Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2019/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 20 tháng 6 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tại Tờ trình số 279/TTr-BQLKCN ngày 09 tháng 4 năm 2019 và Công văn số 360/BQLKCN-VP ngày 20 tháng 5 năm 2019, ý kiến trình của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1800/TTr-SNV ngày 27 tháng 5 năm 2019 và Báo cáo thẩm định số 1647/BC-STP ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gồm 03 Chương và 32 Điều.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2019 và thay thế Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ pháp chế các Bộ: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công thương;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT.Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo Đoàn ĐBHQ tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó CT. UBND tỉnh;
- TT. HĐND các huyện, thành phố;
- Cổng TTĐT, TT CNTT và Truyền thông;
- VPUB: LĐVP, KTTH, TCD-NC, VXNV;
- Lưu: VT. Huy

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2019/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc phối hợp, các nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp và các bên liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp được giao quản lý trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý các khu công nghiệp); các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nơi có các Khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân huyện, thành phố); Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng); các Doanh nghiệp hoạt động trong các Khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là các Doanh nghiệp) và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện cơ chế chủ trì hoặc phối hợp theo quy định Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, giải quyết thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, góp phần thúc đẩy các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận phát triển hiệu quả và bền vững.

2. Nội dung phối hợp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, địa phương phối hợp và của Ban Quản lý các khu công nghiệp nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

3. Việc phối hợp dựa trên các quy định pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư, thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp.

4. Trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ không làm giảm vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi cơ quan tham gia; cách thức phối hợp không cản trở công việc của nhau, đồng thời không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Mọi hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp thông qua cơ quan đầu mối là Ban Quản lý các khu công nghiệp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

6. Đối với các vấn đề liên quan đến các Bộ, ngành Trung ương, Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

7. Ban Quản lý các khu công nghiệp và các đơn vị phối hợp xử lý, trao đổi thông tin về tình hình đầu tư và phát triển các Khu công nghiệp; giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý các dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp, người lao động trong các Khu công nghiệp.

Chương II

NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

Mục 1. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

Điều 4. Cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp:

Trong quá trình thực hiện việc cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đăng ký đầu tư trong các Khu công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ (kể cả các Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp). Trường hợp cần thiết, Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì tổ chức lấy ý kiến thẩm tra, tư vấn của các cơ quan có liên quan (nếu cần) để làm cơ sở thực hiện.

2. Trách nhiệm của các sở, ngành có liên quan:

a) Các cơ quan nhận được hồ sơ tham gia ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Ban Quản lý các khu công nghiệp trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (trừ trường hợp dự án đặc biệt, có tính chất phức tạp sẽ có yêu cầu thời hạn khác phù hợp). Quá thời hạn trên, các cơ quan, đơn vị không có văn bản trả lời thì xem như chấp thuận nội dung dự án và chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan của ngành đối với dự án;

b) Các ý kiến không chấp thuận hoặc cần sửa đổi, bổ sung phải được giải thích rõ ràng kèm theo các điều khoản pháp lý;

c) Các cơ quan được gửi lấy ý kiến phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật về ý kiến đã góp ý theo đúng chuyên ngành phụ trách.

Điều 5. Chuyển nhượng và thu hồi dự án đầu tư

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan để giải quyết việc chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với dự án thuộc Khu công nghiệp theo quy định hiện hành.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan để giải quyết thu hồi dự án đầu tư và các nội dung còn tồn tại của dự án bị thu hồi như xác định giá trị còn lại của tài sản đã đầu tư trên đất bị thu hồi, các nội dung khác đối với dự án thuộc Khu công nghiệp theo quy định hiện hành. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Ban Quản lý các khu công nghiệp thanh tra các dự án đầu tư trong khu công nghiệp về tiến độ, góp vốn và xử lý vi phạm sau đầu tư.

3. Cục Thuế tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xác định các nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước.

Điều 6. Xúc tiến đầu tư

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Chủ trì và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư; xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư;

b) Phối hợp với các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương xây dựng các chương trình, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm về xúc tiến đầu tư phát triển các Khu công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư;

b) Chủ trì và phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh trong đó có xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các Khu công nghiệp;

c) Giới thiệu địa điểm các Khu công nghiệp của tỉnh cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Điều 7. Công tác xúc tiến thương mại và quản lý công nghiệp

1. Sở Công Thương có trách nhiệm:

a) Chủ trì và phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại hằng năm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm; hình thành và phát triển các tổ chức liên kết cung ứng, phân phối hàng hóa của doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp với thị trường trong và ngoài nước. Phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam;

b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp triển khai, hướng dẫn các Doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp về các chính sách quản lý, hỗ trợ, khen thưởng doanh nghiệp của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến hoạt động thương mại, sản xuất công nghiệp và các chương trình dịch vụ của tỉnh;

c) Theo dõi, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp trên cơ sở thông tin do Ban Quản lý các khu công nghiệp cung cấp; phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp làm việc trực tiếp với các Doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc của các Doanh nghiệp và báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết theo quy định;

d) Thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong các Khu công nghiệp; định hướng phát triển các ngành công nghiệp theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp đã được phê duyệt;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành công thương, định mức kinh tế-kỹ thuật, quy phạm kỹ thuật về an toàn công nghiệp, an toàn điện; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Sở Công Thương để thực hiện tốt các nội dung nêu trên về xúc tiến thương mại và quản lý công nghiệp theo định kỳ;

b) Cung cấp thông tin cho Sở Công Thương để theo dõi, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp khi có yêu cầu.

3. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

Chủ trì và phối hợp Ban Quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp các thủ tục liên quan đến xây dựng, đăng ký và phát triển thương hiệu hàng hóa, hỗ trợ các nội dung có liên quan đến lĩnh vực quản lý khoa học và công nghệ.

Mục 2. QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG

Điều 8. Công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc công bố, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng các Khu công nghiệp đã được phê duyệt;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có ý kiến về đề nghị bổ sung các ngành nghề thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.

d) Chủ trì, phối hợp các sở, cơ quan ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc cung cấp các thông tin, giới thiệu địa điểm xây dựng các dự án đầu tư cho các chủ đầu tư khi có nhu cầu đầu tư đối với các Khu công nghiệp đã được phê duyệt, được giao quản lý.

2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ duyệt, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương cho phép lập Quy hoạch chung và Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Điều 9. Quản lý xây dựng

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của Khu công nghiệp nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án trong khu công nghiệp, thuộc diện phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo pháp luật về xây dựng; cấp giấy phép quy hoạch xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc diện cấp giấy phép trong khu công nghiệp; thực hiện thẩm quyền thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng của Sở Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các dự án, công trình trong khu công nghiệp; cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng công trình; thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình đối với các dự án trong khu công nghiệp được giao quản lý, theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền;

b) Định kỳ 06 tháng (chậm nhất là ngày 15/7), hàng năm (chậm nhất là ngày 15/01 năm sau liền kề) hoặc theo yêu cầu đột xuất, Ban Quản lý các khu công nghiệp phối hợp Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý chất lượng xây dựng và các sự cố công trình trong các Khu công nghiệp.

2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về quản lý xây dựng công trình;

b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng trong phạm vi các Khu công nghiệp.

Điều 10. Nhà ở cho công nhân Khu công nghiệp

1. Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Nhà đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp trong quá trình lập và triển khai dự án nhà ở công nhân bên ngoài Khu công nghiệp, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm trong việc kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh nhà trọ cho công nhân thuê để ở trên địa bàn.

Điều 11. Xây dựng và phát triển hạ tầng Khu công nghiệp

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng triển khai xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo dự án đã được duyệt.

2. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng có trách nhiệm ưu tiên đáp ứng các yêu cầu về kết nối hạ tầng và cung cấp các dịch vụ bưu chính - viễn thông, điện, nước cho hoạt động của doanh nghiệp; cung cấp các dịch vụ đảm bảo về chỉ tiêu chất lượng, kịp thời về tiến độ.

3. Sở Giao thông vận tải thỏa thuận thiết kế đấu nối giữa đường vào các Khu công nghiệp với các tuyến đường tỉnh và hướng dẫn các thủ tục đấu nối với các tuyến quốc lộ.

4. Sở Xây dựng cung cấp thông tin về quy hoạch liên quan đến việc kết nối hệ thống hạ tầng Khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng chung của tỉnh.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thỏa thuận thiết kế đấu nối giữa đường vào các Khu công nghiệp với các tuyến đường huyện và đường đô thị do địa phương quản lý.

Mục 3. QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 12. Quản lý sử dụng đất đai

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cập nhật địa điểm, quy mô đầu tư các Khu công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức bàn giao đất và hồ sơ đất đai tại thực địa cho nhà đầu tư sau khi có Quyết định cho thuê đất hoặc giao đất của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng giao mốc giới, địa điểm khu đất để nhà đầu tư thứ cấp thực hiện dự án và lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.

Điều 13. Cho thuê đất và giao đất

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện hồ sơ xin thuê đất (theo quy định thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường) và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Thẩm tra hồ sơ do Ban Quản lý các khu công nghiệp chuyển đến và chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc nghiệp vụ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định cho thuê đất theo quy định;

b) Mời nhà đầu tư ký hợp đồng thuê đất và phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tổ chức cắm mốc và bàn giao đất cho nhà đầu tư tại thực địa.

