BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2784/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI, THAY THẾ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính
1. Công bố bổ sung các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải tại Phụ lục I của Quyết định này.
2. Công bố sửa đổi các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải tại Phụ lục II của Quyết định này.
3. Công bố thay thế các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải tại Phụ lục III của Quyết định này.
4. Nội dung chi tiết của các thủ tục hành chính được bổ sung, sửa đổi, thay thế tại Phụ lục IV của Quyết định này.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật các thủ tục hành chính được công bố sửa đổi vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC TTHC CÔNG BỐ BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2784/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên thủ tục | Văn bản QPPL quy định TTHC | Cư quan thực hiện | Ghi chú |
I-Lĩnh vực đường bộ | ||||
1 | Chấp thuận bố trí mặt bằng tổng thể hình sát hạch trung tâm sát hạch loại 1, loại 2 | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN |
|
II-Lĩnh vực đăng kiểm | ||||
2 | Cấp Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu đối với xe ô tô con loại từ 07 chỗ trở xuống được sản xuất, lắp ráp | Thông tư số 43/2014/TTXT-BGTVT- BCT | Cục ĐKVN |
|
3 | Cấp Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu đối với xe ô tô con loại từ 07 chỗ trở xuống được nhập khẩu | Thông tư số 43/2014/TTLT-BGTVT- BCT | Cục ĐKVN |
|
4 | Cấp lại Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt | Thông tư số 63/2015/TT | Cục ĐKVN |
|
III-Lĩnh vực hàng hải | ||||
5 | Quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển | Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 | Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam |
|
6 | Đăng ký hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển, bến cảng | Thông tư số 50/2012/TT- BGTVT ngày 19/12/2012 | Cảng vụ hàng hải khu vực |
|
IV-Lĩnh vực đường thủy nội địa | ||||
7 | Chấp thuận đơn vị tư vấn giám sát dự án thực hiện đầu tư nạo vét theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước trên các tuyến đường thủy nội địa | Thông tư số 69/2015/TT- BGTVT ngày 9/11/2015 | Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải |
|
8 | Xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa hoặc trình báo đường thủy nội địa bổ sung | Thông tư số 69/2014/TT- BGTVT ngày 27/11/2014 | Cảng vụ Đường thủy nội địa, đơn vị quản lý đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất nơi xảy ra tai nạn, sự cố |
|
V-Lĩnh vực khác | ||||
9 | Đề nghị cấp giấy phép cho lực lượng, phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam | Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT - BQP-QCA-BNG | Bộ GTVT; Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao |
|
10 | Gia hạn thời hạn giấy phép cho lực lượng, phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam | Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT- BQP-QCA-BNG | Bộ GTVT; Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao |
|
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC TTHC CÔNG BỐ SỬA ĐỔI
(Kèm theo Quyết định số 2784/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên thủ tục | Văn bản QPPL quy định TTHC | Cơ quan thực hiện | Ghi chÚ | |
I-Lĩnh vực đường bộ | |||||
1 | Đăng ký khai thác tuyến | Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT | Sở GTVT |
| |
2 | Cấp phép thi công công trình đường bộ trên quốc lộ đang khai thác | Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT | Sở GTVT, Cục Quản lý đường bộ |
| |
3 | Cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ | Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT | Bộ GTVT, Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT |
| |
4 | Cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN |
| |
5 | Cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Sở GTVT |
| |
6 | Cấp lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe | Nghị định số 63/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN, Sở GTVT |
| |
II-Lĩnh vực đăng kiểm | |||||
7 | Thủ tục thẩm định thiết kế phương tiện giao thông đường sắt | Thông tư số 63/2015/TT- BGTVT | Cục ĐKVN |
| |
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC TTHC CÔNG BỐ THAY THẾ
(Kèm theo Quyết định số 2784/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên thủ tục | Mã số sê ri/tên TT được thay thế | Văn bản QPPL quy định TTHC | Cơ quan thực hiện | Ghi chú |
I-Lĩnh vực đăng kiểm | |||||
1 | Cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt | B-BGT-284924-TT; B-BGT-284925-TT | Thông tư số 63/2015/TT | Cục ĐKVN |
|
II-Lĩnh vực đường bộ | |||||
3 | Cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động | Cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN, Sở GTVT |
|
4 | Cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động |
PHỤ LỤC IV
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI, THAY THẾ
(Kèm theo Quyết định số 2784/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Phần I - NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ BỔ SUNG
I- Nội dung thủ tục lĩnh vực đường bộ
1. Chấp thuận bố trí mặt bằng tổng thể hình sát hạch trung tâm sát hạch loại 1, loại 2
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị kèm 02 bộ hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chấp thuận gửi tổ chức, cá nhân đồng thời gửi Sở Giao thông vận tải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên, nếu không có văn bản trả lời thì được coi như đã chấp thuận đề nghị.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể;
- Giấy phép xây dựng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Hồ sơ thiết kế hình sát hạch, bản kê khai loại xe cơ giới dùng để sát hạch, loại thiết bị chấm điểm tự động.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
II- Nội dung thủ tục lĩnh vực đăng kiểm
2. Cấp Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu đối với xe ô tô con loại từ 07 chỗ trở xuống được sản xuất, lắp ráp
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Cơ sở sản xuất lắp ráp (SXLR) gửi 01 bộ hồ sơ tới Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ: nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu của xe SXLR cho kiểu loại xe đăng ký để cơ sở SXLR làm căn cứ thực hiện việc dán nhãn năng lượng; nếu hồ sơ không đạt yêu cầu thì gửi thông báo các nội dung không đạt cho cơ sở SXLR để khắc phục.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 bản đăng ký mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe theo mẫu;
- 01 bản chính báo cáo thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu do cơ sở thử nghiệm cấp theo mẫu;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Bản đăng ký mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe;
- Báo cáo thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu do cơ sở thử nghiệm cấp.
10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Thông tư liên tịch số 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT ngày 24/9/2014 liên tịch giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thương quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại từ 7 chỗ trở xuống.
Mẫu:
BẢN ĐĂNG KÝ MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA KIỂU LOẠI XE
1. Tên và địa chỉ cơ sở SXLR/NK: .....................................................................................
............................................................................................................................................
2. Xe
2.1. Loại xe: .......................................................................................................................
2.2. Nhãn hiệu: ..................................................................................................................
2.3. Số loại: ........................................................................................................................
2.4. Kiểu động cơ: ................................................................. Loại:………………………….
2.5. Loại nhiên liệu: .............................................................................................................
2.6. Khối lượng bản thân: ...................................................................................................
2.7. Khối lượng toàn bộ theo thiết kế: ................................................................................
2.8. Số người cho phép chở, kể cả người lái: ...................................................................
3. Đăng ký mức tiêu thụ nhiên liệu (nếu có):
Phương pháp thử: ...............................................................................................................
Mức tiêu thụ nhiên liệu | Đơn vị | Giá trị | |
Chu trình thử | Chu trình đô thị cơ bản | 1/100 km; |
|
Chu trình đô thị phụ | 1/100 km; |
| |
Chu trình tổ hợp (Kết hợp) | 1/100 km; |
|
4. Ghi chú (nếu có):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
………………………..
| ………, ngày……. tháng……. năm …… |
Mẫu:
BÁO CÁO THỬ NGHIỆM MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU
1. Xe
1.1. Loại xe: .........................................................................................................................
1.2. Nhãn hiệu: ....................................................................................................................
1.3. Số loại: .........................................................................................................................
1.4. Kiểu động cơ: ...................................................................... Loại:……………………….
1.5. Tên và địa chỉ Cơ sở SXLR/NK: ...................................................................................
1.6. Khối lượng bản thân: ....................................................................................................
1.7. Khối lượng chuẩn xe: ....................................................................................................
1.8. Khối lượng toàn bộ theo thiết kế: ..................................................................................
1.9. Số người cho phép chở, kể cả người lái: .....................................................................
1.10. Truyền động
1.10.1. Truyền động: điều khiển bằng tay hoặc tự động hoặc vô cấp: (1)(2)
1.10.2. Số lượng tỷ số truyền: .............................................................................................
1.10.3. Tỷ số truyền:
Tỷ số truyền hộp số | Tỷ số truyền cuối cùng | Tỷ số truyền toàn bộ |
Lớn nhất đối với truyền động biến đổi liên tục CVT(*) |
|
|
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
4, 5, số khác |
|
|
Nhỏ nhất đối với CVT(*) |
|
|
Số lùi |
|
|
1.10.4. Tỷ số truyền cuối cùng: ...........................................................................................
1.10.5. Lốp:
- Ký hiệu cỡ lốp: ..................................................................................................................
- Áp suất lốp: ................................................................................................................. kPa
- Chu vi vòng lăn động lực học: ..................................................................................... mm
1.10.6. Bánh chủ động: trước, sau, 4 x 4(1) .........................................................................
1.11. Xe mẫu để thử nghiệm: Mô tả xe bao gồm ảnh chụp kèm theo.
1.12. Số kỳ làm việc của động cơ: bốn kỳ/ hai kỳ(1)
1.13. Thể tích làm việc: ................................................................................................. cm3
1.14. Hệ thống cung cấp nhiên liệu
1.14.1. Bằng bộ chế hòa khí: Có/Không (1)
- Nhãn hiệu: .........................................................................................................................
