- 1 Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 2 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
- 3 Thông tư 38/2018/TT-BCT quy định về thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
- 5 Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 6 Quyết định 3624/QĐ-BCT năm 2019 về Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7 Thông báo 257/TB-BCT năm 2022 về in Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên giấy A4 thông thường do Bộ Công thương ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2795/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 38/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ;
Xét đề nghị của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại công văn số 2379/PTM-TTXN ngày 15 tháng 11 năm 2022;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ủy quyền cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức triển khai việc đăng ký và thu hồi mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là mã số REX) theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Na Uy và Thụy Sỹ.
Điều 2. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm:
1. Đảm bảo nhân lực, cơ sở vật chất cho các đơn vị tiếp nhận đăng ký mã số REX trực thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổ chức việc tiếp nhận đăng ký và thu hồi mã số REX theo quy định;
2. Có quy trình hướng dẫn, phổ biến việc thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP; giải đáp thắc mắc của thương nhân, đảm bảo tính công khai, minh bạch và thuận lợi;
3. Quản lý, bảo mật thông tin thương nhân đăng ký mã số REX và thông tin hàng hóa được chứng nhận xuất xứ theo GSP; định kỳ báo cáo Bộ Công Thương tình hình thực hiện cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP, báo cáo đột xuất khi có phát sinh hoặc theo yêu cầu của Bộ Công Thương;
4. Kết nối dữ liệu chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu với Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys) của Bộ Công Thương;
5. Là đầu mối tiếp nhận và trả lời đề nghị kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu;
6. Chủ động theo dõi, giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP của thương nhân, tổ chức, cá nhân liên quan và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa;
7. Cung cấp và cập nhật danh sách các đơn vị tiếp nhận đăng ký mã số REX trực thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tới Bộ Công Thương và thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương liên quan đến việc tiếp nhận đăng ký mã số REX.
Điều 3. Trường hợp các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vi phạm quy định về việc tiếp nhận đăng ký mã số REX, tùy theo mức độ vi phạm, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có biện pháp xử lý phù hợp; nếu cần thiết có thể đình chỉ việc tiếp nhận đăng ký mã số REX của đơn vị trực thuộc đó.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027.
Điều 5. Quyết định này bãi bỏ các Quyết định sau;
1. Quyết định số 4173/QĐ-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
2. Quyết định số 76/QĐ-BCT ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương gia hạn thời hạn ủy quyền tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều 6. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2 Quyết định 3624/QĐ-BCT năm 2019 về Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3 Thông báo 257/TB-BCT năm 2022 về in Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên giấy A4 thông thường do Bộ Công thương ban hành
- 4 Dự thảo Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành