Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 274/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 1988

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TẬP THỂ VỀ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983 ;
Căn cứ nghị quyết số 73/HĐBT ngày 12 tháng 7 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác giáo dục trong những năm trước mắt ;
Xét yêu cầu phát triển mạng lưới dạy nghề của ngành giáo dục chuyên nghiệp thành phố theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” ;
Xét đề nghị của Trưởng Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền thành phố (tờ trình số 187/TCCQ ngày 3 tháng 12 năm 1988) ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy chế về tổ chức và hoạt động của các trường dạy nghề tập thể và tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện bản quy chế này.

Điều 2. Bản quy chế nói ở điều 1 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây của UBND thành phố trái với bản quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Đồng chí Chánh văn phòng UBND thành phố, Trưởng ban tổ chức chính quyền thành phố, Trưởng ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh, Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Duy Liên

 

QUY CHẾ

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TẬP THỂ VỀ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
(Ban hành kèm theo quyết định số 274/QĐ-UB ngày 22-12-1988 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. TỔ CHỨC CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ.

Điều 1. Nhà nước khuyến khích các tập thể; nghệ nhân và tư nhân mở trường dạy nghề nhằm tạo điều kiện giải quyết việc làm cho thanh niên và nhân dân lao động, góp phần khôi phục, phát triển các nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu.

Điều 2. Trường dạy nghề tập thể và tư nhân là loại hình dạy nghề ngoài hệ thống trường chuyên nghiệp của Nhà nước, đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Trường dạy nghề tập thể và tư nhân có thể hoạt động phối hợp với các trung tâm dạy nghề quận, huyện về ngành nghề đào tạo, giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật v.v… theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi.

Điều 3. Trường dạy nghề tập thể và cá nhân có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước

Các trường dạy nghề tập thể và tư nhân được tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ có thu theo các quy định hiện hành của UBND thành phố và theo ngành nghề đào tạo để cho học sinh thực tập, rèn luyện tay nghề kỹ thuật và ngiệp vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đồng thời làm ra sản phẩm phục vụ xã hội.

II. ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TẬP THỂ VÀ TƯ NHÂN:

Điều 4. Trường dạy nghề tập thể và tư nhân được dạy những nghề mà Nhà nước cho phép.

Điều 5. Trường dạy nghề tập thể và tư nhân được phép hoạt động sau khi được Ban Giáo dục chuyên nghiệp thành phố hoặc UBND quận, huyện xét cấp giấy phép hành nghề (theo phân cấp).

UBND quận, huyện xét, cấp giấy phép cho các trường:

- Do gia đình hoặc một số người (2 hoặc nhiều người) cùng hợp tác tổ chức và cử một người đại diện.

- Do Công ty, xí nghiệp, cơ quan, hội đoàn thuộc sự quản lý của cấp quận, huyện và phường, xã.

Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố xét cấp giấy phép hành nghề cho các trường:

- Do đoàn thể, hội quần chúng, trường chuyên nghiệp của Nhà nước, xí nghiệp cơ quan…thuộc sự quản lý cấp trung ương và thành phố.

- Trường dạy nghề tư nhân tổ chức dạy nghề tại hai hoặc nhiều địa điểm không cùng địa bàn một quận huyện hoặc dạy các nghề đặc biệt có yêu cầu phải quản lý thống nhất toàn thành phố (Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố xây dựng danh mục các nghề đặc biệt trình UBND thành phố quyết định)

Điều kiện để xét cấp giấy hành nghề gồm có:

1. Có ban giám hiệu, có giáo viên là những người có thái độ chính trị tốt, có đủ sức khỏe, trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ thuật nghiệp vụ thành thạo theo quy định của nhà nước.

2. Có phòng học lý thuyết và thực hành, có học cụ và máy móc thiết bị để dạy và học nghề.

3. Có mục tiêu đào tạo, kế hoạch giảng dạy, nội dung chương trình, giáo trình môn học cho từng ngành nghề, kế hoạch tuyển sinh từng khóa học và đảm bảo chất lượng theo quy định chung của ngành giáo dục chuyên nghiệp.

4. Quy mô từng trường bảo đảm cân đối giữa số lượng học sinh – đội ngũ giáo viên – cơ sở vật chất với các hình thức tổ chức đào tạo.

5. Có đăng ký biểu giá thu học phí của mỗi học sinh cho từng nghề và từng khóa học.

Điều 6. Hồ sơ xin mở trường dạy nghề gồm có:

1. Đơn xin mở trường dạy nghề (theo mẫu quy định của Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố ), có chứng nhận của chính quyền phường, xã nếu là tư nhân. Nếu là trường do tập thể tổ chức thì cơ quan chủ quản đứng tên trên đơn xin mở trường.

2. Danh sách nhân sự: Ban Giám hiệu, giáo viên (kèm theo lý lịch, văn bằng, trình độ chuyên môn) có xác nhận của chính quyền phường, xã, quận, huyện hoặc cơ quan tùy theo đối tượng xin mở trường.

3. Mục tiêu đào tạo, kế hoạch, nôi dung chương trình giảng dạy.

4. Bản liệt kê cơ sở vật chất, kỹ thuật; lớp học lý thuyết, phòng học thực hành, số lượng máy móc, thiết bị, học cụ …

5. Biểu giá dự kiến thu học phí/học sinh của từng nghề và từng khóa hoc.

Toàn bộ hồ sơ trước khi nộp lên Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố hoặc UBND quận, huyện để xét cấp giấy phép phải có ý kiến của chính quyền sở tại:

- Những trường dạy nghề tập thể và tư nhân do ban giáo dục chuyên ngiệp xét cấp giấy phép (nói ở điều 5) hoạt động ở đại bàn nào phải có ý kiến của UBND quân, huyện ở nơi đó.

- Những trường dạy nghề tập thể và tư nhân do UBND quận, huyện xét cấp giấy phép phải có ý kiến của UBND phường xã.

III. NHIỆM VỤ, QUYỀN LỢI VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH:

Điều 7. Trường dạy nghề tập thể và tư nhân có nhiệm vụ:

1. Tổ chức, quản lý tốt việc giảng dạy, học tập theo mục tiêu, kế hoạch, giảng dạy, nôi dung chương trình, bảo đảm chất lượng dạy nghề như nội dung đã đăng ký trong giấy phép hành nghề.

2. Thực hiện đầy đủ chế độ hợp đồng lao động ký kết với giáo viên thỉnh giảng và công nhân viên nhà trường.

3. Báo cáo đầy đủ theo quy định và chịu sự quản lý kiểm tra của các cơ quan chức năng (theo phân cấp ở điều 15 của bản quy chế này).

4. Thu học phí đúng biểu giá đã niêm yết công khai và nộp lệ phí đầy đủ theo quy định.

5. Nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách quy định có liên quan của Nhà nước và UBND thành phố.

Điều 8. Quyền lợi của người đứng ra lập trường và của các trường dạy nghề tập thể và tư nhân:

1. Tập thể và tư nhân mở trường theo bản quy chế này được chính quyền các cấp thành phố bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư thành lập trường và các thu nhập chính đáng do kết quả hoạt động giảng dạy, lao động sản xuất của trường mang lại.

2. Trường được tham dự các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, khoa học kỹ thuật, chính trị, pháp luật…do ngành giáo dục chuyên nghiệp tổ chức.

3. Đươc xét khen thưởng theo các danh hiệu thi đua như các trường và trugn tâm dạy nghề ở thành phố.

Điều 9. Về học phí học nghề:

1. Các trướng dạy nghề tập thể và tư nhân ở thành phố được thu học phí theo biểu giá do ban Giáo dục chuyên nghiệp thành phố và Ủy ban Vật giá thành phố quy định (từng kỳ 3 tháng, biểu giá xét để áp dụng hệ số trượt giá thích hợp) Mức học phí phải được niêm yết công khai tại trường trước khi khai giảng khóa học.

2. Các trường dạy nghề tập thể và tư nhân được sử dụng kết quả do kết hợp đào tạo với lao động sản xuất của thầy và trò để sửa chữa tiết bị, trang bị lớp học, cải tiến đời sống giáo viên và nhân viên quản lý, giảm bớt học phí của học sinh nhất là học sinh thuộc diện chính sách. Chủ ý đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên là nghệ nhân cho tương xứng với kết quả lao động nghệ thuật và dạy nghề.

Điều 10. Nghĩa vụ và quyền lợi của người học nghề:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, nội quy của trường về học tập, lao động, sản xuất, thi cử, đóng học phí, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.

2. Trong thời gian học nghề phải thực hiện các nghĩa vụ công dân như đóng góp ngày công lao động XHCN, luật nghĩa vụ quân sự và các nghĩa vụ khác theo luật pháp nhà nước.

3. Được nơi tuyển dụng (các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc 5 thành phần kinh tế ) sử dụng thích hợp tùy theo trình độ tốt nghiệp hoặc tiếp tục học lên ở các trường chuyên nghiệp cao hơn nếu bảo đảm các điều kiện quy định của nhà nước.

Điều 11. Về vật tư và thiết bị máy móc dạy nghề, các trường dạy nghề này:

1. Được mua vật tư, thiết bị ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài thành phố theo quy định của nhà nước để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

2. Được vận đông nhà nhận vật tư, thiết bị dạy nghề của các tổ chức Việt kiều (hoặc thân nhân của giáo viên, nhân viên quản lý của trường dạy nghề) và các tổ chức từ thiện quốc tế ở nước ngoài để nâng cao chất lượng dạy nghề (sau khi báo cáo và được UBND thành phố cho phép).

3. Tùy theo ngành nghề đào tạo, được xét định mức diện ưu tiên theo chỉ tiêu của quận, huyện.

Điều 12. Về thuế:

1. Các trường dạy nghề thuần túy không sản xuất kinh doanh, được cấp giấy phép hành nghề và chấp hành tốt những quy định của Nhà nước thì được miễn các loại thuế.

2. Các trường dạy nghề có tổ chức sản xuất và dịch vụ có thu, được xét miễn giảm thuế đối với sản phẩm do thầy và trò làm ra trong quá trình đào tạo. Những sản phẩm này phải bán theo quy định của nhà nước.

3. Đối với vật tư, thiết bị nhập từ nước ngoài để phục vụ cho việc dạy nghề được xét miễn, giảm thuế theo quy định của Nhà nước.

Điều 13. Về tín dụng – ngân hàng:

Các trường dạy nghề được vay vốn tính dụng ngân hàng để mua sắm thiết bị, máy móc , vật tư, nguyên liệu phục vụ cho việc dạy nghề theo quy định của Nhà nước.

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ:

Điều 14. Các trường dạy nghề tập thể và tư nhân chỉ được dạy nghề theo đúng nội dung ngành nghề, kế hoạch, chương trình giảng dạy đã được Ban giáo dục chuyên ngành thành phố hoặc UBND quận, huyện xét duyệt khi cấp giấy phép hành nghề.

Cuối mỗi khóa, các trường dạy nghề tập thể và tư nhân phải tổ chức kỳ kiểm tra, thi tốt nghiệp. Những học sinh đạt kết quả theo đúng quy chế của ngành giáo dục chuyên ngiệp thành phố thì mới được các trường xét cấp giấy chứng nhận học nghề.

V. VỀ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ

Điều 15. Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố giúp UBND thành phố quản lý thống nhất công tác dạy nghề trên địa bàn thành phố theo quyết định 106/QĐ-UB ngày 15-05-1985 của UBND thành phố trên cơ sở phân công, phân cấp như sau:

1. Ban giao dục chuyên nghiệp thành phố giúp UBND thành phố quản lý trường dạy nghề tư nhân và tập thể trên các mặt sau đây:

- Xét cấp thu hồi giấy phép hành nghề theo các điều kiện hoạt động như điều 5 đã ghi.

- Sắp xếp, quy hoạch (mở rộng và thu hẹp) về ngành nghề và quy mô đào tạo.

- Quy định mức thu học phí và đóng lệ phế, quy định các loại biểu mẫu sổ sách giáo vụ, mẫu giấy chứng nhận đã học nghề.

- Xét duyệt ngành nghề mục tiêu đào tạo, kế hoạch giảng dạy, nội dung chương trình.

- Kiểm tra chế độ thu học phí, lệ phí và thực hiện chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước.

2. Phòng tổ chức chính quyền quận, huyện có nhiệm vụ giúp UBND quận, huyện và Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố quản lý các trường dạy nghề tập thể và tư nhân về các như sau:

- Tham gia ý kiến về việc xét, cấp thu hồi giấy phép hành nghề đối với các trường lớp dạy nghề tư nhân và tập thể được phân cấp (theo các điều kiện nêu ở điều 5, 6 và nhiệm vụ trường đã nêu ở điều 7)

- Hướng dẫn về ngành nghề đào tạo và theo dõi, kiểm tra và thực hiện các chương trình chính sách quy định của Nhà nước và UBND thành phố quy định.

- Tập hợp và báo cáo tình hình hoạt động của các trường dạy nghề tập thể và tư nhân ở địa phương cho UBND quận, huyện và Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố.

3. Trung tâm dạy nghề quận, huyện có trách nhiệm giúp UBND quận, huyện và ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố quản lý các trường dạy nghề tập thể và tư nhân (thuộc quận, huyện quản lý) trên các mặt như sau:

- Hướng dẫn kiểm tra thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình kế hoạch giảng dạy, giáo trình, giáo án, các biểu mẫu sổ sách giáo vụ… theo quy định của ngành giáo dục chuyên nghiệp của thành phố.

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, nghiệp vụ quản lý dạy nghề và kiểm tra công nhận tay nghề giáo viên theo hướng dẫn của Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố.

- Hướng dẫn tổ chức thi, kiểm tra và duyệt danh sách học sinh tốt nghiệp .

- Thu lệ phí và trích nộp theo quy định của ngành giáo dục chuyên nghiệp ở thành phố.

4. UBND phường, xã có trách nhiệm giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các trường thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đã quy định cũng như chấp hành đầy đủ luật pháp trên địa bàn lãnh thổ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hổ trợ các trường giải quyết các vướng mắc, khó khăn, trong phạm vi thẩm quyền của đại phương.

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Điều 16. Các trường dạy nghề tập thể và tư nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những điều trong quy chế này kể từ ngày ban hành. Những trường lớp dạy nghề không được Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố hoặc UBND quận, huyện cấp giấy phép hành nghề (nói ở điều 5) đều phải đình chỉ hoạt động.

Điều 17. Ban giáo dục chuyên nghiệp thành phố cùng với các sở, ban, ngành hữu quan, UBND quận, huyện, UBND phường, xã, Ban tổ chức chính quyền quận, huyện, các trung tâm dạy nghề quận, huyện tùy theo chức năng của mình hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các trường dạy nghề tập thể và tư nhân thực hiện nghiêm chỉnh bản quy chế này.