- Kiểu: ..................................................................................................................................
Hoặc
1.14.2. Bằng hệ thống phun nhiên liệu: Có/Không(1)
- Nhãn hiệu: ........................................................................................................................
- Kiểu: .................................................................................................................................
- Mô tả chung: ....................................................................................................................
1.14.3. Nhiên liệu thử nghiệm, bao gồm thông số về đặc tính nhiên liệu: .........................
1.14.4. Phương pháp chỉnh đặt băng thử (nêu các mục, phụ lục áp dụng của TCVN 6785 hoặc quy định ECE hoặc chỉ thị EC/EEC tương đương).
1.15. Tốc độ không tải nhỏ nhất của động cơ: .......................................................... r/min
1.16. Tốc độ động cơ tại công suất lớn nhất(3): ......................................................... r/min
1.17. Công suất lớn nhất: .......................................................................................... kW
2. Kiểm tra tiêu thụ nhiên liệu:
2.1. Công bố của Cơ sở sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu về tiêu thụ nhiên liệu.
2.2. Kết quả kiểm tra:
Hạng mục | Đơn vị | Kết quả đo | |
CO(**) | g/km |
| |
HC(**) | g/km |
| |
HC + NO(**) | g/km |
| |
CO2(**) | g/km |
| |
Quãng đường chạy(**) | km |
| |
Nhiên liệu tiêu thụ(**) | 1 |
| |
Tiêu thụ nhiên liệu | Chu trình đô thị cơ bản | 1/100 km; |
|
Chu trình đô thị phụ | 1/100 km; |
| |
Chu trình tổ hợp | 1/100 km; |
|
3. Ghi chú: ..........................................................................................................................
| ………, ngày……. tháng……. năm …… |
Ghi chú:
(*) CVT - Continuously Variable Transmission.
(**) Chỉ áp dụng đối với phương pháp cân bằng cacbon.
(1) Bỏ phần không áp dụng.
(2) Trong trường hợp xe trang bị các hộp số tự động, cần cung cấp tất cả dữ liệu thích hợp.
(3) N/V - Tỷ số trung bình của tốc độ động cơ với tốc độ xe ở số cao nhất.
3. Cấp Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu đối với xe ô tô con loại từ 07 chỗ trở xuống được nhập khẩu
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Cơ sở nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ tới Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ: nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu của xe nhập khẩu cho kiểu loại xe đăng ký để cơ sở nhập khẩu làm căn cứ thực hiện việc dán nhãn năng lượng; nếu hồ sơ không đạt yêu cầu thì gửi thông báo các nội dung không đạt cho cơ sở nhập khẩu để khắc phục.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 bản đăng ký mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe theo mẫu;
- 01 bản chính báo cáo thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu do cơ sở thử nghiệm cấp theo mẫu đối với trường hợp thử nghiệm trong nước; hoặc bản sao báo cáo thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu do cơ sở thử nghiệm nước ngoài cấp có xác nhận của cơ sở nhập khẩu; hoặc tài liệu chứng minh mức tiêu thụ nhiên liệu, được cấp trong thời hạn không quá 03 năm (đối với các xe nhập khẩu có cùng kiểu loại với kiểu loại xe đã được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu còn hiệu lực thi miễn thành phần hồ sơ này).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Bản đăng ký mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe;
- Báo cáo thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu do cơ sở thử nghiệm cấp.
10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Thông tư liên tịch số 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT ngày 24/9/2014 liên tịch giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thương quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại từ 7 chỗ trở xuống.
Mẫu:
BẢN ĐĂNG KÝ MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA KIỂU LOẠI XE
1. Tên và địa chỉ cơ sở SXLR/NK: ......................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Xe
2.1. Loại xe: ........................................................................................................................
2.2. Nhãn hiệu: ...................................................................................................................
2.3. Số loại: ........................................................................................................................
2.4. Kiểu động cơ: ................................................................. Loại:………………………….
2.5. Loại nhiên liệu: .............................................................................................................
2.6. Khối lượng bản thân: ...................................................................................................
2.7. Khối lượng toàn bộ theo thiết kế: ................................................................................
2.8. Số người cho phép chở, kể cả người lái: ...................................................................
3. Đăng ký mức tiêu thụ nhiên liệu (nếu có):
Phương pháp thử: ..............................................................................................................
Mức tiêu thụ nhiên liệu | Đơn vị | Giá trị | |
Chu trình thử | Chu trình đô thị cơ bản | 1/100 km; |
|
Chu trình đô thị phụ | 1/100 km; |
| |
Chu trình tổ hợp | 1/100 km; |
|
4. Ghi chú (nếu có):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
………………………..
| ………, ngày……. tháng……. năm …… |
Mẫu:
BÁO CÁO THỬ NGHIỆM MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU
3. Xe
1.11. Loại xe: ......................................................................................................................
1.12. Nhãn hiệu: .................................................................................................................
1.13. Số loại: ......................................................................................................................
1.14. Kiểu động cơ: ..................................................................... Loại:……………………..
1.15. Tên và địa chỉ Cơ sở SXLR/NK: ................................................................................
1.16. Khối lượng bản thân: .................................................................................................
1.17. Khối lượng chuẩn xe: ................................................................................................
1.18. Khối lượng toàn bộ theo thiết kế: ..............................................................................
1.19. Số người cho phép chở, kể cả người lái: .................................................................
1.20. Truyền động
1.10.1. Truyền động: điều khiển bằng tay hoặc tự động hoặc vô cấp: (1)(2)
1.10.2. Số lượng tỷ số truyền: .............................................................................................
1.10.3. Tỷ số truyền:
Tỷ số truyền hộp số | Tỷ số truyền cuối cùng | Tỷ số truyền toàn bộ |
Lớn nhất đối với truyền động biến đổi liên tục CVT(*) |
|
|
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
4, 5, số khác |
|
|
Nhỏ nhất đối với CVT(*) |
|
|
Số lùi |
|
|
1.10.4. Tỷ số truyền cuối cùng: ..........................................................................................
1.10.5. Lốp:
- Ký hiệu cỡ lốp: .................................................................................................................
- Áp suất lốp: ................................................................................................................ kPa
- Chu vi vòng lăn động lực học: ................................................................................... mm
1.10.6. Bánh chủ động: trước, sau, 4 x 4(1) .........................................................................
1.11. Xe mẫu để thử nghiệm: Mô tả xe bao gồm ảnh chụp kèm theo.
1.12. Số kỳ làm việc của động cơ: bốn kỳ/ hai kỳ(1)
1.13. Thể tích làm việc: .............................................................................................. cm3
1.14. Hệ thống cung cấp nhiên liệu
1.14.1. Bằng bộ chế hòa khí: Có/Không (1)
- Nhãn hiệu: .......................................................................................................................
- Kiểu: ................................................................................................................................
Hoặc
1.14.2. Bằng hệ thống phun nhiên liệu: Có/Không(1)
- Nhãn hiệu: .......................................................................................................................
- Kiểu: ................................................................................................................................
- Mô tả chung: ...................................................................................................................
1.14.3. Nhiên liệu thử nghiệm, bao gồm thông số về đặc tính nhiên liệu: .........................
1.14.4. Phương pháp chỉnh đặt băng thử (nêu các mục, phụ lục áp dụng của TCVN 6785 hoặc quy định ECE hoặc chỉ thị EC/EEC tương đương).
1.15. Tốc độ không tải nhỏ nhất của động cơ: ......................................................... r/min
1.16. Tốc độ động cơ tại công suất lớn nhất(3): ........................................................ r/min
1.17. Công suất lớn nhất: ......................................................................................... kW
4. Kiểm tra tiêu thụ nhiên liệu:
2.1. Công bố của Cơ sở sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu về tiêu thụ nhiên liệu.
2.2. Kết quả kiểm tra:
Hạng mục | Đơn vị | Kết quả đo | |
CO(**) | g/km |
| |
HC(**) | g/km |
| |
HC + NO(**) | g/km |
| |
CO2(**) | g/km |
| |
Quãng đường chạy(**) | km |
| |
Nhiên liệu tiêu thụ(**) | 1 |
| |
Tiêu thụ nhiên liệu | Chu trình đô thị cơ bản | 1/100 km; |
|
Chu trình đô thị phụ | 1/100 km; |
| |
Chu trình tổ hợp | 1/100 km; |
|
3. Ghi chú: ..............................................................................................................................
| ………, ngày……. tháng……. năm …… |
Ghi chú:
(*) CVT - Continuously Variable Transmission.
(**) Chỉ áp dụng đối với phương pháp cân bằng cacbon.
(1) Bỏ phần không áp dụng.
(2) Trong trường hợp xe trang bị các hộp số tự động, cần cung cấp tất cả dữ liệu thích hợp.
(3) N/V - Tỷ số trung bình của tốc độ động cơ với tốc độ xe ở số cao nhất.
4. Cấp lại Giấy chứng nhận, tem kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trong trường hợp giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định bị hư hỏng hoặc mất mà vẫn còn hạn đăng kiểm, chủ phương tiện gửi đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định trực tiếp đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Căn cứ hồ sơ đăng kiểm của phương tiện, tổng thành, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp lại giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định cho chủ phương tiện theo thời hạn của giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định đã mất trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.
