Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2792/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020, TẦM NHÌN 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 4768/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch công tác năm 2010;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030” kèm theo Quyết định này

Điều 2. Ban soạn thảo Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 căn cứ Đề cương Chiến lược đã được phê duyệt tổ chức, chỉ đạo xây dựng Chiến lược đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, quy trình và thủ tục theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Ban Soạn thảo Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng, cácThứ trưởng
- Lưu: VT, GĐ

BỘ TRƯỞNG




Hoàng Tuấn Anh

 

ĐỀ CƯƠNG

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020, TẦM NHÌN 2030

(Ban hành theo Quyết định số 2792/QĐ-BVHTTDL Ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phần thứ nhất

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020, TẦM NHÌN 2030

1. Sự cần thiết của việc xây dựng, ban hành Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược)

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[1].

Sau hơn nửa thế kỷ thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về gia đình, đặc biệt là sau 5 năm thực hiện Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010, công tác gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, công tác gia đình hiện nay còn nhiều yếu kém và đang đối mặt với nhiều thách thức. Nguyên nhân của tình hình trên có phần do nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình; một số vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời; một số nơi cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình; công tác giáo dục trước và sau hôn nhân, việc cung cấp các kiến thức làm cha mẹ, các kỹ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình chưa được coi trọng... Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách thức.

Trong thời gian tới, nếu chúng ta không quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức nêu trên sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[2].

2. Căn cứ xây dựng Chiến lược

Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam[3]; Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2000; Luật Thi đua Khen thưởng; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Phạm vi giới hạn nghiên cứu

Để phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn, Chiến lược sẽ được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước; phân tích kết quả triển khai thực hiện Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 đã được các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của một số Bộ, ngành liên quan đánh giá[4]; phân tích kết quả triển khai thực hiện Chiến lược do Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh điều tra, khảo sát[5]; phân tích các thông tin có liên quan từ kết quả hoạt động thu thập một số chỉ số cơ bản về gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện[6]; phân tích các thông tin có liên quan từ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và tiếp thu chọn lọc ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia thông qua các nghiên cứu, các hội thảo liên quan.

4. Phương pháp tiếp cận

- Khai thác, nghiên cứu tài liệu liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để đưa vào các nội dung của Chiến lược.

- Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin từ kết quả triển khai thực hiện Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 đã được các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của một số Bộ, ngành đánh giá; kết quả triển khai thực hiện Chiến lược do Viện Xã hội học, Học viện Chính trị-Hành chính Hồ Chí Minh điều tra, khảo sát; các thông tin về kết quả thu thập một số chỉ số cơ bản về lĩnh vực gia đình do các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện; kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009; các nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 và xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 của các nhà khoa học, các chuyên gia tiến hành trong thời gian vừa qua.

- Chọn lọc ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia thông qua các hội thảo liên quan đến việc xây dựng Chiến lược.

4. Hồ sơ sản phẩm

4.1. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt đề cương Chiến lược.

4.2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược.

4.3. Ý kiến của các Bộ, ngành, đoàn thể về nội dung Chiến lược.

4.4. Tổng hợp kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành, đoàn thể về nội dung Chiến lược.

4.5. Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược.

5. Tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

(dự kiến)

1

Họp Ban soạn thảo, Ban biên tập

Ngày 20 tháng 5

2

Họp góp ý đề cương dự thảo Chiến lược

Ngày 08 tháng 6

3

Hội thảo góp ý đề cương dự thảo Chiến lược

Ngày 16 tháng 6

4

Vụ Gia đình và Vụ Kế hoạch, Tài chính phối hợp hoàn thiện đề cương

Tuần 3,4 tháng 6

5

Họp góp ý đề cương dự thảo Chiến lược

Tháng 7

6

Hoàn thiện đề cương

Tháng 7

7

Trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt đề cương

Đầu tháng 8

8

Dự thảo Chiến lược 1

Tuần 2 tháng 8

9

Họp dự thảo Chiến lược 1

Tuần 2 tháng 8

10

Dự thảo Chiến lược 2

Tuần 3 tháng 8

11

Hội thảo phía Bắc về dự thảo Chiến lược 2

Tuần 4 tháng 8

12

Hội thảo phía Nam về dự thảo Chiến lược 2

Tuần 4 tháng 8

13

Dự thảo Chiến lược 3

Tuần 4 tháng 8

14

Họp dự thảo Chiến lược 3

Tuần 2 tháng 9

15

Dự thảo Chiến lược 4

Tuần 2 tháng 9

16

Họp dự thảo Chiến lược 4

Tuần 2 tháng 9

17

Dự thảo Chiến lược 5

Tuần 2 tháng 9

18

Gửi Vụ Pháp chế thẩm định dự thảo Chiến lược 5

Tuần 2 tháng 9

19

Đăng Website của Bộ lấy ý kiến đóng góp

Tuần 3 tháng 9

20

Lấy ý kiến các Bộ, ngành, các tỉnh/thành

Tuần 3 tháng 9

21

Lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp

Tuần 3 tháng 9

22

Hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng

Tuần 3 tháng 10

23

Trình Bộ trưởng

Tuần 3 tháng 10

24

Trình Thủ tướng

Tuần 4 tháng 10

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Cơ quan xây dựng: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

6.2. Cơ quan thẩm định: Bộ Tư pháp

6.3. Cơ quan phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.

Phần thứ hai

ĐỀ CƯƠNG CHIẾN LƯỢC

I. TÊN CHIẾN LƯỢC

Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030.

II. QUAN ĐIỂM

1. Quan điểm về gia đình với tư cách là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

2. Quan điểm về sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nư­ớc, sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân đối với công tác gia đình.

3. Quan điểm về trách nhiệm của gia đình với các thành viên trong gia đình và với xã hội; về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với gia đình.

4. Quan điểm về vấn đề kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình.

5. Quan điểm về đầu t­ư cho gia đình, bảo đảm, huy động nguồn lực cho công tác gia đình.

6. Quan điểm về vấn đề kế thừa, phát huy những thành công, kết quả trong việc xây dựng, thực hiện Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010.

III. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT VÀO NĂM 2020

1. Mục tiêu chung

Xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.

2. Các mục tiêu cơ bản

Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình.

Các chỉ tiêu cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu 1 cần đạt vào năm 2020 (sẽ xác định trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, của các Bộ, ngành trong quá trình xây dựng Chiến lược).

Mục tiêu 2: Xây dựng gia đình có cuộc sống hạnh phúc, tiến bộ, văn minh: kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện quy mô gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con); thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi.

Các chỉ tiêu cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu 2 cần đạt vào năm 2020 (sẽ xác định trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, của các Bộ, ngành trong quá trình xây dựng Chiến lược).

Mục tiêu 3: Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc ít người, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Các chỉ tiêu cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu 3 cần đạt vào năm 2020 (sẽ xác định trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, của các Bộ, ngành trong quá trình xây dựng Chiến lược).

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về lãnh đạo, tổ chức, quản lý.

2. Giải pháp về truyền thông, giáo dục, vận động.

3. Giải pháp về xây dựng và thực hiện pháp luật về gia đình.

4. Giải pháp về phát triển kinh tế gia đình.

5. Giải pháp về xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ gia đình.

6. Giải pháp về vấn đề xã hội hóa công tác gia đình.

7. Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Chương trình Tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2011-2020.

2. Chương trình Nâng cao chất lượng các mối quan hệ trong gia đình giai đoạn 2011-2020.

3. Chương trình Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý, triển khai thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2011-2020.

4. Chương trình Hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình giai đoạn 2011-2020.

5. Chương trình Xây dựng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ gia đình giai đoạn 2011-2020.

6. Chương trình Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình giai đoạn 2011-2020.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Xác định việc bố trí kinh phí thực hiện Chiến lược.

2. Xác định việc lập dự toán chi kinh phí thực hiện Chiến lược.

3. Xác định việc bố trí ngân sách Trung ương.

4. Xác định việc bố trí ngân sách địa phương.

5. Việc huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giai đoạn thực hiện Chiến lược

1.1. Giai đoạn 1 (2011-2015): Xác định nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn và những vấn đề cần đạt vào năm 2015.

1.2. Giai đoạn 2 (2016-2020): Xác định nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn và những vấn đề cần đạt vào năm 2020.

2. Dự kiến trách nhiệm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương

2.1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.3. Bộ Tài chính.

2.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

2.6. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.7. Bộ Tư pháp.

2.8. Bộ Thông tin và Truyền thông.

2.9. Bộ Công an.

2.10. Ủy ban Dân tộc.

2.11. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

2.12. Các Bộ, ngành khác có liên quan.

2.13. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.14. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận.

VIII. TẦM NHÌN 2030

Căn cứ Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và của Dự thảo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam để xác định./.

 



[1] Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

[2] Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư nêu trên.

[3] “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

[4]  6 Bộ, ngành có báo cáo đánh giá gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch: Tài chính, Tư pháp, Công thương, Quốc phòng, Ngoại giao, Ủy ban dân tộc; 9 tỉnh, thành phố chưa có báo cáo là: Lai Châu, Thái Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh.

[5]  L¹ng S¬n, Hoµ B×nh, H­ng Yªn, Thanh Ho¸, Phú Yên, §¾k L¾k, B×nh D­¬ng, An Giang.

[6]   Hiện có 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã gửi báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch.