- 1 Nghị quyết số 24/2008/QH12 về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự do Quốc hội ban hành
- 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Nghị quyết 36/2012/QH13 tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 4 Quyết định 510/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Luật thi hành án dân sự 2008
- 2 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN hướng dẫn việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại tổ chức tín dụng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012/QH13 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- 7 Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 8 Quyết định 101/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch triển khai Nghị quyết 107/2015/QH13 thực hiện chế định Thừa phát lại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC Quy định vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hàn
- 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
- 11 Thông tư 223/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 13 Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- 14 Thông tư 05/2020/TT-BTP về hướng dẫn Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 15 Nghị quyết số 24/2008/QH12 về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự do Quốc hội ban hành
- 16 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- 17 Nghị quyết 36/2012/QH13 tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 18 Quyết định 510/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2730/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 09 tháng 12 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 122/TTr-STP ngày 26 tháng 11 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2730/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở lý luận
Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động Bổ trợ Tư pháp và nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Nhằm cụ thể hóa và đưa ra các kế hoạch, giải pháp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội, ngày 25 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 510/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”.
Ngày 08 tháng 01 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 02 năm 2020) thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ. Theo đó, chế định Thừa phát lại được chính thức triển khai thực hiện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại (Nghị định số 08/2020/NĐ-CP) quy định Công việc Thừa phát lại được làm gồm: “Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này; xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Việc thành lập tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ở nước ta thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc cải cách tư pháp, xã hội hóa một số hoạt động của cơ quan nhà nước; thể hiện sự nỗ lực của cơ quan chức năng từ Quốc hội, Chính phủ đến các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trong việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.
Hiện nay, mô hình Thừa phát lại đang được hình thành và phát triển tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần tích cực, hiệu quả trong việc chia sẻ trách nhiệm, công việc với Nhà nước và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định:“Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình UBND tỉnh phê duyệt”. Sở Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục Thống kê và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Điều kiện về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc, Việt Nam, toàn tỉnh có 01 thành phố (thành phố Sơn La) và 11 huyện (Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp và Vân Hồ). Tổng diện tích tự nhiên là 1.413 km2; có 274 km đường biên giới tiếp giáp 2 tỉnh: Hủa Phăn và Luông Pha Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Dân số toàn tỉnh khoảng 1,2 triệu người với 12 dân tộc anh em cùng chung sống.
Quy mô GRDP theo giá hiện hành năm 2018 đạt 49.789 tỷ đồng, năm 2019 đạt 50.572 tỷ đồng, năm 2020 ước đạt 56.009 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 40,2 triệu đồng/người/năm, năm 2019 đạt 40,5 triệu đồng/người/ năm, năm 2020 ước đạt 44,1 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 đạt 5.011 tỷ đồng, năm 2019 đạt 4.007 tỷ đồng, bằng 80% so với năm 2018; năm 2020 ước đạt 4.330 tỷ đồng; tổng chi ngân sách địa phương năm 2018 đạt 16.759 tỷ đồng; năm 2019 đạt 15.941 tỷ đồng (giảm 4,9%); năm 2020 ước đạt 15.362 tỷ đồng. Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018 đạt 2.368 doanh nghiệp, năm 2019 đạt 2.546 doanh nghiệp (tăng 178 doanh nghiệp so với năm 2018).
Năm 2019, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 17.029 tỷ đồng, tăng 46,5% so với năm 2018 và bằng 33,7% GRDP, bao gồm: Vốn của khu vực Nhà nước đạt 5.108 tỷ đồng; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 11.920 tỷ đồng, vốn của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 0,592 tỷ đồng.
2.2. Công tác thụ lý vụ, việc của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh từ năm 2018 đến hết 6 tháng đầu năm 2020
a) Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (Biểu số 01 kèm theo)
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thụ lý 12.041 vụ việc, trong đó, năm 2018: 4.740 vụ việc; năm 2019: 5.005 vụ việc (tăng 5,6% so với năm 2018); 6 tháng đầu năm 2020: 2.296 vụ việc.
- Đã thực hiện giải quyết đối với 10.866 vụ việc trong đó, năm 2018: 4.389 vụ việc; năm 2019: 4.662 vụ việc (tăng 6,2% so với năm 2018); 6 tháng đầu năm 2020: 1.815 vụ việc.
- Tống đạt 77.662 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, trong đó, năm 2018: 30.723 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; năm 2019: 32.634 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu (tăng 6,2% so với năm 2018); 6 tháng đầu năm 2020: 14.305 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (Biểu số 02 kèm theo)
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện thụ lý tổng số 13.286 vụ, việc án dân sự, trong đó, năm 2018: 5.207 vụ việc; năm 2019: 5.273 vụ việc (tăng 1,3% so với năm 2018); 6 tháng đầu năm 2020: 2.806 vụ việc.
- Tổng số vụ án hành chính thụ lý 41 vụ trong đó, năm 2018: 17 vụ việc; năm 2019: 17 vụ việc; 6 tháng đầu năm 2020: 07 vụ việc.
c) Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục THADS cấp huyện (Biểu số 03 kèm theo)
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án sân sự cấp huyện phải thi hành án tổng số 19.481 vụ việc, trong đó năm 2018: 7.300 vụ việc; năm 2019: 7.495 vụ việc (tăng 2,7% so với năm 2018); 6 tháng đầu năm 2020: 4.686 vụ việc.
- Tổng số vụ việc được giải quyết 14.131, trong đó năm 2018: 5.392 vụ việc; năm 2019: 5.661 vụ việc (tăng 5% so với năm 2018); 6 tháng đầu năm 2020: 3.258 vụ việc.
- Đã tống đạt 23.936 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, trong đó năm 2018: 8.655 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; năm 2019: 9.082 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu việc (tăng 4,9% so với năm 2018); 6 tháng đầu năm 2020: 6.626 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.
Qua các số liệu đã nêu ở trên nhận thấy số lượng vụ việc thụ lý, giải quyết và hồ sơ, giấy tờ tống đạt của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, cùng với sự phát triển về kinh tế, các quan hệ xã hội diễn ra cũng có xu hướng ngày càng đa dạng, phức tạp, phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp; các khiếu kiện hành chính, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động có chiều hướng tăng về số lượng, phức tạp, đa dạng hơn về nội dung.
Từ cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn tại địa phương, việc xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 là cần thiết, đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế và trong quá trình thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, giảm tải công việc cho Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn tại địa phương.
3. Căn cứ pháp lý
- Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014;
- Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
- Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
- Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;
- Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tư pháp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn về việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dụng;
- Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội;
- Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự;
- Thông tư số 223/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;
- Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
1. Quan điểm
1.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại nhằm triển khai chủ trương xã hội hóa trong hoạt động bổ trợ tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại; Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước đối với hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.
1.2. Phát triển Văn phòng Thừa phát lại phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính ổn định và bền vững; đảm bảo quyền là lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; gắn với đổi mới công tác cải cách tư pháp và cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.3. Tổ chức và hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
2. Mục tiêu
2.1. Đảm bảo tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Thừa phát lại đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình thực tiễn tại địa phương.
2.2. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động Thừa phát lại nhằm hỗ trợ tích cực cho các hoạt động tư pháp, góp phần giảm tải công việc của các cơ quan tư pháp, trước hết là của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp hiện nay.
2.3. Tạo điều kiện cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có thêm công cụ hỗ trợ tích cực để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tổ chức thi hành án.
2.4. Việc phát triển Văn phòng Thừa phát lại phải theo lộ trình cụ thể; phân bổ phù hợp với tình hình thực tiễn và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trên địa bàn tỉnh; đáp ứng kịp thời nhu cầu của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong hoạt động tố tụng.
Thành lập không quá 12 (mười hai) Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, giai đoạn 2020 - 2025 phát triển Văn phòng Thừa phát lại tại thành phố Sơn La và huyện Mộc Châu; định hướng đến năm 2030 phấn đấu phát triển đủ về số lượng Văn phòng Thừa phát lại tại các huyện còn lại.
III. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
Việc phát triển các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh thực hiện theo 02 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
1. Giai đoạn từ năm 2020 - 2025
- Tổ chức triển khai Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 sau khi UBND tỉnh phê duyệt.
- Phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; đồng thời, có tính đến nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự của các tổ chức, cá nhân tại từng địa bàn cấp huyện. Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại dự kiến được phát triển ở các địa bàn sau:
Thành phố Sơn La: 01 Văn phòng Thừa phát lại.
Huyện Mộc Châu: 01 Văn phòng Thừa phát lại.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2020 - 2025; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Đề án cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn tại địa phương (nếu có).
2. Định hướng đến năm 2030
Tiếp tục duy trì, ổn định các Văn phòng Thừa phát lại hiện có; củng cố, phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên cơ sở nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự của các tổ chức, cá nhân tại từng địa bàn cấp huyện và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại được phát triển thêm ở các huyện còn lại khi có nhu cầu (mỗi huyện 01 Văn phòng Thừa phát lại).
1. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh
Quan tâm, hỗ trợ cho hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại sau khi được thành lập và đi vào hoạt động; hướng dẫn nghiệp vụ tống đạt cho Thừa phát lại và Thư ký Thừa phát lại; thực hiện và chỉ đạo Tòa án nhân dân huyện, thành phố thỏa thuận với Thừa phát lại thực hiện chuyển giao việc tống đạt văn bản của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; trực tiếp thực hiện và hướng dẫn Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh hướng dẫn đương sự về quyền yêu cầu Thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án, quyết định để đương sự biết và sử dụng dịch vụ thi hành án của Thừa phát lại.
2. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Thực hiện và chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố thỏa thuận với Thừa phát lại thực hiện chuyển giao việc tống đạt văn bản của Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Thông tin cho Sở Tư pháp việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tống đạt các văn bản của Tòa án, các văn bản về thi hành án và trong hoạt động thi hành án của Thừa phát lại.
3. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này.
- Giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Khoản 2, Điều 68, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Thông báo Đề án và số lượng phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh sau khi UBND tỉnh phê duyệt.
- Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại địa phương với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định tại Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư pháp.
4. Công an tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an cấp huyện thực hiện các yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
5.1. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Thừa phát lại và nội dung Đề án này trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh. Định hướng các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện đưa tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Thừa phát lại và nội dung Đề án này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5.2. Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại trên các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; theo dõi và đưa tin thường xuyên về hoạt động của Thừa phát lại để nhân dân và các tổ chức nắm bắt, thực hiện.
6. Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Thực hiện và chỉ đạo Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố phối hợp với Thừa phát lại trong việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án và Thông báo các văn bản về thi hành án dân sự theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP; cung cấp thông tin cho Sở Tư pháp kết quả thực hiện các công việc về thi hành án dân sự của Thừa phát lại.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, quan tâm giới thiệu, tuyên truyền về nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại trong công tác thi hành án dân sự để đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết.
7. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan
Tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về thừa phát lại tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, trong phạm vi quản lý của mình, có trách nhiệm phối hợp với các Văn phòng Thừa phát lại để tổ chức triển khai thực hiện hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La
Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chế định Thừa phát lại đến các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn. Chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh phối hợp, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện các hoạt động về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 176 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan.
9. Kho bạc Nhà nước tỉnh
Thực hiện và chỉ đạo Kho bạc Nhà nước các huyện, thành phố phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện các hoạt động về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 176 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan.
10. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Thực hiện và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện các hoạt động về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 177 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan.
