Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN DÂN TỘC NĂM 2021

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP, ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 Sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban Dân tộc năm 2021.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
- Bộ Tư pháp (để b/c);
- UBND tỉnh Sơn La, Kiên Giang, Quảng Nam (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử UBDT;
- Lưu: VT, PC (05 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM





Lê Sơn Hải

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN DÂN TỘC NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số: 27/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

Để triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 Sửa đổi, bổ sung một số Điều nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Ủy ban Dân tộc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2021 như sau:

Điều 1. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

Khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng việc thi hành chính sách, pháp luật về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật có liên quan.

2. Yêu cầu

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 Sửa đổi, bổ sung một số Điều nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các văn bản có liên quan;

Đảm bảo sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các Vụ, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai, theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các Vụ, đơn vị trong việc triển khai thực hiện công việc được phân công.

Điều 2. Nội dung Kế hoạch

1. Theo dõi tình hình thi hành chính sách, pháp luật về công tác bình chọn, công nhận người có uy tín, chế độ chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS.

a) Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Thu thập thông tin từ văn bản, báo cáo của một số Bộ, ngành liên quan; báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng dân tộc thiểu số và miền núi về tình hình thi hành chính sách, pháp luật;

Thu thập thông tin về tình hình thi hành chính sách, pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do các tổ chức, cá nhân phản ảnh, cung cấp;

Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế

Đơn vị phối hợp: Vụ Dân tộc thiểu số, Thanh tra Ủy ban và các Vụ, đơn vị có liên quan.

Thời gian: Thực hiện thường xuyên

b) Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Tiến hành kiểm tra thực tế tình hình thi hành chính sách, pháp luật về công tác bình chọn, công nhận người có uy tín, chế độ chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La, Kiên Giang, Quảng Nam.

Thời gian kiểm tra: Mỗi tỉnh 5 ngày;

Phương thức kiểm tra : Yêu cầu địa phương tự kiểm tra, báo cáo kết quả và Đoàn đi kiểm tra thực tế tại địa phương;

Mốc thời gian kiểm tra: từ năm 2018 đến hết ngày 30/6/2021.

Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế (Thành phần đoàn dự kiến 03 người chưa kể lái xe, phương tiện đi lại của các thành viên đoàn bằng ô tô, máy bay, tàu hỏa)

Thời gian thực hiện: Quý III, IV.

2. Xây dựng Báo cáo về công tác theo dõi thi hành pháp luật:

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, ngày 23 tháng 7 năm 2012; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 Sửa đổi, bổ sung một số Điều nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Thông tư số 14/2014/TT-BTP, ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp; Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính (Gồm báo cáo kết quả của 03 đoàn kiểm tra và 01 báo cáo công tác năm).

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Vụ pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số, Thanh tra Ủy ban và các Vụ, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ tại khoản 1 Điều 2 của nội dung Kế hoạch.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Ủy ban hố trí kinh phí để triển khai, thực hiện Kế hoạch.

3. Các cơ quan công tác Dân tộc cấp tỉnh phối hợp với Vụ Pháp chế, các Vụ, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này./.