2. Cách thức thực hiện:
- Gửi trực tiếp.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định theo mẫu quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Cấp lại giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 63/2015/TT-BGTVT ngày 05/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
Mẫu: ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN, TEM KIỂM ĐỊNH
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Ngày ….. tháng ….. năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN / TEM KIỂM ĐỊNH
KÍNH GỬI: CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
Tên tổ chức, cá nhân:..........................................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Điện thoại:………………………….Fax:…………………………Email:..................................
Nội dung đề nghị: Cấp lại giấy chứng nhận / tem kiểm định cho phương tiện.
Loại phương tiện: Số hiệu:
Số đăng ký:
Số giấy chứng nhận / tem kiểm định:
Thời hạn giấy chứng nhận / tem kiểm định:
Lý do cấp lại:.......................................................................................................................
............................................................................................................................................
| TỔ CHỨC / CÁ NHÂN |
III - Nội dung thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hàng hải
5. Quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển
1. Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển nộp hồ sơ đề nghị dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển đến Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Sau 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định.
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển và thông báo cho doanh nghiệp phá dỡ tàu biển và các cơ quan liên quan.
2. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển.;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
- Sau 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định.
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
6. Đăng ký hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển, bến cảng
1. Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển, bến cảng Việt Nam nộp hồ sơ tới Cảng vụ hàng hải khu vực.
b) Giải quyết TTHC:
Cảng vụ hàng hải tại khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, thành phần hồ sơ, cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại thì Cảng vụ hàng hải tại khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng hải tại khu vực có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển Việt Nam theo mẫu.
2. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Thông báo thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển theo mẫu;
- Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại do cơ quan có thẩm quyền cấp phép (bản sao có chứng thực);
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước do cơ quan có thẩm quyền cấp phép (bản sao có chứng thực).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải khu vực;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ hàng hải khu vực;
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển Việt Nam.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Thông báo thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển phải được cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 và Điều 14 của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về Quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam.
Mẫu: Thông báo tham gia hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu
………….(1)………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| (Địa danh), ngày …. tháng … năm …. |
THÔNG BÁO THAM GIA HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU
Kính gửi: ………………(2)…………………
Tên tổ chức, cá nhân:
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Để được tham gia hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng (3), chúng tôi xin gửi tới (2) 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- (liệt kê các giấy tờ của tổ chức, cá nhân)
Kính đề nghị (2) tổng hợp, thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trân trọng cảm ơn.
| ……….(4)……….. |
Trong đó:
(1). Tên tổ chức, cá nhân
(2). Cảng vụ hàng hải tại khu vực nơi thông báo
(3). Tên cảng nơi thông báo
(4). Người có thẩm quyền ký của tổ chức, cá nhân
IV- Nội dung thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Đường thủy nội địa
7. Chấp thuận đơn vị tư vấn giám sát dự án thực hiện đầu tư nạo vét theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước trên các tuyến đường thủy nội địa
1. Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Nhà đầu tư gửi hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn giám sát đủ điều kiện đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn giám sát do nhà đầu tư gửi, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận đơn vị tư vấn giám sát. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do và có văn bản trả lời nhà đầu tư.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đăng ký thực hiện chức năng giám sát dự án;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng chỉ hành nghề;
- Báo cáo tài chính; các thiết bị, máy móc phục vụ giám sát (nếu có); năng lực nhân sự; hợp đồng tham gia giám sát dự án, công trình tương tự.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn giám sát.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản chấp thuận đơn vị tư vấn giám sát.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;
- Thông tư số 69/2015/TT-BGTVT ngày 9/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm.
8. Xác nhận trình báo đường thủy nội địa hoặc trình báo đường thủy nội địa bổ sung
1. Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức cá nhân gửi hồ sơ đề nghị xác nhận trình báo đường thủy nội địa đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
+ Trường hợp phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá bị tai nạn, sự cố trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa thì trình báo đường thủy nội địa phải được trình Cảng vụ Đường thủy nội địa trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ sau khi xảy ra tai nạn, sự cố.
+ Trường hợp phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá bị tai nạn, sự cố trên đường thủy nội địa (ngoài vùng nước cảng, bến thủy nội địa) thì trình báo đường thủy nội địa phải được trình báo tại một trong các cơ quan: Cảng vụ Đường thủy nội địa, đơn vị quản lý đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất nơi xảy ra tai nạn, sự cố chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, sự cố hoặc kể từ khi phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá ghé vào cảng, bến thủy nội địa đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn, sự cố.
+ Trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng thì trình báo đường thủy nội địa phải được trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Thông tư số 69/2014/TT-BGTVT ngày 27/11/2015 trước khi mở nắp hầm hàng. Trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra với hàng hóa trong quá trình làm hàng (đã mở nắp hầm hàng) thì thực hiện, như trường hợp phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá bị tai nạn, sự cố trên đường thủy nội địa.
b) Giải quyết TTHC:
- Khi thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện hoặc người được thuyền trưởng, người lái phương tiện ủy quyền nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa vào bản trình báo đường thủy nội địa.
- Thời hạn giải quyết xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa không quá 02 (hai) giờ làm việc đối với Cảng vụ đường thủy nội địa và 03 (ba) giờ làm việc đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Các giấy tờ phải nộp đối với tàu biển:
+ Trình báo đường thủy nội địa theo mẫu (02 bản);
+ Bản trích sao Nhật ký hàng hải những phần có liên quan đến vụ việc (02 bản);
+ Bản trích sao Hải đồ liên quan đến vụ việc (02 bản).
- Các giấy tờ phải nộp đối với phương tiện thủy nội địa, tàu cá:
+ Trình báo đường thủy nội địa theo mẫu (02 bản);
+ Bản sao Tự họa có mô tả sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn, sự cố và đính kèm hình ảnh (nếu có), (02 bản).
- Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
+ Đối với tàu biển: Bản trích sao Nhật ký hàng hải những phần có liên quan đến vụ việc, Bản trích sao Hải đồ liên quan đến vụ việc;
+ Đối với phương tiện thủy nội địa, tàu cá: Bản sao Tự họa có mô tả sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn, sự cố và đính kèm hình ảnh (nếu có).
- Đối với bản trình báo đường thủy nội địa, ngoài chữ ký của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện và đóng dấu của tàu biển, phương tiện thủy nội địa, tàu cá (nếu có con dấu), còn phải có chữ ký của máy trưởng hoặc 01 (một) thủy thủ với tư cách là người làm chứng.
- Ngoài số lượng trình báo đường thủy nội địa được quy định nói trên, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện có thể đề nghị xác nhận thêm các bản khác có cùng nội dung, nếu thấy cần thiết.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Không quá 02 (hai) giờ làm việc đối với Cảng vụ đường thủy nội địa và 03 (ba) giờ làm việc đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Đường thủy nội địa, đơn vị quản lý đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất nơi xảy ra tai nạn;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ Đường thủy nội địa, đơn vị quản lý đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất nơi xảy ra tai nạn;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Trình báo đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;
- Thông tư số 69/2014/TT-BGTVT ngày 27/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định thủ tục xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa.
Mẫu: Trình báo đường thủy nội địa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Independence - Freedom - Happiness
----------------
TRÌNH BÁO ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
NOTICE OF INLAND WATERWAY
Kính gửi/ To:………………………………………………
1. Họ và tên thuyền trưởng (người lái phương tiện)/Name of Captain (vessel operator):....
..............................................................................................................................................
- Số Giấy chứng minh nhân dân (hộ chiếu)/Identity card (passport) number:......................
- Chức danh/Position:...........................................................................................................
- Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth:..................................................................................
2. Thời gian xảy ra tai nạn, sự cố/Time of the accident, incident:........................................
3. Địa điểm xảy ra tai nạn, sự cố/Location of the accident, incident:...................................
..............................................................................................................................................
4. Tên, số đăng ký, số đăng kiểm của phương tiện thủy nội địa (tàu biển, tàu cá) bị tai nạn, sự cố/Name, registration, register number of the inland, waterway vessel (sea going vessel, fishing vessel) in the accident, incident:
5. Hoàn cảnh phương tiện thủy nội địa (tàu biển, tàu cá) gặp phải/Encountered circumstance of the inland waterway vessel (sea going vessel, fishing vessel): ............................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
6. Thiệt hại do tai nạn, sự cố gây ra/Damage caused by the accident, incident:...................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
7. Những biện pháp đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh, hạn chế tổn thất do tai nạn, sự cố gây ra/The measures were taken to remedy the situation and limit losses caused by the accident, incident:
…………................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin đã nêu trên đây./. I am liable for the accuracy of the information mentioned above./.
| ……, ngày…… tháng…… năm…… |
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền | Thuyền trưởng (người lái phương tiện) |
|
Chữ ký của máy trưởng hoặc 01 thủy thủ |
V- Nội dung thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khác
9. Đề nghị cấp giấy phép cho lực lượng, phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Các quốc gia, tổ chức quốc tế được Chính phủ hoặc tổ chức có trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam đề nghị hoặc có đề nghị vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam gửi 01 bộ bản sao hồ sơ đề nghị cấp phép (trực tiếp hoặc qua bưu điện, qua fax, thư điện tử) tới Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) hoặc thông qua Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để chuyển tới Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) là cơ quan đầu mối gửi các đề nghị chính thức của Việt Nam và tiếp nhận đề nghị của các quốc gia, tổ chức quốc tế vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam.
- Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của Thông tư này trực tiếp nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép của quốc gia, tổ chức quốc tế gửi đến, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm gửi 01 bản sao hồ sơ đề nghị cấp phép gửi xin ý kiến Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).
- Các quốc gia, tổ chức quốc tế được Chính phủ hoặc tổ chức có trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam đề nghị hoặc có đề nghị vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam gửi 01 bộ bản sao hồ sơ đề nghị cấp phép (trực tiếp hoặc qua bưu điện, qua fax, thư điện tử) tới Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) hoặc thông qua Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để chuyển tới Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).
- Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép và chuyển đầy đủ hồ sơ này cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép kèm theo ý kiến của Bộ Ngoại giao về mặt đối ngoại.
+ Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cấp phép cho các cơ quan chuyên ngành giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước (trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG), cụ thể như sau:
* Cục Hàng hải Việt Nam cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển thực hiện theo Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG;
* Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện đường thủy nội địa thực hiện tìm kiếm, cứu nạn thực hiện theo Mẫu số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG;
* Cục Đường sắt Việt Nam cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện đường sắt thực hiện tìm kiếm, cứu nạn thực hiện theo Mẫu số 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG;
* Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện đường bộ thực hiện tìm kiếm, cứu nạn thực hiện theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG;
* Cục Hàng không Việt Nam cấp phép cho chuyến bay, lực lượng đi kèm theo chuyến bay thực hiện hoạt động bay tìm kiếm, cứu nạn, cứu trợ tại Việt Nam thực hiện theo Mẫu số 8 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG.
Việc cấp phép bay cho các chuyến bay thực hiện tìm kiếm, cứu nạn cất cánh, hạ cánh hoặc bay qua Việt Nam (trừ chuyến bay đã được cấp phép theo quy định của Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG) thực hiện theo quy định của Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04/6/2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay và Thông tư số 62/2011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc cấp phép bay cho các chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.
Các văn bản được viện dẫn trong Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG khi có sự sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
+ Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Cục Tác chiến cấp phép trong các trường hợp sau:
* Cấp phép cho các tàu, thuyền quân sự và các lực lượng đi kèm theo phương tiện thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam thực hiện theo Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG;
* Cấp phép cho tàu bay quân sự, tàu bay không người lái và các lực lượng đi kèm thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam thực hiện theo Mẫu số 9 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG;
* Cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài vào khu vực cấm, khu vực hạn chế hoạt động trên biển; tàu bay hạ cánh, cất cánh tại sân bay quân sự, bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm thực hiện theo các Mẫu số 4, 5, 6, 7, 8 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG.
- Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) có trách nhiệm thông báo cho quốc gia, tổ chức quốc tế (trực tiếp hoặc qua fax, thư điện tử) hoặc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao các thủ tục và hồ sơ cần thiết về việc cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm phương tiện vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam.
- Các loại giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp phép phải được lập bằng tiếng Anh. Trong trường hợp các giấy tờ nêu trên không được lập bằng tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh và được miễn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính, qua fax, thư điện tử.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ đề nghị cấp phép cho tàu biển hoặc phương tiện thủy nội địa hoặc phương tiện giao thông đường sắt hoặc phương tiện giao thông đường bộ hoặc các tàu, thuyền quân sự và các lực lượng đi kèm theo phương tiện, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép thực hiện theo mẫu;
+ Giấy đăng ký phương tiện (không áp dụng đối với phương tiện giao thông đường sắt);
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ có giá trị tương đương còn thời hạn hiệu lực;
+ Người điều khiển phương tiện: Yêu cầu cung cấp giấy phép điều khiển phương tiện tương ứng với loại phương tiện do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương còn thời hạn hiệu lực;
+ Danh sách lực lượng đi kèm theo phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn phải có thông tin về: Họ tên; quốc tịch; ngày, tháng, năm sinh; số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu còn hiệu lực;
+ Vật tư, thiết bị đi kèm theo phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn, bao gồm:
* Danh mục vật tư (nếu có);
* Danh mục chủng loại, số lượng trang, thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu nạn;
+ Trường hợp các giấy tờ quy định không được lập bằng tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh. Bản chính của các giấy tờ này phải được xuất trình khi làm thủ tục nhập cảnh.
- Hồ sơ đề nghị cấp phép cho tàu bay quân sự, tàu bay không người lái, các lực lượng đi kèm theo phương tiện, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép thực hiện theo mẫu;
+ Danh sách lực lượng đi kèm theo phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn phải có thông tin về: Họ tên; quốc tịch; ngày, tháng, năm sinh; số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực;
+ Vật tư thiết bị đi kèm theo phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn, bao gồm:
* Danh mục vật tư (nếu có);
* Danh mục chủng loại, số lượng trang, thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu nạn;
+ Trường hợp các giấy tờ quy định không được lập bằng tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh. Bản chính của các giấy tờ này phải được xuất trình khi làm thủ tục nhập cảnh.
- Hồ sơ đề nghị cấp phép cho tàu bay dân dụng và các lực lượng đi kèm theo phương tiện, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép thực hiện theo mẫu;
+ Danh sách lực lượng đi kèm theo phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn phải có thông tin về: Họ tên; quốc tịch; ngày, tháng, năm sinh; số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực;
+ Vật tư, thiết bị đi kèm theo phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn, bao gồm:
* Danh mục vật tư (nếu có);
* Danh mục chủng loại, số lượng trang, thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu nạn;
+ Trường hợp các giấy tờ quy định không được lập bằng tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh. Bản chính của các giấy tờ này phải được xuất trình khi làm thủ tục nhập cảnh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
a) Cơ quan cấp phép Bộ Giao thông vận tải
- Cơ quan cấp phép thuộc Bộ Giao thông vận tải, trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ theo quy định từ Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), phải kịp thời gửi xin ý kiến Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng), Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an). Trường hợp hồ sơ đề nghị chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thông báo kịp thời cho quốc gia, tổ chức nước ngoài để hoàn thiện hồ sơ.
- Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) và Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an), trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận đủ hồ sơ và văn bản xin ý kiến phải có văn bản trả lời về việc đồng ý hay không đồng ý cấp phép. Trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến về việc cấp phép theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 95/2010/NĐ-CP do cơ quan được ủy quyền cấp phép xin ý kiến quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) có trách nhiệm xem xét, có ý kiến về việc cấp phép và triển khai nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Nghị định số 95/2010/NĐ-CP.
- Ngay sau khi nhận được ý kiến của Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) và Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an), cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiến hành cấp phép theo quy định.
b) Cơ quan cấp phép Bộ Quốc phòng
- Cơ quan cấp phép thuộc Bộ Quốc phòng, trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ theo quy định từ Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phải xem xét, thẩm định đồng thời gửi xin ý kiến Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (Bộ Quốc phòng), Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng.
Trường hợp hồ sơ đề nghị chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thông báo kịp thời cho quốc gia, tổ chức nước ngoài để hoàn thiện hồ sơ.
- Các cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận đủ hồ sơ và văn bản xin ý kiến về việc cấp phép. Trong trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
- Ngay sau khi nhận được ý kiến trả lời của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) tiến hành thẩm định, giải quyết cấp phép theo quy định. Tùy điều kiện, tính chất và lực lượng, phương tiện nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn, Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) quy định nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị tại giấy phép.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
- Thẩm quyền quyết định của Bộ Giao thông vận tải: Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam;
- Thẩm quyền quyết định của Bộ Quốc phòng: Cục Tác chiến.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền cấp phép, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại Giao).
d) Cơ quan phối hợp:
- Trường hợp thẩm quyền quyết định của Bộ Giao thông vận tải: Cục Tác chiến (Bộ Quốc Phòng), Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công An);
- Trường hợp thẩm quyền quyết định của Bộ Quốc phòng: Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Hàng không Việt Nam; Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng); Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (Bộ Quốc phòng); các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy phép.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG ngày 06/05/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định về cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam.
Mẫu số 1: Đơn đề nghị cấp giấy phép cho lực lượng, phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP CHO LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN NƯỚC NGOÀI VÀO TÌM KIẾM, CỨU NẠN TẠI VIỆT NAM
REQUEST FOR LICENSING FOR POREIGN FORCES AND MEANS OF TRANSPORT TO CONDUCT SEARCH AND RESCUE ACTTVITIES IN VIETNAM
Ngày/Date:
Số tham chiếu/Reference number:
Kính gửi: Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao)
To: Consular Department (Ministry of Foreign Affairs)
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị: ...........................................................................................
Organization, person
- Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Address
- Số điện thoại: .................................................................................................................
Phone number
- Thư điện tử:....................................................................................................................
Email
- Quốc tịch:.......................................................................................................................
Nationality
- Hộ chiếu:........................................................................................................................
Passport number
2. Loại phương tiện: .........................................................................................................
Type of transportation
- Số lượng: .......................................................................................................................
Quantity
- Năm sản xuất:.................................................................................................................
Year of production
3. Số đăng ký:...................................................................................................................
Registration number
4. Số người điều khiển phương tiện:.................................................................................
Number of operators
5. Số nhân viên chuyên trách tìm kiếm, cứu nạn:..............................................................
Number of search and rescue personnel
- Chỉ huy trưởng (Họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu): ............................................................
Commander (Full name, nationality, passport number)
6. Trang, thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu nạn: ....................................................................
Search and rescue equipment
7. Vật tư:............................................................................................................................
Materials
8. Khu vực tìm kiếm cứu nạn:...........................................................................................
Search and rescue area limitted by the following co-ordinates
A: …………………N; ………………………..E. B: …………………N; …………….E.
C: …………………N; ………………………..E. D: …………………N; …………….E.
Hoặc tên địa danh (Phường/xã, Quận, Tỉnh/thành phố, cảng...) .....................................
Or specific locations (Ward/Commune, District, City/Province, Port...): ..........................
9. Cửa khẩu vào: …………………………….. cửa khẩu ra: ................................................
Border gate of Entry Border gate of Exit
10. Thời gian dự kiến: ........................................................................................................
Expected schedule
- Bắt đầu: ...........................................................................................................................
Start
- Kết thúc: ..........................................................................................................................
Finish
- Ngày/tháng/năm:
Date/month/year
| NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN |
Mẫu số 2: Đơn đề nghị cấp giấy phép cho tàu bay quân sự, tàu bay không người lái tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP CHO TÀU BAY QUÂN SỰ, TÀU BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI THAM GIA TÌM KIẾM, CỨU NẠN TẠI VIỆT NAM
APPLICATION FOR MILITARY AIRCRAFT, UNMANED AIRCRAFT TO PARTICIPATE IN SEARCH AND RESCUE IN VIET NAM
Ngày/Date:
Số tham chiếu/Reference number:
Kính gửi: - Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao);
- Consular Department (Ministry of Foreign Affairs);
1. Lực lượng nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam:
Foreign force to parcitipate in search and rescue in Viet Nam
- Số lượng người (danh sách kèm theo) ...........................................................................
Number of personnel (List is attached herewith)
- Chỉ huy trưởng (Họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu): ............................................................
Commander (Full name, nationality, passport number)
2. Tàu bay nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam:
- Tên người khai thác tàu bay: ..........................................................................................
Aircraft operator
- Địa chỉ: ............................................................................................................................
Address
- Điện thoại: …………………. Fax: ……………………. Thư điện tử: ................................
Tel: …………………………………. Fax: …………………… Email: ...................................
- (Các) Loại tàu bay/Aircraft type(s): .................................................................................
- (Các) Số đăng ký/Trọng tải cất cánh tối đa: ....................................................................
Registration number/Maximum take-off Weight
- Số lượng thành viên tổ lái:...............................................................................................
Number of crew members
- Người chỉ huy tàu bay:.....................................................................................................
Pilot in command
3. Chuyến bay vào Việt Nam:
Inbound Flight
Hành trình/Itinerary: ..................................................................................................................
Ngày/Tháng/Năm | Số hiệu c/b | Sân bay cất cánh/Giờ dự kiến cất cánh | Sân bay hạ cánh/Giờ dự kiến hạ cánh |
3.1. Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý: ..........
..........................................................................................................................................
Airway(s)
3.2. Sơ đồ bay (trường hợp bay ngoài đường hàng không):...........................................
Flight chart (if flight is operated out of designated airways)
4. Kế hoạch hoạt động bay tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam:............................................
Operation plan of search and rescue flights in Viet Nam
4.1. Khu vực bay tìm kiếm, cứu nạn giới hạn bởi các điểm có tọa độ:..............................
Search and rescue area limited by the following co-ordinates
A B C…
4.2. Thời gian thực hiện hoạt động bay, từ (ngày) đến (ngày), giờ UTC:...........................
Period of operation, from (date)... to (date), UTC time
4.3. Các cảng hàng không, sân bay dự kiến sử dụng:.......................................................
Name of airports and aerodromes are expected to be used
4.5. Sơ đồ bay/Phương thức bay/Loại quy tắc bay:...........................................................
Flight charts/Flight procedures/Flight rules
5. Tổ chức đề nghị cấp phép/Applicant:.............................................................................
- Địa chỉ:.............................................................................................................................
Address
- Điện thoại: ……………………… Fax: …………….. Thư điện tử: ....................................
Tel:………………………….. Fax:...................... Email:......................................................
- Ngày/tháng/năm:
Date/month/year
| NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN |
Mẫu số 3: Đơn đề nghị cấp giấy phép cho tàu bay dân dụng tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP CHO TÀU BAY DÂN DỤNG THAM GIA TÌM KIẾM, CỨU NẠN TẠI VIỆT NAM
APPLICATION FOR CIVIL AIRCRAFT TO PARTICIPATE IN SEARCH AND RESCUE IN VIET NAM
Ngày/Date:
Số tham chiếu/Reference number:
Kinh gửi: - Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao)
- Consular Department (Ministry of Foreign Affairs)
1. Lực lượng nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam:
Foreign force to participate in search and rescue in Viet Nam
- Số lượng người (danh sách kèm theo) ............................................................................
Number of personnel (List is attached herewith)
- Chỉ huy trưởng (Họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu):..............................................................
Commander (Full name, nationality, passport number)
2. Tàu bay nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam:
- Tên người khai thác tàu bay:............................................................................................
Aircraft operator
- Địa chỉ:..............................................................................................................................
Address
- Điện thoại: …………………Fax: ………………… Thư điện tử:........................................
Tel: ………………………….. Fax: ………………………… Email:......................................
- (Các) Loại tàu bay/Aircraft type(s): .................................................................................
- (Các) Số đăng ký/Trọng tải cất cánh tối đa: ...................................................................
Registration number/Maximum take-off Weight
- Số lượng thành viên tổ lái:...............................................................................................
Number of crew members
- Người chỉ huy tàu bay:.....................................................................................................
Pilot in command
3. Chuyến bay bay vào, bay ra khỏi Việt Nam:
Flight into, from Viet Nam
Hành trình/Itinerary:
Ngày/Tháng/Năm | Số hiệu c/b | Sân bay cất cánh/Giờ dự kiến cất cánh | Sân bay hạ cánh/Giờ dự kiến hạ cánh |
3.1. Đường hàng không:....................................................................................................
Airway(s)
3.2. Sơ đồ bay (trường hợp bay ngoài đường hàng không):.............................................
Flight chart (if flight is operated out of designated airways)
4. Kế hoạch hoạt động bay tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam:.............................................
Operation plan of search and rescue flights in Viet Nam
4.1. Khu vực bay tìm kiếm, cứu nạn giới hạn bởi các điểm có tọa độ: .............................
Area of search and rescue flights is outlined by points with coordinates
A B C…..
4.2. Thời gian thực hiện hoạt động bay, từ (ngày) đến (ngày):.........................................
Period of operation, from (date)... to (date)
4.3. Các cảng hàng không, sân bay dự kiến sử dụng:......................................................
Name of airports or aerodromes are expected to be used
4.4. Sơ đồ bay/Phương thức bay/Loại quy tắc bay:...........................................................
Flight charts/Flight procedures/Plight rules
5. Tổ chức đề nghị cấp phép/Applicant:.............................................................................
Địa chỉ:...............................................................................................................................
Address
- Điện thoại: ……………………… Fax: …………….. Thư điện tử: ...................................
Tel:………………………….. Fax:...................... Email:.....................................................
- Ngày/tháng/năm:
Date/month/year
| NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN |
10. Gia hạn thời hạn giấy phép cho lực lượng, phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trước khi thời hạn ghi trong giấy phép hết hiệu lực, quốc gia, tổ chức quốc tế phải nộp hồ sơ xin gia hạn tới Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để xin phép gia hạn thời hạn tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam.
- Đối tượng được gia hạn: Phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện có thể được gia hạn nếu có một trong những lý do sau đây:
+ Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chưa kết thúc;
+ Theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về công tác tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam;
+ Do các điều kiện bất khả kháng như thiên tai, tai nạn, hỏng hóc phương tiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép Việt Nam xác nhận.
b) Giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị gia hạn từ Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) có trách nhiệm xem xét hồ sơ, đồng thời gửi xin ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan. Khi cấp giấy phép gia hạn phải thông báo bằng văn bản tới Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan. Trong trường hợp từ chối gia hạn, cơ quan cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính, qua fax, thư điện tử.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản trình bày rõ lý do xin gia hạn, thời gian xin gia hạn kèm theo danh sách phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện và vật tư, thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu nạn (nếu có). Trong trường hợp khẩn cấp có thể thông báo trước bằng hình thức fax, thư điện tử và các thiết bị thông tin liên lạc khả dụng khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị gia hạn từ Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) có trách nhiệm xem xét hồ sơ, đồng thời gửi xin ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan. Khi cấp giấy phép gia hạn phải thông báo bằng văn bản tới Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan. Trong trường hợp từ chối gia hạn, cơ quan cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
- Thẩm quyền quyết định của Bộ Giao thông vận tải: Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam;
- Thẩm quyền quyết định của Bộ Quốc phòng: Cục Tác chiến.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền cấp phép, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại Giao).
d) Cơ quan phối hợp:
- Trường hợp thẩm quyền quyết định của Bộ Giao thông vận tải: Cục Tác chiến (Bộ Quốc Phòng), Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công An);
- Trường hợp thẩm quyền quyết định của Bộ Quốc phòng: Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Hàng không Việt Nam; Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng); Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (Bộ Quốc phòng); các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy phép gia hạn.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG ngày 06/05/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định về cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam.
Phần II - NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI
I. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đường bộ
1. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Doanh nghiệp, hợp tác xã gửi hồ sơ đề nghị đăng ký khai thác tuyến đến Sở Giao thông vận tải, nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của đơn vị.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai thác tuyến và công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở các thông tin về: tên doanh nghiệp, hợp tác xã, tuyến, giờ xe chạy và thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải phải kiểm tra hồ sơ và trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp theo phải công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở việc doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký khai thác tuyến thành công hoặc không thành công. Trường hợp đăng ký khai thác tuyến không thành công, Sở Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nêu rõ lý do. Các thông tin liên quan đến đăng ký khai thác tuyến phải được Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ gửi cho Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia biết để đồng thời công bố trên Trang Thông tin điện tử.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký đầu tiên mà có từ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã trở lên (tính cho cả hai đầu tuyến) đăng ký khai thác trùng tuyến và giờ xe chạy thì trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp theo, Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến phải công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, hợp tác xã biết việc tổ chức lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đăng ký khai thác tuyến theo mẫu;
- Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo mẫu;
- Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến cố định theo mẫu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đứng theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản đăng ký khai thác tuyến thành công được công bố.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Giấy đăng ký khai thác tuyến;
- Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô;
- Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến cố định.
10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:
Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được lựa chọn đăng ký khai thác tuyến theo quy hoạch mạng lưới tuyến
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
- Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Mẫu:
Tên doanh nghiệp, | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .............. /............. | ..........., ngày ...... tháng ...... năm ..... |
GIẤY ĐĂNG KÝ KHAI THÁC TUYẾN
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải ……………….
1. Tên doanh nghiệp, hợp tác xã: …………………………………………………..
2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
3. Số điện thoại (Fax): ……………………………………………………………..
4. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô số: ........... do …(tên cơ quan cấp).................. cấp ngày ........./...../...........
5. Đăng ký..........(1)..................tuyến: Mã số tuyến: ………………………………
Nơi đi:...........................................Nơi đến:...........................................................(2)
Bến xe đi:..................................... Bến xe đến:..................................................... (3)
Giờ xe xuất bến tại bến xe đi: …….. giờ.... phút, vào các ngày................................
Giờ xe xuất bến tại bến xe đến:…….giờ.... phút, vào các ngày................................
Số chuyến xe trong ngày/tuần/tháng:………………………………………………
Cự ly vận chuyển: .................km.
Hành trình chạy xe:...................................................................................................
| Đại diện doanh nghiệp, HTX |
Hướng dẫn ghi:
(1) Ghi tên tỉnh (nếu là tuyến liên tỉnh), ghi tên huyện, xã nơi đặt bến xe (nếu là tuyến nội tỉnh).
(2) Ghi tên địa danh tỉnh đi, tỉnh đến.
(3) Ghi tên bến xe nơi đi và tên bến xe nơi đến.
Mẫu:
Tên đơn vị KD vận tải:........ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.............. /.............. | …………, ngày...... tháng......năm..... |
PHƯƠNG ÁN
KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
I. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải
- Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban.
- Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ, chuyên ngành.
- Phương án tổ chức bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với đơn vị vận tải đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ).
- Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng.
- Các nội dung quản lý khác.
II. Phương án kinh doanh của đơn vị vận tải
1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.
a. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt.
- Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.
- Phạm vi hoạt động của tuyến (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km)
- Phương tiện: số lượng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ, thâm niên của lái xe khách có giường nằm hai tầng.
- Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
b. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch.
- Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km).
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.
- Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
- Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
c. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
- Màu sơn xe của đơn vị.
- Vị trí gắn hộp đèn xe taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện thoại, tên đơn vị vận tải.
- Hệ thống điều hành: địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều hành, trang thiết bị liên lạc.
- Lái xe taxi: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.
- Đồng phục của lái xe.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa
- Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, vận tải hàng hóa thông thường…).
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km)
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Lái xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
| Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải |
Mẫu:
Tên doanh nghiệp, HTX:......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.............. /.............. | …………, ngày...... tháng......năm..... |
GIẤY ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI
TRÊN TUYẾN CỐ ĐỊNH
Kính gửi: Sở GTVT...............
1. Tên doanh nghiệp, HTX:.....................................................................................
2. Địa chỉ:..........................................................................................................
3. Số điện thoại (Fax):.......................................................................................
4. Đơn vị đã đăng ký và được công nhận là đơn vị đạt Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hạng…… theo mức chất lượng dịch vụ vận tải do Bộ Giao thông vận tải quy định, (hoặc Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do đơn vị xây dựng tương đương hạng …..của Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ Giao thông vận tải ban hành).
5. Nội dung đăng ký chất lượng dịch vụ trên tuyến:
Tỉnh đi............ tỉnh đến.........; Bến đi........... Bến đến............. như sau:
a) Đạt chất lượng dịch vụ loại……(sao) theo Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ GTVT ban hành (hoặc Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do đơn vị xây dựng tương đương loại ….. (sao) của Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ Giao thông vận tải ban hành).
b) Các dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình gồm:…..
c) Số điện thoại đường dây nóng của đơn vị:................
Đơn vị kinh doanh cam kết thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký./.
Nơi nhận: | Đại diện doanh nghiệp, HTX |
_______________________
Ghi chú: Trường hợp trên tuyến có nhiều mức chất lượng dịch vụ khác nhau thì đơn vị vận tải đăng ký từng mức theo các nội dung tại mục 5.
2. Cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Chủ đầu tư dự án hoặc nhà thầu nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác đến Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở GTVT.
b) Giải quyết TTHC:
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở GTVT tiếp nhận hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác, Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở GTVT tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.
- Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở GTVT tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện cấp Giấy phép thi công. Trường hợp không cấp phép, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu;
- Văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận thiết kế của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình đường bộ.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở GTVT;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở GTVT;
d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép thi công.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Dự án công trình đường bộ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét chấp thuận.
- Có văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận thiết kế của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;
- Có Biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông (được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định vệ quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
- Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg ngày 21/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải;
- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Mẫu:
(1) (2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../….. | …., ngày …. tháng …. năm 201…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Cấp phép thi công (...3...)
Kính gửi: …………………………. (...4...)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
- Căn cứ Thông tư số 50/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ (...5..);
(....2....) đề nghị được cấp phép thi công (...6...) tại (...7...)Thời gian thi công bắt đầu từ ngày ... tháng ... năm ... đến hết ngày .. .tháng ... năm ...
Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ (...5...) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).
+ (...8...) (bản chính).
+ (...9...).
(...2...) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
(...2...) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.
(...2...) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (...10...) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (...2...) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Địa chỉ liên hệ: ……….
Số điện thoại: ………..
| (…2….) |
Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);
(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của QL39, địa phận tỉnh Hưng Yên”.
(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;
(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.
(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên quốc lộ, thuộc địa phận tỉnh nào.
(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
(9) Các tài liệu khác nếu (..2..) thấy cần thiết.
(10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.
Ghi chú:
Trên đây là các nội dung chính của mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công, các tổ chức, cá nhân căn cứ từng công trình cụ thể để ghi các nội dung và gửi kèm theo văn bản liên quan cho phù hợp./.
3. Cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe lập 01 bộ hồ sơ gửi:
- Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ đối với Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước;
- Bộ Giao thông vận tải đối với trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
b) Giải quyết TTHC:
- Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép lưu hành xe; trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy phép lưu hành xe phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp phải khảo sát đường bộ để quy định điều kiện tham gia giao thông hoặc gia cường đường bộ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe trên đường bộ tiến hành khảo sát hoặc gia cường đường bộ. Thời hạn xem xét cấp giấy phép lưu hành xe không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo sát hoặc báo cáo kết quả hoàn thành gia cường đường bộ của tổ chức tư vấn đủ điều kiện hành nghề bảo đảm cho xe lưu hành an toàn.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc nộp ở những nơi có quy định nhận hồ sơ trực tuyến đến cơ quan cấp phép lưu hành xe.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị theo mẫu;
- Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;
- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);
- Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển.
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định hoặc không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo sát hoặc báo cáo kết quả hoàn thành gia cường đường bộ của tổ chức tư vấn đủ điều kiện hành nghề bảo đảm cho xe lưu hành an toàn.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ, Bộ Giao thông vận;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ, Bộ Giao thông vận;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Mẫu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: (tên Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe)
- Cá nhân, tổ chức đề nghị: ……………………………………………………………………
- Địa chỉ: ………………………………………….. Điện thoại: ..........................................
