- 1 Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh công lập
- 2 Nghị quyết 157/2014/NQ-HĐND về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5 Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 7 Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9 Quyết định 4378/QĐ-UBND năm 2022 về giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 10 Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 do Bộ Y tế ban hành
- 11 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1 Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh công lập
- 2 Nghị quyết 157/2014/NQ-HĐND về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5 Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 7 Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9 Quyết định 4378/QĐ-UBND năm 2022 về giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 10 Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 do Bộ Y tế ban hành
- 11 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2715/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 17 tháng 10 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 09/01/2023;
Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 27/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
Căn cứ Quyết định số 869/QĐ-BYT ngày 08/4/2024 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023-2030, định hướng 2050;
Căn cứ Thông báo số 738/TB-UBND ngày 27/9/2024 về Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 9 năm 2024;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 3099/TTr-SYT ngày 20/9/2024.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 2715/QĐ-UBND ngày 17/10/2024 của UBND tỉnh Nghệ An)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Ngày 14/9/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1059/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quan điểm lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của sự phát triển. Phương hướng phát triển hệ thống y tế tỉnh Nghệ An là từng bước hiện đại, đồng bộ, toàn diện từ tuyến tỉnh đến cơ sở đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa, hợp lý giữa y tế phổ cập và y tế chuyên sâu bảo đảm tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng ngày càng cao cho mọi người dân, nhất là ở vùng miền núi, biên giới, đối tượng yếu thế.
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Nghệ An đã có sự quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có phát triển nguồn nhân lực cho ngành y tế. Tuy nhiên, mô hình bệnh tật ngày càng thay đổi, nhiều dịch bệnh, bệnh mới nảy sinh, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân đòi hỏi ngày càng cao và đặt ra nhiều thách thức cho ngành y tế, trong đó có yêu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng về cả số lượng, chất lượng và đảm bảo cơ cấu hợp lý. Song hiện nay, nguồn nhân lực y tế tỉnh nhà so với nhu cầu thực tế và yêu cầu phát triển còn thiếu rất nhiều về số lượng và chất lượng, cả tuyến tỉnh và tuyến cơ sở. Trong khi đó, quy mô và mạng lưới y tế ngày càng phát triển. Các chính sách thu hút, chế độ đãi ngộ chưa đủ sức hấp dẫn và tương xứng. Công tác đào tạo, tuyển dụng gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt để xây dựng hệ thống Y tế trên địa bàn thành phố Vinh thành trung tâm y tế của khu vực Bắc Trung Bộ cần phải có chiến lược dài hạn trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ phù hợp. Việc xây dựng Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” là hết sức cần thiết.
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 09/01/2023;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới;
- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong khối ngành sức khỏe;
- Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
- Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045;
- Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 23/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 27/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
- Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế ban hành tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030;
- Quyết định số 869/QĐ-BYT ngày 08/4/2024 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023-2030, định hướng 2050”.
2. Thực trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Y tế tỉnh Nghệ An
2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy
2.1.1. Thực trạng
Hệ thống ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng đa dạng, với nhiều mô hình, hình thức tổ chức khác nhau. Tính đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 03 cơ quan quản lý nhà nước [1], 46 đơn vị sự nghiệp y tế [2], 460 trạm y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc quản lý của các trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố, thị xã; y tế ngoài công lập có 16 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, 36 phòng khám đa khoa, 680 phòng khám chuyên khoa, dịch vụ y tế và 3.006 cơ sở hành nghề dược (94 công ty và chi nhánh, 702 nhà thuốc, 2.210 quầy thuốc). Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có 04 đơn vị y tế trực thuộc bộ, ngành, trường đại học.[3]
2.1.2 Kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy
- Thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Với tổ chức bộ máy như hiện nay cơ bản đã hoạt động ổn định, hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo tinh gọn, không có sự chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ, phù hợp để đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ chính trị của ngành là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành Y tế đã và đang tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thành phố Vinh trở thành hạt nhân của trung tâm y tế chuyên sâu khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Bệnh viện Ung bướu đã là bệnh viện tuyến cuối khu vực Bắc Trung bộ.
- Tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động. Hoàn tất việc chuyển giao trung tâm y tế cấp huyện trực thuộc Sở Y tế về trực thuộc UBND cấp huyện trực tiếp quản lý dự kiến vào Quý II/2025.
2.2. Thực trạng nhân lực
2.2.1. Tình hình chung về nguồn nhân lực ngành Y tế
Tính đến 31/12/2023, trên địa bàn toàn tỉnh tổng nhân lực toàn ngành Y tế là 20.386 người, trong đó: Công lập 13.842 người, ngoài công lập là 6.544 người, cụ thể:
- 279 người có trình độ tiến sĩ, chuyên khoa II (CKII) (chiếm tỷ lệ 1,37%), trong đó: công lập có 238 tiến sĩ, CKII (1,72%) và ngoài công lập có 41 tiến sĩ, CKII (0,6%).
- 1.417 người có trình độ thạc sĩ, chuyên khoa I (CKI) (chiếm tỷ lệ 7%), trong đó: công lập có 1.129 thạc sĩ, CKI (8,2%) và ngoài công lập có 288 thạc sĩ, CKI (4,4%).
- 6.716 người có trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 32,9%), trong đó: công lập có 4.805 người (34,7%) và ngoài công lập có 1.911 người (29,2%).
- 11.974 người có trình độ cao đẳng trở xuống (chiếm tỷ lệ 58,73%), trong đó: công lập có 7.670 người (55,4%) và ngoài công lập có 4.304 người (65,8%).
- Nhân lực Y tế công lập giai đoạn từ năm 2020-2023 tăng 14,53%, trong khi nhân lực ngoài công lập có tỷ lệ tăng cao hơn 37,62%.
Đơn vị Năm | Công lập | Ngoài công lập | Tổng |
Năm 2020 | 12.086 | 4.755 | 16841 |
Năm 2021 | 12.626 | 5.247 | 17873 |
Năm 2022 | 12.735 | 5.868 | 18603 |
Năm 2023 | 13.842 | 6.544 | 20.386 |
- Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn có đội ngũ 3.613 nhân viên y tế xóm, bản kiêm nhiệm công tác dân số, cộng tác viên dân số khối kiêm nhiệm công tác y tế (trên tổng số 3.775 khối, xóm, bản) và 15 cô đỡ xóm, bản tại các vùng đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ đẻ tại nhà cao.
2.2.2. Nhân lực Y tế trong công lập
- Nhân lực phân theo chức danh nghề nghiệp
Nhân lực Y tế có 08 nhóm chức danh nghề nghiệp y tế (gồm: bác sĩ, dược, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, y sĩ, y tế công cộng và nguồn nhân lực khác) làm việc trong hệ thống y tế. Tình hình nhân lực theo nhóm chức danh nghề nghiệp so với tổng nhân lực y tế từ năm 2020-2023, cụ thể:
TT | Chức danh | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | ||||
Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Bác sĩ | 2.564 | 21,25 | 2.849 | 22,56 | 3.200 | 25,13 | 3.440 | 24,85 |
2 | Dược sĩ đại học | 166 | 1,38 | 186 | 1,47 | 220 | 1,73 | 245 | 1,77 |
3 | Điều dưỡng | 4.542 | 37,64 | 4.646 | 36,80 | 4.646 | 36,48 | 4.957 | 35,81 |
4 | Hộ sinh | 899 | 7,45 | 946 | 7,49 | 930 | 7,30 | 931 | 6,73 |
5 | Kỹ thuật y, dược | 1.210 | 10,03 | 1.256 | 9,95 | 1.218 | 9,56 | 1.253 | 9,05 |
6 | Y tế công cộng | 57 | 0,47 | 60 | 0,48 | 61 | 0,48 | 65 | 0,47 |
7 | Y sĩ | 930 | 7,71 | 926 | 7,33 | 761 | 5,98 | 699 | 5,05 |
8 | Khác (*) | 1700 | 14,09 | 1.757 | 13,92 | 1.699 | 13,34 | 2.252 | 16,27 |
Tổng | 12.068 |
| 12.626 |
| 12.735 |
| 13.842 |
|
(*) Nhân viên khác bao gồm: kế toán, dân số viên, công nghệ thông tin, kỹ sư, công tác xã hội ….
Trong giai đoạn 2020-2023, số lượng bác sĩ, điều dưỡng tăng đáng kể (bác sĩ tăng 679 người, điều dưỡng tăng 914 người), một số chức danh khác như dược, hộ sinh, kỹ thuật y tương đối ổn định. Bên cạnh đó số lượng y sĩ giảm hơn so với trước. Từ năm 2023, nhân lực có trình độ chuyên môn khác tăng so với những năm trước đó là do thực hiện Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế về hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo từng chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thì số lượng người làm việc trong đơn vị bao gồm cả đối tượng hợp đồng lao động, hỗ trợ phục vụ (năm 2022 trở về trước số lượng người làm việc không tính số hợp đồng lao động).
- Nhân lực phân theo tuyến
+ Trong giai đoạn 2020-2023, nhân lực Y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện có xu hướng tăng về số lượng (tuyến tỉnh tăng 1.729 người, tuyến huyện tăng 595 người). Tuy nhiên, số lượng nhân lực Y tế của tuyến xã có xu hướng giảm (giảm 39 người).
+ Nguồn nhân lực Y tế trên địa bàn tỉnh vẫn tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh (năm 2020 chiếm 40,36%, năm 2021 chiếm 43,53%, năm 2022 chiếm 45,66%, năm 2023 chiếm 48,28%), tiếp đến là nhân lực tuyến huyện (năm 2020 chiếm 32,81%, năm 2021 chiếm 33,86%, năm 2022 chiếm 32,95%, năm 2023 chiếm 32,90%) và thấp nhất là tuyến xã (năm 2020 chiếm 22,60%, năm 2021 chiếm 22,61%, năm 2022 chiếm 21,40%, năm 2023 chiếm 19,42%).
+ Cơ cấu nhân lực tuyến tỉnh và tuyến huyện: Nhóm chức danh có tỷ lệ cao nhất ở cả 3 tuyến là điều dưỡng, tiếp đến là bác sĩ, thấp nhất là dược sĩ và y sĩ.
+ Cơ cấu nhân lực tuyến xã: Nhân lực Y tế tuyến xã có số lượng bác sĩ, điều dưỡng thấp hơn so với tuyến huyện và tỉnh; số lượng y sĩ cao hơn so với tuyến tỉnh và tuyến huyện, điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn của từng tuyến. Đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 93,5% trạm y tế có bác sĩ công tác (xã có bác sĩ công tác cơ hữu 360/460 xã đạt 78,3%), vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 (90%).
Năm | Địa phương | Chức danh | Tổng | |||||||
Bác sĩ | Dược sĩ | Điều dưỡng | Hộ sinh | KTY y và dược | Y tế công cộng | Y sĩ | Khác | |||
Năm 2020 | Tỉnh | 1.217 | 90 | 2.364 | 188 | 529 | 21 | 91 | 635 | 4.871 |
Huyện | 982 | 75 | 1.495 | 281 | 413 | 29 | 254 | 614 | 3.959 | |
Xã | 365 | 1 | 683 | 430 | 268 | 7 | 585 | 451 | 2.727 | |
Tổng | 2.564 | 166 | 4.542 | 899 | 1.210 | 57 | 930 | 1700 | 12.068 | |
Năm 2021 | Tỉnh | 1.416 | 104 | 2.412 | 221 | 561 | 22 | 85 | 675 | 5.496 |
Huyện | 1.062 | 81 | 1.537 | 296 | 420 | 31 | 223 | 625 | 4.275 | |
Xã | 371 | 1 | 697 | 429 | 275 | 7 | 618 | 457 | 2.855 | |
Tổng | 2.839 | 186 | 4.575 | 946 | 1.187 | 60 | 857 | 1.776 | 12.626 | |
Năm 2022 | Tỉnh | 1.732 | 123 | 2.425 | 225 | 564 | 20 | 45 | 681 | 5.815 |
Huyện | 1.088 | 96 | 1.542 | 281 | 425 | 34 | 152 | 578 | 4.196 | |
Xã | 380 | 1 | 679 | 424 | 229 | 7 | 564 | 440 | 2.724 | |
Tổng | 3.200 | 220 | 4.646 | 930 | 1.218 | 61 | 761 | 1.699 | 12.735 | |
Năm 2023 | Tỉnh | 1.891 | 145 | 2.633 | 229 | 589 | 23 | 31 | 1.059 | 6.600 |
Huyện | 1.174 | 95 | 1.667 | 281 | 431 | 35 | 122 | 749 | 4.554 | |
Xã | 375 | 5 | 657 | 421 | 233 | 7 | 546 | 444 | 2.688 | |
Tổng | 3.440 | 245 | 4.957 | 931 | 1.253 | 65 | 699 | 2.252 | 13.842 |
- Nhân lực phân theo vùng, vị trí địa lý
Nhân lực phân theo vùng đồng bằng và miền núi năm 2023: Nhân lực Y tế chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm và khu vực đồng bằng với tỷ lệ 83,24%, nhân lực miền núi chiếm tỷ lệ rất thấp 16,76%.
TT | Chức danh | Tổng | Miền núi[4] | Tỷ lệ % | Đồng bằng [5] | Tỷ lệ % |
1 | Bác sĩ | 3.440 | 652 | 18,95 | 2.788 | 81,05 |
2 | Dược sĩ | 245 | 49 | 20,00 | 196 | 80,00 |
3 | Điều dưỡng | 4.957 | 831 | 16,76 | 4.126 | 83,24 |
4 | Hộ sinh | 931 | 146 | 15,68 | 785 | 84,32 |
5 | Kỹ thuật y và dược | 1.253 | 212 | 16,92 | 1.041 | 83,08 |
6 | Y tế công cộng | 65 | 20 | 30,77 | 45 | 69,23 |
7 | Y sĩ | 699 | 65 | 9,30 | 634 | 90,70 |
8 | Khác | 2.252 | 321 | 14,25 | 1.931 | 85,75 |
| Tổng | 13.842 | 2.296 | 16,59 | 11.546 | 83,41 |
- Nhân lực phân theo m ức độ tự chủ của cơ quan, đơn vị
Căn cứ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị tự chủ phân theo 4 nhóm: Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4. UBND tỉnh giao quyền tự chủ nhóm 1, 2 cho 19 đơn vị (năm 2016, 2017 có 8 đơn vị[6], năm 2018 có 7 đơn vị[7], năm 2019 có 4 đơn vị[8]).
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay ngành Y tế Nghệ An đã được UBND tỉnh giao mức độ cho các đơn vị trong đó có 1 đơn vị tự chủ nhóm 1, 18 đơn vị tự chủ nhóm 2, 18 đơn vị tự chủ nhóm 3 và 09 đơn vị tự chủ nhóm 4.[9]
TT | Chức danh | Năm 2023 | |||||
Số lượng tổng | Quản lý NN | Tự chủ nhóm 1 | Tự chủ nhóm 2 | Tự chủ nhóm 3 | Tự chủ nhóm 4 | ||
1 | Bác sĩ | 3.440 | 22 | 476 | 1.838 | 641 | 463 |
2 | Dược sĩ | 245 | 9 | 26 | 136 | 62 | 12 |
3 | Điều dưỡng | 4.957 | 1 | 603 | 2.871 | 782 | 700 |
4 | Hộ sinh | 931 | 0 | 60 | 284 | 139 | 448 |
5 | Kỹ thuật y và dược hạng IV | 1.253 | 0 | 120 | 652 | 216 | 265 |
6 | Y tế công cộng | 65 | 1 | 0 | 14 | 33 | 17 |
7 | Y sĩ | 699 | 0 | 0 | 17 | 86 | 596 |
8 | Khác | 2.252 | 43 | 348 | 967 | 366 | 528 |
Tổng | 13.842 | 76 | 1.633 | 6.779 | 2.325 | 3.029 |
Nhân lực trong các đơn vị tự chủ nhóm 2 có số lượng lớn nhất chiếm 48,81%, tự chủ nhóm 1 thấp nhất chiếm 11,8%.
2.2.3. Nhân lực Y tế ngoài công lập
Tổng nhân lực Y tế ngoài công lập tính đến 31/12/2023 là 6.544 người.
Nhân lực Y tế trong các bệnh viện ngoài công lập giai đoạn 2020-2023 có tỷ lệ tăng cao 37,92%.
Số lượng nhân viên Y tế tất cả các chức danh hầu hết đều tăng theo các năm, chỉ có số lượng y sĩ giảm.
TT | Chức danh | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | ||||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | ||
1 | Bác sĩ | 819 | 17,22 | 916 | 17,46 | 968 | 16,5 | 972 | 14,86 |
2 | Dược sĩ | 383 | 8,05 | 482 | 9,19 | 497 | 8,47 | 682 | 10,42 |
3 | Điều dưỡng | 803 | 16,89 | 850 | 16,20 | 1.002 | 17,08 | 1.037 | 15,85 |
4 | Hộ sinh | 108 | 2,27 | 97 | 1,85 | 106 | 1,81 | 114 | 1,74 |
5 | Kỹ thuật y và dược | 1.893 | 39,81 | 2.101 | 40,04 | 2.380 | 40,56 | 2.642 | 40,37 |
6 | Y tế công cộng | 5 | 0,11 | 9 | 0,17 | 9 | 0,15 | 11 | 0,17 |
7 | Y sĩ | 86 | 1,81 | 79 | 1,51 | 64 | 1,09 | 66 | 1,01 |
8 | Khác | 658 | 13,84 | 713 | 13,59 | 842 | 14,35 | 1.020 | 15,58 |
| Tổng | 4.755 |
| 5.247 |
| 5.868 |
| 6.544 |
|
3. Đánh giá nguồn nhân lực
3.1. Kết quả đạt được
Trong bối cảnh trong nước và thế giới có những yếu tố thuận lợi, khó khăn đan xen, ảnh hưởng đến phát triển của ngành Y tế, nhưng những năm qua được sự quan tâm của các cơ quan cấp trên, ủng hộ của Nhân dân và nỗ lực không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng mạng lưới y tế tỉnh nhà, bao gồm cả y tế trong và ngoài công lập, ngành Y tế tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận góp phần vào mục tiêu chung của tỉnh.
3.1.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2024, ngành Y tế được giao 05 chỉ tiêu, kết quả: 05/05 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
- Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, ngành Y tế có 6 chỉ tiêu, kết quả 6/6 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
- Quyết định số 4378/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Nghệ An, ngành Y tế có 9 chỉ tiêu, kết quả 8/9 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề án, 01 chỉ tiêu không đạt (tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ).
- Kết quả cụ thể về chỉ tiêu về nhân lực bác sĩ, điều dưỡng:
+ Số bác sĩ/10.000 dân năm 2023 đạt 12,6 bác sĩ, vượt so với kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2023: 12,5 bác sĩ/10.000 dân);
+ Số điều dưỡng/10.000 dân năm 2023 đạt 17,08 điều dưỡng, cao hơn trung bình chung của cả nước (cả nước đạt: 15 điều dưỡng).[10]
+ Từ năm 2015 đến năm 2021, toàn ngành y tế đã giảm 4.795 chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước sang hình thức đơn vị tự đảm bảo nguồn chi trả lương (chiếm 45,0%).
- Bên cạnh kết quả đạt được về các chỉ tiêu được giao , ngành Y tế đã chủ động ban hành nhiều văn bản kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn để chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chú trọng công tác y tế cơ sở nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai các giải pháp, tích cực mua sắm đảm bảo thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh; Tăng cường quản lý hành nghề y dược tư nhân, làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục cải cách hành chính, giải quyết thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT lĩnh vực y tế; Chủ động triển khai các phương án tìm kiếm cứu nạn, sẵn sàng đáp ứng về y tế khi có tình huống xảy ra…
- Năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh được nâng lên. Nhiều dịch vụ y tế kỹ thuật cao, tiên tiến được áp dụng vào khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh như: can thiệp tim mạch, mổ tim hở, hỗ trợ sinh sản (IVF), ghép thận, ghép tế bào gốc, xạ trị và y học hạt nhân, lọc máu liên tục, sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, phẫu thuật thần kinh và cột sống, vi phẫu tạo hình, kỹ thuật sinh học phân tử, ghép giác mạc, phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo, phẫu thuật nội soi điều trị mất vững khớp vai, RFA đốt sóng cao tần khối u, tán sỏi ngược dòng bằng laser, laser điều trị tật khúc xạ, phẫu thuật nội soi khớp, thay khớp háng toàn phần, phẫu thuật nội soi bướu giáp, chụp MRI, vi khuẩn kháng thuốc định lượng (MIC), đo huyết áp động mạch xâm lấn, sản xuất huyết tương tươi, khối tiểu cầu,… Đặc biệt, sự kiện ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An (07/9/2023). Sự kiện này đã mở ra niềm hy vọng lớn cho người bệnh, cũng như thay đổi quan điểm, cách nhìn về hiến tạng…
3.1.2. Về nguồn nhân lực
- Công tác tuyển dụng: Từ năm 2020 đến năm 2023, toàn ngành Y tế tuyển dụng được 3.068 viên chức, trong đó có 1.166 bác sĩ , cụ thể:
Năm Chức danh | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Tổng |
Bác sĩ | 301 | 350 | 127 | 388 | 1.166 |
Điều dưỡng | 472 | 216 | 127 | 354 | 1.169 |
Hộ sinh | 14 | 16 | 14 | 28 | 72 |
Kỹ thuật y | 64 | 45 | 14 | 49 | 172 |
Dược sĩ đại học | 23 | 24 | 16 | 35 | 98 |
Dược cao đẳng, trung cấp | 20 | 14 | 14 | 38 | 86 |
Các chuyên môn khác | 77 | 63 | 54 | 111 | 305 |
Tổng | 971 | 728 | 366 | 1.003 | 3.068 |
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: được quan tâm, đẩy mạnh, chất lượng cán bộ y tế ngày càng cao, tỷ lệ cán bộ y tế có trình độ cao tăng dần theo các năm. Từ năm 2020 đến năm 2023 ngành Y tế đã cử đi học 1.595 người trong đó tiến sĩ, CK2: 246 người; thạc sĩ, CK1: 877 người; học liên thông lên đại học 472 người; viên chức chuyên ngành y, dược được cử tham gia các lớp đào tạo liên tục, đào tạo cập nhật nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đúng theo quy định.
- Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 157/2014/NQ-HĐND ngày 12/12/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 06/01/2015 về việc quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An với 3 chính sách: (1) Chính sách hỗ trợ thu hút; (2) Chính sách hỗ trợ đào tạo; (3) Chính sách hợp đồng bác sĩ nghỉ hưu . Từ năm 2015 đến 31/12/2023 đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể như sau: Tổng kinh phí thực hiện theo Nghị quyết số 157/2014/NQ-HĐND và Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND là 55.278 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ thu hút cho 297 đối tượng với kinh phí 10.109 triệu đồng; Hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho 816 đối tượng với kinh phí 36.587 triệu đồng; Hỗ trợ đào tạo liên thông từ y sĩ lên bác sĩ cho 217 đối tượng với kinh phí 3.000 triệu đồng; Hỗ trợ hợp đồng bác sĩ nghỉ hưu cho 108 đối tượng với kinh phí 5.582 triệu đồng.
3.2. Tồn tại, hạn chế
Những năm qua, ngành y tế tỉnh nhà đã có sự phát triển toàn diện về nhiều mặt, chất lượng khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, ứng dụng công nghệ, khoa học sáng tạo trong lĩnh vực y dược phát triển, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đặc biệt sau đại dịch COVID-19 xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực Y tế, như:
- Theo quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế, về hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Số lượng nhân lực ngành Y tế đang còn thiếu rất nhiều so với quy định mức tối thiểu.
- Nguồn nhân lực phân bố không đồng đều giữa các tuyến, vùng, miền, lĩnh vực; chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh và vùng đồng bằng; chất lượng nguồn nhân lực tại tuyến y tế cơ sở chưa cao; số bác sĩ /10.000 dân tại nhiều huyện còn thấp hơn so với trung bình chung của tỉnh.
- Số lượng tuyển dụng được hàng năm không đủ chỉ tiêu so với kế hoạch được phê duyệt, đặc biệt các trạm y tế xã vùng đồng bằng, thành phố, các trung tâm y tế 2 chức năng (dự phòng và dân số) và các đơn vị đặc thù.[11]
- Tỷ lệ bác sĩ cơ hữu làm việc tại trạm y tế xã còn thấp.
- Việc đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều khối, xóm, bản thiếu người phụ trách công tác y tế và dân số; đội ngũ cô đỡ xóm, bản tại các vùng đặc biệt khó khăn còn quá mỏng.
3.3. Nguyên nhân
3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Hiện nay số người làm việc được UBND tỉnh giao cho các đơn vị y tế tự chủ nhóm 3 nhóm 4 chưa đủ so với định mức tối thiểu Bộ Y tế quy định tại Thông tư 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế, số người làm việc tối thiểu theo quy định là 7.037, hiện chỉ mới được UBND tỉnh giao 5.589 chỉ tiêu (đạt 79%), còn thiếu 1.448 chỉ tiêu trong khi vẫn còn phải thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định.
- Sinh viên chuyên ngành y, dược mới ra trường không muốn về công tác tại tuyến huyện, nhất là một số huyện đóng trên vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, trung tâm y tế 2 chức năng, ở một số đơn vị đặc thù như pháp y, giám định y khoa...và tại trạm y tế xã, phường, thị trấn do môi trường làm việc áp lực cao, độc hại, nguy hiểm, khó phát triển chuyên môn, thu nhập thấp. Đội ngũ điều dưỡng sau khi tốt nghiệp chọn ra nước ngoài làm việc có xu hướng ngày càng tăng.
- Chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với công chức, viên chức ngành y tế chưa phù hợp; mức lương xuất phát điểm của bác sĩ, dược sĩ đại học thấp trong khi đó điểm đậu vào trường đại học các chuyên ngành bác sĩ, dược sĩ đại học rất cao, thời gian học dài (6 năm), sau khi tốt nghiệp phải có thời gian thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề (bác sĩ là 12 tháng, điều dưỡng là 6 tháng và dược sĩ đại học là 24 tháng) nhưng hệ số lương ngang bằng với các đại học khác. Học phí, chi phí đào tạo các trường y cao nên xu hướng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học không muốn lựa chọn học ngành y đặc biệt là các ngành không phải bác sĩ, dược sĩ.
- Trạm y tế xã có bác sĩ cơ hữu công tác ngày càng giảm do khó tuyển dụng, các bác sĩ hiện đang công tác đến tuổi nghỉ hưu, các bác sĩ làm việc tại trạm có xu hướng chuyển ra cơ sở y tế ngoài công lập làm việc.
- Chưa có chế độ phụ cấp hàng tháng cho đội ngũ cô đỡ xóm, bản nên nhiều người đã được đào tạo không tham gia làm việc.
- Nguồn nhân lực y tế được đào tạo tại các trường y, dược hàng năm có nhu cầu về công tác tại Nghệ An số lượng rất ít, ngày cả con em người Nghệ An. Trong khi đó, Trường Đại học Y khoa Vinh trên địa bàn chủ yếu đào tạo bậc đại học chưa có nhiều ngành sau đại học[12], sinh viên ra trường hàng năm số lượng ít, sinh viên từ các tỉnh khác (60/63) hầu hết không ở lại Nghệ An phục vụ, sinh viên người Nghệ An chiếm khoảng 30% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp trong đó chỉ có khoảng 60% ở lại tỉnh công tác. Do đó số lượng sinh viên ra trường đáp ứng nhu cầu tuyển dụng rất thấp.
- Việc tuyển chọn đội ngũ nhân viên y tế xóm, bản kiêm nhiệm công tác dân số và cộng tác viên dân số khối kiêm nhiệm công tác y tế gặp nhiều khó khăn do không có nguồn thay thế, trình độ chuyên môn của đội ngũ này được yêu cầu cao hơn, phải hoàn thành chương trình (được cấp chứng chỉ) theo nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Thông tư số 27/2023/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế hoặc phải có trình độ chuyên môn về y (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh…) từ trung cấp trở lên.
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Một số đơn vị tự chủ nhóm 1, nhóm 2 đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện dù hiện tại được tự chủ trong tuyển dụng nhân lực nhưng rất khó khăn trong tuyển dụng đủ số lượng nhân lực theo quy định tại Thông tư số 03/2023/TT -BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế do nguồn thu không ổn định, khó đáp ứng trong cân đối chi trả.
- Số lượng nhân lực Y tế hiện nay đang thiếu nhiều so với quy định nhân lực tối thiểu dẫn đến tình trạng nhân viên phải gánh phần công việc của số nhân lực còn thiếu dẫn đến áp lực và cường độ làm việc tăng lên rất nhiều. Do đó việc cử cán bộ đi học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng hạn chế (do nếu cử đi sẽ càng không đủ người làm việc) mặc dù nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ y, bác sĩ ngày càng cao để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.
- Môi trường làm việc áp lực, cường độ cao, nguy hiểm, có nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí có thể ảnh hưởng tính mạng, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, động lực làm việc của viên chức ngành Y tế dẫn đến một số người nghỉ việc chuyển sang công việc khác.
- Các chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 157/2014/NQ-HĐND, Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND đã khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho viên chức ngành y tế. Tuy nhiên, cơ chế chính sách này đã ban hành rất lâu (từ năm 2014, 2015) nên hiện nay không còn phù hợp, không đủ sức hấp dẫn để thu hút, giữ chân nhân lực trong khi đó chính sách thu hút, hỗ trợ đào tạo nhân lực Y tế của các địa phương khác rất cao, cao hơn nhiều so với Nghệ An như: Đối với bác sĩ tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ thu hút từ 400 đến 500 triệu (gấp 6,67 đến 8,3 lần tỉnh Nghệ An )[13], thành phố Đà Nẵng hỗ trợ thu hút 100 lần lương cơ sở (gấp 3,9 lần tỉnh Nghệ An)[14], đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ như đối với bác sĩ tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc: tỉnh Thanh Hoá hỗ trợ thu hút 180 triệu và 24 tháng lương cơ sở (gấp gần 4 lần tỉnh Nghệ An)[15]; tỉnh Quảng Trị hỗ trợ thu hút 300 - 250 triệu (gấp 4,2-5 lần tỉnh Nghệ An)[16], tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ thu hút từ 100 đến 330 triệu (gấp 1,67 đến 5,5 lần tỉnh Nghệ An )[17] nên khó thu hút và giữ chân được nguồn nhân lực Y tế công tác tại tỉnh nhà.