Điều 14. Công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền; theo dõi, báo cáo tình hình, kết quả công tác đền bù giải tỏa, kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết hoặc đề xuất, phối hợp các sở, ngành liên quan để có biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật;

b) Phối hợp với cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tổ chức đối thoại công khai, tạo sự đồng thuận cao với Nhân dân trong vùng dự án để thỏa thuận thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tránh khiếu kiện về sau;

c) Chủ trì và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp;

b) Giải quyết các thủ tục đăng ký thế chấp, góp vốn hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Giải quyết hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các đơn vị được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất của Nhà nước; nhận chuyển nhượng, thuê đất, thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp;

d) Thanh tra tình hình sử dụng đất trong khu công nghiệp.

3. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm:

a) Chủ trì tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo kế hoạch đầu tư xây dựng các Khu công nghiệp;

b) Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư tại địa phương phục vụ các Khu công nghiệp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng có trách nhiệm:

a) Phối hợp với tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện tổ chức chi trả bồi thường, hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và phương án đã được phê duyệt; giải quyết các vướng mắc có liên quan;

b) Kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc đến Ban Quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.

Mục 4. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Điều 15. Quản lý môi trường

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Bố trí bộ phận chuyên trách về môi trường để tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường Khu công nghiệp;

b) Phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Công khai thông tin, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn Chủ đầu tư hạ tầng và các Doanh nghiệp thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường Khu công nghiệp;

d) Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện các nhiệm vụ: giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với các tổ chức cá nhân ngoài phạm vi Khu công nghiệp; kiểm tra và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của các doanh nghiệp và các nhiệm vụ liên quan khác;

đ) Giám sát việc đấu nối nước thải giữa các doanh nghiệp với Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.

e) Theo dõi, phát hiện và phối hợp huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường;

g) Thực hiện xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các Dự án đầu tư trong Khu công nghiệp khi được ủy quyền của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các Dự án đầu tư trong Khu công nghiệp theo quy định, thẩm quyền, danh mục dự án thẩm quyền phê duyệt của tỉnh theo quy định pháp luật về môi trường;

b) Xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản các Dự án đầu tư trong Khu công nghiệp theo thẩm quyền; trừ trường hợp đã ủy quyền xác nhận cho Ban Quản lý các khu công nghiệp;

c) Chủ trì kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung trong Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Kế hoạch môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp theo thẩm quyền;

d) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ: khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại Khu công nghiệp; giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các doanh nghiệp hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi Khu công nghiệp và các nhiệm vụ có liên quan khác.

3. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm:

a) Xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các Dự án đầu tư trong Khu công nghiệp theo thẩm quyền; trừ trường hợp đã ủy quyền xác nhận cho Ban Quản lý các khu công nghiệp;

b) Chủ trì kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung trong Kế hoạch bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các Dự án đầu tư trong Khu công nghiệp theo thẩm quyền (nội dung kiểm tra, thanh tra được thực hiện theo điều 29 của Quy chế này);

c) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ: huy động lực lượng ứng phó và khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại Khu công nghiệp; giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các các doanh nghiệp hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi Khu công nghiệp; kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của các Doanh nghiệp và các nhiệm vụ có liên quan khác.

4. Công an tỉnh có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường về quản lý và bảo vệ môi trường năm 2014 và các quy định của pháp luật hiện hành;

b) Chủ trì điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện nhiệm vụ ứng phó và khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại Khu công nghiệp; kiểm tra, xử lý chấn chỉnh đối với các hành vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường của các Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

5. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng có trách nhiệm:

a) Thực hiện chương trình quan trắc môi trường Khu công nghiệp theo đúng tần suất và thông số theo đúng nội dung được phê duyệt tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường và công tác bảo vệ môi trường Khu công nghiệp gửi Ban Quản lý các khu công nghiệp; Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định;

c) Vận hành thường xuyên, liên tục công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, đảm bảo diện tích cây xanh trong Khu công nghiệp theo quy định;

d) Tổ chức xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp đảm bảo chất lượng khí thải, nước thải đầu ra đạt quy chuẩn;

đ) Hệ thống thoát nước mưa, nước thải, trạm xử lý nước thải tập trung và các công trình khác (nếu có) phải được thiết kế đồng bộ, tuân theo quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy chuẩn về môi trường;

e) Đầu tư xây dựng Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo có điểm đấu nối, cao độ hố ga đấu nối phù hợp để đảm bảo có thể đấu nối nước thải cho các cơ sở hoạt động trong Khu công nghiệp;

g) Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp tại nguồn tiếp nhận phải bố trí bên ngoài hàng rào Khu công nghiệp, có biển báo và có lối đi thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải;

h) Bố trí cán bộ quản lý, vận hành trạm xử lý nước thải tập trung, trong đó cán bộ phụ trách phải có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành công nghệ môi trường, công nghệ hóa học, sinh học;

i) Thực hiện các thủ tục xin cấp phép xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật.

k) Không pha loãng nước thải trước điểm xả thải đấu nối.

6. Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Trước khi xin Giấy phép xây dựng công trình, chủ doanh nghiệp phải lập hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch Bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định, phê duyệt/ xác nhận theo quy định của pháp luật;

b) Phải hoàn thành các công trình xử lý chất thải trước khi đưa sản xuất vào hoạt động chính thức. Đồng thời, phải thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường trong nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch Bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận;

c) Bố trí cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách thực hiện công tác bảo vệ môi trường;

đ) Thực hiện chương trình giám sát môi trường theo định kỳ đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/ Kế hoạch bảo vệ môi trường; báo cáo kết quả giám sát môi trường cho Chủ đầu tư hạ tầng, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường;

đ) Phải có sự thống nhất và ký biên bản thỏa thuận điều kiện đấu nối nước thải của doanh nghiệp vào hệ thống thu gom nước thải với Chủ đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp;

e) Thực hiện ký hợp đồng dịch vụ thoát nước thải với Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp trừ các trường hợp được miễn trừ đấu nối và các cơ sở sản xuất chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định pháp luật;

g) Các cơ sở không ký hợp đồng dịch vụ đấu nối nước thải với Chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp phải tổ chức quan trắc nước thải, xin cấp phép xả thải và kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật;

h) Vị trí đấu nối nước thải nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước thải Khu công nghiệp và đặt bên ngoài phần đất của các doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp theo đúng quy định;

i) Phải đảm bảo Hệ thống xử lý nước thải của từng doanh nghiệp được vận hành thường xuyên, liên tục đảm bảo toàn bộ nước thải đầu ra đạt quy chuẩn cho phép theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường/ Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và theo quy định của hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn Khu công nghiệp;

k) Không pha loãng nước thải trước khi xả ra điểm đấu nối đối với các cơ sở không đấu nối vào Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp;

l) Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm về việc xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép ra môi trường.

Điều 16. Xử lý việc xả thải không đạt quy chuẩn

1. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng: theo dõi, kịp thời phát hiện các hành vi xả thải và báo cáo ngay về Ban Quản lý các khu công nghiệp về việc các doanh nghiệp xả thải bẩn vào hệ thống thoát nước của Khu công nghiệp.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phải bố trí cán bộ thường trực để kịp thời phối hợp thanh tra, lập biên bản vi phạm khi có báo cáo của Chủ đầu tư hạ tầng về hành vi xả thải không đạt quy chuẩn của các Doanh nghiệp.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các Sở ngành có liên quan thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của Ban quản lý các khu công nghiệp, các tổ chức, cá nhân về hoạt động xả thải không đạt quy chuẩn của các Doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp để thanh tra, kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng huy động lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả do việc xả thải gây ra (nếu có).

5. Công an tỉnh: Thực hiện điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu cần thiết).

6. Các Doanh nghiệp có hành vi xả thải không đạt quy chuẩn phải đền bù mọi thiệt hại gây ra và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi có liên quan đến việc xả thải không đạt quy chuẩn; thực hiện các khắc phục ô nhiễm môi trường khi xảy ra sự cố và chịu hoàn toàn các chi phí liên quan đến lấy mẫu, phân tích mẫu và các giải pháp khắc phục ô nhiễm.

Mục 5. QUẢN LÝ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Điều 17. Quản lý lĩnh vực khoa học và công nghệ; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa

1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ) các Dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp theo quy định (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);

b) Hướng dẫn các Doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng hệ thống quản lý chất lượng vào sản xuất; hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định;

c) Chủ trì và phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tổ chức thẩm định công nghệ; kiểm tra, kiểm soát công nghệ và chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp; thống kê các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong khu công nghiệp; theo dõi và kiểm tra việc chấp hành pháp luật vào sản xuất kinh doanh.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tốt các nội dung nêu trên về quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm.

Mục 6. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

Điều 18. Quản lý lao động

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan phổ biến, hướng dẫn chủ trương chính sách, pháp luật về lao động, cho người sử dụng lao động và người lao động trong các Khu công nghiệp;

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư; giới thiệu việc làm cho người lao động vào các Khu công nghiệp;

c) Tổ chức, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trả lời và đề ra các biện pháp để giải quyết các khó khăn cho Doanh nghiệp; trong việc thực hiện các chính sách pháp luật về lao động;

d) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các Khu công nghiệp theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (theo quy định tại Thông tư số 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao);

đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kịp thời giải quyết đơn thư, khiếu nại của người lao động và doanh nghiệp;

e) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội đối với các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp;

g) Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn thành lập, phát triển các tổ chức đoàn thể tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp;

h) Tổ chức phát động, đăng ký thi đua xây dựng đời sống văn hóa công nhân tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, Công an tỉnh, các cơ quan chức năng tổ chức điều tra, kết luận các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn sự cố kỹ thuật gây mất an toàn tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động theo nhu cầu của các Doanh nghiệp;

c) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội của các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp;

d) Giúp Hội đồng trọng tài lao động tỉnh giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích;

đ) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp.

3. Sở Công Thương có trách nhiệm:

a) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy trình, quy phạm kỹ thuật và an toàn sử dụng các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt đặc thù chuyên ngành công nghiệp trong sản xuất tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp;

b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp định kỳ hoặc đột xuất nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp.

4. Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và các Sở, ngành Liên quan tuyên truyền pháp luật, hỗ trợ pháp lý liên quan theo chức năng; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng tủ sách pháp luật;

b) Tiếp nhận hồ sơ và cấp phiếu lý lịch tư pháp cho lao động là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam để làm việc tại các Khu công nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là người nước ngoài và lao động là người nước ngoài tại các Khu công nghiệp.

5. Công an tỉnh có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và các sở, ngành có liên quan: nắm chắc tình hình thực hiện chế độ, chính sách tiền lương cho người lao động; tình hình tranh chấp, khiếu kiện phát sinh giữa chủ doanh nghiệp và người lao động; xây dựng các phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự; chủ động phòng ngừa, giải quyết hoạt động đình công, lãn công, tụ tập biểu tình gây rối an ninh trật tự của công nhân lao động tại các doanh nghiệp.

6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm:

a) Ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện việc tiếp nhận hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động của các doanh nghiệp theo quy định;

b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và các ngành liên quan tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động vào làm việc tại các Khu công nghiệp;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định của Bộ luật Lao động;

d) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Công đoàn các cấp để tuyên truyền về pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động tập thể và đình công, bãi công không đúng quy định pháp luật lao động trong các Khu công nghiệp.

Điều 19. Quản lý lao động là người nước ngoài

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ thủ tục đề nghị xác nhận lao động người nước ngoài không thuộc diện cấp phép lao động và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp.

2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Phối hợp cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp tổ chức tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp;

b) Tiếp nhận hồ sơ và xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện cấp phép lao động và cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong Khu công nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp và có biện pháp xử lý, đề nghị xử lý sai phạm theo quy định có sự tham gia của Ban Quản lý các khu công nghiệp.

3. Công an tỉnh có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, đi lại đối với người nước ngoài làm việc, lưu trú trong các Khu công nghiệp.

Điều 20. Xây dựng kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Cung cấp số liệu khảo sát, nhu cầu đào tạo, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

b) Tiếp nhận yêu cầu đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác để phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức các lớp học theo thời gian, quy mô phù hợp.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực. Hàng năm tổ chức khảo sát, tổng hợp nhu cầu đào tạo, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Căn cứ kết quả khảo sát, xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

b) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo lại nghề, nâng cao tay nghề theo kế hoạch được duyệt;

c) Phối hợp trong công tác giới thiệu việc làm cho người lao động làm việc trong các Khu công nghiệp.

Điều 21. Về bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế - bảo hiểm thất nghiệp (BHXH - BHYT - BHTN)

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy định của pháp luật về BHXH - BHYT - BHTN cho các Doanh nghiệp;

b) Đôn đốc Doanh nghiệp thực hiện việc trích nộp BHXH - BHYT - BHTN theo quy định;

c) Phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện chế độ BHXH - BHYT - BHTN;

d) Thông báo cho Bảo hiểm Xã hội tỉnh tình hình hoạt động, tình hình biến động (tăng, giảm) Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp theo đề nghị.

2. Bảo hiểm Xã hội tỉnh có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý trong công tác tập huấn nghiệp vụ về BHXH - BHYT - BHTN (tài liệu, báo cáo viên) cho các Doanh nghiệp;

b) Kiểm tra tình hình trích nộp BHXH và thông báo cho Ban Quản lý các khu công nghiệp Kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp để phối hợp, xử lý những trường hợp vi phạm về việc nộp BHXH - BHYT - BHTN;

c) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp giải quyết những vướng mắc của Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các quy định về BHXH - BHYT - BHTN;

d) Thông báo danh sách các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp nợ tiền bảo hiểm và vi phạm pháp luật BHXH - BHYT - BHTN cho Ban Quản lý các khu công nghiệp.

Điều 22. Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan chức năng tiến hành công tác giám sát, kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đảm bảo VSATTP của các doanh nghiệp có bếp ăn tập thể hoặc các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn cho Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp;

b) Tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của nhà nước về đảm bảo VSATTP, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh trong các Khu công nghiệp;

c) Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, thành phố hoặc cơ quan chức năng trong công tác điều tra nguyên nhân và xử lý khi có ngộ độc thực phẩm; các dịch bệnh xảy ra;

d) Phối hợp Sở Y tế khám, phát hiện và chữa bệnh nghề nghiệp, bệnh lý do vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn lao động gây ra.

2. Sở Y tế có trách nhiệm:

a) Tham gia tư vấn về tổ chức, trang thiết bị và quản lý các hoạt động về chuyên môn của các phòng khám đa khoa và các trạm y tế trong Khu công nghiệp và tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp;

b) Chỉ đạo các đơn vị chức năng điều tra nguyên nhân và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh xảy ra;

c) Đào tạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho cán bộ làm công tác quản lý y tế trong các Khu công nghiệp và tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp;

d) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp trong công tác khám, phát hiện và chữa trị bệnh nghề nghiệp, bệnh lý do vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn lao động gây ra.

3. Sở Công Thương có trách nhiệm:

a) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế bột và tinh bột, các thực phẩm khác đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp theo các quy định hiện hành.

b) Phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan liên quan điều tra nguyên nhân, giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc đối với các nhóm thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp.

Điều 23. Công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp; hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.

b) Phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động trong Khu công nghiệp.

c) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Doanh nghiệp thực hiện công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp; hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định;

b) Thống nhất quản lý công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, trong đó cần chú ý quản lý việc huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động đối với người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các Doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các Khu công nghiệp.

Điều 24. Công tác thông tin, báo cáo

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm định kỳ 06 tháng và năm thực hiện báo cáo tình hình quản lý lao động trong Khu công nghiệp theo các nội dung đã ủy quyền gửi đến Sở Lao động thương binh và xã hội.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động và các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý lao động tại các Khu công nghiệp theo đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp.

3. Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trao đổi thông tin về công tác quản lý nhà nước về lao động và việc làm, thống nhất các biện pháp giải quyết tranh chấp lao động, đình công nhằm xây dựng, ổn định và phát triển quan hệ lao động giữa các bên trong các Doanh nghiệp.

Mục 7. QUẢN LÝ THUẾ, XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 25. Phối hợp cung cấp thông tin, quản lý hoạt động về thuế, xuất nhập khẩu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Cục Thống kê triển khai, thu thập phiếu điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp;

b) Phối hợp với Chi cục hải quan, Cục Thuế trong việc theo dõi các khoản nợ thuế của Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, thanh lý các khoản nợ thuế khi làm thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. Cung cấp thông tin về tình hình đầu tư, tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp theo đề nghị của Chi cục Hải quan, Cục Thuế.

2. Chi cục Hải quan có trách nhiệm:

a) Cung cấp thông tin, tình hình nợ thuế quá hạn (khi có phát sinh) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp do đơn vị quản lý cho Ban Quản lý các khu công nghiệp để phối hợp đôn đốc thu hồi;

b) Cung cấp thông tin cho Ban Quản lý các khu công nghiệp về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp do đơn vị quản lý (khi có nhu cầu);

c) Phối hợp, hỗ trợ hướng dẫn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các Khu công nghiệp về chính sách thuế, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp.

3. Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo tình hình vi phạm của các doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại, phân phối, lưu thông hàng hóa.

4. Cục Thống kê có trách nhiệm hỗ trợ chương trình, phương pháp xử lý tổng hợp số liệu thống kê. Định kỳ hàng năm, triển khai điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp; tổng hợp, xử lý kết quả điều tra và phối hợp cung cấp kết quả tổng hợp ở địa bàn Khu công nghiệp với Ban Quản lý các khu công nghiệp.

Điều 26. Phối hợp giải quyết các kiến nghị, khó khăn vướng mắc của Doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, xuất nhập khẩu

1. Trên cơ sở thông tin do Chi cục Hải quan và Cục Thuế cung cấp Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp trong việc tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp chấp hành pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan, quản lý thuế.

2. Sở Công Thương, Cục Thuế, Chi cục hải quan có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp giải quyết khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các doanh nghiệp.

Mục 8. QUẢN LÝ AN NINH TRẬT TỰ VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Điều 27. Quản lý an ninh trật tự

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Là đầu mối thông tin và tham gia cùng với các cơ quan, ban ngành, chính quyền, công an địa phương, các Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng và các Doanh nghiệp trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, phối hợp giải quyết tình hình đình công, lãn công theo văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Chủ động trao đổi với Công an tỉnh về tình hình có liên quan đến an ninh trật tự và các hoạt động đầu tư, kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu, bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp; tình hình lưu trú của người nước ngoài trong các Khu công nghiệp có dấu hiệu hoạt động vi phạm pháp luật;

c) Phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp triển khai thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức chính trị, pháp luật và ý thức cảnh giác cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên và công nhân lao động trước những âm mưu, thủ đoạn kích động công nhân biểu tình, gây rối an ninh trật tự của các thế lực thù địch và hành vi vi phạm pháp luật của các loại tội phạm;

d) Chỉ đạo các Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng ký kết Quy chế phối hợp với công an địa phương để phối hợp giải quyết những vấn đề có liên quan đến an ninh trật tự trong các Khu công nghiệp; trang bị đủ phương tiện, công cụ hỗ trợ để phục vụ công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự; phối hợp với chính quyền, công an địa phương triển khai các biện pháp phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội trong Khu công nghiệp; xây dựng nội quy bảo vệ của Khu công nghiệp; tích cực phát hiện, xử lý các hoạt động xâm phạm an ninh trật tự.

2. Công an tỉnh có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp Ban Quản lý các khu công nghiệp triển khai công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, bí mật nhà nước, phòng chống cháy nổ; chủ động phòng ngừa, phát hiện,đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả đối với các hoạt động xâm phạm đến an ninh chính trị (ANCT) và trật tự an toàn xã hội (TTATXH) tại các khu công nghiệp. Giữ vững ổn định ANCT, TTATXH, đảm bảo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại các khu công nghiệp; đảm bảo an toàn về người, tài sản và sự hoạt động bình thường của các doanh nghiệp;

b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp trong việc thẩm định, xác minh các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp theo chức năng, quyền hạn được giao; thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu về tình hình chính trị, thời sự, âm mưu “diễn biến hòa bình”, thủ đoạn kích động công nhân biểu tình, gây rối ANTT của các thế lực thù địch; phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm kinh tế, các dự báo tội phạm trong lĩnh vực đầu tư để Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ động phòng ngừa;

c) Tham mưu, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp triển khai thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tại các Khu công nghiệp; chủ động kiểm tra, bồi dưỡng kiến thức về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật cho lực lượng bảo vệ; hướng dẫn, trang bị, cấp phép sử dụng đối với các phương tiện, công cụ hỗ trợ theo quy định. Giám sát hoạt động của các công ty dịch vụ bảo vệ;

d) Trực tiếp điều tra, xử lý các vụ việc liên quan đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội xảy ra tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp; kịp thời trao đổi kết quả điều tra, xử lý cho lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp theo quy định;

đ) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện đăng ký tạm trú đối với người nước ngoài trong các Khu công nghiệp. Tham gia giải quyết và đảm bảo an ninh trật tự các vụ đình công của người lao động tại các Khu công nghiệp;

e) Giám sát hoạt động của các Công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp.

3. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

a) Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, thành phố và chỉ đạo các lực lượng Công an, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các lực lượng trực thuộc giữ gìn an ninh trật tự và giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể tại các Khu công nghiệp theo quy định hiện hành;

b) Chỉ đạo các lực lượng chuyên môn có liên quan trong công tác xử lý các sự cố môi trường, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, các vụ án hình sự, kinh tế, ma túy và các vụ án khác xảy ra trong các Khu công nghiệp.

4. Chi Cục Hải quan tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp trong việc thanh tra, kiểm tra, phòng chống việc gian lận, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa đối với các Doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp.

Điều 28. Công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC)

1. Công an tỉnh có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn PCCC tại các Khu công nghiệp;

b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và các Doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho các bộ, nhân viên lao động và lực lượng PCCC cơ sở tại các Khu công nghiệp;

c) Tổ chức điều tra khảo sát về công tác PCCC, phân loại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ;

d) Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và hướng dẫn người đứng đầu Doanh nghiệp tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra PCCC;

đ) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và các nội dung khác theo quy định pháp luật;

e) Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn định kỳ và đột xuất về phòng cháy và chữa cháy đối với các doanh nghiệp và thông báo cho Ban Quản lý các khu công nghiệp phối hợp để tổ chức thực hiện;

g) Thực hiện kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn PCCC theo quy định của pháp luật; tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp về công tác phòng cháy chữa cháy;

b) Phối hợp thực hiện công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra: Trực tiếp tham gia hỗ trợ chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; liên hệ Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, huy động các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp tham gia hỗ trợ chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

c) Nhắc nhở, yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành đúng quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, tham gia xây dựng, tổ chức học tập, thực tập phương án chữa cháy định kỳ hàng năm và đột xuất theo quy định;

d) Thông tin, phản ánh kịp thời đến Công an tỉnh khi có dấu hiệu mất an toàn về PCCC của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp để có biện pháp phối hợp xử lý.

3. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm:

a) Phối hợp thực hiện công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn tại các doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra: trực tiếp nhân lực, vật lực tham gia hỗ trợ chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; liên hệ, huy động các nguồn lực trong nhân dân tại địa phương nhằm hỗ trợ tối đa cho công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

b) Chỉ đạo kịp thời Ủy ban nhân dân xã/phường (nơi có Khu công nghiệp đóng trên địa bàn) và lực lượng chuyên môn ứng cứu báo cháy và tham gia chữa cháy khi có sự cố xảy ra.

4. Các Doanh nghiệp có trách nhiệm:

a) Các Doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định;

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức thực hiện, tự kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;

d) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;

đ) Hỗ trợ nhân lực và vật lực trong khả năng để ứng cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cứu hộ thực hiện nhiệm vụ khi có sự cố xảy ra.

e) Huy động lực lượng chữa cháy tại chỗ phối hợp với lực lượng chữa cháy của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp kịp thời tham gia ứng cứu giúp doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra.

Mục 9. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ LÀM VIỆC VỚI DOANH NGHIỆP

Điều 29. Công tác thanh tra, kiểm tra

1. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm:

a) Công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch tổ chức thực hiện theo Điều 13 và Điều 14 Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 68/2015/QĐ-UBND ngày 22/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện không quá 01 lần/năm; kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra;

b) Thanh tra, kiểm tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cá nhân, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế kiểm tra mang tính chuyên ngành theo quy định pháp luật hiện hành;

c) Kết quả thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) phải được công khai theo quy định của pháp luật;

d) Công tác thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ Luật thanh tra, các văn bản pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thanh tra;

đ) Thông báo bằng văn bản đến Ban Quản lý các khu công nghiệp sau khi ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra để hỗ trợ, phối hợp thực hiện.

2. Các Doanh nghiệp có trách nhiệm:

a) Bố trí nhân sự và địa điểm làm việc; chuẩn bị các tài liệu, nội dung để phối hợp làm việc với các cơ quan thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch đã được gửi cho Doanh nghiệp;

b) Chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

Chủ trì thực hiện kiểm tra, phối hợp với cơ quan chức năng khi các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đối với khu công nghiệp.

Điều 30. Các nội dung khác làm việc với doanh nghiệp

1. Đối tượng làm việc với doanh nghiệp:

Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong công tác quản lý đối với các khu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung làm việc với doanh nghiệp:

Phổ biến văn bản pháp luật; hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ chuyên môn; nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và các nội dung liên quan khác.

3. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:

a) Ban Quản lý các khu công nghiệp xây dựng Kế hoạch làm việc với các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp 02 lần/ năm; Kế hoạch làm việc đồng thời gửi đến các cơ quan, đơn vị liên quan để cùng phối hợp khi có nhu cầu cần thiết để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp;

b) Ban Quản lý các khu công nghiệp phải thông báo kế hoạch, thành phần và nội dung làm việc cho Doanh nghiệp biết và phối hợp thực hiện.

4. Các doanh nghiệp có trách nhiệm:

a) Chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo đề nghị của Đoàn làm việc để phối hợp làm việc hiệu quả;

b) Bố trí nhân sự phù hợp để kết quả làm việc đạt chất lượng;

c) Được quyền từ chối làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp nội dung làm việc không có trong Kế hoạch hoặc không có sự thống nhất của Ban Quản lý các khu công nghiệp.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 31. Ban Quản lý các khu công nghiệp

1. Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các Doanh nghiệp tổ chức thực hiện Quy chế này, định kỳ hàng năm (chậm nhất là ngày 20/01 năm sau liền kề) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp và yêu cầu công việc cụ thể, Ban Quản lý các khu công nghiệp xem xét, thống nhất xây dựng kế hoạch chi tiết với từng Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để triển khai hiệu quả công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp.

Điều 32. Các cơ quan liên quan

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm các nội dung của Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp để tổng hợp, kiến nghị trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp./.