Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2754/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 24 tháng 10 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH KHÁNH HÒA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 10583/KH-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1867/TTr-STP ngày 04/10/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng quản lý của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (VBĐT; t/h);
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP;
- Lưu: VT, PT, HL.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Tuân

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2754/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1.

Thành lập Phòng công chứng

Công chứng

UBND tỉnh Khánh Hòa

2.

Giải thể Phòng công chứng

Công chứng

UBND tỉnh Khánh Hòa

3.

Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng

Công chứng

UBND tỉnh Khánh Hòa

4.

Ban hành danh mục Quyết định của UBND cấp tỉnh quy định chi tiết Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.

Thể chế

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa

5.

Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật theo thẩm quyền.

Thể chế

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG

1. Tên thủ tục: Thành lập Phòng công chứng

1.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

Bước 2: Sau khi Sở Tư pháp xây dựng xong đề án thành lập Phòng Công chứng thì Sở Tư pháp hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND tỉnh cho phép thành lập Phòng Công chứng.

1.2. Cách thức thực hiện: Sở Tư pháp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống Bưu điện đến Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ gồm:

+ Văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép thành lập Phòng Công chứng;

+ Đề án thành lập Phòng công chứng.

1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép thành lập Phòng Công chứng kèm theo Đề án thành lập Phòng công chứng.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập Phòng công chứng.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2014.

2. Tên thủ tục: Giải thể Phòng công chứng

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Bước 2: Sau khi Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

2.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng Công chứng.

- Đề án giải thể Phòng công chứng.

2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng Công chứng kèm theo Đề án giải thể Phòng công chứng.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp,

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải thể Phòng Công chứng.

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/6/2014;

3. Tên thủ tục: Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Bước 2: Sau khi Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

3.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng công chứng.

- Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng.

3.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng công chứng kèm theo Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng công chứng.

3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;

- Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng.

II. LĨNH VỰC THỂ CHẾ

4. Tên thủ tục; Ban hành danh mục Quyết định của UBND cấp tỉnh quy định chi tiết Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.

4.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận danh mục do các sở, ban, ngành tiến hành rà soát các nội dung được giao quy định chi tiết tại các Luật, nghị quyết thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý nhà nước gửi đến Sở Tư pháp tổng hợp.

- Bước 2: Sở Tư pháp thực hiện tổng hợp, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh danh mục quyết định của UBND tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

- Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

4.2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản E.Office tỉnh Khánh Hòa.

4.3. Thành phần hồ sơ: 01 bộ

- Văn bản rà soát của các sở, ban, ngành các nội dung được giao quy định chi tiết tại các luật, nghị quyết.

- Văn bản của Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết các luật, nghị quyết (kèm theo Danh mục).

4.4. Thời hạn giải quyết: Sau 45 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận được Thông báo của Bộ Tư pháp danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định ban hành Danh mục văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết của Chủ tịch UBND tỉnh

4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): thực hiện theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP và khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020.

- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

5. Tên thủ tục: Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật theo thẩm quyền

5.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sở Tư pháp tiếp nhận văn bản QPPL cấp huyện (nghị quyết/quyết định) quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp huyện gửi đến.

- Bước 2: Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra; báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý đối với văn bản có dấu trái pháp luật (nếu có).

- Bước 3: Kết luận kiểm tra đối với văn bản trái pháp luật (nếu có).

5.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện.

5.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện gửi đến.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, HĐND, UBND cấp huyện.

5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền kết luận văn bản trái pháp luật: Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Ban pháp chế HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kết luận kiểm tra văn bản trái pháp luật (nếu có).

5.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.

5.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020.

- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.