- Nguồn kinh phí còn hạn hẹp vì nguồn thu của các đơn vị y tế chủ yếu là nguồn thu từ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (chiếm trên 82,1%) trong khi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa tính đủ chi phí (chi phí quản lý, chi phí đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, chi phí khấu hao tài sản,...), việc triển khai các dịch vụ theo yêu cầu, dịch vụ y tế còn hạn chế, khó khăn trong tăng nguồn thu để nâng cao đời sống người lao động, chính sách chế độ, khuyến khích nên gặp rất nhiều khó khăn trong thu hút, đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Một số đơn vị đóng trên các huyện miền núi, miền núi cao, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đơn vị đặc thù, trạm y tế xã, phường, thị trấn có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, mạng lưới thông tin y tế còn hạn hẹp, chưa vận dụng được các kỹ thuật cao, môi trường làm việc khó khăn, vất vả, thu nhập thấp dẫn đến cán bộ y tế gặp nhiều khó khăn trong học hỏi nâng cao trình độ, phát huy năng lực trong công việc…
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Phát triển hệ thống Y tế từng bước hiện đại, đồng bộ, toàn diện từ tuyến tỉnh đến cơ sở đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa, hợp lý giữa y tế phổ cập và y tế chuyên sâu bảo đảm tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng ngày càng cao cho mọi người dân, nhất là ở vùng miền núi, biên giới, đối tượng yếu thế. Chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phấn đấu đưa thành phố Vinh trở thành trung tâm y tế kỹ thuật chuyên sâu của khu vực Bắc Trung Bộ.
Phát triển nguồn nhân lực Y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt nhân lực cho y tế cơ sở; tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sĩ và điều dưỡng; bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực Y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của Nhân dân.
1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Phát triển nguồn nhân lực Y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu phù hợp, phân bổ hợp lý đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và một số chuyên khoa có tính chất đặc thù, khó tuyển như lao, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh, truyền nhiễm...
- Nâng cao chất lượng chuyên môn và y đức của nguồn nhân lực Y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh, khu vực Bắc Trung Bộ và quốc tế.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực y tế.
- Chỉ tiêu:
STT | Năm | Số bác sĩ /10.000 dân | Nhu cầu bác sĩ | Số Dược sĩ đại học /10.000 dân | Nhu cầu dược sĩ ĐH | Số Điều dưỡng /10.000 dân | Nhu cầu điều dưỡng |
1 | 2024 | 12,9 | 4.576 | 2,8 | 993 | 17,6 | 6.243 |
2 | 2025 | 13,2 | 4.739 | 3 | 1.077 | 19 | 6.821 |
3 | 2030 | 17 | 6.479 | 4 | 1.524 | 25 | 9.528 |
1.3. Mục tiêu định hướng đến năm 2050
Nhân lực Y tế tuyến tỉnh đáp ứng yêu cầu của hệ thống Y tế phát triển hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển y tế chuyên sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các đơn vị y tế tuyến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực Bắc Trung bộ và một số nước tiên tiến trong khu vực; Nhân lực Y tế tuyến huyện, xã được đầu tư, phát triển, kết nối chặt chẽ và trở thành các đơn vị vệ tinh hiệu quả của đơn vị tuyến tỉnh. Hệ thống ngành Y tế Nghệ An đáp ứng nhu cầu bảo vệ, nâng cao và chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và đa dạng của người dân.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
2.1. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ngành Y tế
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế; gắn với quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân.
- Xây dựng đề án vị trí việc làm đảm bảo chỉ số nhân lực theo nhóm chức danh nghề nghiệp, cơ cấu nhân lực hợp lý, đúng quy định pháp luật hiện hành; đảm bảo số lượng người làm việc đủ theo định mức quy định của Bộ Y tế; sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả nhân lực tại các cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh, xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo đề sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại các đơn vị và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển y khoa trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học mới; từng bước hiện đại hóa kỹ thuật y tế, áp dụng các giải pháp y tế thông minh. Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế thực hiện hiệu quả, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu y tế trên toàn quốc giúp giảm thiểu thời gian làm việc nhân lực y tế trong công tác hành chính, tăng chất lượng chuyên môn y tế, tăng hiệu quả nguồn nhân lực y tế phục vụ khám chữa bệnh.
- Cải thiện điều kiện môi trường làm việc, đảm bảo an toàn lao động, hạn chế tối đa các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện công việc; đầu tư xây dựng môi trường văn hóa đơn vị, tạo dựng cảnh quan, không gian làm việc, tạo bầu không khí làm việc thoải mái và đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau giữa đồng nghiệp, giữa lãnh đạo và nhân viên…; đẩy mạnh hoạt động văn hoá, thể thao…nhằm tái tạo sức lao động mang lại hiệu quả công việc cao hơn.
- Thực hiện việc đánh giá xếp loại, bình xét thi đua khen thưởng công khai, minh bạch, chính xác, kịp thời tạo động lực phấn đấu, động viên công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ.
- Tăng cường phối hợp, hợp tác trong sử dụng nhân lực giữa các đơn vị trong và ngoài công lập, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu; huy động có hiệu quả sự tham gia của y tế ngoài công lập vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
2.2. Công tác tuyển dụng, thu hút
- Giai đoạn 2023-2030: đến năm 2030 đạt được chỉ tiêu 17 bác sĩ/vạn dân cần bổ sung thêm 2.448 bác sĩ; đạt được chỉ tiêu 4 dược sĩ/vạn dân cần bổ sung thêm 683 dược sĩ đại học; đạt được chỉ tiêu 25 điều dưỡng/vạn dân cần bổ sung thêm 5.163 điều dưỡng.
- Giai đoạn 2031-2050: đến năm 2050 đạt được chỉ tiêu 35 bác sĩ/vạn dân cần bổ sung thêm 15.423 bác sĩ; đạt được chỉ tiêu 4,5 dược sĩ/vạn dân cần bổ sung thêm 1.672 dược sĩ đại học; đạt được chỉ tiêu 90 điều dưỡng/vạn dân cần bổ sung thêm 57.673 điều dưỡng.
- Các đơn vị y tế tăng cường phối hợp với các đơn vị tổ chức tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp, tham gia ngày hội việc làm tại các Trường đại học như: Y Hà Nội, Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Y Thái Bình, Y dược Huế, Y Hải Phòng, Y Thái Nguyên, Y khoa Vinh… phổ biến các chính sách, quảng bá hình ảnh của đơn vị để thu hút, tuyển dụng nhân lực.
2.3. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của công chức, viên chức, người lao động ngành y tế đặc biệt là đào tạo sau đại học, đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu, bồi dưỡng chuyên khoa cơ bản… để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế; phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành trình độ chuyên khoa, chuyên sâu.
- Xây dựng, đầu tư, phát triển mạng lưới các bệnh viện tham gia đào tạo thực hành y tế chuyên sâu, thực hiện các phương pháp mới, kỹ thuật mới như đào tạo chuyên sâu chất lượng cao cho các chuyên ngành mũi nhọn như mổ tim, hỗ trợ sinh sản, ghép tạng, xạ trị, ung thư… Cử cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại các bệnh viện tuyến trung ương, đặt hàng chuyển giao kỹ thuật cao từ tuyến trung ương và nước ngoài.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là đào tạo sau đại học, đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ y tế.
- Tiếp tục triển khai các đề án, dự án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa như Dự án 585 “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”; Dự án 7 “Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025” từng bước đảm bảo số lượng và chất lượng nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân tại tuyến cơ sở, vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường đào tạo cán bộ quản lý y tế, quản lý bệnh viện, nâng cao năng lực về quản lý, quản trị hiện đại, đổi mới s áng tạo, kỹ năng số cho cán bộ quản lý y tế các cấp.
- Tăng cường phối hợp với các Trường Đại học y dược trong và ngoài nước mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực theo nhu cầu của từng đơn vị, từng địa phương.
- Các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực Y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An: tăng cường mở các mã ngành đào tạo đúng quy định, đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra về số lương, chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo; cập nhật chương trình đào tạo ở mọi loại hình và trình độ đào tạo; tích cực trao đổi, liên kết đào tạo với các trường danh tiếng trong khu vực và quốc tế, đào tạo theo chương trình tiên tiến; thường xuyên cải tiến phương pháp dạy/học, lấy người học làm trọng tâm, dạy học dựa vào bằng chứng.
- Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực Y tế gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.
- Cơ sở khám chữa bệnh tổ chức thực hiện cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đúng, đủ thời gian quy định của pháp luật.
2.4. Ban hành cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng, ban hành kịp thời chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Y tế công lập tỉnh Nghệ An thay thế chính sách cũ không còn phù hợp trong đó quan tâm tập trung các chính sách: hỗ trợ đào tạo; hỗ trợ thu hút; hỗ trợ kinh phí cho chuyên gia, công chức quản lý hành chính, viên chức tại các đơn vị đặc thù, y tế cơ sở; hỗ trợ hợp đồng bác sĩ đã nghỉ hưu; hỗ trợ nhân viên y tế xóm, bản kiêm nhiệm công tác dân số, cộng tác viên dân số khối kiêm nhiệm công tác y tế, cô đỡ xóm, bản...
- Khuyến khích các đơn vị y tế tuyến tỉnh, đơn vị y tế tự chủ tài chính có các cơ chế lương tăng thêm có đãi ngộ thu hút nhân tài đặc biệt nhân lực chất lượng cao, đồng thời trả lương tăng thêm theo vị trí công việc và đánh giá thực tế công việc, tạo động lực trong công việc cho viên chức, người lao động.
2.5. Phát triển nâng cao chuyên môn dịch vụ
- Tăng cường đầu tư các nguồn lực để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, đảm bảo các trang thiết bị thiết yếu và chuyên sâu để phát triển nâng cao chuyên môn dịch vụ tại tất cả các tuyến nhằm phục vụ công tác chuyên môn cũng như thu hút nhân lực.
- Tích cực triển khai các dịch vụ, kỹ thuật cao, chuyên sâu đã có, chủ động tiếp nhận các kỹ thuật mới, chuyên sâu từ các bệnh viện trung ương như: Ghép thận, phát huy hiệu quả hoạt động đơn vị tư vấn, lấy, điều phối tạng hiến từ người cho sống và người cho chết não; Phát triển phẫu thuật robot điều trị các bệnh lý các chuyên ngành ngoại khoa: Chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thần kinh cột sống, ngoại tiêu hoá gan mật, thận tiết niệu, tim mạch lồng ngực; Triển khai lưu giữ tế bào gốc cuống rốn, triển khai các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị vô sinh nam, chẩn đoán phôi tiền làm tổ, sinh thiết phôi chẩn đoán, nâng cao hiệu quả chẩn đoán trước sinh, phát triển phẫu thuật điều trị ung thư sản phụ khoa; các kỹ thuật cao về xạ trị, vi sóng, PET/CT trong điều trị ung thư.
2.6. Tăng cường hợp tác chuyển giao kỹ thuật
Hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học phải được coi là chìa khóa trong hội nhập và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tốt hợp tác chuyển giao kỹ thuật nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu từ tuyến trên cho tuyến dưới theo đề án bệnh viện vệ tinh, thực hiện chương trình hợp tác giữa các đơn vị y tế của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An theo biên bản hợp tác đã được ký kết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước; kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức, viên chức, người lao động; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Dự kiến kinh phí thu hút, đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học, sau đại học thực hiện theo Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND trong năm 2024 là 24.411 triệu đồng, năm 2025 và các năm tiếp theo kinh phí thực hiện theo chính sách mới nếu được xây dựng và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
2.1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế.
- Hàng năm, căn cứ nhu cầu và chỉ tiêu biên chế được giao, xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức cho các đơn vị trực thuộc; chỉ đạo các đơn vị tự chủ nhóm 1, nhóm 2 thực hiện việc tuyển dụng theo phân cấp, đảm bảo tuyển đủ số lượng, cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo quy định; xây dựng, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Y tế.
- Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên khoa tại các đơn vị thuộc ngành Y tế hoặc các cơ sở thực hành của trường tại tỉnh nhà.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nội dung Đề án đạt hiệu quả, chất lượng, đúng quy định; tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh theo từng giai đoạn.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp, tuyên truyền về ngành y, nhu cầu nhân lực y tế cho học sinh phổ thông để định hướng nghề nghiệp tạo nguồn nhân lực Y tế trong tương lai.
2.2. Sở Nội vụ
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy và biên chế ngành Y tế theo quy định.
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức, nhân lực ngành y tế theo phân cấp.
- Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các chính sách về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế.
2.3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế đảm bảo các nguồn kinh phí sử dụng cho công tác thu hút, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế.
- Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các chính sách về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế.
2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Y tế và các ngành có liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép các nguồn vốn để bố trí kinh phí cho Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
2.5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì và phối hợp với Sở Y tế tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp, tuyên truyền về ngành y, nhu cầu nhân lực y tế cho học sinh phổ thông để định hướng nghề nghiệp tạo nguồn nhân lực Y tế trong tương lai.
2.6. Các sở, ban, ngành liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.
2.7. UBND các huyện, thành, thị
- Xây dựng các chính sách đặc thù trong phát triển nguồn nhân lực Y tế phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện các mục tiêu của Đề án này.
- Tăng cường đầu tư nguồn kinh phí để các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện Đề án có chất lượng.
2.8. Các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực Y tế
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Tăng cường hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng quy định tăng chỉ tiêu đào tạo chuyên ngành y, dược hàng năm.
- Trường Đại học Y khoa Vinh chủ trì, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành y, dược đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, triển khai thực hiện Đề án thu hút người học, đào tạo chuyên ngành y, dược phục vụ cho tỉnh Nghệ An; phối hợp tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp, tuyên truyền về ngành y, nhu cầu nhân lực y tế cho học sinh phổ thông, ngày hội việc làm cho sinh viên khi ra trường./.
[1] Đơn vị quản lý nhà nước: Sở Y tế, Chi cục Dân s ố - KHHGĐ, Chi cục An toàn vệ s inh thực phẩm;
[2] Đơn vị sự nghiệp y tế gồm: 13 bệnh viện tuyến tỉnh (Hữu nghị đa khoa tỉnh, Ung bướu, Sản Nhi, Chấn thương - Chỉnh hình, Nội tiết, Y học cổ truyền, Mắt, Tâm thần, Phổi, Phục hồi chức năng, Da liễu, ĐK khu vực Tây Bắc, ĐK khu vực Tây Nam); 5 trung tâm y tế tuyến tỉnh (Kiểm soát bệnh tật, Huyết học - Truyền máu, Kiể m nghiệm thuốc - Mỹ Phẩm - Thực phẩm, Giám định y khoa, Pháp y); 07 bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạng II (TP Vinh, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương ); 21 trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã (12 Trung tâm y tế thực hiện 3 chức năng khám chữa bệnh, dự phòng và dân số: Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Tân Kỳ, TX Hoàng Mai, TX Cửa Lò, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quế Phong; 09 Trung tâm y tế thực hiện chức năng dự phòng và dân số: TP Vinh, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương, Con Cuông, TX Thái Hòa).
[3] 04 đơn vị y tế thuộc bộ, ngành, trường: Bệnh viện Quân Y 4, Bệnh viện Công an, Bệnh viện Phong - Da liễu Quỳnh Lập, Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh.
[4] Miền núi gồm các huyện: Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương và thị xã Thái Hòa
[5] Đồng bằng gồm các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Cửa Lò và thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai
[6] Bệnh viện: TP Vinh, Hữu nghị ĐK Nghệ An, Ung bướu, Sản - Nhi, Phục hồi chức năng, Nội tiết, Tây Bắc, Tây Nam
[7] Bệnh viện: Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Chấn thương - Chỉnh hình, Phổi
[8] Bệnh viện: Y học cổ truyền, Mắt, Đô Lương, Da liễu
[9] 01 đơn vị tự chủ nhóm I: Bệnh viện Hữu nghị ĐK Nghệ An . 18 đơn vị tự chủ nhóm II gồm các bệnh viện: TP Vinh, Ung bướu, Sản - Nhi, PHCN, Nội tiết, Tây Bắc, Tây Nam, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Chấn thương - Chỉnh hình, YHCT, Mắt, Đô Lương, Da liễu . 18 đơn vị tự chủ nhóm III: Bệnh viện Tâm thần; TT Kiểm s oát bệnh tật, TT Huyết học - Truyền máu, TT Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm - Thực phẩm, TT Giám định y khoa, TT Pháp y; 12 đơn vị tuyến huyện: TTYT huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Cửa Lò, Hoàng Mai; 9 đơn vị tự chủ nhóm IV gồm TTYT các huyện: Con Cuông, Đô Lương, Thanh Chương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Thái Hòa và thành phố Vinh.
[10] Số liệu tại Kế hoạch số 1015/KH-BYT ngày 26/7/2023 của Bộ Y tế, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân năm 2024.
[11] Tỷ lệ tuyển dụng trong năm 2023 của các đơn vị tự chủ nhóm 1, nhóm 2 chỉ đạt 74,7% so với nhu cầu; các đơn vị tự chủ nhóm 3, nhóm 4 (chủ yếu là các đơn vị y tế cơ s ở) chỉ đạt 46% so với nhu cầu.
[12] Nguồn đào tạo từ Trường Đại học Y khoa Vinh hàng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp: 350 bác sĩ đa khoa; 200 - 300 cử nhân điều dưỡng, 150 dược sĩ, 50 cử nhân xét nghiệm y học, 20 - 50 bác sĩ y học dự phòng. Công tác đào tạo sau đại học bao gồm chuyên khoa I (Nội khoa, Nhi khoa, Sản phụ khoa, Tai mũi họng) và thạc sỹ y tế công cộng; Tổ chức các khóa cập nhật kiến thức, kỹ năng thực hành y khoa hàng năm với 35 mã ngành góp phần nâng cao và bổ sung đội ngũ cán bộ y tế hàng năm.
[13] Nghị quyết số 28/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/ 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về quy định chính sách thu hút bác sĩ về làm việc tại một số đơn vị thuộc tỉnh đến năm 2025.
[14] Nghị quyết số 95/2022/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định về chính sách thu hút bác sĩ cho các cơ sở y tế công lập thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023-2025.
[15] Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá về ban hành chính sách thu hút bác sĩ trình độ cao và bác sĩ làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025.
[16] Nghị quyết số 166/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng trị về quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo đội ngũ viên chức đơn vị sự nghiệp y tế công lập và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026.
[17] Nghị quyết số 46/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà tĩnh quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2025.
- 1 Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh công lập
- 2 Nghị quyết 157/2014/NQ-HĐND về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5 Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 7 Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9 Quyết định 4378/QĐ-UBND năm 2022 về giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 10 Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 do Bộ Y tế ban hành
- 11 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành