BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2736/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUẢN LÝ THỐNG NHẤT VỀ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TƯ PHÁP, CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2736/QĐ-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Ngày 25 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương (sau đây gọi chung là Đề án).
Để triển khai Đề án kịp thời, đồng bộ, thống nhất, toàn diện và có hiệu quả, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Đề án với các nội dung cụ thể như sau:
I. Muc đích
1. Triển khai thực hiện kịp thời, toàn diện và hiệu quả các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao theo nội dung của Đề án.
2. Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án, bảo đảm việc triển khai thực hiện Đề án được thực hiện thống nhất, đồng bộ.
II. Yêu cầu
1. Xác định cụ thể nội dung, công việc, chất lượng, thời gian tiến hành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch.
2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị có liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ của các hoạt động đã đề ra.
1. Thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính
1.1. Thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ).
b) Thành phần dự kiến: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, đồng chí Đặng Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và một số đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp.
c) Thời gian thực hiện: Trước ngày 15 tháng 11 năm 2013.
1.2. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Tổ công tác thực hiện Đề án).
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 11 năm 2013.
1.3. Ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Tổ công tác thực hiện Đề án).
b) Thời gian thực hiện: tháng 12 năm 2013 (sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính).
1.4. Bố trí, sắp xếp, tuyển dụng công chức và bổ sung biên chế của Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính theo nội dung của Đề án và quy định của pháp luật.
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ).
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Bộ Nội vụ.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 12 năm 2013 (sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính).
2. Xây dựng Công văn hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính và nội dung của Đề án
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Tổ công tác thực hiện Đề án).
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Bộ Nội vụ, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp.
c) Thời gian thực hiện: tháng 11 năm 2013.
3. Xây dựng Công văn hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính và nội dung của Đề án
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Tổ công tác thực hiện Đề án).
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Bộ Nội vụ, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp.
c) Thời gian thực hiện: tháng 11 năm 2013.
4. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28 tháng 04 năm 2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Ủy ban nhân cấp xã để bổ sung nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan tư pháp địa phương và Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ.
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 12/2013 - tháng 01/2014 (phù hợp với lộ trình sửa đổi Nghị định thay thế các Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP và Nghị định số 16/2009/NĐ-CP).
II. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Phân công nhiệm vụ, kiện toàn tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thực hiện theo nội dung của Đề án.
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thực hiện.
c) Thời gian thực hiện: tháng 11-12 năm 2013.
2. Bố trí, sắp xếp công chức, bổ sung biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thực hiện theo nội dung của Đề án.
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thực hiện.
c) Thời gian thực hiện: tháng 11-12 năm 2013.
III. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Thành lập Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính tại các thành phố trực thuộc Trung ương; phân công nhiệm vụ, bổ sung biên chế chuyên trách thực hiện quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp phối hợp Sở Nội vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định).
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện.
c) Thời gian thực hiện: tháng 11-12 năm 2013.
2. Bổ sung biên chế, cán bộ cho các Phòng Tư pháp; bảo đảm đủ số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch để giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp phối hợp Sở Nội vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định).
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện.
c) Thời gian thực hiện: tháng 11-12 năm 2013.
1. Bảo đảm kinh phí cho việc triển khai thực hiện Đề án theo nội dung và tiến độ đã được phê duyệt
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch tài chính) có trách nhiệm bố trí trụ sở làm việc, trang thiết bị bảo đảm cho Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính hoạt động ngay sau khi được thành lập.
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Bộ Tài chính.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 11-12 năm 2013.
2. Hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương trong việc lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp.
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo nội dung của Đề án và quy định của pháp luật.
c) Thời gian thực hiện: tháng 11-12 năm 2013.
1. Giới thiệu, quán triệt nội dung, yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính đến các cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành Tư pháp, trực tiếp là các công chức được phân công triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính.
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Thời gian thực hiện: Tháng 11-12 năm 2013 và Quý I năm 2014.
2. Xây dựng Báo cáo chuyên đề về triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2014.
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp.
b) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Theo thời gian tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2014.
3. Rà soát, hoàn thành việc xây dựng các văn bản, đề án theo Kế hoạch triển khai và Danh mục Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính theo Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Kiểm tra, báo cáo và đánh giá việc thực hiện Đề án
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo nội dung Đề án và Kế hoạch này, kịp thời báo cáo Bộ Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện.
b) Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao theo nội dung Đề án và được cụ thể hóa trong nội dung Kế hoạch này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức triển khai thực hiện.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp làm đầu mối, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án ở địa phương.
3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong kinh phí triển khai thực hiện Đề án và theo quy định của pháp luật./.
- 1 Quyết định 1020/QĐ-BTP năm 2018 về Kế hoạch thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022” do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 242/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt "Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn năm 2018-2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 10/2015/TT-BTP quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4 Quyết định 869/QĐ-BTP về Kế hoạch kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành Tư pháp năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Công văn 5282/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2014 quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 81/2013/NĐ-CP do Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Công văn 4212/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2014 do Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Công văn 3810/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2014 về kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Công văn 8042/BTC-NSNN năm 2014 về hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 124/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 9 Quyết định 717/QĐ-TTg năm 2014 thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trực thuộc Bộ Tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Công văn 10489/VPCP-PL năm 2013 thông báo ý kiến của Thủ tướng về tổ chức thi hành Hiến pháp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị quyết 67/2013/QH13 tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
- 12 Quyết định 1950/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 14 Quyết định 1473/QĐ-TTg năm 2012 về Kế hoạch triển khai và Danh mục nghị định hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 16 Báo cáo 126/BC-LĐTBXH về kết quả thực hiện Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 17 Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 18 Nghị định 18/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 97/2007/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 19 Nghị định 16/2009/NĐ-CP sửa đổi Khoản 2 Điều 8 Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 20 Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 21 Nghị định 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 22 Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh
- 1 Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh
- 2 Nghị định 18/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 97/2007/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 3 Báo cáo 126/BC-LĐTBXH về kết quả thực hiện Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Công văn 10489/VPCP-PL năm 2013 thông báo ý kiến của Thủ tướng về tổ chức thi hành Hiến pháp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị quyết 67/2013/QH13 tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
- 6 Quyết định 717/QĐ-TTg năm 2014 thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trực thuộc Bộ Tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Công văn 3810/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2014 về kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Công văn 4212/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2014 do Bộ Tư pháp ban hành
- 9 Quyết định 869/QĐ-BTP về Kế hoạch kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành Tư pháp năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Công văn 5282/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2014 quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 81/2013/NĐ-CP do Bộ Tư pháp ban hành
- 11 Thông tư 10/2015/TT-BTP quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 12 Công văn 8042/BTC-NSNN năm 2014 về hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 124/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 13 Quyết định 242/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt "Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn năm 2018-2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 1020/QĐ-BTP năm 2018 về Kế hoạch thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022” do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành