ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2018/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 29 tháng 10 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 968/TTr-STTTT ngày 02/10/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú thuộc các cơ quan báo chí trong nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 11 năm 2018.
Điều 3. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan báo chí, truyền hình của tỉnh, của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, PHÓNG VIÊN THƯỜNG TRÚ THUỘC CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh Hải Dương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú thuộc các cơ quan báo chí trong nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động báo chí tại tỉnh Hải Dương.
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tạo điều kiện cho Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú và phóng viên các cơ quan báo chí trong nước hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo đúng quy định của Luật báo chí, Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương và các quy định tại Quy chế này.
2. Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú thuộc các cơ quan báo chí trong nước hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương phải chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về báo chí và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thông tin trung thực về tình hình đất nước, thế giới và của tỉnh Hải Dương phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân và của tỉnh Hải Dương.
1. Hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú:
a) Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú chỉ được phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 22 Luật Báo chí và được Sở Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản;
b) Hoạt động của Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm do cơ quan báo chí giao và tuân thủ quy định của pháp luật về báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan báo chí và chịu sự quản lý nhà nước về báo chí của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Hải Dương;
d) Người đứng đầu Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú thuộc các cơ quan báo chí trong nước được cử về hoạt động, tác nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghiệp vụ của mình.
2. Đình chỉ hoạt động Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú:
a) Văn phòng đại diện ngừng hoạt động ngay sau khi cơ quan báo chí có cơ quan đại diện hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương bị đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy phép theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phóng viên thường trú ngừng hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngay sau khi cơ quan báo chí có phóng viên thường trú đã bị đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoặc phóng viên thường trú bị thu hồi Thẻ nhà báo (của phóng viên thường trú độc lập) theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Văn phòng đại diện bị thu hồi văn bản đồng ý thành lập và đình chỉ hoạt động; phóng viên thường trú bị đình chỉ hoạt động khi cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh Hải Dương vi phạm các quy định của pháp luật.
3. Thông báo về việc cử, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú:
a) Khi chấm dứt hoạt động, đình chỉ hoạt động hoặc thay đổi Trưởng Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú tại địa phương thì trong thời hạn 05 ngày cơ quan báo chí phải có Văn bản thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định tại khoản 6 Điều 22 Luật Báo chí.
b) Sở Thông tin và Truyền thông đăng danh sách các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trên Cổng thông tin điện tử của Sở và có các hình thức thông báo phù hợp tới các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh về hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh.
1. Quyền hạn:
a) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của Luật Báo chí và các văn bản liên quan khác;
b) Được cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương (Được ban hành kèm theo Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Hải Dương)
c) Được tạo điều kiện khai thác thông tin trong các trường hợp: thiên tai, hỏa hoạn hay các sự việc, sự kiện, vấn đề được dư luận xã hội quan tâm trong phạm vi tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí;
d) Được tham dự các kỳ họp, các hội nghị của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn để hoạt động nghiệp vụ theo Giấy mời và tuân thủ các quy định cụ thể của Ban Tổ chức các hoạt động đó;
đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;
e) Được đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước khen thưởng, biểu dương đối với những thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí, góp phần xây dựng, phát triển tỉnh Hải Dương.
2. Trách nhiệm:
a) Tìm hiểu và phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời, có ý thức xây dựng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí và quy định của pháp luật;
b) Phát hiện và đề xuất, kiến nghị với cơ quan chức năng các giải pháp để xử lý các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
c) Tham gia các hoạt động báo chí do tỉnh Hải Dương tổ chức;
d) Thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông biết hoạt động báo chí có yếu tố xã hội (hội thi, hội diễn, từ thiện nhân đạo...) được tổ chức trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo chỉ đạo của cơ quan báo chí;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động định kỳ 06 tháng, 01 năm; báo cáo số lượng, tên và nội dung tin, bài viết về Hải Dương hàng tháng phục vụ hội nghị giao ban báo chí định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông;
e) Người đứng đầu các cơ quan báo chí, Trưởng các Văn phòng đại diện của cơ quan báo chí Trung ương và các tỉnh, thành phố có Văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ cán bộ, phóng viên do cơ quan báo chí giới thiệu hoạt động nghiệp vụ;
g) Phóng viên khi đến làm việc với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Hải Dương phải xuất trình Thẻ Nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp (đối với phóng viên đã được cấp Thẻ Nhà báo) hoặc Giấy giới thiệu của cơ quan báo chí (đối với phóng viên chưa được cấp Thẻ Nhà báo); thực hiện đúng Luật Báo chí và 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam (ban hành theo Quyết định số 483/QĐ-HNBVN ngày 16/12/2016 của Hội Nhà báo Việt Nam); không lạm dụng danh nghĩa cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật.
h) Tham gia đầy đủ, nghiêm túc, đúng thành phần theo nội dung ghi trong Giấy mời tại các kỳ giao ban báo chí hàng tháng do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh phối hợp tổ chức; các cuộc họp báo do UBND tỉnh tổ chức.
1. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông:
Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động của Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh Hải Dương, có trách nhiệm như sau:
a) Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện, có thông báo bằng văn bản đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện đặt Văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú của cơ quan báo chí trong nước tại tỉnh Hải Dương;
b) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức giao ban báo chí định kỳ hàng tháng; Tổ chức thông tin cho báo chí và quản lý thông tin của báo chí viết về Hải Dương theo quy định của pháp luật về báo chí;
c) Quản lý, giám sát hoạt động của Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú. hoặc phóng viên qua cơ quan báo chí trong nước hoạt động, tác nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
d) Tham mưu cho UBND tỉnh khen thưởng đột xuất hoặc định kỳ các Văn phòng đại diện hoặc phóng viên thường trú có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
đ) Thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra, xử phạt và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật hiện hành; trao đổi, phối hợp với Công an tỉnh đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự;
e) Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện Luật Báo chí của các Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú định kỳ 6 tháng và cả năm;
g) Phối hợp với người đứng đầu cơ quan báo chí để nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền liên quan đến tỉnh Hải Dương và phối hợp quản lý đội ngũ cán bộ, phóng viên;
h) Tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, các chế độ, chính sách về báo chí.
2. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:
a) Hội Nhà báo tỉnh có trách nhiệm vận động, tập hợp các hội viên Hội Nhà báo đang làm việc ở cơ quan đại diện và phóng viên thường trú tham gia sinh hoạt tổ chức Hội Nhà báo tỉnh; phối hợp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí và bảo vệ quyền lợi hội viên là phóng viên các cơ quan đại diện và phóng viên thường trú.
b) Văn phòng UBND tỉnh; các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh quản lý giám sát, tạo điều kiện cho phóng viên các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú và phóng viên các cơ quan báo chí trong nước về hoạt động tại địa phương theo quy định của pháp luật.
1. Giao Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện tốt Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và các cơ quan báo chí, Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động tại Hải Dương phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2020 về triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 2 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác phối hợp, thực hiện việc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Kế hoạch 2447/KH-UBND năm 2019 về quy hoạch phát triển và quản lý Báo chí trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2025
- 4 Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương
- 5 Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, phóng viên các cơ quan báo chí trong nước hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6 Luật Báo chí 2016
- 7 Quyết định 59/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú thuộc cơ quan báo chí trong nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Quyết định 58/2014/QĐ-UBND bãi bỏ khoản 3, Điều 6 Quyết định 15/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1 Quyết định 58/2014/QĐ-UBND bãi bỏ khoản 3, Điều 6 Quyết định 15/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2 Quyết định 59/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú thuộc cơ quan báo chí trong nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3 Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, phóng viên các cơ quan báo chí trong nước hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4 Kế hoạch 2447/KH-UBND năm 2019 về quy hoạch phát triển và quản lý Báo chí trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2025
- 5 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác phối hợp, thực hiện việc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6 Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2020 về triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 7 Quyết định 34/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú thuộc các cơ quan báo chí trong nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 59/2016/QĐ-UBND
- 8 Quyết định 28/2021/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, phóng viên thuộc các cơ quan báo chí trong nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam