Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2771/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 04 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ CƠ SỞ VÀ CỘNG ĐỒNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2017

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 01/2017/TT-UBDT ngày 10/5/2017 của Ủy ban dân tộc Quy định chi tiết thực hiện Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 350/TTr- BDT ngày 24/7/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh năm 2017.

Điều 2. Giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện liên quan và cơ sở đào tạo triển khai tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch và nội dung đã ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành và UBND các huyện liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- PVP NN;
- Lưu: VT, K1.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Châu

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ CƠ SỞ VÀ CỘNG ĐỒNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2771/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Bình Định)

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 năm 2017 trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

1. MỤC TIÊU

Giúp cán bộ cấp xã, thôn và cộng đồng ở các xã và thôn đặc biệt khó khăn thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 nắm bắt những kiến thức cơ bản để:

1. Tổ chức thực hiện các Tiểu dự án Chương trình 135 như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng - Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; Nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở; kỹ năng thực hiện công tác giám sát kiểm tra, tổ chức thực hiện; phương pháp tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả tiến độ thực hiện gồm khối lượng, giải ngân, đánh giá tác động của Chương trình;

2. Nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; phương pháp quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn; phương pháp lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐÀO TẠO

1. Đối tượng

Cán bộ cấp xã và thôn, cán bộ làm quản lý dự án cấp xã, Văn phòng HĐND - UBND xã cán bộ làm công tác kế toán, kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ làm công tác Mặt trận Dân vận, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sản xuất giỏi và người dân ở các xã và các thôn đặc biệt khó khăn thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020.

2. Phạm vi đào tạo

Tổ chức thực hiện cho 31 xã đặc biệt khó khăn, 18 xã khu vực II (trong đó có tất cả các thôn thuộc xã đặc biệt khó khăn và 29 thôn ĐBKK thuộc các xã khu vực II) thuộc 8 huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn.

III. NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN

TT

TÊN LỚP

SỐ LƯỢNG

ĐỐI TƯỢNG

NỘI DUNG

ĐỊA ĐIỂM

01

Tập huấn triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh

02

- Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND-UBND các xã;

- Cán bộ theo dõi Dự án địa bàn xã;

- Kế toán xã, cán bộ, thôn trưởng, thôn phó các thôn đặc biệt khó khăn;
- Ban Giám sát xã.

1. Triển khai thực hiện Chương trình 135; Thông tư Liên tịch 01/2017/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc;

2. Hướng dẫn Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

3. Một số chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi hiện hành;

4. Kỹ năng quản lý, thanh quyết toán vốn Chương trình 135 và một số chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi hiện hành;

5. Duy tu, bảo dưỡng và quản lý, vận hành, giám sát các công trình cơ sở hạ tầng;

6. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững;

7. Vai trò của người dân trong tham gia thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020;

8. Thực hiện Quy chế dân chủ ở các xã thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.

Thành phố Quy Nhơn

02

Nghiệp vụ đấu thầu và đấu thầu cộng đồng cho cán bộ làm công tác đấu thầu thuộc Chương trình 135 và một số chính sách, chương trình đầu tư hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi

01

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND- UBND các xã;

- Cán bộ quản lý dự án;

- Kế toán xã, Văn phòng HĐND- UBND xã chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.

1. Các chuyên đề về Nghiệp vụ đấu thầu;

2. Một số chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi hiện hành.

Thành phố Quy Nhơn

03

Nghiệp vụ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Chương trình 135

01

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã;

- Cán bộ quản lý dự án;

- Kế toán xã, Văn phòng HĐND- UBND xã chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

1. Cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về Nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 135.

2. Một số chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi hiện hành.

Thành phố Quy Nhơn

04

Kỹ năng giám sát thi công, xây dựng công trình thuộc Chương trình 135

01

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND- UBND các xã;

- Cán bộ quản lý dự án;

- Kế toán xã, Văn phòng HĐND- UBND xã chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý giám sát thi công, xây dựng công trình.

1. Cung cấp những kiến thức nội dung cơ bản về Kỹ năng giám sát thi công, xây dựng công trình thuộc Chương trình 135.

2. Một số chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi hiện hành.

Thành phố Quy Nhơn

05

Nâng cao hiệu quả vận động cán bộ Hội Phụ nữ xã, thôn tham gia quản lý, giám sát, tuyên truyền thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

02

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên BCH Hội phụ nữ xã;

- Chi hội trưởng, Chi hội phó thôn.

1. Giới thiệu thông tin cơ bản về Chương trình 135 và một số chính sách của Đảng và Nhà nước đầu tư vùng dân tộc và miền núi;

2. Cung cấp kiến thức về quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, thủy lợi, thông tin liên lạc) trong phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của đồng bào;

3. Giới thiệu và hướng dẫn thủ tục vay các nguồn vốn tín dụng ưu đãi vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

4. Kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển sản xuất thuộc phạm vi đầu tư thuộc Chương trình 135;

5. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và phát triển KTXH trên địa bàn;

6. Thực hiện Quy chế dân chủ ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn;

7. Chuyên đề đặc thù về phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đặc biệt khó khăn.

Thành phố Quy Nhơn

06

Nâng cao hiệu quả vận động cán bộ đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên xã, thôn tham gia quản lý, giám sát tuyên truyền thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

02

Cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên xã, thôn.

1. Giới thiệu thông tin cơ bản về Chương trình 135 và một số chính sách của Đảng và Nhà nước đầu tư vùng dân tộc và miền núi;

2. Cung cấp kiến thức về quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, thủy lợi, thông tin liên lạc) trong phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của đồng bào;

3. Giới thiệu và hướng dẫn thủ tục vay các nguồn vốn tín dụng ưu đãi vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

4. Kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển sản xuất thuộc phạm vi đầu tư thuộc Chương trình 135;

5. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và phát triển KTXH miền núi;

6. Thực hiện Quy chế dân chủ ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn;

8. Chuyên đề đặc thù về phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đặc biệt khó khăn.

Thành phố Quy Nhơn

07

Nâng cao hiệu quả vận động cán bộ Hội Nông dân xã, thôn tham gia quản lý, giám sát tuyên truyền thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

02

Cán bộ Hội Nông dân xã, thôn

1. Giới thiệu thông tin cơ bản về Chương trình 135 và một số chính sách của Đảng và Nhà nước đầu tư vùng dân tộc và miền núi;

2. Cung cấp kiến thức về quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, thủy lợi, thông tin liên lạc) trong phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của đồng bào;

3. Giới thiệu và hướng dẫn thủ tục vay các nguồn vốn tín dụng ưu đãi vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

4. Kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển sản xuất thuộc phạm vi đầu tư thuộc Chương trình 135;

5. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và phát triển KTXH trên địa bàn;

6. Thực hiện Quy chế dân chủ ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn;

7. Chuyên đề đặc thù về phát huy vai trò của các cấp Hội Nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đặc biệt khó khăn.

Thành phố Quy Nhơn

08

Tuyên truyền một số chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh

11

- Ban Giám sát cộng đồng xã, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội đoàn thể, công tác viên giảm nghèo, các tổ duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn;

- Người có uy tín trong cộng đồng và người dân; ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.

1. Giới thiệu Chương trình 135 và phát huy vai trò của người dân trong thực hiện, kiểm tra, giám sát Chương trình 135;

2. Giới thiệu thông tin cơ bản về các chính sách của Đảng và Nhà nước đầu tư vùng dân tộc và miền núi;

3. Quy chế dân chủ ở cơ sở;

4. Mô hình, kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây theo từng địa phương như: cây lúa cấp 1, cây mì cao sản, cây mía, cây quế, hồ tiêu, cây keo,…; kỹ thuật nuôi các loại con: bò lai, dê lai, gà, heo, cá…

5. Duy tu, bảo dưỡng và quản lý, vận hành công trình Chương trình 135.

Tại các xã và thôn/làng đặc biệt khó khăn.

Tổng số: 22 lớp, khoảng 2.140 học viên

IV. TÀI LIỆU, BÁO CÁO VIÊN, THỜI GIAN MỞ LỚP

1. Tài liệu

- Các chuyên đề: Nghiệp vụ đấu thầu; quản lý, giám sát; Kỹ năng quản lý, thanh quyết toán vốn Chương trình 135: Do đơn vị tư vấn chuyên môn nghiệp vụ tập huấn phối hợp Ban Dân tộc tỉnh thực hiện.

- Các chuyên đề: Một số chương trình, chính sách đầu tư vùng dân tộc, miền núi; Chương trình 135; kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, báo cáo tình hình, kết quả Chương trình 135; giám sát cộng đồng; tuyên truyền vận động; kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng và kỹ thuật chăm sóc vật nuôi... giao Ban Dân tộc tỉnh phối hợp các sở, ngành, đoàn thể liên quan biên soạn.

2. Báo cáo viên

- Đơn vị tư vấn: Các giáo sư, tiến sỹ, giảng viên chuyên ngành;

- Ở tỉnh: Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, các phòng chuyên môn Ban Dân tộc tỉnh; các sở, ban, ngành, hội đoàn thể ở tỉnh.

3. Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017.

V. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ NGUỒN KINH PHÍ

1. Phân công trách nhiệm

1.1. Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện: Lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định; thành lập Ban quản lý lớp học; tổ chức chọn thầu đơn vị tư vấn đúng quy định hiện hành; chuẩn bị tài liệu các chuyên đề thuộc Ban báo cáo viên theo quy định; chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức công tác triệu tập học viên; bố trí nơi ăn, ở, học tập và các nội dung khác liên quan đến lớp đào tạo, tập huấn; quyết toán kinh phí. Tổ chức tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện với UBND tỉnh;

1.2. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm cấp phát kinh phí, kiểm soát chi và hướng dẫn thanh, quyết toán đúng theo quy định. Đồng thời, Sở Tài chính biên soạn tài liệu và cử báo cáo viên báo cáo Chuyên đề “Kỹ năng quản lý, thanh quyết toán vốn Chương trình 135 và một số chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi hiện hành.

1.3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn tài liệu và cử báo cáo viên báo cáo chuyên đề “Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững”;

1.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra nội dung các chuyên đề về Nghiệp vụ đấu thầu và một số chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi hiện hành biên soạn tài liệu và cử báo cáo viên báo cáo Chuyên đề “Vai trò của người dân trong tham gia thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020”;

1.5. Sở Xây dựng kiểm tra nội dung các chuyên đề về Nghiệp vụ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Chương trình 135; kỹ năng giám sát thi công, xây dựng công trình thuộc Chương trình 135; biên soạn tài liệu và cử báo cáo viên báo cáo 2 Chuyên đề trên khi có văn bản yêu cầu và chuyên đề “Duy tu, bảo dưỡng, quản lý, vận hành công trình Chương trình 135”;

1.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn tài liệu và cử báo cáo viên báo cáo chuyên đề “Quy trình triển khai thực hiện Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, các thôn, làng đặc biệt khó khăn” và “Mô hình, kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây theo từng địa phương như: cây lúa cấp 1, cây mì cao sản, cây mía, cây quế hồ tiêu, cây keo,...; kỹ thuật nuôi các loại con: bò lai, dê lai, gà, heo, cá…;

1.7. Sở Nội vụ biên soạn và cử báo cáo viên báo cáo chuyên đề về Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

1.8. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Định biên soạn và cử báo cáo viên báo cáo chuyên đề “Giới thiệu và hướng dẫn thủ tục vay các nguồn vốn tín dụng ưu đãi vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

1.9. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh phối hợp Ban Dân tộc tỉnh chuẩn bị báo cáo viên, tài liệu liên quan đến lĩnh vực của hội đoàn thể mình phụ trách và đôn đốc các huyện, xã cử học viên của hội mình về dự học đảm bảo đúng đối tượng, số lượng và thời gian;

1.10. UBND các huyện có trách nhiệm hướng dẫn các xã cử học viên về dự học đảm bảo đúng đối tượng, số lượng và thời gian; phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Ban Dân tộc tỉnh tổ chức mở các lớp tập huấn đạt kết quả.

2. Nguồn kinh phí

Kinh phí giao Ban Dân tộc tỉnh tại Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình 135 năm 2016 là 936 triệu đồng và Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2017 về nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã, thôn đặc biệt khó khăn 850 triệu đồng./.