chí các khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền nghề cá là:
- Cơ sở để xây dựng và điều chỉnh quy hoạch hệ thống các khu tránh trú báo,
- Cơ sở để xây dựng các Tiêu chuẩn kỹ thuật khu tránh trú báo,
- Cơ sở để lập, thẩm định và kiểm tra việc đầu tư xây dựng các khu tránh trú bão,
- Cơ sở để phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng các khu tránh trú bão.
1. Khu neo đậu tránh trú bão là khu vực chuyên giành cho tàu cá neo đậu tránh trú bão. Khu vực chuyên giành cho tàu cá neo đậu tránh trú bão bao gồm cơ sở hạ tầng khu tránh trú bão, Cơ sở dịch vụ hậu cần của khu tránh trú bão, vùng nước đậu tàu, luồn vào khu tránh trú bão và khu hành chính.
2. Cơ sở hạ tầng khu tránh trú bão bao gồm đê chắn sóng, ngăn sa bồi, luồng lạch, các trụ neo tàu, hệ thống phao tiêu, báo hiệu và thông tin liên lạc.
3. Cơ sở dịch vụ hậu cần khu tránh trú bão gồm có các cơ sở cung ứng dịch vụ thiết yếu phục vụ ngư dân và tàu cá (nước ngọt, lương thực thực phẩm, thông tin liên lạc, y tế ) tối thiểu đảm bảo giải quyết các yêu cầu cấp thiế và sự cố tai nạn.
4. Ngư trường trọng điểm là vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú, có mật độ tập trung cao của một hoặc nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế; có số lượng lớn tàu thuyền của nhiều địa phương tập trung đánh bắt theo mùa vụ.
5. Vùng nước đậu tàu là vùng nước trước cầu bến, vùng nước bố trí neo đậu tàu, luồng vào khu neo đậu tàu và vùng nước dành cho cung ứng, dịch vụ hậu cần.
6. Luồn vào khu tránh trú bão là luồng nối từ vùng nước mà tàu hoạt động đến vùng nước đậu tàu.
7. Ngư trường truyền thống là ngư trường mà ngư dân địa phương từ trước tới nay thường xuyên đến khai thác thuỷ sản.
8. Tàu cá cỡ lớn nhất hiện nay (tàu thuê của nước ngoài) là tàu có công suất máy chính 1000 cv. Tàu cá cỡ trung bình là tàu có công suất máy chính 300 cv.
II. ĐỊA ĐIỂM KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÁO
Điều 5. Khu tránh trú báo vùng
Khi chọn địa điểm khu tránh trú bão vùng cần xem xét các điều kiện sau đây:
1. Gần ngư trường trọng điểm.
2. Vùng có tần suất bão cao trong năm.
3. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho tránh trú bão.
4. Thời gian di chuyển của tàu cá vào tránh trú bão nhanh.
5. Có thể neo đậu được nhiều tàu cá, kể cả các tàu cá cỡ lớn:
- Số lượng tàu thuyền có thể neo đậu từ 800 chiếc trở lên,
- Cỡ tàu lớn nhất đến 1000 CV có thể ra vào được,
- Tàu cá nước ngoài có thể ra vào (đối với những vùng đã có cam kết quốc tế.
6. Điều kiện đầu tư thuận lợi, có thể tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên, tiết kiệm kinh phí đầu tư.
Điều 6. Khu tránh trú bão của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Khi chọn địa điểm khu tránh trú bão của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần xem xét các điều kiện sau đây:
1. Gần ngư trường truyền thống hoặc các tụ điểm nghề cá lớn của địa phương.
2. Điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi cho neo đậu tránh trú bão, bảo đảm an toàn cho tàu cá vào trú bão.
3. Lợi dụng chủ yếu địa hình tự nhiên, với hạng mục đầu tư và kinh phí đầu tư thấp hơn so với khu tránh trú bão vùng.
4. Đáp ứng cho việc tránh trú bão của tàu cá địa phương :
- Số lượng tàu cá có thể tránh trú bão đến 800 chiếc,
- Đáp ứng cho các loại tàu thuyền có công suất nhỏ nhất tránh trú bão.
III. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI KHU TRÁNH TRÚ BÃO
Điều 7. Vùng nước đậu tàu.
1. Vùng nước đậu tàu tương đối lặng sóng, kín gió, được che chắn tối thiểu là 3 phía khỏi sóng biển, tốt nhất là nằm sâu trong các vịnh kín hoặc cửa sông cách ly với sóng biển.
2. Vùng nước đậu tàu phải đủ rộng, có độ sâu phù hợp (độ sâu tối thiểu từ 1,1 - 1,5 mớn nước của tàu lớn nhất ra vào khu tránh trú bão kể từ mực nước thấp nhất) và có điều kiện địa chất đáy thuận lợi cho việc tránh trú bão bằng chính neo tàu. Trường hợp diện tích tự nhiên vùng tránh trú bão hẹp, điều kiện địa hình chất đáy không đảm bảo giữ neo, cần bố trí các trụ neo, phao neo độc lập để hỗ trợ và tổ chức việc neo đậu tàu.
Điều 8. Luồng vào khu tránh trú bão.
1. Luồng vào đủ rộng và sâu để loại tàu cá cỡ trung bình có thể ra vào đồng thời (luồng hai chiều), loại tàu cá cỡ lớn nhất ra vào an toàn theo tiêu chuẩn luồng một chiều.
2. Chiều rộng tối thiểu của luồng bằng 8 lần chiều rộng của tàu cá cỡ trung bình hoặc 4 - 5 chiều rộng của tàu cá cỡ lớn nhất ra vào khu tránh trú bão.
3. Chiều sâu luồng tối thiểu bằng 1,1 - 1,5 mớn nước của tàu cá cỡ lớn nhất ra vào khu tránh trú bão kể từ mực nước thấp nhất tuỳ thuộc địa chất đáy.
4. Trên luồng phải có đèn báo cửa và hệ thống báo hiệu dẫn đường đảm bảo cho tàu ra vào an toàn cả ngày lẫn đềm.
5. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn trên luồng bảo đảm chạy tàu an toàn.
Điều 9. Cơ sở dịch vụ hậu cần của khu tránh trú bão
1. Trên vùng đất của khu tránh trú bão cần có các cơ sở cung ứng dịch vụ thiết yếu phục vụ ngư dân và tàu cá (nước ngọt, lương thực thực phẩm, thông tin liên lạc, y tế ) tối thiểu đảm bảo giải quyết các yêu cầu cấp thiết và sự cố tai nạn.
2. Phương tiện, trang thiết bị thông tin báo hiệu hỗ trợ cứu hộ cứu nạn đủ để chủ động ứng phó và phối hợp với các lực lượng phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn trên biển của Trung ương và địa phương.
3. Các hạng mục cung ứng dịch vụ và hỗ trợ cứu hộ cứu nạn chủ yếu dựa vào các cơ sở hiện có của cảng cá, cảng giao thông, thị trấn, thị tứ ở khu vực hoặc các cảng cá, cơ sở dịch vụ nghề cá sẽ triển khai xây dựng.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý
1. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Vụ Kế hoạch - Tài chính tổ chức hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và định kỳ báo cáo Bộ trưởng việc thực hiện đầu tư xây dựng các khu tránh trú bão theo Quy định Tiêu chí đã ban hành.
2. Các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc đầu tư xây dựng khu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh theo Tiêu chí ban hành tại Quyết định này.
Điều 11. Trách nhiệm của chủ đầu tư.
Các chủ đầu tư căn cứ vào Quy định Tiêu chí này để lựa chọn quy mô, địa điểm phù hợp để xây dựng các dự án khu neo đậu tránh trú bão, báo cáo Bộ Thuỷ sản và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt./.
- 1 Quyết định 1044/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 1349/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 43/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản
- 1 Quyết định 1044/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 1349/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành