Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2799/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 23 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỔ SUNG BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1081/TTr-SNN&PTNT ngày 21 tháng 9 năm 2009 và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố bổ sung Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được quy định tại Quyết định số 2559/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009), gồm 14 thủ tục hành chính (có danh mục bổ sung kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở, Thủ trưởng Ban, ngành thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận: 
- Văn phòng Chính phủ (Tổ CTCT);
- TT TU, TT HĐND thành phố;
- CT, các PCT UBND thành phố;
- Như Điều 3;
- VP.UBND thành phố (2Đ,3B);
- Trung tâm Công báo;
- TCT30 (3);
- Lưu: VT.HN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Thanh Mẫn

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Công bố kèm theo Quyết định số 2799 /QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Phần I . DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỔ SUNG

STT

Tên thủ tục hành chính

I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIÊP

18

Cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

19

Gia hạn Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

20

Cấp Giấy chứng nhận đ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

21

Cấp lại Giấy chứng nhận đ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

22

Cấp Thẻ xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

23

Đổi Thẻ xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

24

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

25

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

II. LĨNH VỰC LÂM NGHIÊP

4

Cấp Giấy phép vận chuyển động vật hoang dã đặc biệt

III. LĨNH VỰC THỦY SẢN

11

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời

12

Cấp sổ Danh bạ thuyền viên tàu cá

13

Xóa đăng ký tàu cá

14

Kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

VI. LĨNH VỰC XÂY DỰNG

1

Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở các dự án nhóm B, C sử dụng các nguồn vốn không phải vốn ngân sách

Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỔ SUNG

I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

18. Cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu quy định);

+ Bằng tốt nghiệp đại học về hóa chất hoặc bảo vệ thực vật, bản sao có chứng thực;

+ Giấy xác nhận thời gian hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng đối với người đề nghị cấp chứng chỉ;

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc t­ương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;

+ Sơ yếu lý lịch của ngư­ời đề nghị cấp chứng chỉ (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản);

+ Hai ảnh chân dung 4cm x 6cm.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.

h) Lệ phí: 200.000 đồng/chứng chỉ.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (phụ lục 5).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.

- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.

- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 1/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

- Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính về việc qui định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

19. Gia hạn Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề (theo mẫu quy định);

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp theo qui định của pháp luật;

- Số lượng hồ sơ:  01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.

h) Lệ phí: 200.000 đồng/chứng chỉ.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề (phụ lục 5);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.

- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.

- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 1/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

- Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính về việc qui định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

20. Cấp Giấy chứng nhận đ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy Giới thiệu; yêu cầu người nhận ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu quy định);

+ Quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xông hơi khử trùng theo qui định;

+ Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, 01 bản sao photo;

+ Danh sách người trực tiếp xông hơi khử trùng đã được cấp Thẻ xông hơi khử trùng theo qui định.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy Chứng nhận.

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (phụ lục 4).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Ng­ười trực tiếp quản lý, điều hành (ít nhất một người trong các vị trí sau: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật đối với các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích; Chủ sở hữu doanh nghiệp tư­ nhân) phải có Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Người trực tiếp thực hiện xông hơi khử trùng phải có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Có quy trình kỹ thuật, ph­ương tiện, thiết bị theo quy định phục vụ cho hoạt động xông hơi khử trùng đảm bảo an toàn đối với ng­ười, vật nuôi và hàng hóa;

- Tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng phải chịu trách nhiệm đảm bảo vệ vệ sinh môi trường, về an toàn lao động, về phòng chống cháy, nổ và địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hóa chất theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.

- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.

- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 1/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

21. Cấp lại Giấy chứng nhận đ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy Giới thiệu; yêu cầu người nhận ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận (theo mẫu quy định);

+ Danh mục phương tiện, trang thiết bị xông hơi khử trùng theo qui định;

+ Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, bản sao photo;

+ Danh sách người trực tiếp xông hơi khử trùng đã được cấp Thẻ xông hơi khử trùng theo qui định.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy Chứng nhận.

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận (phụ lục 4).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.

- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.

- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 1/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

22. Cấp Thẻ xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp thẻ (them mẫu quy định);

+ Bản sao kết quả học tập về xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc t­ương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;

+ Sơ yếu lý lịch của ngư­ời đề nghị cấp thẻ (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản);

+ Hai ảnh chân dung 2cm x 3cm.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đề nghị cấp thẻ xông hơi khử trùng (phụ lục 6).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.

- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.

- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN,  ngày 1/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

23. Đổi Thẻ xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị đổi thẻ (theo mẫu quy định);

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc t­ương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;

+ Hai ảnh chân dung 2cm x 3cm.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đề nghị đổi thẻ (phụ lục 6).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.

- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.

- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN,  ngày 1/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

24. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, quận Ninh kiều, TP. Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, quận Ninh kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn  (theo mẫu quy định);

+ Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (theo mẫu quy định);

+ Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn (RAT) (phụ lục 4).

- Bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế RAT (phụ lục 5);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn

+ Nhân lực

* Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên);

* Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.

+ Đất trồng và giá thể

* Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn;

* Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 1 của Quy định này.

+ Nước tưới

* Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè;

* Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 2 của Quy định này.

* Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.

+ Quy trình sản xuất rau, quả an toàn

Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.

+ Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.

- Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn

+ Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở mục a khoản 1 Điều này và  được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;

+ Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;

+ Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;

+ Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);

+ Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm 26/7/2003

- Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh.

- Công văn số 352/HD-TT-CLT ngày 25/3/2009 của Cục Trồng trọt về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 5/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

25. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, quận Ninh kiều, TP. Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, quận Ninh kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn (theo mẫu quy định);

+ Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (theo mẫu quy định);

+ Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn (RAT) (phụ lục 4).

- Bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế RAT (phụ lục 5);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn

+ Nhân lực

* Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên);

* Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.

+ Đất trồng và giá thể

* Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn;

* Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 1 của Quy định này.

+ Nước tưới

* Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè;

* Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 2 của Quy định này.

* Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.

+ Quy trình sản xuất rau, quả an toàn

Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.

+ Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.

- Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn

+ Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở mục a khoản 1 Điều này và  được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;

+ Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;

+ Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;

+ Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);

+ Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm 26/7/2003

- Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh.

- Công văn số 352/HD-TT-CLT ngày 25/3/2009 của Cục Trồng trọt về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 5/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

4. Cấp Giấy phép vận chuyển động vật hoang dã đặc biệt

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 4 Ngô Hữu Hạnh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 4 Ngô Hữu Hạnh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy vận chuyển động vật hoang dã đặc biệt (trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của chủ lâm sản, nơi đi và nơi đến, mục đích vận chuyển, chủng loại, nguồn gốc,khối lượng, số lượng lâm sản).

+ Tài liệu chứng minh về nguồn gốc lâm sản, động vật thuộc loại nguy cấp quý hiếm.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004.

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

- Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 về việc ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản.

III. LĨNH VỰC THỦY SẢN

11. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản (số 37 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản (số 37 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai xin cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời nêu rõ lý do;

+ Hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng chuyển dịch sở hữu tàu;

+ Hồ sơ an toàn kỹ thuật của tàu do cơ quan Đăng kiểm tàu cá cấp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy sản năm 2003;

- Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

- Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên

12. Cấp sổ Danh bạ thuyền viên tàu cá

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản (số 37 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản (số 37 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai đăng ký thuyền viên tàu cá (theo mẫu quy định);

+ Sổ thuyền viên tàu cá của mỗi thuyền viên xin đăng ký (đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá theo quy định) hoặc chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ khác phù hợp với các chức danh quy định trên tàu cá, 01 bản sap photo.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Sổ Danh bạ thuyền viên

h) Lệ phí: 40.000 đồng/lần

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Tờ khai đăng ký thuyền viên tàu cá (phụ lục 3b)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy sản năm 2003;

- Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

- Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên

- Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc qui định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

13. Xóa đăng ký tàu cá

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản (số 37 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản (số 37 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Đơn xin xóa đăng ký tàu cá

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận và xoá tên tàu trong sổ đăng ký tàu cá

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy sản năm 2003;

- Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

- Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên.

14. Kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 04 Ngô Hữu Hạnh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 04 Ngô Hữu Hạnh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đăng ký kiểm tra (theo mẫu quy định);

+ Chương trình quản lý chất lượng (theo mẫu quy định).

+ Thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm của cơ sở.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Lệ phí: 40.000 đồng/lần

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Giấy đăng ký kiểm tra (phụ lục 2a: áp dụng đối với cơ sở chế biến thủy sản; phụ lục 2b: áp dụng đối với cơ sở khác)

- Chương trình quản lý chất lượng (phụ lục 1).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quyết định 60/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản.

VI. LĨNH VỰC XÂY DỰNG

1. Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở các dự án nhóm B, C sử dụng các nguồn vốn không phải vốn ngân sách

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 04 Ngô Hữu Hạnh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 04 Ngô Hữu Hạnh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

+ Sáng thứ 7: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c)  Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đề nghị cho ý kiến thẩm định;

+ Thuyết minh dự án;

+ Tập thiết kế cơ sở (chỉ phần hạng mục lấy ý kiến).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đối với dự án nhóm B.

- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đối với dự án nhóm C.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chỉnh phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chỉnh Phủ.

- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.