Đề nghị cấp Giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn với các thông số sau:
1. Thông tin tổ hợp xe đầu kéo và sơ mi rơ moóc (SMRM) tải: | |||
Thông số kỹ thuật | Đầu kéo hoặc xe thân liền | Rơ moóc/ Sơmi rơ moóc RM/SMRM | |
Nhãn hiệu |
|
| |
Biển số |
|
| |
Số trục |
|
| |
Khối lượng bản thân (tấn) |
|
| |
Khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông (tấn) |
|
| |
Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (tấn) |
|
| |
Khối lượng cho phép kéo theo (tấn) |
|
| |
Kích thước bao của tổ hợp (dài x rộng x cao) (m) |
| ||
2. Thông tin hàng hóa đề nghị chuyên chở: | |||
Loại hàng: | |||
Kích thước (D x R x C) m: | Tổng khối lượng (tấn): | ||
3. Thông tin kích thước, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe sau khi xếp hàng hóa lên xe: | |||
Kích thước (D x R x C) m: | Hàng vượt phía trước thùng xe: m | ||
Hàng vượt hai bên thùng xe: m | Hàng vượt phía sau thùng xe: m | ||
Tổng khối lượng: tấn (gồm khối lượng bản thân ô tô đầu kéo + khối lượng bản thân sơ mi rơ moóc + khối lượng số người ngồi trên xe + khối lượng hàng) | |||
4. Tải trọng lớn nhất được phân bổ lên trục xe sau khi xếp hàng hóa lên xe: | |||
Trục đơn: tấn | |||
Cụm trục kép: tấn, khoảng cách giữa 02 tâm trục liền kề: d =….m | |||
Cụm trục ba: tấn, khoảng cách giữa 02 tâm trục liền kề: d =…m | |||
|
|
|
|
5. Tuyến đường và thời gian vận chuyển:
- Tuyến đường vận chuyển (ghi đầy đủ, cụ thể tên từng đoạn tuyến đường bộ, các vị trí chuyển hướng, đi qua đường ngang tại Km …….): ................................................................
- Thời gian đề nghị lưu hành: Từ ………………đến.....................................................
6. Cam kết của chủ phương tiện: về quyền sở hữu phương tiện và hàng hóa tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe.
(Giấy đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe phải kèm theo sơ đồ xe thể hiện rõ các kích thước: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao của xe đã xếp hàng và khoảng cách giữa các trục xe, chiều dài đuôi xe) | …..., ngày…. tháng… năm…. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH XE BÁNH XÍCH TỰ HÀNH TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Kính gửi: (tên Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy lưu hành)
- Cá nhân, tổ chức đề nghị: ....................................................................................
- Địa chỉ: ………………………………….. Điện thoại: .................................................
- Đề nghị cấp Giấy phép lưu hành cho xe bánh xích: .................................................
- Biển số đăng ký (nếu có): .....................................................................................
- Khối lượng bản thân xe: ……………………………… (tấn)
- Kích thước của xe:
+ Chiều dài: ………………………………..(m)
+ Chiều rộng: ……………………………….. (m)
+ Chiều cao: ……………………………….. (m)
- Loại xích (nhọn hoặc bằng): ………………………………..
- Chiều rộng bánh xích mỗi bên: ……………….. (m)
- Khoảng cách giữa hai mép ngoài của bánh: ……………….. (m)
- Tuyến đường vận chuyển (ghi đầy đủ, cụ thể tên từng đoạn tuyến đường bộ, các vị trí chuyển hướng, đi qua đường ngang tại Km …..): ………………………………………….
- Thời gian đề nghị lưu hành: Từ …………….. đến …………………
(Đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe phải kèm theo sơ đồ xe thể hiện rõ các kích thước: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao của xe) | ……, ngày…. tháng… năm…. |
4. Cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Điều kiện chung của trung tâm sát hạch lái xe
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Trung tâm sát hạch lái xe loại 1 và loại 2 được xây dựng phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm sát hạch của Bộ Giao thông vận tải.
- Điều kiện về cơ sở vật chất
+ Điều kiện chung
* Diện tích trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm loại 1 có diện tích không nhỏ hơn 35.000 m2; trung tâm loại 2 có diện tích không nhỏ hơn 20.000 m2;
* Trung tâm phải có đủ phương tiện, thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ;
* Xe cơ giới dùng để sát hạch:
Số lượng: Sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe và các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe.
Xe sát hạch lái xe trong hình thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng; có hệ thống phanh phụ được lắp đặt theo quy định. Riêng xe sát hạch lái xe hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch.
Xe sát hạch lái xe trên đường phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ; có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của sát hạch viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng; có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có gắn 02 biển “SÁT HẠCH”;
* Thiết bị sát hạch lý thuyết: Tối thiểu 02 máy chủ (server); tối thiểu 20 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 1 hoặc loại 2;
* Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình: Tối thiểu 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch đối với mỗi loại trung tâm sát hạch;
* Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường: Có ít nhất 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch, 01 máy tính làm chức năng máy chủ và điều hành có đường thuê bao riêng và địa chỉ IP tĩnh.
+ Điều kiện kỹ thuật
Trung tâm sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành gồm: Làn đường, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch giới hạn, vỉa hè hình sát hạch, cọc chuẩn và hình các bài sát hạch trong sân sát hạch; xe cơ giới dùng để sát hạch; thiết bị sát hạch lý thuyết; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường; nhà điều hành và công trình phụ trợ khác.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
5. Cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy phép xây dựng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Điều kiện chung của trung tâm sát hạch lái xe
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Trung tâm sát hạch lái xe loại 3 được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Điều kiện về cơ sở vật chất
+ Điều kiện chung
* Diện tích trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm loại 3 có diện tích không nhỏ hơn 4.000 m2;
* Trung tâm phải có đủ phương tiện, thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ;
* Xe cơ giới dùng để sát hạch:
Số lượng: Sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe và các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe.
Xe sát hạch lái xe trong hình thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng; có hệ thống phanh phụ được lắp đặt theo quy định. Riêng xe sát hạch lái xe hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch.
Xe sát hạch lái xe trên đường phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ; có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của sát hạch viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng; có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có gắn 02 biển “SÁT HẠCH”;
* Thiết bị sát hạch lý thuyết: Tối thiểu 02 máy chủ (server); tối thiểu 10 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3;
* Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình: Tối thiểu 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch đối với mỗi loại trung tâm sát hạch;
* Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường: Có ít nhất 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch, 01 máy tính làm chức năng máy chủ và điều hành có đường thuê bao riêng và địa chỉ IP tĩnh.
+ Điều kiện kỹ thuật
Trung tâm sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành gồm: Làn đường, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch giới hạn, vỉa hè hình sát hạch, cọc chuẩn và hình các bài sát hạch trong sân sát hạch; xe cơ giới dùng để sát hạch; thiết bị sát hạch lý thuyết; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường; nhà điều hành và công trình phụ trợ khác.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều
kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
6. Cấp lại Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam (cơ sở đào tạo thuộc Trung ương do Bộ GTVT giao) hoặc Sở Giao thông vận tải (cơ sở đào tạo do địa phương quản lý).
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị theo mẫu quy định;
- Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
- 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Điều kiện giáo viên dạy thực hành
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp;
- Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
- Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày được cấp; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 (năm) năm trở lên, kể từ ngày được cấp;
- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Mẫu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TẬP HUẤN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH LÁI XE
Kính gửi: (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) Sở Giao thông vận tải ……….
Tôi là: ……………………………………………Quốc tịch:……………………………………
Sinh ngày: …………………… tháng …………………. năm …………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………………………
Có giấy chứng minh nhân dân số: …………………….., cấp ngày ….. tháng….. năm …..
Nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………
Có giấy phép lái xe số: ……………………….., hạng …………………. do: …………………
cấp ngày …………. tháng ……… năm ……………
Đề nghị cho tôi được tham gia tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe hạng …………….. để dạy lái xe tại cơ sở đào tạo ………………………………
Xin gửi kèm theo:
- 01 bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
- 01 bản sao có chứng thực Giấy phép lái xe (còn thời hạn);
- 01 bản sao có chứng thực chứng chỉ sư phạm;
- 01 giấy chứng nhận sức khỏe;
- 02 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.
- Các tài liệu khác có liên quan
gồm: ………………………………….
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
| …………., ngày …… tháng….. năm 20.... |
II. Nội dung thủ tục thuốc lĩnh vực đăng kiểm
7. Thẩm định thiết kế phương tiện giao thông đường sắt
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Cơ sở thiết kế lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả;
- Việc thẩm định thiết kế được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải kéo dài thời gian thẩm định do yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thiết kế thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở thiết kế;
- Sau khi thẩm định, nếu không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở thiết kế và nêu rõ lý do; nêu đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định;
- Hồ sơ thiết kế sau khi được cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, sẽ được chuyển cho cơ sở thiết kế và lưu trữ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định;
- 03 bộ hồ sơ thiết kế quy định tại Điều 3 của Thông tư số 63/2015/TT-BGTVT;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở thiết kế (đối với trường hợp thẩm định thiết kế lần đầu của cơ sở thiết kế).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Việc thẩm định thiết kế được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải kéo dài thời gian thẩm định do yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thiết kế thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở thiết kế.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế.
8. Phí, lệ phí: 50.000 đồng/Giấy.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Giấy đề nghị thẩm định thiết kế.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 63/2015/TT-BGTVT ngày 05/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
- Thông tư số 199/2016/TT-BTC ngày 05/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Mẫu: GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ / KIỂM TRA SẢN PHẨM SẢN XUẤT, LẮP RÁP
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Ngày ……. tháng ….. năm …… |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
KÍNH GỬI: CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
Tên tổ chức, cá nhân:.......................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:………………………Fax :…………………………….Email:..............................
Nội dung đề nghị:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Hồ sơ kèm theo:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Địa điểm và thời gian:......................................................................................................
.........................................................................................................................................
| TỔ CHỨC / CÁ NHÂN |
Phần III - NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ THAY THẾ
I- Nội dung thủ tục lĩnh vực đăng kiểm
1. Cấp Giấy chứng nhận, tem kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Thông tư số 63/2015/TT-BGTVT đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn kiểm tra thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra phương tiện tại hiện trường.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường. Nếu kết quả kiểm tra đạt thì cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và dán tem kiểm định cho phương tiện trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với phương tiện kiểm tra định kỳ, 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với phương tiện, tổng thành nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, phương tiện hoán cải.
Nếu kết quả kiểm tra phương tiện không đạt thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp thông báo không đạt chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
2. Cách thức thực hiện:
- Gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra sản phẩm sản xuất, lắp ráp bao gồm:
+ Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định;
+ Hồ sơ thiết kế của phương tiện, tổng thành đã được thẩm định;
+ Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống liên quan được sử dụng;
+ Hồ sơ kiểm tra phương tiện, tổng thành của cơ sở sản xuất.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra phương tiện hoán cải bao gồm:
+ Hồ sơ thiết kế hoán cải phương tiện đã được thẩm định;
+ Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống liên quan được sử dụng;
+ Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực đã được cấp cho phương tiện;
+ Hồ sơ kiểm tra phương tiện hoán cải của cơ sở sản xuất.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra sản phẩm nhập khẩu bao gồm:
+ Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định;
+ Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng nhập khẩu và các phụ lục hợp đồng (nếu có);
+ Tài liệu giới thiệu đặc tính kỹ thuật của phương tiện, tổng thành;
+ Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của sản phẩm;
+ Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra định kỳ phương tiện bao gồm:
+ Hồ sơ kiểm tra phương tiện của cơ sở sản xuất;
+ Bản sao giấy đăng ký phương tiện (đối với trường hợp phương tiện sản xuất, lắp ráp mới và phương tiện nhập khẩu kiểm tra định kỳ lần đầu hoặc phương tiện có thay đổi số đăng ký).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với phương tiện kiểm tra định kỳ, 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với phương tiện, tổng thành nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, phương tiện hoán cải.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và dán tem kiểm định.
8. Phí, lệ phí: 50.000 đồng/Giấy.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Giấy đề nghị kiểm tra sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất, lắp ráp
- Giấy đề nghị kiểm tra sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 63/2015/TT-BGTVT ngày 05/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
- Thông tư số 199/2016/TT-BTC ngày 05/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Mẫu: GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ / KIỂM TRA SẢN PHẨM SẢN XUẤT, LẮP RÁP
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Ngày ……. tháng ….. năm …… |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
KÍNH GỬI: CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
Tên tổ chức, cá nhân:......................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:………………………Fax:…………………………….Email:..............................
Nội dung đề nghị:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Hồ sơ kèm theo:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Địa điểm và thời gian:.......................................................................................................
.........................................................................................................................................
| TỔ CHỨC / CÁ NHÂN |
Mẫu: GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA SẢN PHẨM NHẬP KHẨU
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Ngày ……. tháng ….. năm …… |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
KÍNH GỬI: CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
Tên tổ chức, cá nhân:.........................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:………………………Fax:…………………………….Email:..............................
Nội dung đề nghị:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Hồ sơ kèm theo:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Số tờ khai hải quan (nếu có):..............................................................................................
Địa điểm và thời gian:.........................................................................................................
.........................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA CỤC ĐĂNG | TỔ CHỨC / CÁ NHÂN (Ký tên, đóng dấu) |
II- Nội dung thủ tục lĩnh vực đường bộ
2. Cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị đến:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 1, 2;
- Sở Giao thông vận tải đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3
b) Giải quyết TTHC:
- Trường hợp trung tâm sát hạch lái xe có sự thay đổi về thiết bị sát hạch, chủng loại, số lượng xe cơ giới sử dụng để sát hạch lái xe: Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động; Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không cấp lại, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp bị hỏng, mất, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy chứng nhận: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận cho trung tâm sát hạch. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Trường hợp trung tâm sát hạch lái xe có sự thay đổi về thiết bị sát hạch, chủng loại, số lượng xe cơ giới sử dụng để sát hạch lái xe: Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;
- Trường hợp bị hỏng, mất, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy chứng nhận: Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận và nêu rõ lý do hỏng hoặc mất.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp trung tâm sát hạch lái xe có sự thay đổi về thiết bị sát hạch, chủng loại, số lượng xe cơ giới sử dụng để sát hạch lái xe:
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động; Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không cấp lại, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp bị hỏng, mất, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy chứng nhận:
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận cho trung tâm sát hạch. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở GTVT;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở GTVT;
d) Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải (đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, 2)
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
a) Đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 1,2:
- Điều kiện chung của trung tâm sát hạch lái xe
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Trung tâm sát hạch lái xe loại 1 và loại 2 được xây dựng phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm sát hạch của Bộ Giao thông vận tải; trung tâm sát hạch lái xe loại 3 được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Điều kiện về cơ sở vật chất
+ Điều kiện chung
* Diện tích trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm loại 1 có diện tích không nhỏ hơn 35.000 m2; trung tâm loại 2 có diện tích không nhỏ hơn 20.000 m2; trung tâm loại 3 có diện tích không nhỏ hơn 4.000 m2;
* Trung tâm phải có đủ phương tiện, thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ;
* Xe cơ giới dùng để sát hạch:
Số lượng: Sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe và các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe.
Xe sát hạch lái xe trong hình thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng; có hệ thống phanh phụ được lắp đặt theo quy định. Riêng xe sát hạch lái xe hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch.
Xe sát hạch lái xe trên đường phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ; có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của sát hạch viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng; có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có gắn 02 biển “SÁT HẠCH”;
* Thiết bị sát hạch lý thuyết: Tối thiểu 02 máy chủ (server); tối thiểu 10 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3, tối thiểu 20 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 1 hoặc loại 2;
* Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình: Tối thiểu 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch đối với mỗi loại trung tâm sát hạch;
* Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường: Có ít nhất 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch, 01 máy tính làm chức năng máy chủ và điều hành có đường thuê bao riêng và địa chỉ IP tĩnh.
+ Điều kiện kỹ thuật
Trung tâm sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành gồm: Làn đường, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch giới hạn, vỉa hè hình sát hạch, cọc chuẩn và bình các bài sát hạch trong sân sát hạch; xe cơ giới dùng để sát hạch; thiết bị sát hạch lý thuyết; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường; nhà điều hành và công trình phụ trợ khác.
b) Đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3:
- Điều kiện chung của trung tâm sát hạch lái xe
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Trung tâm sát hạch lái xe loại 3 được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Điều kiện về cơ sở vật chất
+ Điều kiện chung
* Diện tích trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm loại 3 có diện tích không nhỏ hơn 4.000 m2;
* Trung tâm phải có đủ phương tiện, thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ;
* Xe cơ giới dùng để sát hạch:
Số lượng: Sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe và các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe.
Xe sát hạch lái xe trong hình thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng; có hệ thống phanh phụ được lắp đặt theo quy định. Riêng xe sát hạch lái xe hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch.
Xe sát hạch lái xe trên đường phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ; có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của sát hạch viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng; có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có gắn 02 biển “SÁT HẠCH”;
* Thiết bị sát hạch lý thuyết: Tối thiểu 02 máy chủ (server); tối thiểu 10 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3;
* Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình: Tối thiểu 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch đối với mỗi loại trung tâm sát hạch;
* Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường: Có ít nhất 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch, 01 máy tính làm chức năng máy chủ và điều hành có đường thuê bao riêng và địa chỉ IP tĩnh.
+ Điều kiện kỹ thuật
Trung tâm sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành gồm: Làn đường, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch giới hạn, vỉa hè hình sát hạch, cọc chuẩn và hình các bài sát hạch trong sân sát hạch; xe cơ giới dùng để sát hạch; thiết bị sát hạch lý thuyết; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường; nhà điều hành và công trình phụ trợ khác.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
- 1 Quyết định 2294/QĐ-BGTVT năm 2017 về công bố sửa đổi thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 2 Quyết định 2244/QĐ-BGTVT năm 2017 về công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 3 Quyết định 1609/QĐ-BGTVT năm 2017 công bố bổ sung, sửa đổi, thay thế và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 4 Quyết định 1574/QĐ-BGTVT năm 2017 công bố sửa đổi và thay thế thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 5 Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 6 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 7 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 1 Quyết định 1574/QĐ-BGTVT năm 2017 công bố sửa đổi và thay thế thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 2 Quyết định 1609/QĐ-BGTVT năm 2017 công bố bổ sung, sửa đổi, thay thế và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 3 Quyết định 2244/QĐ-BGTVT năm 2017 về công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 4 Quyết định 2294/QĐ-BGTVT năm 2017 về công bố sửa đổi thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải