ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 271/2007/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 25 tháng 10 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20/05/1998;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 12/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 348/TTr-SNNPTNT ngày 12/10/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng nước và bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận bao gồm 6 Chương và 32 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành liên quan, các đơn vị cấp nước, các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng nước căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 271/2007/QĐ-UBND ngày 25/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
Quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng nước; bảo vệ công trình cấp nước; hành lang và khu vực an toàn công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng nước và bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Nguyên tắc cung cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn.
1. Đơn vị cấp nước là tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động quản lý, khai thác, bảo vệ, sử dụng và cung cấp nước sạch.
2. Khách hàng là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng nước của đơn vị cấp nước theo hợp đồng cung cấp và sử dụng nước.
3. Hợp đồng cung cấp và sử dụng nước là sự thoả thuận giữa đơn vị cấp nước và khách hàng, theo đó đơn vị cấp nước cung cấp nước cho khách hàng để sử dụng, khách hàng phải thanh toán tiền sử dụng nước.
4. Nước thô là nước chưa qua quy trình xử lý.
5. Nước sạch là nước đã qua quá trình xử lý, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng.
6. Ống chính là đường ống phân phối nước do Nhà nước đầu tư.
7. Ống nhánh là ống dẫn nước, nối từ ống chính vào đến đồng hồ nước do khách hàng đầu tư.
8. Hệ thống cấp nước là tập hợp các công trình thu nước, trạm bơm nước, nhà máy xử lý nước và mạng lưới cấp nước hoạt động vì mục đích cấp nước.
9. Công trình thu nước là công trình thực hiện chức năng thu nước thô cấp cho nhà máy nước.
10. Trạm bơm nước là nơi lắp đặt và vận hành các máy bơm nước.
11. Nhà máy nước là nơi tiếp nhận và xử lý nước thô từ công trình thu nước nhằm cung cấp nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định.
12. Mạng lưới cấp nước là mạng lưới các đường ống chính, ống nhánh, đồng hồ nước, các hố van, khoá và các thiết bị cấp nước phụ trợ khác do đơn vị cấp nước quản lý.
13. Khu vực xử lý nước là khu vực xử lý nước thô thành nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định.
14. Đài nước, bể chứa nước là nơi chứa nước sạch để điều hoà lưu lượng cho mạng lưới cấp nước.
15. Trạm bơm tăng áp là trạm bơm nước thực hiện chức năng tăng áp lực và lưu lượng nước cung cấp cho những khu vực có áp lực nước yếu hoặc thiếu nước.
16. Hố van là nơi chứa các van, khoá và các thiết bị của mạng lưới cấp nước.
17. Công trình cấp nước phụ trợ khác là các công trình cấp nước còn lại được sử dụng vào mục đích khai thác, xử lý và cung cấp nước.
18. Phương pháp giả định là phương pháp tính trung bình cộng lượng nước khách hàng đã sử dụng tháng với ba kỳ hoá đơn liền trước đó.
19. Kỳ hoá đơn là lần thanh toán tiền nước của khách hàng cho một tháng dùng nước hoặc cho thời gian sử dụng trước đó.
20. Đồng hồ nước là thiết bị đo đếm lượng nước đã sử dụng.
21. Giá nước là giá tiêu thụ nước sinh hoạt nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về giá và được điều chỉnh theo từng thời kỳ.
Chương 2:
CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC
Mục 1. CUNG CẤP NƯỚC
Điều 4. Trách nhiệm của đơn vị cấp nước.
1. Bảo đảm cung cấp nguồn nước đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ sự an toàn tuyệt đối các công trình cấp nước và các khu vực hành lang an toàn của các công trình do đơn vị cấp nước quản lý.
3. Quản lý, cải tạo và sửa chữa toàn bộ hệ thống cấp nước theo kế hoạch hoặc khi cần thiết; áp dụng biện pháp xử lý phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra về công trình cấp nước.
Đơn vị cấp nước thực hiện việc lắp đặt đồng hồ nước theo hợp đồng tại những địa điểm nằm trong phạm vi đã có mạng lưới cấp nước và không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm theo cam kết của khách hàng. Tại các điểm giao dịch với khách hàng, đơn vị cấp nước phải niêm yết công khai các quy định về thủ tục giải quyết việc lắp đặt đồng hồ nước.
Điều 6. Chi phí lắp đặt ống nhánh và đồng hồ nước.
Khách hàng dùng nước chịu chi phí lắp đặt ống nhánh và đồng hồ nước (theo hợp đồng). Chi phí này khách hàng thanh toán cho đơn vị thi công lắp đặt.
Điều 7. Tạm ngừng cung cấp nước.
Đơn vị cấp nước tạm ngừng cung cấp nước trong các trường hợp sau:
1. Hệ thống cấp nước bị sự cố, hư hỏng đột xuất.
2. Sửa chữa, cải tạo hệ thống cấp nước theo kế hoạch hằng năm. Đơn vị cấp nước phải có trách nhiệm thông báo cho khách hàng trước 24 giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc cưỡng chế hành chính đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Việc tạm ngừng, ngừng dịch vụ cấp nước được thực hiện theo quy định của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
5. Khách hàng bị tạm ngừng cấp nước ngoài việc khắc phục các vi phạm còn phải thanh toán các chi phí tiến hành biện pháp ngừng cung cấp nước và mở lại nước. Trường hợp vi phạm thì bị xử lý theo quy định của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ.
Điều 8. Cung cấp nước lại sau khi tạm ngừng cấp nước.
Khi các lý do tạm ngừng cấp nước đã được khắc phục. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm cung cấp nước đúng theo hợp đồng.
Mục 2. ĐỒNG HỒ NƯỚC
Điều 9. Bảo quản đồng hồ nước.
Khách hàng có trách nhiệm bảo quản đồng hồ nước và kẹp chì niêm. Các hành vi như tự ý đục phá, xê dịch vị trí, nâng, hạ, sửa chữa, thay đổi cỡ, loại, tự ý tháo gỡ, điều chỉnh đồng hồ nước và ống nhánh hiện hữu đều phải xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp mất đồng hồ nước khách hàng phải thông báo ngay cho đơn vị cấp nước để đơn vị cấp nước lắp đặt đồng hồ khác. Chi phí này do khách hàng thanh toán theo bảng chiết tính của đơn vị cấp nước.
2. Trường hợp vì lý do khách quan mà đồng hồ nước bị hư hỏng hoặc chì niêm bị đứt, khách hàng thông báo ngay cho đơn vị cấp nước biết để tiến hành kiểm tra, sửa chữa, bấm chì hoặc thay đồng hồ khác.
Điều 11. Kiểm tra, kiểm định đồng hồ nước.
1. Khách hàng có quyền yêu cầu đơn vị cấp nước kiểm tra, kiểm định đồng hồ khi có dấu hiệu nghi vấn đồng hồ nước chạy không chính xác. Đồng hồ nước được xem là vẫn chạy chính xác nếu kết quả kiểm tra, kiểm định có sai số không vượt quá ± 5% lượng nước thực tế qua đồng hồ nước.
2. Trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của khách hàng, đơn vị cấp nước phải tiến hành kiểm tra, kiểm định đồng hồ nước.
3. Kết quả kiểm tra, kiểm định đồng hồ nước được giải quyết theo các hướng sau đây:
a) Trường hợp độ sai số của đồng hồ nước vẫn nằm trong giới hạn cho phép (ghi cụ thể giới hạn cho phép), khách hàng yêu cầu kiểm tra, kiểm định phải chịu chi phí kiểm tra, kiểm định;
b) Trường hợp độ sai số vượt quá giới hạn cho phép, khách hàng yêu cầu kiểm tra, kiểm định thì không phải thanh toán chi phí kiểm tra, kiểm định đồng hồ nước;
c) Trường hợp đồng hồ nước chạy nhanh vượt quá giới hạn độ sai số cho phép thì đơn vị cấp nước đề nghị khách hàng thay đồng hồ nước; đồng thời phải hoàn trả lại cho khách hàng số tiền nước đã thu tương ứng với sai số lượng nước chạy nhanh (theo kết quả kiểm định) trong kỳ hoá đơn khách hàng có yêu cầu kiểm định đồng hồ nước;
d) Trường hợp đồng hồ nước chạy chậm vượt quá giới hạn sai số cho phép thì đơn vị cấp nước đề nghị khách hàng thay đồng hồ nước và khách hàng không phải thanh toán phần chênh lệch cho đơn vị cấp nước với số tiền tương ứng lượng nước do đồng hồ chạy chậm.
Điều 12. Ghi sai chỉ số đồng hồ nước.
1. Trường hợp chỉ số đồng hồ nước bị ghi sai lệch dẫn đến việc tính không chính xác lượng nước sử dụng cho khách hàng thì đơn vị cấp nước phải thông báo cho khách hàng biết lượng nước sai lệch và sẽ điều chỉnh vào kỳ hoá đơn tiếp theo.
2. Trường hợp đồng hồ nước bị hư hỏng hoặc vì những lý do khác mà đơn vị cấp nước không thể ghi được chỉ số đồng hồ như: nhà vắng chủ, không mở được ổ khoá đồng hồ, … thì lượng nước sử dụng trong kỳ hoá đơn được tính theo “phương pháp giả định” quy định tại khoản 18 Điều 3 Quy định này, nhưng không được kéo dài quá hai kỳ hoá đơn liên tiếp. Đơn vị cấp nước phải có biện pháp để đọc được chỉ số đồng hồ nước kể cả biện pháp tạm ngừng cung cấp nước.
Mục 3. HỆ THỐNG ỐNG NHÁNH VÀ ỐNG DẪN NƯỚC SAU ĐỒNG HỒ NƯỚC
Điều 13. Bảo quản hệ thống ống nhánh.
1. Khách hàng có trách nhiệm cùng đơn vị cấp nước bảo quản hệ thống ống nhánh dẫn nước trước đồng hồ.
2. Trường hợp phát hiện sự rò rỉ nước từ ống nhánh, khách hàng phải báo ngay cho đơn vị cấp nước.
3. Các hành vi tự ý xê dịch vị trí, nâng hạ, sửa chữa, thay đổi hệ thống ống nhánh hoặc bất cứ hành vi nào làm hư hỏng hệ thống ống nhánh và hành vi tự ý đục ống lấy nước đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Thay đổi hệ thống ống nhánh.
Việc thay đổi hệ thống ống nhánh thuộc hệ thống cấp nước do đơn vị cấp nước quản lý phải được đơn vị cấp nước thực hiện và trong những trường hợp sau:
1. Để phù hợp với nhu cầu xây dựng, quy hoạch công trình như: nhà, đường, công trình thoát nước, theo dự án xây dựng, quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Theo yêu cầu của khách hàng, kinh phí thay đổi do khách hàng thanh toán theo bảng chiết tính của đơn vị cấp nước.
Điều 15. Hệ thống ống dẫn nước sau đồng hồ nước.
1. Hệ thống ống dẫn nước sau đồng hồ nước do khách hàng tự thiết kế, lắp đặt và chịu trách nhiệm về khối lượng nước thất thoát, rò rỉ sau đồng hồ nước.
2. Các hình thức hoà trộn các loại nguồn nước khác vào nguồn nước do đơn vị cấp nước cung cấp; dùng máy bơm, hút trực tiếp từ đường ống có nguồn nước do đơn vị cấp nước cung cấp; lắp đặt, sử dụng các loại ống dẫn nước có chất chì, chất độc hại hoặc chất có khả năng gây bệnh có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Kiểm tra hệ thống ống dẫn nước sau đồng hồ nước.
Trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của khách hàng, đơn vị cấp nước sẽ cử nhân viên kiểm tra đồng hồ nước và hệ thống ống dẫn nước sau đồng hồ. Khách hàng phải luôn tạo điều kiện cho nhân viên đơn vị cấp nước thực hiện kiểm tra.
Mục 4. SỬ DỤNG VÀ THANH TOÁN TIỀN NƯỚC
Điều 17. Trách nhiệm của khách hàng.
1. Sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng cung cấp và sử dụng nước đã ký kết với đơn vị cấp nước và theo Quy định này.
2. Bảo vệ các công trình cấp nước, hành lang và khu vực an toàn công trình cấp nước; không gây trở ngại cho việc quản lý và khai thác đường ống nước.
3. Thanh toán kịp thời và đầy đủ các chi phí cho việc cung cấp nước cho khách hàng theo bảng chiết tính của đơn vị cấp nước.
4. Trường hợp cần tạm ngừng sử dụng nước trong một thời gian, khách hàng có thể tạm khoá nước phía sau đồng hồ và có trách nhiệm thông báo ngay cho đơn vị cấp nước biết để chính thức khoá nước.
Trường hợp khách hàng không thông báo cho đơn vị cấp nước, đơn vị cấp nước vẫn ghi số nước sử dụng.
5. Thông báo kịp thời cho đơn vị cấp nước về các vấn đề liên quan đến việc cung cấp và sử dụng nước để xử lý và trả lời theo thẩm quyền.
Điều 18. Cách tính lượng nước sử dụng.
1. Lượng nước sử dụng bằng hiệu số của chỉ số đồng hồ giữa hai kỳ đọc. Đơn vị để tính lượng nước sử dụng là m3 (mét khối). Mỗi tháng đọc chỉ số đồng hồ nước một lần.
2. Khách hàng phải tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên đơn vị cấp nước đọc và ghi chỉ số nước, kiểm tra đồng hồ nước và tình hình sử dụng nước.
3. Trường hợp hệ thống dẫn nước sau đồng hồ bị hư, bể gây rò rỉ, thất thoát do khách hàng không quản lý tốt thì lượng nước thất thoát được tính vào lượng nước sử dụng.
Điều 19. Thay đổi mục đích sử dụng nước.
1. Khách hàng có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng nước đã đăng ký thì phải đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung với đơn vị cấp nước để tính giá nước phù hợp với mục đích sử dụng nước thực tế.
Trường hợp khách hàng sử dụng nước của đơn vị cấp nước để bán lại cho đối tượng sử dụng khác thì phải đăng ký với đơn vị cấp nước.
2. Trường hợp khách hàng thay đổi mục đích sử dụng nước mà không đăng ký với đơn vị cấp nước theo quy định thì đơn vị cấp nước tính tiền nước sử dụng theo mục đích sử dụng và truy thu (nếu có) kể từ ngày thay đổi mục đích sử dụng nước.
2. Đơn vị cấp nước không giải quyết yêu cầu xin dời đồng hồ nước từ bất động sản mà khách hàng đã chuyển giao (hoặc dự định chuyển giao) sang một bất động sản hoặc một vị trí khác theo yêu cầu của khách hàng mà không có sự thoả thuận với bên có liên quan.
Điều 21. Thanh toán tiền sử dụng nước.
1. Khách hàng phải thanh toán đầy đủ tiền nước sử dụng khi nhận được hoá đơn tiền nước hoặc giấy báo nộp tiền. Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
2. Trường hợp khách hàng chưa thể thanh toán tiền nước ngay khi nhận giấy báo tiền nước thì khách hàng phải đến thanh toán tiền nước tại địa điểm do đơn vị cấp nước quy định trong thời hạn 7 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được giấy báo. Sau thời gian này khách hàng vẫn chưa thanh toán tiền nước thì đơn vị cấp nước sẽ gửi giấy báo tiền nước lần hai (lần cuối cùng). Trong thời hạn 7 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận giấy báo lần 2 khách hàng phải thanh toán. Quá thời hạn này (giấy báo lần 2) khách hàng vẫn chưa thanh toán tiền nước, đơn vị cấp nước tạm ngừng cung cấp nước theo quy định tại Điều 7 của Quy định này cho đến khi khách hàng thanh toán đầy đủ tiền nước theo giấy báo và theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC, HÀNH LANG, KHU VỰC AN TOÀN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
Điều 22. Bảo vệ nguồn nước mặt.
1. Nguồn nước mặt là nguồn nước sông, kênh, mương, hồ, đập (gọi chung là nước thô). Phạm vi bảo vệ nguồn nước mặt được quy định như sau:
a) Tính từ điểm lấy nước (công trình thu nước) lên thượng nguồn, phạm vi bảo vệ là 400 (bốn trăm) mét;
b) Tính từ điểm lấy nước (công trình thu nước) xuống hạ nguồn, phạm vi bảo vệ là 150 (một trăm năm mươi) mét;
c) Đối với hồ chứa nước bằng phẳng, phạm vi bảo vệ là lưu vực;
d) Đối với đập ngăn nước suối, phạm vi bảo vệ là lưu vực suối.
2. Trong khu vực nguồn nước mặt những hành vi vi phạm sau đây phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
a) Xây dựng bất cứ công trình nào trên bờ, trên, dưới mặt nước, làm ảnh hưởng tới chất lượng nước;
b) Xả nước thải công nghiệp, nước thải sinh họat, nước canh tác nông nghiệp chảy vào sông, hồ, suối;
c) Neo đậu thuyền bè, xây dựng bến đò ngang, bến phà;
d) Người và gia súc tắm giặt.
Điều 23. Bảo vệ nguồn nước ngầm.
Việc bảo vệ nguồn nước ngầm được thực hiện theo Luật Tài nguyên nước.
Điều 24. Bảo vệ hành lang an toàn đường ống.
1. Hành lang an toàn đường ống nước có chiều rộng từ 0,5m - 6m tính từ tim ống trở ra hai phía, chạy dọc theo chiều dài đường ống tùy theo đường kính ống và mức độ quan trọng của đường ống.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân khi khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình có liên quan đến công trình cấp nước, hành lang và khu vực an toàn công trình cấp nước phải có sự thoả thuận với đơn vị cấp nước và chấp hành theo Quy định này và quy định của pháp luật về cấp nước.
3. Các công trình như nhà cửa, lều quán, vật kiến trúc, chuồng trại, bến bãi, kho tàng hay bất cứ công trình nào đã hoặc đang xây dựng mà vi phạm hành lang hoặc khu vực an toàn công trình cấp nước phải di dời hoặc giải toả theo đề nghị của cơ quan chức năng.
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khi thi công các công trình làm ảnh hưởng đến công trình và mạng lưới cấp nước phải chịu mọi phí tổn về việc sửa chữa, khắc phục hậu quả gây thiệt hại đối với công trình cấp nước.
5. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trước khi thi công các công trình có ảnh hưởng đến hành lang, khu vực an toàn công trình cấp nước cần thực hiện đầy đủ các quy định sau đây:
a) Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Trực tiếp liên hệ với đơn vị cấp nước có liên quan về việc thi công;
c) Chỉ được khởi công khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp, đảm bảo an toàn cho các công trình cấp nước có liên quan;
d) Khôi phục lại, nguyên trạng các khu vực đã bị thay đổi sau khi đã hoàn thành công việc.
Điều 25. Bảo vệ nhà máy nước, trạm bơm tăng áp, đài nước.
1. Đơn vị cấp nước phải xây dựng tường rào bảo vệ khuôn viên nhà máy nước, khu vực xử lý nước, đài nước, trạm bơm tăng áp.
2. Đơn vị cấp nước phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo đảm vệ sinh môi trường trong khuôn viên nhà máy nước, khu vực xử lý nước, đài nước, trạm bơm tăng áp.
3. Các hành vi xâm phạm đến an toàn, vệ sinh của nhà máy nước, khu vực xử lý nước, đài nước, trạm bơm tăng áp đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 4:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 26. Cơ quan chủ quản đơn vị cấp nước.
1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến, tuyên truyền việc thực hiện Quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bảo vệ công trình cấp nước.
2. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành. Tiến hành kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời xử lý các hành vi xâm phạm công trình cấp nước, hành lang và khu vực an toàn công trình cấp nước để xử phạt theo thẩm quyền.
3. Chỉ đạo đơn vị cấp nước nhanh chóng giải quyết các sự cố nhằm đảm bảo cung cấp nước liên tục.
4. Chủ trì việc hướng dẫn các cấp, các ngành, các đơn vị cấp nước thực hiện Quy định này.
1. Quản lý và trực tiếp chịu trách nhiệm về các công trình cung cấp nước thuộc đơn vị đang quản lý. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các hành vi xâm phạm công trình cấp nước, hành lang và khu vực an toàn các công trình cấp nước để kiến nghị các cơ quan chức năng việc xử phạt hoặc phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tiếp nhận các thông tin của khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc cung cấp và sử dụng nước để xử lý và trả lời theo thẩm quyền. Khi tiếp nhận các thông tin về sự cố đường ống nước, công trình cấp nước, phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để đảm bảo việc cấp nước được liên tục, an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của khách hàng.
3. Xây dựng tường rào bảo vệ các công trình cấp nước trong phạm vi, giới hạn quy định.
4. Phối hợp với các địa phương nơi có đường ống nước, công trình cấp nước tiến hành các biện pháp bảo vệ các công trình cấp nước thuộc chức năng quản lý.
5. Căn cứ Quy định này và các quy định của pháp luật, soạn thảo và ký kết hợp đồng cung cấp và sử dụng nước với khách hàng.
Điều 28. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền việc thực hiện quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ công trình cấp nước tại địa phương.
2. Phối hợp với cơ quan quản lý đơn vị cấp nước, các đơn vị cấp nước và các cơ quan, ban, ngành liên quan bảo vệ công trình cấp nước tại địa phương.
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực thuộc hỗ trợ, phối hợp với đơn vị cấp nước kịp thời giải quyết các sự cố về đường ống nước, công trình cấp nước, … nhằm đảm bảo cung cấp nước liên tục.
Chương 5:
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG
Điều 29. Xử lý vi phạm về thanh toán tiền nước.
1. Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 21 Quy định này mà khách hàng vẫn chưa thanh toán tiền nước thì đơn vị cấp nước có quyền tạm ngừng cung cấp nước. Khi có nhu cầu sử dụng nước trở lại, khách hàng phải thanh toán đầy đủ số tiền nước còn nợ cho đơn vị cấp nước và chịu chi phí về việc đóng, mở nước, chi phí vật tư sử dụng và các chi phí khác (nếu có) theo bảng chiết tính của đơn vị cấp nước.
2. Sau thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày tạm ngừng cấp nước do khách hàng có vi phạm mà khách hàng không thanh toán tiền nước theo thông báo của đơn vị cung cấp nước thì bị xử lý theo quy định của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ.
Điều 30. Xử lý các hành vi vi phạm khác.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý, cung cấp sử dụng nước và bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thì bị xử lý theo Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
Cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc bảo vệ công trình cấp nước, hành lang và khu vực an toàn công trình cấp nước được đề nghị khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
2. Trong quá trình thực hiện phát sinh những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ kịp thời đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục ban hành văn bản./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 30/2011/QĐ-UBND quy định về bảo vệ nguồn nước cấp, công trình cấp nước, cung cấp và tiêu thụ nước sạch do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2 Quyết định 08/2008/QĐ-UBND về Quy định quản lý, khai thác và bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- 4 Quyết định 277/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6 Quyết định 75/2004/QĐ-UB về Quy định chế độ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 7 Quyết định 187/2004/QĐ-UB điều chỉnh Quyết định 146/2003/QĐ-UB về cung cấp sử dụng nước và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8 Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10 Luật Tài nguyên nước 1998
- 1 Quyết định 187/2004/QĐ-UB điều chỉnh Quyết định 146/2003/QĐ-UB về cung cấp sử dụng nước và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 08/2008/QĐ-UBND về Quy định quản lý, khai thác và bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Quyết định 75/2004/QĐ-UB về Quy định chế độ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4 Quyết định 30/2011/QĐ-UBND quy định về bảo vệ nguồn nước cấp, công trình cấp nước, cung cấp và tiêu thụ nước sạch do thành phố Cần Thơ ban hành