11. UBND các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Thừa phát lại và nội dung Đề án này cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn với các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động Thừa phát lại trong giai đoạn hiện nay.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các Văn phòng Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự; thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; lập vi bằng; tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan Thi hành án dân sự.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
12. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện các nội dung trong Đề án được bố trí, dự toán hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh; được quản lý và sử dụng có hiệu quả theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để được hướng dẫn, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030)
STT | Năm | Tổng số vụ việc thụ lý | Tổng số vụ việc đã giải quyết | Số lượng văn bản tống đạt | Ghi chú |
I | TAND tỉnh |
|
|
|
|
1 | Năm 2018 | 342 | 277 | 1.939 |
|
2 | Năm 2019 | 363 | 319 | 2.233 |
|
3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 168 | 114 | 1.026 |
|
II | TAND cấp huyện |
|
|
|
|
1 | Tòa án nhân dân thành phố Sơn La |
|
|
|
|
1.1 | Năm 2018 | 620 | 562 | 3.934 |
|
1.2 | Năm 2019 | 647 | 599 | 4.193 |
|
1.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 311 | 256 | 1.792 |
|
2 | Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn |
|
|
|
|
2.1 | Năm 2018 | 448 | 409 | 2.863 |
|
2.2 | Năm 2019 | 489 | 440 | 3.080 |
|
2.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 235 | 172 | 1.376 |
|
3 | Tòa án nhân dân huyện Yên Châu |
|
|
|
|
3.1 | Năm 2018 | 211 | 201 | 1.407 |
|
3.2 | Năm 2019 | 282 | 261 | 1.827 |
|
3.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 138 | 99 | 693 |
|
4 | Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu |
|
|
|
|
4.1 | Năm 2018 | 783 | 750 | 5.250 |
|
4.2 | Năm 2019 | 764 | 727 | 5.089 |
|
4.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 363 | 319 | 2.552 |
|
5 | Tòa án nhân dân huyện Vân Hồ |
|
|
|
|
5.1 | Năm 2018 | 225 | 213 | 1.491 |
|
5.2 | Năm 2019 | 299 | 283 | 1.981 |
|
5.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 137 | 116 | 928 |
|
6 | Tòa án nhân dân huyện Bắc Yên |
|
|
|
|
6.1 | Năm 2018 | 149 | 145 | 1.015 |
|
6.2 | Năm 2019 | 123 | 121 | 847 |
|
6.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 39 | 25 | 225 |
|
7 | Tòa án nhân dân huyện Phù Yên |
|
|
|
|
7.1 | Năm 2018 | 372 | 344 | 2.408 |
|
7.2 | Năm 2019 | 479 | 442 | 3.094 |
|
7.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 182 | 124 | 868 |
|
8 | Tòa án nhân dân huyện Thuận Châu |
|
|
|
|
8.1 | Năm 2018 | 510 | 481 | 3.367 |
|
8.2 | Năm 2019 | 509 | 484 | 3.388 |
|
8.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 213 | 181 | 1.629 |
|
9 | Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Nhai |
|
|
|
|
9.1 | Năm 2018 | 148 | 135 | 945 |
|
9.2 | Năm 2019 | 156 | 138 | 966 |
|
9.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 67 | 56 | 392 |
|
10 | Tòa án nhân dân huyện Mường La |
|
|
|
|
10.1 | Năm 2018 | 243 | 225 | 1.575 |
|
10.2 | Năm 2019 | 288 | 274 | 1.918 |
|
10.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 111 | 92 | 736 |
|
11 | Tòa án nhân dân huyện Sông Mã |
|
|
|
|
11.1 | Năm 2018 | 523 | 481 | 3.367 |
|
11.2 | Năm 2019 | 470 | 443 | 3.101 |
|
11.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 244 | 180 | 1.440 |
|
12 | Tòa án nhân dân huyện Sốp Cộp |
|
|
|
|
12.1 | Năm 2018 | 166 | 166 | 1.162 |
|
12.2 | Năm 2019 | 136 | 131 | 917 |
|
12.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 88 | 81 | 648 |
|
(Ban hành kèm theo Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030)
STT | Năm | Tổng số vụ việc thụ lý | Tổng số vụ việc đã giải quyết | Số lượng văn bản tống đạt | Ghi chú |
I | Viện kiểm sát nhân dân tỉnh |
|
|
|
|
1 | Năm 2018 | 201 | 17 | 4 |
|
2 | Năm 2019 | 225 | 17 | 3 |
|
3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 70 | 7 | 2 |
|
II | Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện |
|
|
|
|
1 | Viện KSND thành phố Sơn La |
|
|
|
|
1.1 | Năm 2018 | 1.212 |
|
|
|
1.2 | Năm 2019 | 951 |
|
|
|
1.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 506 |
|
|
|
2 | Viện KSND huyện Mai Sơn |
|
|
|
|
2.1 | Năm 2018 | 507 |
|
|
|
2.2 | Năm 2019 | 562 |
|
|
|
2.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 344 |
|
|
|
3 | Viện KSND huyện Yên Châu |
|
|
|
|
3.1 | Năm 2018 | 331 |
|
|
|
3.2 | Năm 2019 | 450 |
|
|
|
3.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 11 |
|
|
|
4 | Viện KSND huyện Mộc Châu |
|
|
|
|
4.1 | Năm 2018 | 546 |
|
|
|
4.2 | Năm 2019 | 511 |
|
|
|
4.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 393 |
|
|
|
5 | Viện KSND huyện Vân Hồ |
|
|
|
|
5.1 | Năm 2018 | 180 |
|
|
|
5.2 | Năm 2019 | 205 |
|
|
|
5.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 110 |
|
|
|
6 | Viện KSND huyện Bắc Yên |
|
|
|
|
6.1 | Năm 2018 | 156 |
|
|
|
6.2 | Năm 2019 | 137 |
|
|
|
6.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 66 |
|
|
|
7 | Viện KSND huyện Phù Yên |
|
|
|
|
7.1 | Năm 2018 | 445 |
|
|
|
7.2 | Năm 2019 | 711 |
|
|
|
7.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 320 |
|
|
|
8 | Viện KSND huyện Thuận Châu |
|
|
|
|
8.1 | Năm 2018 | 368 |
|
|
|
8.2 | Năm 2019 | 406 |
|
|
|
8.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 213 |
|
|
|
9 | Viện KSND huyện Quỳnh Nhai |
|
|
|
|
9.1 | Năm 2018 | 135 |
|
|
|
9.2 | Năm 2019 | 141 |
|
|
|
9.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 94 |
|
|
|
9 | Viện KSND huyện Mường La |
|
|
|
|
10.1 | Năm 2018 | 326 |
|
|
|
10.2 | Năm 2019 | 305 |
|
|
|
10.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 174 |
|
|
|
11 | Viện KSND huyện Sông Mã |
|
|
|
|
11.1 | Năm 2018 | 694 |
|
|
|
11.2 | Năm 2019 | 669 |
|
|
|
11.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 361 |
|
|
|
12 | Viện KSND huyện Sốp Cộp |
|
|
|
|
12.1 | Năm 2018 | 106 |
|
|
|
12.2 | Năm 2019 | 81 |
|
|
|
12.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 63 |
|
|
|
(Ban hành kèm theo Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030)
STT | Năm | Tổng số vụ việc phải thi hành | Tổng số vụ việc đã giải quyết | Số lượng văn bản tống đạt | Ghi chú |
I | Cục Thi hành án dân sự tỉnh |
|
|
|
|
1 | Năm 2018 | 611 | 572 | 820 |
|
2 | Năm 2019 | 418 | 380 | 1.253 |
|
3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 331 | 286 | 557 |
|
II | Cục THADS cấp huyện |
|
|
|
|
1 | Cục THADS thành phố Sơn La |
|
|
|
|
1.1 | Năm 2018 | 1.069 | 832 | 1.750 |
|
1.2 | Năm 2019 | 1.129 | 827 | 1.500 |
|
1.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 789 | 464 | 1.000 |
|
2 | Cục THADS huyện Mai Sơn |
|
|
|
|
2.1 | Năm 2018 | 716 | 564 | 1.790 |
|
2.2 | Năm 2019 | 751 | 544 | 1.500 |
|
2.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 612 | 325 | 1.530 |
|
3 | Cục THADS huyện Yên Châu |
|
|
|
|
3.1 | Năm 2018 | 540 | 66 | 70 |
|
3.2 | Năm 2019 | 520 | 377 | 340 |
|
3.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 434 | 298 | 320 |
|
4 | Cục THADS huyện Mộc Châu |
|
|
|
|
4.1 | Năm 2018 | 1.063 | 712 | 162 |
|
4.2 | Năm 2019 | 1.072 | 707 | 98 |
|
4.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 415 | 390 | 106 |
|
5 | Cục THADS huyện Vân Hồ |
|
|
|
|
5.1 | Năm 2018 | 345 | 286 | 290 |
|
5.2 | Năm 2019 | 416 | 352 | 372 |
|
5.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 112 | 107 | 112 |
|
6 | Cục THADS huyện Bắc Yên |
|
|
|
|
6.1 | Năm 2018 | 179 | 149 | 136 |
|
6.2 | Năm 2019 | 245 | 203 | 222 |
|
6.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 100 | 100 | 107 |
|
7 | Cục THADS huyện Phù Yên |
|
|
|
|
7.1 | Năm 2018 | 663 | 571 | 1.396 |
|
7.2 | Năm 2019 | 607 | 484 | 1.288 |
|
7.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 482 | 329 | 908 |
|
8 | Cục THADS huyện Thuận Châu |
|
|
|
|
8.1 | Năm 2018 | 666 | 499 | 668 |
|
8.2 | Năm 2019 | 664 | 477 | 960 |
|
8.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 172 | 126 | 358 |
|
9 | Cục THADS huyện Quỳnh Nhai |
|
|
|
|
9.1 | Năm 2018 | 185 | 148 | 266 |
|
9.2 | Năm 2019 | 287 | 233 | 312 |
|
9.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 176 | 119 | 221 |
|
10 | Cục THADS huyện Mường La |
|
|
|
|
10.1 | Năm 2018 | 351 | 266 | 798 |
|
10.2 | Năm 2019 | 392 | 295 | 882 |
|
10.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 326 | 199 | 597 |
|
11 | Cục THADS huyện Sông Mã |
|
|
|
|
11.1 | Năm 2018 | 710 | 542 | 322 |
|
11.2 | Năm 2019 | 743 | 546 | 119 |
|
11.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 553 | 363 | 241 |
|
12 | Cục THADS huyện Sốp Cộp |
|
|
|
|
12.1 | Năm 2018 | 202 | 185 | 187 |
|
12.2 | Năm 2019 | 251 | 236 | 236 |
|
12.3 | Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2020 | 184 | 152 | 169 |
|
- 1 Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030
- 2 Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3 Quyết định 673/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4 Quyết định 890/QĐ-UBND-HC năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020 -2025
- 5 Quyết định 5396/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6 Quyết định 4204/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án Phát triển Văn phòng Thừa phát Lại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7 Quyết định 1137/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021-2025”
- 8 Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030