Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2017/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 25 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

n cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 nám 2013;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2017 và thay thế Quyết định số 2914/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ kinh phí cho chủ chăn nuôi có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy do mắc dịch bệnh và Quyết định số 2256/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc quy định mức hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh đối với nuôi trồng thủy sản.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ Tướng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Sở Tư Pháp;
- Các đoàn thể CT-XH cấp tỉnh;
- Trung tâm tin học tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC, NNk, NNp

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

QUY ĐỊNH

MỨC HỖ TRỢ ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 27/2017/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Các loại hình thiên tai được hỗ trợ, quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Phòng chống thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác;

2. Các loại dịch bệnh phải công bố dịch đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ: Quy định tại Phụ lục 1, Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; và các quy định khác của pháp luật về Lâm nghiệp, Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật. Cụ thể, như sau:

a) Đối với cây trồng:

- Đối với cây lúa: Gồm các bệnh Rầy nâu; bệnh vàng lùn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá; bệnh đạo ôn; bệnh bạc lá, đốm sọc; bệnh đen lép hạt, thối hạt vi khuẩn;

- Đối với các loại cây trồng khác: Bệnh chồi cỏ mía; Bệnh trắng lá mía; chổi rồng trên sắn (khoai mỳ), nhãn; Rệp sáp bột hồng hại sắn; Bệnh rụng lá cao su do nấm Corynespora cassiicola gây ra; Bệnh tuyến trùng rễ cà phê; Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu; Bệnh đốm nâu (đốm trắng) hại cây thanh long; lùn sọc đen trên cây ngô; Bệnh thối nõn trên cây Dứa.

b) Đối với động vật trên cạn:

- Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người);

- Bệnh Lở mồm long móng;

- Bệnh Tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn);

c) Đối với nuôi trông thủy sản:

- Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) đối với tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, cua biển;

- Bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) đối với tôm sú, tôm chân trắng;

- Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Disease) ở tôm sú, tôm chân trắng;

- Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease) ở tôm sú, tôm chân trắng;

- Bệnh Hoại tử cơ (Infectious Myonecrosis Disease) ở tôm chân trắng;

- Hội chứng Taura (Taura Syndrome) ở tôm chân trắng;

- Bệnh sữa trên tôm hùm (Milky Haemolymph Disease of spiny Lobsters - MHDSL) (tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm sỏi, tôm hùm đỏ, tôm hùm tre, tôm hùm sen);

- Bệnh xuất huyết mùa xuân (Spring Viraemia of Carp) ở cá chép, cá koi, cá vàng, cá trắm cỏ;

- Bệnh do KHV (Koi Herpesvirus Disease) ở cá chép, cá koi;

- Bệnh hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis/Viral Encephalopathy and Retinopathy) ở cá song/mú, cá vược/chẽm, cá giò/bớp;

- Bệnh gan, thận, mủ (Enteric Septicaemia of Catfish) ở cá da trơn đối với cá tra, cá basa, cá bông lau;

- Bệnh do Perkinsus đối với tu hài, hàu cửa sông, nghêu, ngao,

3. Trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy định điều chỉnh, bổ sung dịch bệnh nguy hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản thì đối tượng áp dụng được thực hiện theo nội dung điều chỉnh, bổ sung.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thực hiện theo Điều 2, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ, cụ thể: Hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi là hộ sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ

Áp dụng theo Điều 3, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ, cụ thể:

1. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).

2. Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.

3. Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.

4. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.

Điều 4. Điều kiện hỗ trợ

Các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện theo Điều 4, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ, cụ thể như sau:

1. Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

2. Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản thực hiện theo mẫu số 6, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày ngày 09 tháng 01 năm 2017 của chính phủ hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.

3. Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

4. Thời điểm xảy ra thiệt hại:

a) Đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận;

b) Đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.

Điều 5. Mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ đối với cây trồng: Thực hiện theo khoản 1, Điều 5, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ, cụ thể:

TT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị tính

Mức hỗ trợ

Thiệt hại từ 30% - 70%

Thiệt hại trên 70%

1

Lúa thuần

Đồng/Ha

1.000.000

2.000.000

2

Mạ lúa thuần

Đồng/Ha

10.000.000

20.000.000

3

Lúa lai

Đồng/Ha

1.500.000

3.000.000

4

Mạ lúa lai

Đồng/Ha

15.000.000

30.000.000

5

Ngô và rau màu các loại

Đồng/Ha

1.000.000

2.000.000

6

Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm

Đồng/Ha

2.000.000

4.000.000

2. Hỗ trợ đối với sản xuất lâm nghiệp: Thực hiện theo khoản 2, Điều 5, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ, cụ thể:

TT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị tính

Mức hỗ trợ

Thiệt hại từ 30% - 70%

Thiệt hại trên 70%

1

Cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống

Đồng/Ha

2.000.000

4.000.000

2

Cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm

Đồng/Ha

20.000.000

40.000.000

3. Hỗ trợ đối với nuôi, thủy hải sản: Thực hiện theo khoản 3, Điều 5, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ, cụ thể:

TT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị tính

Mức hỗ trợ

Thiệt hại từ 30% -70%

Thiệt hại trên 70%

1

DT nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, lôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp)

Đồng/ha

3.000.000

5.000.000

2

Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa

Đồng/ha

5.000.000

9.000.000

3

Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh

Đồng/ha

5.000.000

7.000.000

4

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh

Đồng/ha

15.000.000

25.000.000

5

Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại

Đồng/ha

30.000.000

50.000.000

6

Diện tích nuôi cá tra thâm canh

Đồng/ha

15.000.000

25.000.000

7

Lồng bè nuôi nước ngọt

Đồng/100m3 lồng

5.000.000

9.000.000

8

Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh

Đồng/ha

15.000.000

25.000.000

9

Diện tích nuôi cá nước lạnh thâm canh (tầm, hồi)

Đồng/ha

25.000.000

43.000.000

10

Lồng bè nuôi trồng ngoài biển (xa bờ, ven đảo)

Đồng/100m3 lồng

13.000.000

18.000.000

11

Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác

Đồng/ha

3.000.000

5.000.000

4. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:

a) Thiệt hại do thiên tai: Thực hiện theo điểm a) khoản 4, Điều 5, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ:

TT

Loài vật nuôi

Đơn vị tính

Mức hỗ trợ

1

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng):

 

 

+ Đến 15 ngày tuổi

Đồng/Con

15.000

 

+ Trên 15 đến 30 ngày tuổi

Đồng/Con

20.000

 

+ Trên 30 ngày tuổi

Đồng/Con

35.000

2

Lợn:

 

 

+ Đến 28 ngày tuổi

Đồng/Con

350.000

 

+ Trên 28 đến 45 ngày tuổi

Đồng/Con

500.000

 

+ Trên 45 ngày tuổi

Đồng/Con

1.000.000

 

+ Lợn nái và lợn đực đang khai thác

Đồng/Con

2.000.000

3

Bê cái hướng sữa

 

 

 

+ Đến 6 tháng tuổi

Đồng/Con

2.000.000

 

+ Trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi

Đồng/Con

3.000.000

4

Bò sữa trên 12 tháng tuổi

Đồng/Con

5.000.000

5

Trâu, bò thịt, ngựa:

 

 

 

+ Đến 6 tháng tuổi

Đồng/Con

1.000.000

 

+ Trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi

Đồng/Con

2.000.000

 

+ Trên 12 tháng tuổi

Đồng/Con

4.000.000

6

Hươu, nai, cừu, dê:

Đồng/Con

1.000.000

b) Thiệt hại do dịch bệnh: Thực hiện theo điểm b, khoản 4, Điều 5, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ, cụ thể:

TT

Loài vật nuôi

Đơn vị tính

Mức hỗ trợ

1

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng):

 

 

 

+ Đến 15 ngày tuổi

Đồng/Con

15.000

 

+ Trên 15 đến 30 ngày tuổi

Đồng/Con

20.000

 

+ Trên 30 ngày tuổi

Đồng/Con

35.000

2

Lợn, Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai

 

 

 

Lợn thịt

Đồng/Kg hơi

35.000

 

+ Lợn nái, lợn đực giống và lợn sữa

Đồng/Kg hơi

38.000

 

+ Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai

Đồng/Kg hơi

45.000

Điều 6. Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách

1. Nguồn lực thực hiện hỗ trợ:

a) Từ nguồn dự phòng ngân sách các cấp;

b) Quỹ phòng chống thiên tai;

c) Nguồn dự trữ Quốc gia;

d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ chế hỗ trợ:

a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; ngân sách địa phương hỗ trợ 30% (trong 100% của 30% ngân sách địa phương: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%; ngân sách huyện, thành phố, thị xã hỗ trợ 30%).

b) Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, các huyện, thành phố, thị xã chủ động sử dụng các nguồn lực của địa phương mình kịp thời hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định.

Điều 7. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Áp dụng theo Điều 6, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Hướng dẫn kịp thời các biện pháp khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Tham mưu trình UBND tỉnh công bố dịch bệnh hoặc công bố hết dịch (đối với các loại dịch bệnh thuộc thẩm quyền công bố của Chủ tịch UBND tỉnh) để triển khai chính sách hỗ trợ tại Quyết định này.

b) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn công tác thống kê, xác định thiệt hại và trình tự, thủ tục hỗ trợ.

c) Kiểm tra việc thực hiện chính sách, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

2. Sở Tài chính

a) Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định dự toán kinh phí, căn cứ vào nhu cầu và khả năng ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí; hướng dẫn thủ tục hồ sơ thanh, quyết toán kinh phí.

b) Kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cuối năm, chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí trình UBND tỉnh để báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến hộ sản xuất về chính sách hỗ trợ tại Quyết định này;

b) Chỉ đạo các phòng chuyên môn, (có sự tham gia của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện đối với hỗ trợ do thiên tai) tổng hợp thiệt hại, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

c) Thẩm định, phê duyệt danh sách và quyết định hỗ trợ cụ thể cho các hộ sản xuất về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhưng không được vượt quá mức hỗ trợ tại Quy định này đảm bảo công khai, minh bạch, chính xác, đúng đối tượng.

d) Kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cuối năm, tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Phổ biến chính sách, hướng dẫn hộ sản xuất kê khai ban đầu; kiểm tra, xác nhận vào kê khai theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp huyện.

b) Chủ tịch UBND cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra thiệt hại gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã (có sự tham gia của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã đối với hỗ trợ thiệt hại do thiên tai; Cán bộ chuyên môn do UBND cấp huyện cử tham gia đối với thiệt hại do dịch bệnh), đại diện các tổ chức xã hội có liên quan, đại diện thôn, bản, tổ dân phố nơi xảy ra thiên tai, dịch bệnh để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo.

c) Công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước (danh sách, nội dung, kinh phí hỗ trợ) trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã và nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư.

Điều 9. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các ngành, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.